You are on page 1of 2

*tóm tắt giai đoạn 1 của cuộc chiến

Chiến tranh thế giới thứ nhất - giai đoạn 2:


Script:
Nền kinh tế Nga không chịu nổi sức nặng của chiến tranh dân chúng khốn cùng thất nghiệp chết đói lại cùng những thất bại
nặng nề trước quân Đức trên mặt trận tất cả những điều này đã gây bất mãn cao độ trong nhân dân và quân đội. Vào tháng
Hai năm 1917 nhân dân Nga với khẩu hiệu đả đảo chiến tranh, đả đảo Nga Hoàng biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến
cách mạng đã tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công. chế độ Nga Hoàng bị lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
được thành lập và tiếp tục theo đuổi chiến tranh. lúc này Đức muốn cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe hiệp ước nên sử
dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm phóng ngư lôi. Tàu ngầm Đức có bề mặt phạm vi hoạt động lên tới 9.000 dặm
và có thể tấn công mà không bị phát hiện. cuộc chiến tranh tàu ngầm gây cho hải quân anh rất nhiều thiệt hại do không có
cách nào chống lại loại vũ khí mới này. mọi tàu của mọi loại quốc tịch chuyên chở tiếp tế cho anh đều là mục tiêu của tàu
ngầm Đức. Kinh tế Anh bị bóp nghẹn nạn đói bắt đầu hoàn hành, nước Anh đứng trước nguy cơ bại trận.

Lúc đầu Mỹ giữ thái độ trung lập trong cuộc chiến. Thực ra, Mỹ muốn lợi dụng Chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và
khi cuộc chiến kết thúc dù thắng hay bại các nước tham chiến đều bị suy yếu còn Mĩ sẽ khẳng định ưu thế của mình. Thế
nhưng đến năm 1917 Mỹ thấy cần phải
kết thúc chiến tranh và đứng về phe hiệp ước. Viện cớ tàu ngầm đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển tấn công cả
tàu buôn của Mỹ cập bến các nước thuộc phe hiệp ước, cộng thêm sự kiện bức điện Zimmermann, bức điện yêu cầu đại sứ
Đức tiến hành việc thành lập quan hệ đồng minh giữa Đức và Mexico nhằm chống lại Hoa Kỳ và giúp Mexico lấy lại các vùng
lãnh thổ đã bị mất trước đây tại New Mexico, Texas và Arizona đã làm dư luận Hoa Kỳ hết kiên nhẫn. Họ đòi chính phủ tham
chiến chống Đức. ngày mùng 2 tháng 04 năm 1917 Mỹ tuyên chiến với Đức. sự tham chiến của Hoa Kỳcó lợi hơn cho phe Anh
Pháp Nga.

Trong năm 1917 những cuộc phản công của phe Hiệp ước đều không thành công. Pháp và Anh cố phá vỡ phòng tuyến của
Đức giải tỏa vòng vây bờ biển nhưng thất bại. những cuộc tấn công của Nga không thành. Áo-Hung tỏ ra nao núng và muốn
cầu hòa, nhưng Nga và Ý còn nhiều tham vọng, không chấp nhận thương thuyết. Đức- Áo -Hung mở chiến dịch Caporeto tấn
công vào Y và đã thắng lợi vang dội tiêu diệt 6 vạn và bắt gần 30 vạn quân Ý. quân Anh Pháp phải cứu Viện, lập phòng tuyến
cố thủ tại sông Piave. Sau trận nàyÝ bị loại ra khỏi vòng chiến đấu.

Sau đó Đức dồn lực lượng đánh Nga. Nga sau cách mạng Tháng 2 vẫn còn trong khối đồng minh 3 bên nhưng thực tế quân
đội Nga đã tan rã, không còn kỷ luật. Quân sĩ tự bỏ ngũ, tự rút lui. Các cuộc bạo loạn ở Nga biến thành một cuộc cách mạng
quy mô lớn. Quân Đức nhân đà tan rã của quân Nga nhanh chóng theo chân kéo sâu vào lãnh thổ của Nga. Tháng11 năm
1917, dưới sự lãnh đạo của Lênin và đảng Bônsêvích, Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, được gọi là cách
mạng Tháng Mười Nga. Nhà nước XôViết ra đời. Hoa ước Brest Litovsk được ký riêng với Đức vào ngày mùng 3 tháng 3 năm
1918, nước Nga rút khỏi cuộc chiến tranh. Về việc Nga rút khỏi chiến tranh khiến cho mặt trận phía đông đã kết thúc hoàn
toàn. Điều này kiến cho quân đức có thể rảnh tay rút đến gần một triệu quân của Đức để tăng viện. đầu năm 1918, lợi dụng
khi quân Mỹ chưa sang đến châu Âu, quân Đức mở liên tiếp 4 đợt tấn công với quy mô lớn trên mặt trận của Pháp. Một lần
nữa, Chính phủ pháp chuẩn bị rời khỏi Paris.

Tháng 7 năm 1918, 65 vạn quân Mỹ đổ bộ vào Châu Âu cùng nhiều vũ khí, đạn dược. Mỹ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe
đã bị thiệt hại quá nhiều, hết sức mỏi mệt nên trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay vì Anh. Nhờ đó quân Pháp và
Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên tất cả các mặt trận. Ngày 18 tháng 7 năm 1918 quân Pháp với 600 xe tăng
phá vỡ phòng tuyến sông Marne của Đức bắt 3 vạn tù binh. Ngày mùng 8 tháng 8, liên,quân Anh -Pháp với 400 xe tăng đã
đập tan phòng tuyến sông Seine tiêu diệt 16 Sư Đoàn của Đức. ngày 12 tháng 9 liên quân đánh Saint Miel - một phòng tuyến
quan trọng của Đức. Từ cuối tháng 9 năm 1918 quân Đức liên tiếp thất bại, phải bỏ chạy khỏi lãnh thổ của Pháp và Bỉ. Các
nước đồng minh của đức là Bulgari, Ottoman, Áo cũng bị tấn công liên tiếp buộc phải đầu hàng. Trước nguy cơ thất bại, chính
phủ mới được thành lập ở Đức vào ngày mùng 3 tháng 10 năm 1918, đề nghị thương lượng với Mỹ nhưng không được chấp
nhận vì Mỹ muốn đánh đến cùng để buộc Đức phải đầu hàng không điều kiện. Trong tình hình ấy, vào ngày mùng 9 tháng 11
năm 1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, Hoàng Đế Vinhem II phải chạy sang Hà Lan. ngày 11 tháng 11năm 1918, Đức Dương cờ
đầu hàng, hòa ước Versailes được ký kết theo đó Đức và các nước bại trận phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại chiến tranh và
phải bồi thường các khoản chiến phí khổng lồ. Bản đồ châu Âu được vẽ lại, lãnh thổ nước Đức bị thu hẹp, quân đội bị giải
tán.

Vừa rồi mọi người đã xem tóm tắt giai đoạn II của chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đây chúng em sẽ tổng kết lại một số ý
chính cần nhớ và những nét nổi bật của giai đoạn này:
Tháng 2 -1917 nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, đã tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công
Chế độ Nga Hoàng bị lật đổ
-Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe để kiểm lời và khi chiến tranh kết thúc dù thắng hay bại, các
nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ khẳng định ưu thế của mình.
Tuy nhiên sau khi cách mạng dân chủ tư sản Nga thành công, Mĩ buộc phải tham gia chiến tranh vì:
+ Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc.
+ Ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng

Vậy nên, Ngày 2 – 4 – 1917


Viện cớ tàu ngầm Đức vi phạm quyền tư do thương mại trên biển, tấn công các tàu buôn cập bến các nước thuộc phe hiệp
ước, cùng với sự kiện bức điện Zimmermann, Mỹ tuyên chiến với Đức, tham gia phe hiệp ước.
Nói qua một chút về sự kiện bức điện Zimmermann:
Bức điện Zimmerman là bức điện báo đã mã hóa được Arthur Zimmerman, Bộ trưởng ngoại giao Đức, gửi cho đại
sứ Đức tại México là Heinrich von Eckardt ngày 16 tháng 1 năm 1917. Bức điện yêu cầu đại sứ Đức tiến hành việc thành lập
quan hệ đồng minh giữa Đức và Mexico nhằm chống lại Hoa Kỳ và giúp Mexico lấy lại các vùng lãnh thổ đã bị mất trước đây
tại New Mexico, Texas, và Arizona. Bức điện làm dư luận Hoa Kỳ hết kiên nhẫn và Họ đòi chính phủ tham chiến chống Đức.
bức điện báo này là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhanh sự tham gia thực sự của Hoa Kỳ vào Chiến tranh thế giới
thứ nhất.

Trong năm 1917 những cuộc phản công của phe Hiệp ước đều không thành công. Pháp và Anh cố phá vỡ phòng tuyến của
Đức giải tỏa vòng vây bờ biển nhưng thất bại. những cuộc tấn công của Nga không thành. Áo-Hung tỏ ra nao núng và muốn
cầu hòa, nhưng Nga và Ý còn nhiều tham vọng, không chấp nhận thương thuyết. Đức- Áo -Hung mở chiến dịch Caporeto tấn
công vào Ý và đã thắng lợi vang dội tiêu diệt 6 vạn và bắt gần 30 vạn quân Ý. quân Anh Pháp phải cứu Viện, lập phòng tuyến
cố thủ tại sông Piave (pi-a-vơ). Sau trận này Ý bị loại ra khỏi vòng chiến đấu.

Trận Caporetto là trận đánh diễn ra giữa Ý và Đế quốc Áo-Hung có sự yểm trợ của Đế chế Đức trong cuộc Chiến tranh thế
giới lần thứ nhất diễn ra từ ngày 24 tháng 10 đến 9 tháng 11 năm 1917 tại Caporetto thuộc thung lũng Isonzo, ngày nay
là Kobarid (Slovenia). Đây là trận thua thảm hại nhất của Ý trong suốt cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Sau trận này,
tướng Armando Diaz đã phải thay tướng Luigi Cadorna làm tổng tư lệnh quân đội Ý nhằm chấn chỉnh lại quân đội.
Chiến thắng lừng lẫy của Quân đội Đức trong trận chiến này gắn liền với chiến công oai hùng của viên Sĩ quan Erwin Rommel.
Sau này, ông sẽ còn là một vị Thống chế xuất sắc của Đế chế Đức Quốc xã do Adolf Hitler đứng đầu.

Ngày 11/3/1917, dưới sự lãnh đạo của Lê Nin và Đảng Bôn-sê-vích, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính phủ Xô Viết thành lập
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi cục diện thế giới:
• đánh dấu bước chuyển lớn ở cục diện chính trị thế giới – chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế
giới, một hệ thống chính trị mới xuất hiện đối lập với chủ nghĩa tư bản.
• Tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức vô sản quốc tế.
• Cổ vũ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức

Ngày 3 – 3 – 1918 , Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Brest Litovsk, Nga rút khỏi chiến tranh

Theo điều kiện của hiệp ước hòa bình (hay đầu hàng), nước Nga phải bồi thường cho Đức 6 tỷ Mark vàng và 500 triệu rúp
vàng, mất gần 800 ngàn km2 lãnh thổ của mình, trong đó có Phần Lan, Ukraine, Crimea, ba nước Baltic (Estonia, Latvia,
Lithuania), một phần của Ba Lan, miền Tây Belorus và một phần lãnh thổ Kavkaz cũng phải nhường cho Thổ.

Đầu năm 1918, lợi dụng khi quân Mỹ chưa sang đến châu Âu, Đức mở 4 đợt tấn công Pháp.
Chính phủ Pháp phải bỏ Paris
Tháng 7 – 1918, 65 vạn quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí, đạn dược.
Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận.
Cuối 9 - 1918 quân Đức liên tiếp thất bại
Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
3 - 10 chính phủ mới ở Đức thành lập
9.11.1918 Cách Mạng Đức bùng nổ vua VinHem II phải chạy sang Hà Lan
11 – 11 – 1918 Đức ký hiệp định đầu hàng vô điều kiện
chiến tranh thế giới I kết thúc với sự thất bại hoàn toàn phe Đức, Áo- Hung.

You might also like