You are on page 1of 4

ÔN TẬP(lần 2)

2 cuộc CTTG và Quan hệ quốc tế


Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc CTTG trong thế kỉ XX. Phân tích nguyên nhân dẫn đến
CTTG2(1939-1945).(sách xanh/42)
Câu 2: Vì sao nói CTTG2 bùng nổ là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn không thể điều hòa trong
quan hệ quốc tế ở thập niên 30 của thế kỉ XX? Trong thời đại ngày nay để ngăn ngừa 1 cuộc CTTG có
thể xảy ra, các quốc gia, các dân tộc cần phải làm gì?(Bài học cho công cuộc đấu tranh bảo vệ hòa
bình thế giới hiện nay)
a. CTTG thứ hai bùng nổ.....vì:
- CTTG2 bùng nổ trước hết là để giải quyết những mâu thuẫn giữa các nước ĐQ về quyền lợi, về lãnh
thổ hết sức gay gắt. Mâu thuẫn này nảy sinh ngay trong quá trình phát triển của các nước ĐQ cuối thế
kỉ XIX đầu XX: các nước ĐQ trẻ có ít thuộc địa mâu thuẫn với các nước ĐQ già có nhiều thuộc địa
như Anh, P
+ Cuộc CTTG1 nổ ra nhưng những mâu thuẫn giữa các nước ĐQ về quyền lợi không được giải quyết,
trái lại hệ thống hòa ước V-O được thiết lập sau CT càng làm cho những mâu thuẫn càng trở nên gay
gắt hơn
+ Bước sang thập niên 30 của thế kỉ XX do hậu quả của cuộc khủng hoảng KTTG 1929-1933 CNPX
lên cầm quyền ở Đức, Italia, NB với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
- CTTG2 bùng nổ trong thập niên 30 còn do mâu thuẫn giữa CNĐQ với CNXH và âm mưu tiêu diệt
nhà nước XHCN đầu tiên trên TG.
+ Lúc này công cuộc xây dựng CNXH ở LX(1921-1941) đã và đang đạt được nhiều thành tựu các
cường quốc TB phương Tây(Anh, Pháp, Mĩ) một mặt lo sợ sự bành trướng của CNPX nhưng mặt khác
lại muốn mượn tay PX tiêu diệt LX. Vì vậy Anh-P đã không liên kết với LX để chống PX ngay từ đầu
trái lại họ thực hiện chính sách dung dưỡng PX để đổi lấy hòa bình(đỉnh cao là HN Muyních T9/1938)
Mĩ là nước giàu mạnh nhưng lại theo CN biệt lập, gián tiếp tiếp tay ch CNPX . Chính thái độ nhượng
bộ của A, P, M đã góp phần thúc đẩy các nước PX gây CTTG2
b. Bài học....
Câu 3: Bằng các sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy CM chiến tranh TG 2 là cuộc chiến tranh lớn nhất,
tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh TG 2 kết thúc đã tác động đến quan hệ quốc tế như
thế nào?
* CM....
- Lịch sử nhân loại TK XX đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, xung đột đẫm máu. Tuy nhiên cuộc chiến
tranh lớn nhất, tàn khốc nhất là cuộc chiến tranh TG2(1939-1945)
+ Thời gian kéo dài nhất 6 năm(1939-1945) trong khi CTTG1 diễn ra trong vòng 4 năm(1914-1918)
+ Số nước tham chiến 76 trong khi CTTG1 với 38 nước
+ Số người chết vì chiến tranh lên tới 60 triệu người(CTTG1 10 triệu)
+ Số người bị tàn phế trong CTTG2 là 90 triệu người(CTTg1 là 20 triệu)
+ Thiệt hại về vật chất là 4000 tỉ đô la(CTTG1 185 triệu đô la)
+ Trong CT bom nguyên tử đã được dùng để giết hại dân thường...
* Tác động....
- Chiến tranh kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới:
(1) Hàng loạt các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và châu Á cùng với LX tạo thành hệ thống XHCN
đối lập với hệ thống TBCN......
(2)Chiến tranh kết thúc làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản......
(3) CTTG 2 kết thúc đã làm cho quan hệ quốc tế có sự thay đổi lớn:....
(4) Chiến thắng CNFX trong CTTGT2 đã tạo thuận lợi cho phong trào gpdt bùng nổ và phát triển
thắng lợi sau chiến tranh. ...
Câu 4: Phân tích vai trò của LX, Mỹ, Anh trong CTTG2.
* Vai trò của Liên Xô:
- Liên Xô giữ vai trò quan trọng là lực lượng đi đầu, trụ cột và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết
định thắng lợi trong việc tiêu diệt CNPX Đức và CNQP Nhật, kết thúc CTTG2:
(1) Ngay khi CNPX xuất hiện, nhận thức được sự nguy hiểm của CNPX và nguy cơ chiến tranh PX,
Liên Xô chủ trương hợp tác với các nước TB dân chủ để chống PX nhưng bị từ chối.
(2) Khi chiến tranh bùng nổ, Liên Xô là trụ cột trong việc kêu gọi, tập hợp, đoàn kết lực lượng yêu
chuộng hòa bình trong khối đồng minh chống phát xít(ra đời 1/1/1942)
(3) Những thắng lợi của Liên Xô tại mặt trận Xô-Đức đã giáng những đòn quyết định làm suy yếu quân
Đức, buộc quân Đức phải đầu hàng:
+ Trận phản công lớn và giành thắng lợi của Hồng quân ở Matxcơva đã làm phá sản hoàn toàn chiến
lược chiến tranh chớp nhoáng của Đức. Đây là thắng lợi lớn đầu tiên của Hồng quân Liên Xô, là thất
bại lớn đầu tiên của Đức từ khi chiến tranh TG bắt đầu.
+ Trận phản công Xtalingrat của Hồng quân Liên Xô đã tạo ra bước ngoạt xoay chuyển tình thế của
cuộc chiến tranh – quân Đồng minh chuyển sang tấn công còn quân đội PX Đức không thể nào phục
hồi như cũ nữa buộc phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự, báo hiệu sự thất bại đối với phe PX
+ Cuộc tổng tiến công năm 1944 của LX diễn ra với 10 chiến dịch quy mô lớn nối tiếp nhau trên toàn
mặt trận trước hết nhằm quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ tiếp đó đã góp phần GP các nước Trung
Âu, Đông Âu. Cuộc tổng tiến công đại thắng đã đưa quân đội Xô viết đến biên giới nước Đức
+ Tháng 4/1945 LX tấn công Bec-lin sào huyệt cuối cùng PX Đức. Thắng lợi của trận công phá Bec-lin
của LX đã buộc Đức phải kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện(5/1945). Chiến tranh chấm dứt ở châu
Âu.
(4) Những thắng lợi của LX tại mặt trận Xô-Đức đã tạo điều kiện cho Anh, Mĩ có những thắng lợi khác
ở Bắc Phi, Ita-lia
(5) Liên Xô tham gia chống Nhật đánh tan đội quân quan đông mạnh nhất của N ở TQ và Triều Tiên
góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật kí điều ước đầu hàng Đồng minh không điều
kiện(15/8/1945) kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai
(6) Tham gia tổ chức các hội nghị quốc tế : Ianta, Pôtxđam bàn về việc kết thúc chiến tranh, thiết lập
trật tự TG mới
* Vai trò của Mĩ, Anh:
- Có vai trò to lớn trong việc tiêu diệt CNPX, kết thúc chiến tranh TG2, là lực lượng chủ yếu ở Bắc Phi
và châu Á-TBD, góp phần tiêu diệt CNPX Italia:
+ Ở Bắc Phi : Ngày 8/11/1942 Anh-Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi, chiếm Ma-rốc, An-giê-ri, Tuynidi. Ở Italia
ngày 10/7/1943 Anh-Mỹ đổ bộ lên đảo Xi-xi-lia, CNPX I sụp đổ
+ Ở mặt trận phía Tây: Ngày 6/6/1944 Anh-Mỹ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, tấn công PX Đức từ
phía Tây, giải phóng nước Pháp và 1 số nước Tây- Nam Âu, cùng với LX buộc PX Đức phải đầu hàng,
kết thúc CT ở châu Âu
+ Tham gia chống Nhật ở viễn Đông, cuối 1943 liên quân Anh-Mỹ mở đợt tấn công đầu tiên ở Miến
Điện, Philipin, Inđônêxia, buộc Nhật Bản phải đầu hàng
+ Cùng với LX thiết lập trật tự TG mới sau CTTG2 tại HN Ianta và HN Pốtxđam.
Câu 5: Có đúng hay không khi cho rằng kẻ tội phạm châm ngòi cho CTTG2 là CNPX Đức, Ý, Nhật
nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu 1 phần về sự bùng nổ của CTTG2
*Khẳng định: ....là một nhận định đúng
* Chứng minh:
- Kẻ châm ngòi cho chiến tranh là CNPX Đức, Italia, Nhật:
+ Đức- Italia- NB là ba nước bất mãn nhất với hệ thống V-O. Để khắc phục hậu quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929-1933 Đức, Italia, Nhật đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, âm mưu gây chiến
tranh nhằm phân chia lại thị trường TG
+ Năm 1933 Đức, Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc Liên, năm 1937 ba nước Đức, Italia, Nhật hình thành
khối phát xít được mệnh danh là trục Becli-Rôma-Tôkiô. Khối này tăng cường các hoạt động quân sự
và gây chiến tranh xâm lược ở nhiểu khu vực trên TG, chuẩn bị tiến tới CTTG
+ Sau khi chiếm được Đông Bắc TQ(1931) từ năm 1937 Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn
lãnh thổ TQ. PX Italia tiến hành chiến tranh xâm lược Etiopia91935) cùng với Đức tham chiến ở Tây
Ban Nha(1936-1939)
+ Sau khi xóa bỏ hòa ước Vecxai Đức hướng tới mục tiêu thành lập 1 nước “Đại Đức” bao gồm tất cả
các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu 1 phần về sự bùng nổ CTTG2:
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất nhưng lại theo CN biệt lập ở Tây bán cầu, không tham gia Hội quốc liên
chủ trương không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ
+ Anh, Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của PX, vừa thù ghét CNCS nên không liên minh với Liên Xô
để chống CNPX mà thực hiện chính sách nhượng bộ PX để đổi đất lấy hòa bình, hòng đẩy chiến tranh
về phía Liên Xô.
+ Tại hội nghị Muyních Anh và P đã kí với Đức, Italia 1 bản hiệp định trao toàn bộ vùng Xuyđét của
Tiệp Khắc cho PX Đức. Đổi lại Hít le cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính, hướng mũi nhọn chiến
tranh về phía LX..Hội nghị Muyních là đỉnh cao của của chính sách dung dưỡng thỏa hiệp với PX của
giới cầm quyền Anh-P
+ Sau khi chiếm được Xuyđét, Hít le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc(3/1939). Không dừng lại ở đó Hít le
bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị chiến tranh với Ba Lan
+ Ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức CTTG 2 bùng nổ
-> Như vậy thủ phạm gây chiến tranh là bọn PX Đ, I, NB nhưng các cường quốc Anh, P, Mĩ đã nhượng
bộ, dung túng tạo điều kiện cho PX nên họ cũng phải chịu trách nhiệm 1 phần về sự bùng nổ của
CTTG2.
Câu 6 : Trình bày ba chiến thắng lớn của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh TG thứ hai ( 1939-
1945). Ý nghĩa của từng chiến thắng đối với toàn cục cuộc chiến tranh ?
Câu 7: Hội nghịVec-xai Oasinhtơntriệu tậptrong bối cảnh lịch sử nào?Tại sao nói quan hệ hoà bình
giữa các nước tư bản chủ nghĩa trong hệ thống Vécxai – Oa sinh tơn chỉ là tạm thời và mong manh?
* Bối cảnh LS:….
* Giải thích:
Câu 8: Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Cách giải quyết
khủng hoảng của các nước TBCN
Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế TG đã tác động ntn đối với Mĩ và Đức? Cách giải quyết khủng
hoảng của hai nước này.Giải thích tại sao Mĩ và Đức lại có những cách thoát khỏi khủng hoảng khác
nhau?
a.Tác động của khủng hoảng KTTG 1929-1933 đối với Mĩ và Đức
b. Mĩ và Đức có cách giải quyết khác nhau vì:
- Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế TG Mĩ đã đề ra 1 hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà
nước trên các lĩnh vực KT-tài chính và chính trị xã hội được gọi là chính sách mới. Còn Đức chọn con
đường phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập nền chuyên chính khủng bố công khai thực hiện chính
sách xâm lược thuộc địa.
- Sở dĩ hai nước có sự khác nhau là vì:
* Đối với Mĩ:
- Là nước những nước có nhiều thị trường thuộc địa vì vậy có thể trút gánh nặng, hậu quả của cuộc
khủng hoảng cho các nước thuộc địa
- Là nước có nhiều lợi thế trong hệ thống V-O muốn duy trì hệ thống này
- Là nước là những nước giàu truyền thống dân chủ, chế độ dân chủ đại nghị tồn tại từ lâu đời
* Đối với Đức: Ít thuộc địa, nghèo TN, bất mãn với hệ thống V-O muốn xóa bỏ hệ thống, quê hương
của CN quân phiệt hiếu chiến
=> Sự lựa chọn của các nước TB đã dẫn đến đến sự hình thành hai khối ĐQ đối lập: một bên là Anh,
Pháp, Mĩ với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới
Câu 10: Vì sao CNPX thắng thế ở Đức? Trình bày những chính sách lớn của Đức trong những năm
1933-1939
a. CNPX thắng thế ở Đức là vì:
- Bối cảnh lịch sử của nước Đức là miếng đất màu mỡ nhất cho chủ nghĩa phát xít hình thành và phát
triển:
+ Đức là nước bại trận phải kí hòa ước V nhục nhã, Hit le lợi dụng tâm lí bất mãn của nhân dân Đức để
kích động CN phục thù, đề cao CNPX
+ Cuộc khủng hoảng KT 1929-1933 giáng đòn nặng nề vào KT Đức hàng triệu người rơi vào tình cảnh
đói nghèo thất nghiệp, Đảng Quốc xã tăng cường các hoạt động mị dân mở rộng ảnh hưởng trong quần
chúng
- So sánh lực lượng giữa các giai cấp xã hội cũng tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít Đức ra đời:
+ Giai cấp TS cầm quyền chưa đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hòa CH tư sản, đồng thời cũng muốn
lợi dụng CNPX để dập tắt PT đấu tranh của quần chúng và tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng thị
trường cho nên đã dung túng cho Hit-le có điều kiện PX hóa bộ máy chính quyền
+ Đảng xã hội dân chủ là lực lượng lớn nhất, có uy tín nhất nhưng lực lượng này đã từ chối liên minh
với Đảng Cộng sản và từng bước một thỏa hiệp tao điều kiện cho lực lượng phát xít nắm quyền.
- Truyền thống quân phiệt trong lịch sử nước Đức: Nước Đức là quê hương của CN quân phiệt Phổ, kế
thừa truyền thống bạo lực
- Vai trò của cá nhân Hítle nhanh chóng đưa đến quá trình phát xít hóa ở nước Đức. Nêu không có
Hítle thì với bối cảnh lịch sử đó nước Đức cũng có một Hítle khác.
- Chính thái độ nhân nhượng, thỏa hiệp của các nước đế quốc đã tạo điều kiện cho Hítle hoàn thành
quá trình phát xít hóa một cách nhanh chóng ( vì các nước đế quốc muốn biến biến đức thành lực lượng
xung kích chống lại chủ nghĩa xã hội)
b. Những chính sách lớn của Đức trong những năm 1933-1939:
- T1/1933 Hít le lên cầm quyền ở Đức, đã thực hiện các chính sách phản động về chính trị, kinh tế, đối
ngoại….
=> Những chính sách của Hitle đã dẫn đến sự hình thành CNPX Đức, đó là nền chuyên chính khủng bố
công khai của những phần tử phản động nhất, hiếu chiến nhất, đế quốc CN nhất của CNTB, có chủ
trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến
tranh xâm lược để thống trị thế giới
Câu 11: Vì sao CNPX thắng thế ở Đức, Italia, Nhật Bản
+ Đây là những nước bất mãn với hệ thống hòa ước Vec- xai và Oasinhtơn. ( có dẫn chứng)
+ Là các nước nghèo tài nguyên, ít nguyên liệu và thuộc địa nên khó có thể thoát ra khỏi khủng hoảng
bằng cuộc cải cách dân chủ ( có dẫn chứng cụ thể)
+ Là các nước vốn có truyền thống quân phiệt ( không có truyền thống dân chủ)- có dẫn chứng
+ Yếu tố khách quan là do chính thái độ nhân nhượng, thỏa hiệp của các nước đế quốc đã tạo điều kiện
cho Hítle hoàn thành quá trình phát xít hóa một cách nhanh chóng ( vì các nước đế quốc muốn biến
biến đức thành lực lượng xung kích chống lại chủ nghĩa xã hội ( dẫn chứng về chính sách đối ngoại của
các nước)

You might also like