You are on page 1of 16

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI


GIAO
----------------

TỔNG LUẬN

MÔN HỌC: LỊCH SỬ

QUAN HỆ QUỐC TẾ

CẬN – HIỆN ĐẠI

GIẢNG VIÊN:

NGUYỄN THỊ HẠNH

ĐỀ TÀI: TRẬT TỰ

VECXAI

-OASINHTON
Mục lục
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ………………………………………………………………2
II. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU: ……………………...…...3
1. Tổng quan về trật tự Versailles – Washington: ……………………….…...3
2. Nội dung được đề cập trong hội nghị:…………………………………..…5
2.1. Hiệp ước Versailles
2.2. Hội nghị Washington
3. Hệ quả của trật tự: ………………………………………………………….8
3.1. Phản ứng của các nước
3.2. Hệ quả đối với các nước có ảnh hưởng bởi trật tự Versailles –
Washington
3.3. Sự sụp đổ của trật tự
III. NHẬN XÉT: …………………………………………………………………13
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: …………………………………………………14
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải qua 4 năm Chiến tranh thế giới lần thứ I diễn ra khốc liệt. Ngày 11 tháng 11 năm
1918, chiến tranh Thế giới thứ I kết thúc đã mở ra một trang mới trong lịch sử Thế giới
nói chung và lịch sử Quan hệ quốc tế nói riêng, nó có một tác động mạnh mẽ đến tình
hình Thế giới lúc bấy giờ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là tình hình Châu Âu – chiến
trường tham chiến chính. Các nước tham chiến chính, đế quốc tư bản như Anh, Pháp,
mặc dù dành chiến thắng nhưng đã bị tổn thất nặng nề về người và của. Sau đó trở thành
con nợ của Mĩ. Ba đế quốc rộng lớn của Châu Âu là Áo - Hung, Nga và Đức đều sụp đổ
hậu thế chiến. Đặc biệt, đế quốc Đức, Áo – Hung phe liên minh, là các nước khơi mào
cuộc chiến và sau đó bại trận, bị tàn phá và thiệt hại nặng nề. Nước Mĩ thu được nhiều lợi
nhuận từ buôn bán vũ khí, sau đó tham chiến vào bên phe thắng trận. Ngoài ra do vị trí
địa lý nên không bị ảnh hưởng bởi trận chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế
Mĩ phát triển vượt bậc và đạt tăng trưởng cao. Trở thành cường quốc lớn có tiếng nói
trong quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. Từ đó đã dẫn tới hệ quả tất yếu: tương quan lực lượng
giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, cán cân dần thay đổi, hướng sự bất lợi về các nước
tư bản Châu Âu – khu vực trước đó từng chiếm trung tâm của thế giới tư bản.

Ngoài ra, sự kiện năm 1917, Cách mạng háng Mười thành công ở Nga cũng làm thay đổi
bản đồ chính trị thế giới, tạo ra chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Sự tồn tại của
nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã phá bỏ sự độc tôn thống trị của hệ
thống chủ nghĩa tư bản, từ đó tạo ra thách thức lớn với các nước tư bản chủ nghĩa, lo sợ
về sự bành trướng của XHCN.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, để giải quyết những vấn đề do
chiến tranh và thiết lập lại một trật tự thế giới mới, 2 hội nghị hòa bình đã được diễn ra.
Đó là hội nghị Versailles và sau đó là hội nghị Washington. Từ đây, một trật tự thế giới
được đặt tên theo 2 hội nghị đó là trật tự Versailles – Washington. Trật tự được xây dựng
dựa trên nền tảng các hiệp định được kí kết giữa các nước tham dự hội nghị, có tác động
sâu sắc đến quan hệ quốc tế. Trật tự mặc dù với mục đích hòa bình, nhưng chính trong nó
lại tồn tại những mâu thuẫn không thể giải quyết, từ đó dẫn đến các hệ lụy sau này. Chính
vì vậy, nhóm em quyết định chọn chủ đề “Trật tự Versailles – Washington”.
II. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU

Nhóm em tìm tài liệu dựa trên 3 chủ đề chính:

 Tổng quan về trật tự Versailles – Washington


 Nội dung được đề cập trong hội nghị
 Hệ quả của trật tự Versailles – Washington

1.TỔNG QUAN VỀ TRẬT TỰ VERSAILLES - WASHINGTON

1.1 Hoàn cảnh lịch sử

Chiến tranh thế giới kết thúc, các nước thắng trận họp hội nghị ở Versailles để phân
chia lại thế giới. Hội nghị khai mạc ngày 18-1-1919, trong tình hình thế giới có sự
thay đổi lớn, đó là:

- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga làm cho CNTB không còn là một hệ
thống duy nhất trên thế giới. Đồng thời, CMT10 Nga còn thúc đẩy phong trào
cách mạng thế giới phát triển đe dọa đến sự tồn tại của CNTB. Vì thế các nước đế
quốc tìm mọi cách để tiêu diệt nước Nga Xô viết.
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã tàn phá nghiêm trọng các nước tham chiến,
làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản sau chiến tranh.
- Hội nghị gồm đại biểu của 27 nước tham dự , nắm quyền quyết định của hội nghị
là 3 cường quốc Mĩ, Anh, Pháp. Mỗi nước đế quốc tham gia hội nghị đều có tham
vọng mục đích riêng, mâu thuẫn với nhau, do đó hội nghị diễn ra hết sức gay go
quyết liệt. [1]

Chiến tranh thế giới thứ nhất mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế, tác động
mạnh mẽ đến tình hình thế giới đặc biệt là Châu Âu

- Hai nước tư bản là Anh và Pháp tuy thắng lợi nhưng kinh tế bị kiệt quệ sau chiến
tranh và trở thành con nợ của Mĩ
- Ba đế quốc rộng lớn của Châu Âu là Áo-Hung, Nga, Đức đều sụp đổ. Đế quốc
Đức, Áo - Hung bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng diễn ra đẩy đất
nước vào tình trạng khủng hoảng
- Các cường quốc như Mĩ, Nhật không bị tàn phá bởi chiến tranh, nhanh chóng
vươn lên các nước Châu Âu
Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, bất lợi với các nước tư bản
Châu Âu vốn là trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa [2]

- Vào ngày 28 tháng 6 năm 1919, Hiệp ước Versailles được ký kết tại Cung điện
Versailles bên ngoài Paris, Pháp. Hiệp ước là một trong số những hiệp ước chính
thức chấm dứt 5 năm xung đột được gọi là Đại chiến - Thế chiến thứ nhất. [3]
- Hòa ước chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tên Hiệp ước
Versailles vì được các bên ký trong phòng gương lộng lẫy của cung điện Versailles
ở Paris, Pháp. Không phải ngẫu nhiên điện Versailles được lựa chọn cho buổi lễ ký
kết, nước Pháp muốn tranh thủ sự kiện này để lấy lại danh dự, vì trước đó 48 năm,
năm 1871, cũng tại đây, Đế chế thứ ba dưới sự lãnh đạo của nhà chính trị Otto Von
Bismarck đã chính thức tuyên bố thành lập, đánh dấu sự thống nhất của nước Đức
sau thất bại của Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Pháp Napoleon III trong
cuộc chiến tranh Pháp - Phổ 1870. [4]

Hệ thống Versailles-Washington là một hệ thống quốc tế được thành lập sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất. Vì nội dung của hai hội nghị quốc tế cùng tạo thành hệ thống này, nên
hai địa danh được sử dụng để đặt tên. So với một số hệ thống quốc tế khác, hệ thống này
chỉ tồn tại được chưa đầy 20 năm và là một hệ thống tồn tại trong thời gian ngắn.

 Nguyên soái Foch của Pháp đã nhận xét về hệ thống này trong Thế chiến thứ
nhất: “Đây không phải là hòa bình, đây là hiệp định đình chiến kéo dài 20 năm.”
Điều đặc biệt đáng nói là vai trò của Hoa Kỳ sau khi hình thành hệ thống
này. Theo "lý thuyết ổn định bá quyền", Hoa Kỳ đã vượt qua Anh rất nhiều về sức
mạnh toàn diện sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và trở thành cường quốc số một
thế giới, nhưng nước này không sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của mình với tư
cách là một cường quốc lớn, do đó khiến Thế giới rơi vào “bẫy Kinderberg.” Đây
là một trong những lý do quan trọng khiến hệ thống Versailles - Washington tồn
tại rất ngắn. [5]

Để làm rõ và hiểu rõ mối quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, người ta
phải bắt đầu bằng việc thiết lập hệ thống Versailles-Washington. Sau khi hệ thống được
thành lập, với sự phát triển của tình hình quốc tế và sự gia tăng không ngừng của các mâu
thuẫn riêng của nó, cuối cùng nó đã dẫn đến sự sụp đổ của nó. Khi sụp đổ hoàn toàn cũng
là ngày chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. [6]

2. Nội dung được đề cập trong hội nghị Vecxai – Oasinhton

2.1. Hiệp ước Versailles

2.1.1. Sự thành lập Hội Quốc Liên

- Để đảm bảo hoàn bình, an ninh thế giới và duy trì hiện trạng thế giới theo hệ thống
Versailles, các nước đã tiến hành ký kết Quy ước thành lập hội Quốc liên (ngày 25-
1-1919).

- Mục đích thành lập hội Quốc liên: phát triển hợp tác đảm bảo hòa bình và an ninh
cho các dân tộc.

- Về mặt tổ chức gồm những nước sáng lập và những nước kí vào quy ước sáng lập.

- Cơ quan lãnh đạo gồm: Cơ quan chung có Đại hội đồng, hội đồng thường trực, một
số ủy viên có kì hạn và ban thư ký.

- Cơ quan chuyên môn gồm có Tòa án Quốc tế và các Cục Quốc tế.

- Nội dung hoạt động của hội là giám sát việc tái giảm quân bị, tôn trọng sự toàn vẹn
lãnh thổ và độc lập chính trị tạm thời, giải quyết những vấn đế tranh chấp quốc tế.
Những quan hệ quốc tế trước trái với quy ước đều bị hủy bỏ.

- Như vậy Hội Quốc liên được thành lập trước hết nhằm giữ gìn trật tự của thế giới tư
bản do các nước ĐQ chiến thắng sắp đặt tại hội nghị Versailles. Do đó, Hội Quốc
liên chỉ là một công cụ của chủ nghĩa ĐQ nhằm dung hòa và bảo vệ những quyền
lợi giữa các nước ĐQ với nhau, nhưng lại được che đậy bằng những danh từ đẹp đẽ
trang trọng. [1]

- Tổng thống Wilson lại tiếp tục thất bại trong việc thuyết phục Thượng viện Mỹ đưa
nước này gia nhập Hội Quốc Liên. Các thượng nghị sĩ cho rằng cam kết với Hội
Quốc Liên nghĩa là Mỹ sẽ phải đưa quân đội của mình tham gia vào bất kỳ cuộc
xung đột nào có thể nổi lên trên thế giới. Wilson sau này từng nói, việc Mỹ vắng
mặt ở Hội Quốc Liên sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới khác trong vòng một
thế hệ. Và Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã chứng minh điều đó. [8]
2.1.2 Hoà ước Versailles với Đức

- Hiệp ước Versailles vạch ra các điều kiện hòa bình giữa Đức và các Đồng minh
chiến thắng.
 Cắt cho Ba Lan vùng Pomeranian và một “hành lang chạy ra biển”. Đồng thời,
thành phố cảng Dantzig (nay là Gdansk, Ba Lan) và đảo Hengôlan sẽ do Hội
quốc liên quản trị. Đây là một trong những điều khoản khiến người dân Đức tức
giận nhất, họ không chỉ bất mãn vì việc tách vùng Đông Phổ ra khỏi nước Đức
bằng một "hành lang" cho Ba Lan thông ra biển, mà còn ghét bỏ người Ba Lan -
người mà họ xem như "người hạ đẳng" - không hơn, không kém
 Nước Đức bị hạn chế vũ trang đến mức thấp nhất: chỉ được giữa lại 100000 lính
bộ binh với vũ khí thông thường, không được phép có không quân, hạm đội tàu
ngầm và thiết giáp ngầm
 Nước Đức phải bồi thường cho các nước thắng trận. Hội nghị Luân Đôn tháng
4/1921 quy định bồi thường là 132 tỉ mác vàng, trong đó trả Pháp 52%, Anh
22%, Ý 10%, Bỉ 8%... [9]
- Trót tin tưởng vào những lời hứa của Wilson, người Đức đã vô cùng thất vọng khi
biết bản Hòa ước sẽ khiến họ phải mất rất nhiều lãnh thổ và phải trả rất nhiều chiến
phí. Còn tệ hơn nữa khi Điều 231 khét tiếng của bản Hòa ước này biến Đức trở
thành tội đồ duy nhất trong chiến tranh – một viên thuốc đắng mà nhiều người Đức
không thể nuốt trôi. [10]
Một số nội dung chính của hiệp ước Versailles:
- Điều 10: (Giao ước của Hội Quốc liên) Các Thành viên của Hiệp hội cam kết sẽ tôn
trọng và chống lại bất kỳ sự xâm lược nào từ bên ngoài, sự toàn vẹn lãnh thổ và sự
độc lập chính trị hiện tại của tất cả các Thành viên của Hiệp hội.
- Điều 42: Không cho phép Đức duy trì hoặc xây dựng các công trình mang tính chất
quân sự ở tả ngạn sông Rhine hoặc hữu ngạn, phía tây cách sông này 50km về phía
đông.
- Điều 43: Việc duy trì hoặc tập hợp các lực lượng vũ trang cũng bị cấm trong khu
vực được xác định trong Điều 2.
- Điều 232: Chính phủ Đồng minh yêu cầu (...) và Đức cam kết, rằng tất cả những
thiệt hại gây ra cho dân thường của Đồng minh và tài sản của họ phải được bồi
thường
- Điều 428: Để đảm bảo (...) các vùng lãnh thổ của Đức nằm ở phía tây sông Rhine sẽ
bị chiếm đóng bởi quân đội của các cường quốc Đồng minh trong thời hạn mười
lăm năm. [11]
- Hòa ước Versailles đặt nước Đức vào “cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe
thấy, chưa từng trông thấy”. Thế nhưng, Hoà ước Versailles không thủ tiêu được
tiềm lực kinh tế chiến tranh của Đức. Được các nước đế quốc nhất là Mỹ “giúp đỡ”
tận tình, chỉ một thời gian ngắn sau chiến tranh, chủ nghĩa đế quốc Đức không
những đã phục hồi mà còn tăng cường tiềm lực kinh tế chiến tranh. [12]
- Tất cả hiệp ước nói trên hợp thành hệ thống Hòa ước Versailles, là văn bản chính
thức đầu tiên xác định việc phân chia thế giới của chủ nghĩa đế quốc
- Những điều khoản khắt khe của hệ thống đối với các nước bại trận nhất là Đức thực
tế không thể hiện được mà còn tăng thêm tâm lý phục thù [13]

2.2 Hội nghị Washington 

2.2.1 Hoàn cảnh lịch sử

- Hội nghị Versailles kết thúc không một nước nào thỏa mãn với kết quả của hội nghị
đặc biệt là Mĩ, thượng nghị viện Mĩ không thông qua hòa ước Versailles. Mâu thuẫn
Mĩ – Anh, Mĩ – Nhật càng gay gắt hơn. Do đo tháng 11-1921, Mĩ triệu tập hội nghị
Washington gồm Anh, Pháp, Italy, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung
Quốc.

- Mặc dù đế quốc Mĩ cố che đậy cho Hội nghị Washington bằng những danh từ đẹp
đẽ, nhưng mục đích của Mĩ đề ra cho hội nghị này thật rõ ràng là tìm cách củng cố
vị trí trên thế giới và khu vực Thái Bình Dương trên cơ sở làm thiệt hại quyền lợi
của các địch thủ khác trước hết là Anh và Nhật. [1]

2.2.2 Một số hiệp ước quan trọng

- Những quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Washington thể hiện tập trung ở
Hiệp ước 4 nước, Hiệp ước 9 nước và Hiệp ước 5 nước.
- Ngày 3/12/1921, Mỹ, Anh, Nhật, Pháp tiến hành kí Hiệp ước 4 nước, “cùng đảm
bảo không xâm phạm đến các đảo thuộc địa ở Thái Bình Dương”. Đây chỉ là xác
nhận lại về mặt pháp lí việc phân chia thuộc địa đã được tiến hành ở Hội nghị
Versailles cho phù hợp với tình hình mới. Nhân dịp này, Mỹ đã gây sức ép với Anh
để Anh không gia hạn thêm Hiệp ước Liên minh Anh – Nhật (kí năm 1902), nhằm
cô lập Nhật thêm một bước.
- Hiệp ước 9 nước được kí kết ngày 6/2/1922 công nhận nguyên tắc “toàn vẹn lãnh
thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc”, đồng thời cũng nêu nguyên tắc “mở
rộng cửa Trung Quốc” cho các nước tự do vào buôn bán, thực chất là biến Trung
Quốc thành một “thị trường chung” của các nước phương Tây và Nhật. [14]

3. Hệ quả của Trật Tự Versailles - Washington

3.1. Phản ứng của các nước sau Trật tự 

Phản ứng của các nước trong cuộc và các nước khác sau khi trật tự được thiết lập [1]

a, Ý kiến của các nước trong cuộc

Anh: Khi các điều khoản của Hiệp ước được công bố vào tháng 6 năm 1919, đã xuất
hiện những phản ứng trái chiều. Ý kiến chung ở Anh là các điều khoản lẽ ra phải công
bằng và nghiêm khắc hơn. Báo chí Anh thì lại cho rằng Đức sẽ không còn có thể đe dọa
hòa bình thế giới nữa. Bất kỳ lời phàn nàn nào của người Đức đều bị bác bỏ, bị xem như
một trò gian trá và diễn kịch. Khi Thủ tướng David Lloyd George trở về từ Paris vào
tháng 6 năm 1919, ông đã được chào đón như một người hùng. Nhà vua đã đích thân ra
đón ông tại nhà ga, điều hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử nước Anh. [17]

Pháp: Ở Pháp cũng xuất hiện nhiều phản ứng trái chiều. Một mặt người ta ăn mừng vì
chiến tranh kết thúc; hài lòng với các khoản bồi thường mà Đức phải trả hay chuyện biên
giới của Đức với Pháp (Rhineland) sẽ được phi quân sự hóa. Họ cũng tích cực với suy
nghĩ rằng các mỏ than ở Saar sẽ mang lại sự thịnh vượng cho Pháp thay vì Đức. Họ cũng
tin rằng Hội Quốc Liên sẽ là một lực lượng hùng mạnh bảo vệ hòa bình và sẽ bảo vệ
Pháp nếu Đức phục hồi và cố gắng hành động gây hấn trở lại. Tuy nhiên, một mặt khác
họ vẫn còn cảm giác rằng Đức đang đe dọa Pháp. Nhiều người Pháp nhìn vào cái giá
khủng khiếp phải trả cho cuộc chiến và tin rằng nước Pháp đã phải gánh chịu nhiều thiệt
hại hơn Đức. [17]
*    Tổng thống Wilson: “Chúng tôi không muốn và chúng tôi không thể tiêu diệt nước
Đức: sai lầm lớn nhất của chúng tôi là đưa ra những quy định khắt khe để tạo nên sự
manh nha mong muốn trả thù một ngày nào đó. Những quy định quá mức chắc chắn sẽ
gieo mầm chiến tranh. Chúng ta phải tránh gây cho kẻ thù của chúng ta mầm mống về sự
bất công. Tôi không sợ những cuộc chiến trong tương lai được chuẩn bị bởi những âm
mưu bí mật của chính phủ, mà là những cuộc xung đột tạo ra bởi sự bất mãn của người
dân. " [18]

Hoa Kỳ: Ở Hoa Kỳ, các phản ứng đối với Hiệp ước này nhìn chung là đều tiêu cực.
Nhiều người Mỹ cảm thấy rằng Hiệp ước này không công bằng đối với Đức. Họ còn cảm
thấy rằng Anh và Pháp đang làm giàu với chi phí của Đức và cho rằng Mỹ không nên
giúp họ làm điều này. Dù đây không hẳn là sự thật nhưng nhiều người Mỹ đã tin vậy.
Điều này một phần là do nền chính trị Hoa Kỳ đang bị chia rẽ sâu sắc vào thời điểm
đó[…]Người Mỹ cũng không thoải mái với kế hoạch của Wilson cho Hội Quốc Liên bởi
họ lo ngại rằng việc trở thành thành viên của Hội Quốc Liên sẽ kéo Hoa Kỳ vào các cuộc
tranh chấp quốc tế không đáng có. Cuối cùng, Đại hội đã bác bỏ Hiệp ước Versailles và
Hội Quốc Liên. [17]
“Một hòa ước như thế là không thể chấp nhận được đối với bất cứ quốc gia nào.”
Đại biểu Đức tại Versailles viết thư cho Georges Clemenceau
Đức: Phản ứng của người Đức đối với Hiệp ước cơ bản đều rất tiêu cực. Đã có các cuộc
biểu tình tại tòa nhà Reichstag (nơi diễn ra hội nghị của Quốc hội Đức) và cả trên các
đường phố. Không khó để hiểu tại sao người Đức lại phản ứng như thế. Đức mất 10% đất
đai, tất cả các thuộc địa, 12,5% dân số, 16% than và 48% ngành công nghiệp sắt. Ngoài
ra còn có những điều khoản nhục nhã khiến Đức phải chấp nhận chịu trách nhiệm cho
chiến tranh, hạn chế lại lực lượng vũ trang của họ và còn phải bồi thường. Bá tước
Brockdorff - Rantzau, lãnh đạo phái đoàn Đức tại Versailles cho rằng Điều 231 - điều
khoản về tội lỗi chiến tranh - là dối trá. Đức chính thức bác bỏ điều khoản quy tội chiến
tranh vào năm 1927.[17]
   *“Hôm nay tại Nhà Kính ở Versailles một Hòa ước đáng hổ thẹn đã được ký kết. 
Chúng ta không bao giờ tha thứ! Chính tại nơi này, vào năm 1871 huy hoàng, Đế quốc
Đức ra đời trong mọi niềm vinh quang của mình, hôm nay danh dự của nước Đức đã bị
chôn xuống mồ. Không bao giờ tha thứ cho nó! Sẽ có sự báo thù cho nỗi nhục năm
1919”
 Tờ báo Deutsche Zeitung (Báo Nam Đức)
*“Hòa ước Versaille đã ẩn giấu trong lòng nó mầm mống về một sự bùng nổ của Thế
chiến thứ hai[...]”
Bản hòa ước thật sự của phiến quân hay sự rút vào hoạt động bí mật (1951) - Ernst
Jünger:
Mặc dù các đại biểu của phe Đồng minh nghĩ rằng họ đã kết thúc thành công Chiến tranh
thế giới thứ nhất và đã ngăn chặn được mối đe dọa từ Đức bằng Hiệp ước Versailles,
nhưng họ đã nhầm. Hiệp ước mà họ đã tạo ra lại là một hiệp ước yếu. Marshal Ferdinand
Foch, một tướng quân Pháp từng tham gia vào Thế chiến thứ nhất, nói về hiệp ước, “Đây
không phải là hòa bình. Đó là một hiệp định đình chiến trong hai mươi năm”. Một chính
khách Nam Phi tên là Jan Christian Smuts đã viết cho Thủ tướng Anh David Lloyd
George: “Hiệp ước này thổi bùng một tinh thần trả thù thâm độc và có thể sẽ thiêu đốt
phương diện công bằng - không phải của chỉ mình Pháp, mà là của toàn châu Âu.” Alfred
Lord Milner, Bộ trưởng Thuộc địa Anh gọi Hiệp ước Versailles là “hiệp định hòa bình
gây chấm dứt hòa bình”. [21]
b, Liên hệ với Việt Nam

“Nhìn lại Hiệp ước Versailles, các chuyên gia cho rằng đây thực chất là một thỏa thuận
phân chia lại thuộc địa giữa các đế quốc thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với
tương quan lực lượng mới.

Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
bằng một hòa ước với các điều khoản bị áp đặt, không qua đàm phán đã không hóa giải
được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng
hơn.” [15]

 3.2. Hệ quả của Trật tự

Hệ quả chủ yếu mà trật tự đem lại:


- Nguyên nhân dẫn đến Thế chiến thứ hai: “Hiệp ước Versailles được ký kết vào ngày
28/06/1919 với mục đích đáng lẽ là để tạo hòa bình nhưng cuối cùng lại dẫn đến
một thảm họa khác. Hiệp ước đã khiến Đức mất đi lãnh thổ, gây nên những khủng
hoảng kinh tế trầm trọng. Những tác động bởi Hiệp ước Versailles đã làm suy yếu
chính phủ Đức và cùng với tất cả những ảnh hưởng đó mà cho phép sự trỗi dậy của
chủ nghĩa phát xít và Hitler ở Đức sau Thế chiến thứ nhất. Hiệp ước Versailles
chính là nguyên nhân chính dẫn đến Thế chiến thứ hai.” [20]
- Trật tự thế giới mới do chủ nghĩa đế quốc xác lập này mang lại lợi ích nhiều nhất
cho 3 nước được mệnh danh là bá chủ thời bấy giờ đó là Anh Pháp và Mỹ và khiến
cho Đế quốc Đức, Áo Hung lâm vào trạng thái sụp đổ. Cũng chính vì thế, Trật tự
được tạo dựng nên để xoá bỏ những bất công và mâu thuẫn, bản thân nó, đã tạo nên
những mâu thuẫn và bất ổn khác hơn trong tương lai: Mâu thuẫn giữa các nước tư
bản thắng trận với nhau vì việc phân chia quyền lợi chưa thỏa đáng và Mâu thuẫn
giữa các nước thắng trận với các nước bại trận. [23]

Mă ̣t tích cực và tiêu cực:


Mă ̣t tích cực

- Hệ thống Versailles-Washington không phải là vô dụng. Việc thành lập Hội Quốc
liên là một nỗ lực nhằm duy trì hòa bình thế giới và thực hiện an ninh tập thể thông
qua hệ thống quốc tế. Đức và Liên Xô cũng đã tham gia Hội Quốc liên trong một
thời gian. Mặc dù Hội Quốc Liên thất bại trong việc ngăn chặn sự bùng nổ của
Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng nó đã cung cấp những bài học quý giá cho việc
thành lập Liên hợp quốc sau này.  Ngoài ra, Hội Quốc Liên cũng đã làm được một
số công việc trong việc chống lại sự xâm lược. Mặc dù Hội quốc liên không thể duy
trì hòa bình thế giới một cách hiệu quả, nhưng mục đích duy trì hòa bình thế giới
của nó đáng được ghi nhận. một nền chính trị phủ nhận quyền lực. [23]

Mă ̣t tiêu cực

- Hệ thống Versailles-Washington đã thất bại trong việc duy trì hòa bình.  Liên đoàn
các quốc gia được thiết kế bởi Tổng thống Hoa Kỳ Wilson và mang đầy tính lý
tưởng. Sau khi thành lập Hội Quốc Liên, do Hoa Kỳ, quốc gia bị ảnh hưởng bởi chủ
nghĩa biệt lập, không tham gia, Đức và Liên Xô không phải là thành viên của nó
trong một thời gian dài nên nó thực sự nằm dưới sự kiểm soát của Anh và Pháp, và
tính đại diện của nó đã giảm đáng kể. Ngoài ra, thiết kế hệ thống của Hội Quốc Liên
cũng gây khó khăn trong việc kiềm chế các hành vi hiếu chiến của Nhật Bản và các
cường quốc khác. Đặc biệt, việc trừng phạt khắc nghiệt đối với nước Đức đã làm
dấy lên phản ứng dữ dội ở Đức và kích thích sự lan rộng của chủ nghĩa dân túy và
chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Đức. Điều đặc biệt đáng nói là vai trò của Hoa Kỳ sau
khi hình thành hệ thống này. [23]
- Vì còn quá nhiều khiếm khuyết, tham vọng của các nước thắng trận đã không thành
hiện thực. Thực tế, nó tạo ra một nền hòa bình nhưng hòa bình của kẻ mạnh áp đặt
lên kẻ yếu. Với việc vẽ lại bản đồ châu Âu, phá hủy sức mạnh của các cường quốc
từng làm mưa làm gió, hiệp ước Versailles đã khiến cho nhiều dân tộc cảm thấy bị
sỉ nhục và tước đoạt, đặc biệt là người Đức và Hungary.
- Nó cũng tạo ra ở các nước Đông Âu rất nhiều vấn đề liên quan đến các cộng đồng
thiểu số do sự điều chỉnh đường biên giới và châm ngòi cho chủ nghĩa dân tộc phát
triển. Điều này vô hình trung đã gieo mầm mống cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát
xít, mở đường cho Chiến tranh thế giới thứ hai, nổ ra sau đó chỉ chưa đầy 20 năm.
- Nhiều nhà phân tích cho rằng, hiệp ước Versailles đã để lại một số hậu quả đến tận
ngày nay, gián tiếp gây ra chủ nghĩa dân tộc ở một số nước do tâm lý "bị sỉ nhục và
mất mát".
- Nhìn lại Hiệp ước Versailles, các chuyên gia cho rằng đây thực chất là một thỏa
thuận phân chia lại thuộc địa giữa các đế quốc thế giới thời hậu chiến sao cho phù
hợp với tương quan lực lượng mới. [15]
- Cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng một
hòa ước với các điều khoản bị áp đặt, không qua đàm phán đã không hóa giải được
những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng
hơn. [15]
- Hệ thống hòa ước Versailles không xoá bỏ được nguyên nhân cơ bản, sâu xa làm nổ
ra chiến tranh thế giới (bởi nước Đức quân phiệt vẫn được Anh, Mỹ nuôi dưỡng
bằng “viện trợ” và “đầu tư”), vì thế nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới mới
do Đức gây ra vẫn tồn tại. [12]

Trên thực tế, Hệ thống hòa ước Versailles không những không đảm bảo hoà bình cho
các dân tộc, mà chính nó lại chuẩn bị những xung đột trong tương lai. [12]

Liên hệ với Việt Nam

“Liên minh giữa Anh và Pháp bắt đầu suy sụp. Thống chế Foch trở nên chán ghét lời đề
nghị liên minh quân sự giữa Pháp và Anh, Hoa Kỳ - cái mà Clemenceau đặt niềm tin to
lớn. Thành thử không những chiến thắng của Pháp vào năm 1918 hoàn toàn là một chiến
thắng mà Pháp đã thất bại trong việc thiết lập một nền hòa bình lâu dài, ổn định.
“Liên minh giữa Anh và Pháp bắt đầu suy sụp. Thống chế Foch trở nên chán ghét lời đề
nghị liên minh quân sự giữa Pháp và Anh, Hoa Kỳ - cái mà Clemenceau đặt niềm tin to
lớn.

Thầy Lê Tùng Tâm - Đại học Sài Gòn

3.3. Nguyên nhân sụp đổ của Trật tự


- Do các nước ở phe Đồng Minh không thống nhất được phương hướng tốt nhất đối với
Đức: Hội nghị Hòa bình Versailles đã phơi bày sự rạn nứt về ý thức hệ ngày càng tăng
giữa các nước Đồng minh. Trong cuốn “Versailles and After”, Henig lập luận rằng Anh
và Pháp có “quan điểm trái ngược nhau” về việc đối xử với Đức. Trong khi công luận của
cả hai quốc gia đều ủng hộ mạnh mẽ việc Đức phải trả giá đến mức tối đa, chỉ có Pháp
mới coi Đức là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh tương lai của sự ổn định châu Âu.
- Đức không chấp nhận các điều khoản bồi thường: Đối với Đức, các điều khoản bồi
thường là không thể chấp nhận được. Các đại biểu Đức cho rằng các lệnh trừng phạt kinh
tế quá khắc nghiệt. Thông báo cuối cùng bằng điện báo từ Quốc hội Đức tới các Đại biểu
Đồng minh ở Versailles nêu rõ, "Chính phủ Cộng hòa Đức vẫn tin rằng những điều kiện
hòa bình này đại diện cho sự bất công." Nhà kinh tế học người Anh John Maynard
Keynes đã viết vào năm 1920 trong “The Economic Consequences of the Peace”, trong
đó ông lập luận rằng nền kinh tế thời hậu chiến của Đức sẽ bị phá hủy bởi Hiệp ước
Versailles. Thực tế, Đức chưa bao giờ chấp nhận rằng họ đã bị đánh bại trong Thế chiến
thứ nhất. Vì vậy, họ rất khó chấp nhận bồi thường cho bất cứ thứ gì. 
- Việc Đức từ chối chấp nhận điều khoản "tội lỗi chiến tranh", Điều 231, khiến người
Đức ngày càng căm phẫn

III. NHẬN XÉT

Qua nghiên cứu các tài liệu mà nhóm em đã tìm được, có thể đưa ra một số kết luận:

Về tổng quan về trật tự Versailles – Washington, các tài liệu gần như có điểm tương đồng
khi nêu ra hoàn cảnh và sự hình thành trật tự Versailles – Washington (được hình thành
sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc). Điểm mới chính là nguyên nhân lý do hội
nghị Versailles được tổ chức tại cung điện Versailles. Nguyên nhân đã được tài liệu: Hiệp
ước Versailles, 100 năm nhìn lại - Tiến Nhất (Pv TTXVN tại Pháp), Báo tin tức ra ngày
28/06/2019 phân tích. Bên cạnh đó, các tài liệu khá tập trung vào ảnh hưởng của các
nước tham chiến trực tiếp mà ít khi đề cập đến các nước bị ảnh hưởng gián tiếp bởi trận
chiến.

Về nội dung được đề cập trong 2 hội nghị, các tài liệu đa phần đều khai thác dựa theo
nhiều khía cạnh, cái nhìn khác nhau. Qua đó có thể thấy, mặc dù đây là hội nghị hòa bình
nhưng mầm mống về sự chiến tranh, xung đột lại nằm trong chính các điều khoản được
đề cập trong hội nghị. Cũng từ các điều khoản này mà quan hệ giữa các nước tư bản rất
mỏng manh, hội nghị hòa bình này có thể sụp đổ bất cứ lúc nào và sẽ khơi mào cho một
cuộc chiến mới. Một điểm mà nhóm em cho rằng các tài liệu chưa khai thác được triệt để
đó là sự giống nhau giữa trật tự Versailles – Washington và một trật tự thế giới trước đó -
trật tự Viên. Một điểm khác biệt có thể nhìn thấy đó là các nhà chính trị đã dự đoán được
một cuộc chiến sẽ nổ ra trong tương lai nhưng tất cả chỉ dừng lại ở lời cảnh báo và không
có bất kì sự ngăn chặn nào. Các nguồn tài liệu được tìm bằng tiếng Việt cũng có những
điểm tương đồng với tài liệu tiếng Anh và tiếng Trung Quốc mà nhóm em tìm được.

Về hệ quả của trật tự, các nhà phân tích cũng như người trong cuộc đều có những nhật
xét cá nhân nhưng đa phần đều mang tính tiêu cực về tính lỏng lẻo, không có sự liên kết
và thỏa thuận rõ ràng. Trong nửa đầu thế kỉ XX, phần lớn các sự kiện quốc tế diễn ra đều
quay xung quanh trật tự Versailles – Washington. Sự áp đặt của các nước thắng trận lên
nước bại trận đều mang theo trong nó tính phiến diện và sự mâu thuẫn. Một điều mà
nhóm em thấy trong các tài liệu ít đề cập đến và có thể khai thác theo hướng đó là ngoài
một số nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự, còn một nguyên nhân đó là các điều
khoản được đặt ra trong 2 hội nghị chỉ trọng tâm vào chính trị, quân sự, phân chia quyền
lực, tầm ảnh hưởng mà quên mất một vấn đề mấu chốt trong việc tạo dựng vị thế quốc
gia – đó là kinh tế. Chính vì vậy, khi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 diễn ra, một
số cơ chế và điều khoản trong 2 hội nghị đã dần bị phá vỡ, tạo điều kiện cho một số nước
tiến hành phát xít hóa

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. (Lê Tùng Lâm – Sự hình thành trật tự thế giới mới (18/10/2021)
2. Tài liệu: Trần Thị Vinh, “Lịch sử thế giới hiện đại”, chương 1, “Quan hệ quốc tế
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới”
3. Tài liệu: sự hình thành và sụp đổ của trật tự V-O
4. Tài liệu: Hiệp ước Versailles, 100 năm nhìn lại - Tiến Nhất (Pv TTXVN tại Pháp),
Báo tin tức 28/06/2019 (Phân tích – nhận định )
5. Theo 发布时间: 20-06-12 09:36 Baidu

(Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trường Hành chính Quốc gia)

6. Theo 凡尔赛—华盛顿体系与两次世界大战之间的国际关系
Trung tâm Thông tin Sách và Báo của Đại học Nhân dân Trung Quốc) (bài nghiên cứu
viết vào T9/2000)
7. Tài liệu: Lịch sử quan hệ quốc tế (từ đầu thời cận đại đến kết thúc Thế chiến thứ
hai) – Vũ Dương Ninh (Trang 119 – Trang 132)
8. Tài liệu: Chương trình 14 điểm (Fourteen Points) Tác giả: Phạm Thủy Tiên
(27/03/2015)
9. Tài liệu: Lịch sử quan hệ quốc tế (1919 - 2005), phần 1 (THỨ BẢY, 21 THÁNG 4,
2012)
10. Bài viết Post-World War I peace conference begins in Paris trên trang History.com
(biên dịch bởi Nguyễn Thị Kim Phụng)
11. Hiệp ước Versailles (1919), trích và tóm tắt một số nội dung chính (Trong
Histoire-Géographie 3e, Paris, Magnard, 1999 - trang 31 và LAMBIN, Histoire-
Géographie, économique , Paris, Hachette, 1995- trang 30)
12. Tài liệu: Lý do hoà ước Versailles không mang lại hòa bình cho thế giới. Báo
Vietnam.net - Nguyên Phong, 29/12/2020
13. Jun 28, 1919 CE: Treaty of Versailles. Theo báo National geographic.
14. Tài liệu: Nước hưởng lợi nhất ở hội nghị Washington sau Thế chiến I – Nguyên
Phong, 10/01/2021
15. Tiến Nhất (Pv TTXVN tại Pháp), “Hiệp ước Versailles, 100 năm nhìn lại”
Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) | Thứ Sáu, 28/06/2019 21:17 | Truy cập
25/10/2021
16. The National Archives (www.nationalarchives.gov.uk)
17. P. MANTOUX, Các cuộc thảo luận của Hội đồng bốn người, C.N.R.S., 1955.
18. Bản hòa ước thật sự của phiến quân hay sự rút vào hoạt động bí mật (1951) -
Ernst Jünger
19. Tờ báo Deutsche Zeitung (Báo Nam Đức)
20. The Treaty of Versailles: The Major Cause of World War II
21. Failed Peace: The Treaty of Versailles, 1919
22. https://jimmyatkinson.com/papers/the-treaty-of-versailles-and-its-consequences/
23. https://baijiahao.baidu.com/s?
id=1669255171340576136&wfr=spider&for=pc&fbclid=IwAR1_T8Cyu1O-
rjHC4QQ9Sa_uqD3wCEzr1lUaBLdk_CpcNls58rOGq3v2em4
24. Vincent Laniol, Versailles: l'échec n'était pas inscrit, juillet-août 2018
25. « Bruno Cabanes, « Le vrai échec du traité de Versailles », L’Histoire juin 2009»

You might also like