You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TIỂU LUẬN

Bộ môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


Lớp học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (221)_44
Giảng viên: PSG.TS. Nguyễn Hữu Công

Đề bài: Phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng với thắng lợi CM T8 năm 1945. Em
hãy nêu nhận thức của bản thân về sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của ĐCS Việt
Nam với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nhóm số 3
1. Nguyễn Hoài Anh – 11204375
2. Nguyễn Ngân Hà – 11201185
3. Phạm Văn Nghĩa – 11202787
4. Trương Thị Thảo Nguyên – 11202917
5. Vũ Thị Thu Phương – 11203248
6. Chu Nguyễn Tố Uyên – 11208368

Hà Nội, tháng 2 năm 2022


Mục lục
1. Sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945...............................4

1.1. Bối cảnh lịch sử..................................................................................................4

1.2. Sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945........................5

1.2.1. Lãnh đạo về mặt đường lối..........................................................................5

1.2.2. Tổ chức thực hiện đường lối hiệu quả.........................................................6

1.2.3 Nắm bắt thời cơ xuất hiện Cách mạng và kiên quyết lãnh đạo khởi nghĩa..7

1.2.4. Kết quả thực hiện đường lối........................................................................8

2. Nhận thức bản thân....................................................................................................8

2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam hiện nay...................................................................8

2.1.1. Thành tựu sau 35 năm đổi mới:...................................................................8

2.1.2. Những khó khăn còn tồn đọng.....................................................................9

2.1.3. Những thách thức đặt ra đối với cách mạng Việt Nam hiện nay:.............10

2.2. Nhận thức của bản thân về sự cần thiết phải có của sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản với Cách mạng Việt Nam hôm nay...................................................................10

2.2.1. Phê phán các quan điểm xuyên tạc...........................................................10

2.2.2. Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là cần thiết.........12
2.2.3. Trách nhiệm trong việc bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam......................................................................................................................12
1. Sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
1.1. Bối cảnh lịch sử
Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Daladier thi hành một loạt
biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng thuộc địa. Mặt trận
Nhân dân Pháp tan vỡ. Ở Đông Dương, bộ máy đàn áp được tăng cường, lệnh thiết quân luật được
ban bố. Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, đặt
Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội, đoàn, đóng cửa các tờ báo…
Tháng 6/1940, Đức tiến công Pháp. Chính phủ của Thủ tướng Pétain ký văn bản đầu hàng
Đức. Tướng Charles De Gaulle ra nước ngoài để xây dựng lực lượng kháng chiến chống Đức. Sau
khi chiếm một loạt nước châu Âu, tháng 6/1941 Đức tiến công Liên Xô.
Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị,
thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng; thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ
vét sức người, sức của để phục vụ cuộc chiến tranh đế quốc. Tháng 9/1940, quân phiệt Nhật vào
Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.
Từ giữa năm 1941, tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến. Tháng 12/1941,
chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ, Đảng kịp thời rút vào hoạt động bí mật,
chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, đồng thời vẫn chú trọng các đô thị. Ngày 29/9/1939,
Trung ương Đảng gửi toàn Đảng một thống báo quan trọng chỉ rõ: “Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến
bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”.
Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng (11/1939) tại Bà Điểm phân tích tình hình và đã
đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đưa nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động
giải phóng dân tộc.
Ngày 17/1/1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt. Nhiều đồng chí Trung ương cũng
sa vào tay giặc.
Tuy nhiên, hơn một tháng sau khi Nhật vào Đông Dương, Hội nghị cán bộ Trung ương họp
tháng 11/1940 lập lại Ban Chấp hành Trung ương và cho rằng: “Cách mạng phản đế và cách mạng
thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước, cái làm sau”. Trung ương Đảng vẫn còn trăn
trở, chưa thật dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại
Hội nghị tháng 11/1939.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và
làm việc ở Cao Bằng. Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành
Trung ương Đảng. Trung ương bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị
tháng 11/1939, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930, khẳng
định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
1.2. Sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
1.2.1. Lãnh đạo về mặt đường lối
Đảng đã đề ra đường lối đúng đắn:
- Lý luận về mối quan hệ giữa chiến tranh và cách mạng của CN Mác- Lê nin chỉ rõ: Chiến
tranh đế quốc với nhau sẽ làm suy yếu kẻ thù của cách mạng và thúc đẩy nhân dân  đứng lên
đấu tranh đánh đổ bọn thống trị và áp bức ; tình thế và thời cơ cách mạng sẽ xuất hiện.
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra (1- 9- 1939), với tầm nhìn chiến lược đúng đắn, 
Đảng đã nhận đinh: Nếu như chiến tranh thế giới lần thứ nhất đẻ ra một Liên xô thì chiến
tranh lần này đẻ ra nhiều Liên xô, ta cần tích cực chuẩn bị về mọi mặt, đón đợi thời cơ khởi
nghĩa giành chính quyền.
- Trên cơ sở nhận thức sáng suốt đó, Đảng đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đưa nhiệm vụ
chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Chủ trương này của Đảng được thể hiện trong những văn kiện chủ yếu sau:
 Thông cáo của Đảng ngày 29-9-1939
 Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 6 (11 - 1939)
 Nghị quyết Hội nghị cán bộ Đảng (11 -1940)
 Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941)
Các văn kiện này đã giải quyết đúng đắn những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, xác định đúng mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt của xã hội Việt nam lúc này là nhân
dân ta với đế quốc Nhật – Pháp phải tập trung lực lượng đánh đổ chúng, giành chính quyền.
Thứ hai, về mối quan hệ dân tộc - giai cấp
Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan đến sự thành bại của cách mạng. Vấn đề này nếu được

giải quyết đúng, khoa học thì sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cách mạng tiến lên không ngừng,

còn giải quyết không đúng sẽ gây tác hại lớn cho phong trào cách mạng nước nhà ( gây tổn hại lớn

đến khối đại đoàn kết dân tộc, đánh mất tình cảm ủng hộ cách mạng của quần chúng nhân

dân)

Thứ ba, mối quan hệ dân tộc - dân chủ (nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến).
Vấn đề này Đảng chỉ rõ: Đây là 2 nhiệm vụ chủ yếu có quan hệ mật thiết với nhau trong cách
mạng dân tộc, dân chủ. Tuy nhiên trong điều kiện chiến tranh thực tiễn cách mạng, cần tập trung
vào nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc ( cần đặt nhiệm vụ chống đế quốc- chống phong
kiến giải phóng dân tộc làm trọng tâm). Trong khi giải quyết mối quan hệ dân tộc – dân chủ, Đảng
đã đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu ( c ( sứ mệnh giải phóng dân tộc lên hàng đầu)
Thứ tư, quan hệ dân tộc - quốc tế 
Đảng chỉ rõ: Chiến tranh lần này sẽ tạo điều kiện để cách mạng nhiều nước thành công, Đảng
và nhân dân ta cần phải tranh thủ mọi sự giúp đỡ quốc tế (với Mỹ) và tích cực, chuẩn bị mọi mặt để
khi tình hình quốc tế thuận lợi kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền với tinh thần: muốn người
giúp cho trước hết mình phải tự giúp mình. Phân tích tình hình lúc này lãnh tụ Hồ Chí Minh dự báo
năm ‘‘bốn lăm cách mạng thành công’’.
Thứ năm, chủ trương ra sức xây dựng lực lượng để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền,
coi khởi nghĩa giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm.
Thứ sáu, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc”; ‘‘chính
phủ dân chủ cộng hòa”.

1.2.2. Tổ chức thực hiện đường lối hiệu quả


- Xây dựng lực lượng chính trị
Ngày 25-10-1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, nêu rõ: “Việt Nam độc lập đồng minh
(Việt Minh) ra đời”. Chương trình Việt Minh đáp ứng nguyện vọng cứu nước của mọi giới đồng
bào, nên phong trào Việt Minh phát triển rất mạnh. Nhiều tờ báo được xuất bản.
Năm 1943, Đảng công bố bản Đề cương văn hóa Việt Nam, xác định văn hóa cũng là một trận
địa cách mạng, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và
đại chúng. 
Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đầu năm 1945 đã xảy ra nạn đói nghiêm trọng. Đảng đã phát
động phong trào “phá kho thóc của Nhật, giải quyết nạn đói”.
- Xây dựng lực lượng vũ trang
Ngày 27-9-1940, khi quân Pháp ở Lạng Sơn bị Nhật tiến đánh phải rút chạy đảng bộ Bắc Sơn
đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, làm chủ châu lỵ Bắc Sơn. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập.
Sau đó, Đội du kích được duy trì và phát triển thành Cứu quốc quân
Ở Nam kỳ, phong trào cách mạng của quần chúng lan rộng ở nhiều nơi. Xứ ủy Nam kỳ đã đề
ra kế hoạch gấp rút khởi nghĩa vũ trang và 23- 11-1940 khởi nghĩa đã nổ ra quyết liệt, chính quyền
cách mạng được thành lập ở một số địa phương.
Ngày 13-1-1941, cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) do Đội
Cung chỉ huy cũng đã nổ ra và đã làm chủ đồn.
- Xây dựng căn cứ địa
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp tổ chức ra
đời ở Cao Bằng. Ngày 15-5-1945, hai tổ chức này hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Lực
lượng bán vũ trang được phát triển và bảy chiến khu được xây dựng trong cả nước.
Theo chỉ đạo của Hồ Chí Minh, ngày 4-6-1945, khu giải phóng gồm hầu hết các tỉnh Cao -
Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái và một số vùng lân cận chính thức được thành lập và trở thành căn
cứ địa của cả nước.

1.2.3 Nắm bắt thời cơ xuất hiện Cách mạng và kiên quyết lãnh đạo khởi nghĩa
- Nắm bắt thời cơ xuất hiện Cách Mạng
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực
lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia; từ đó tạo ra những thời cơ
chín muồi để đưa Cách mạng đến thành công. Thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là
nhờ bài học về vấn đề nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thời điểm đó, tình hình chính trị vô cùng phức tạp, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp
(09/3/1945). Việc nắm bắt thời cơ được thể hiện ngay khi Đảng đưa ra những dự báo về tình thế
cách mạng để dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền về tay Nhân dân. Ngay trong đêm đó,
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm
tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta”, trong đó phân tích: “Tình hình chính trị khủng hoảng sâu sắc, nhưng
điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chưa thực sự chín muồi" và dự báo "ba cơ hội tốt" "sẽ giúp cho
những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao trào cách
mạng nổi dậy: Chính trị khủng hoảng; Nạn đói ghê gớm; Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt".
- Kiên quyết lãnh đạo khởi nghĩa
Từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Đảng ta tiếp tục đề ra nhiều chủ trương nhằm chuyển hướng
đấu tranh cách mạng, củng cố lực lượng như; ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các
cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo
cách mạng cả nước. Tại đây, Người đã có Thư kêu gọi khởi nghĩa, ban hành Mệnh lệnh khởi
nghĩa… Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng dự báo đã đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh với
quyết tâm và tấm lòng khao khát giành độc lập đã khẳng định: “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù
hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".
Ngay khi nhận được tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (ngày 15/8/1945), Hội
nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (tháng 8/1945) quyết định: “Cơ hội rất tốt cho ta
giành độc lập đã tới” và phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.
Trong tình thế ngặt nghèo, Đảng đã hết sức khôn khéo, linh hoạt đẩy lùi nguy cơ để tạo thời
cơ thuận lợi. Nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta được nhân lên gấp bội: từ ngày
14 đến 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ
phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang… Ngày 19/8, khởi nghĩa giành
chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và Bắc Kạn, Hòa Bình...
Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn
Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.  
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, 25 triệu đồng bào ta, với tinh thần "đem sức ta mà giải phóng cho ta" đã nhất tề vùng lên
giành chính quyền, tổng khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày
2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh
trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới.

1.2.4. Kết quả thực hiện đường lối


Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó
khăn, thử thách. Nhờ có sự tài tình và biết tận dụng triệt để thời cơ, Cách mạng Tháng Tám năm
1945 đã chiến thắng vang dội, giành lại độc lập và tự do cho nhân dân ta. Cũng vì thế, bài học nắm
vững và tận dụng triệt để thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận
dụng và phát triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn thành sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Như vậy, có thể nói, Đảng Cộng sản Việt Nam chính là chìa khóa mở ra thắng lợi của dân tộc,
mở ra một trang sử mới của đất nước ta, kỷ nguyên độc lập, tư do, phát triển.

2. Nhận thức bản thân


2.1. Bối cảnh Việt Nam hiện nay
2.1.1. Thành tựu sau 35 năm đổi mới:
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao;
tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên (tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 6%/năm, riêng năm 2020 vẫn đạt 2,91%; GDP năm 2020 đạt
271,2 tỉ USD; năng suất lao động từ 4,3%/năm giai đoạn 2011-2016, lên 5,9%/năm giai đoạn 2016-
2020); thu nhập bình quân đạt 2.779 USD năm 2020.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng,
đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chuyển
biến mạnh mẽ, có bước đột phá, được tiến hành quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu,
gắn kết chặt chẽ giữa "xây" và "chống". 
Sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội được tăng cường.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên
trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được
nâng cao.
Đặc biệt, trước làn sóng dịch bệnh lần thứ 4, đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nước ta,
gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội. Nhưng nhờ sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc quyết liệt
của các cấp chính quyền với tinh thần “không có ai bị bỏ lại phía sau” với nhiều chương trình được
triển khai liên tục như chương trình ngoại giao vắc xin, chiến dịch tiêm chủng thần tố… ổn định an
sinh xã hội và sự quyết tâm đồng lòng của nhân dân cả nước góp phần đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc
sống trở lại trạng thái “ bình thường mới”. Nhờ đó, chúng ta đã từng bước kiểm soát thành công đại
dịch Covid-19; từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội; ổn định
đời sống, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa; khẳng định bản lĩnh, ý chí, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta.
Đại hội XIII đã tổng kết thực tiễn của công cuộc đổi mới, nhất là trong 5 năm thực hiện các
nghị quyết của Đại hội XII, đồng thời rút ra 5 kinh nghiệm:
Một là, triển khai xây dựng và chỉnh đón Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và đội
ngũ cán bộ; kế thừa, phát triển và vận dụng sang tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh; xây dựng Đảng, nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; thúc đẩy công tác
đấu tranh phòng chống tham nhũng và lãng phí.
Hai là luôn quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong mọi công việc; thực sự tin tưởng, tôn
trọng và phát huy quyền làm chủ đất nước của nhân dân; cung cố và tăng cường lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ba là, lãnh đạo, phối hợp và triển khai các công việc với quyết tâm chính trị vững vàng, nỗ
lực to lớn và hành động mạnh mẽ, phát huy mọi nguồn lực, phát huy tính ưu việt của chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Bốn là, tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm sự phát triển hài hòa
giữa đổi mới kinh tế vói đổi mới chính trị, văn hóa và xã hội, sự phát triển hài hòa giữa tuân theo
quy luật thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa đọc lập tự chủ với hội nhập quốc tế…
Năm là, chủ động nghiên cứu và dự báo chính xác tình hình; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; hội nhập một cách tích cực, toàn diện và sâu rộng vào cộng
đồng quốc tế.

2.1.2. Những khó khăn còn tồn đọng


Một là, việc hoàn thiện thể chế; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; công
nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng;
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao như hàm lượng trí tuệ
trong ứng dụng sản xuất còn thấp, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động còn chiếm đa số, vai
trò Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu còn thấp…
Hai là, đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực
then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Lĩnh vực văn hóa, xã hội chưa có nhiều đột phá, hiệu
quả chưa cao. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
còn bất cập. Cụ thể như HDI Việt Nam có tăng nhưng vẫn tăng chậm và năm 2021 xếp thứ 7/11
quốc gia khu vực Đông Nam Á hay chỉ số hoạt động bảo vệ môi trường năm 2020 xếp hạng
141/180 quốc gia được đánh giá là tương đối thấp so với khu vực…
Ba là, các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn
một số hạn chế.
Bốn là, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa
được quan tâm phát huy đầy đủ. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp
ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới.

2.1.3. Những thách thức đặt ra đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay 
Báo cáo chính trị của Đại hội XIII đã chỉ ra một cách khách quan rằng Việt Nam vẫn phải đối
mặt với những vấn đề như chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, năng lực đổi mới công nghệ còn
yếu, môi trường thị trường và cơ sở hạ tầng còn cần phải cải thiện, vấn đề môi trường sinh thái
tương đối nghiêm trọng, thách thức và rủi ro trong công tác xây dựng Đảng…
Đại hội XIII đã đi sâu phân tích những nguy cơ và thách thức mà công tác xây dựng Đảng
phải đối mặt; lần lượt đưa ra những sắp xếp toàn diện và có hệ thống trong việc tăng cường xây
dựng chính trị, xây dựng tư tưởng, xây dựng đạo đức, xây dựng tổ chức và xây dựng cán bộ trong
Đảng; đặt việc xây dựng chính trị lên hàng đầu, kiên quyết ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức tác phong và hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng; tiếp tục
triển khai phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nỗ lực đào
tạo đội ngũ cán bộ các cấp, bao gồm cả cán bộ cấp chiến lược, phát huy vai trò gương mẫu của
người đứng đầu đơn vị, xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực nổi trội,
dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới; đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị ngày
càng tinh gọn, hiệu quả; tăng cường gắn bó mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân, dựa vào
nhân dân để đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng. Phòng, chống tham nhũng là một trong những điểm
nổi bật trong công tác của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, được đông đảo quần chúng
nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đại hội XIII đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống tham nhũng,
nhấn mạnh phải ngăn chặn hiện tượng tham nhũng, lãng phí bằng quyết tâm chính trị cao hơn và
hành động mạnh mẽ, triệt để và hiệu quả hơn, kiên trì nguyên tắc chống tham nhũng "không có
vùng cấm, không có ngoại lệ", nghiêm khắc trừng trị các cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật,
tăng cường kiểm soát và kiềm chế quyền lực, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham ô, lãng phí
và mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

2.2. Nhận thức của bản thân về sự cần thiết phải có của sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản với Cách mạng Việt Nam hôm nay
2.2.1. Phê phán các quan điểm xuyên tạc
Trong suốt quãng thời gian vừa qua, các thế lực thù địch luôn ra sức công kích, xuyên tạc các
nội dung, công tác xây dựng, chỉnh đốn của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cụ thể, chúng cho rằng:
“Đảng Cộng sản Việt Nam đã quá khôn ngoan khi đưa vấn đề xây dựng Đảng thành vấn đề then
chốt nhưng đó chỉ là kiểu “giật gấu vá vai”. Tình trạng này tất yếu sẽ khiến Đảng đổ vỡ và tan rã”.
Chúng hàm hồ dự đoán, tình hình sẽ ngày càng có nhiều sự phản ứng quyết liệt của nhân dân chống
lại Đảng. Những suy luận trên tuy vô căn cứ nhưng tiềm ẩn mối nguy hại về lòng tin và tình đoàn
kết, chúng không những xuyên tạc, phủ nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn góp phần
chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Các thế lực thù địch còn lợi dụng những điểm hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng
Đảng, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên; tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ thời gian qua trở
thành cái cớ không gì thuyết phục hơn để lăng mạ, xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ngoài ra, chúng còn ra sức tuyên truyền và cổ súy hành động “từ bỏ” Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ
suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản với một số thành phần đảng viên,
cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất và lên tiếng rêu rao “Đảng không còn là Đảng do Hồ Chí
Minh sáng lập, Đảng không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động, của dân tộc”.
Chúng tìm cách thổi phồng, bịa đặt, xuyên tạc đời tư của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, gieo rắc sự hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân về lòng trung thành, tinh thần tận tụy phục
vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những quan điểm ấy cho rằng lời
khẳng định của Đảng chỉ là cách Đảng “che mắt thế gian theo kiểu đánh ai và ai đánh?”, “ta đánh
mình, mình đánh ta”, hay “chỉ dám đánh con tôm, con tép thôi”… Đây là những luận điệu hết sức
thâm độc hòng gây mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đối với công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Không chỉ xuyên tạc, phủ nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, các thế lực thù
địch, cơ hội chính trị còn công kích tình trạng tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Từ
một số vụ việc tham nhũng trong thời gian gần đây, nhất là những vụ liên quan đến một số lãnh đạo
cấp cao, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã lấy hiện tượng quy chụp thành bản chất, cường
điệu hóa, suy diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản Việt Nam với một số
đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Họ đã lên tiếng rêu rao rằng “Đảng không còn
là Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc”. Tinh vi hơn và vượt qua cả giới hạn về đạo đức và pháp
luật, với chiêu bài “tung hô thần tượng”, các phần tử cơ hội chính trị đã lấy đạo đức, nhân cách của
Chủ tịch Hồ Chí Minh để chỉ trích Đảng vì đã “dung túng”, “bao che” cho cán bộ, đảng viên dẫn
đến tình trạng cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng.
Gần đây, khi Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII diễn ra, các thế lực thù địch lại được dịp lên
tiếng công kích, xuyên tạc về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng bằng những luận điệu mang tính
quy chụp, suy diễn vô căn cứ. Ngày 6/10/2021, trên trang VOA giật tít dòng chữ: “Điều quan tâm
duy nhất là sự sống còn của đảng, của chế độ”. Họ xuyên tạc rằng, đang trong thời điểm dịch bệnh
phức tạp, người lao động ở các tỉnh phía Nam rơi vào cảnh khó khăn do COVID-19 nhưng Trung
ương lại tổ chức “họp trong phòng lạnh” để tung hô, khen ngợi các thành tích “vinh quang thuộc về
Đảng”, còn “đau thương trút lên đầu nhân dân”. Thậm chí họ còn vu cáo rằng “Đảng không bận tâm
về hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 mà chỉ quan tâm làm sao để Đảng “muôn năm trường
trị”.
Những luận điệu xuyên tạc trên vẫn là trò “rượu cũ bình mới” nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo
của Đảng. Vẫn là những quan điểm dân túy thường thấy, các thế lực phản động, cơ hội chính trị lấy
danh nghĩa đứng về phía nhân dân để chỉ trích Đảng và Nhà nước nhằm kích động một bộ phận
nhân dân chống lại những quy định của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch. Mục đích sâu
xa của chiêu bài này là bẻ lái dư luận, phủ nhận chế độ của ta, từ đó ca ngợi, cổ xúy, hướng lái theo
cái họ gọi là giá trị xã hội phương Tây. Bên cạnh đó, thông qua việc bóp méo tình hình Việt Nam,
các thế lực thù địch cũng cố tình xuyên tạc bản chất ưu việt, nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta đang xây dựng.

2.2.2. Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là cần thiết
Chúng ta nhận thấy lịch sử cách mạng Việt Nam cận đại, hiện đại đã chứng minh: không có
một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực
tế trong quá trình đấu tranh giai cấp và giữ chính quyền, có những lực lượng chính trị tham gia cùng
Đảng, nhưng khi khó khăn thì họ đều chùn bước hết. Riêng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là
trung thành với lợi ích của giai cấp vô sản, của dân tộc sẵn sàng chiến đấu vì lợi ích đó.
Cần khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội với vai trò là
một đảng duy nhất cầm quyền, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, chịu sự giám sát
của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về quyết định của mình. Là đảng duy nhất cầm
quyền, nhưng Đảng ta không cho phép ai đứng trên pháp luật, đứng ngoài Hiến pháp, các tổ chức
đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Việc xử lý cán bộ, đảng viên,
kể cả cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước thời gian qua đã cho thấy không có “ngoại lệ”, “vùng
cấm”, Đảng luôn đặt mình trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội được
khẳng định ở sự tiêu biểu về trí tuệ, năng lực lãnh đạo của Đảng đã đem lại độc lập, tự do, hạnh
phúc cho Nhân dân. Đảng luôn bám sát thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan, tiếp thu ý kiến của
Nhân dân để hoàn thiện đường lối và phương pháp lãnh đạo của mình. Điều này thể hiện khi xây
dựng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nhất là khi chuẩn bị Đại hội Đảng, Đảng luôn tổ chức cho
Nhân dân thảo luận, góp ý xây dựng văn kiện của Đảng, các ý kiến góp ý được tổng hợp, chắt lọc,
tiếp thu, làm cho các Nghị quyết của Đảng trở thành sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn
dân, phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Điều này khẳng định không có sự
“mất dân chủ”, “độc tôn, độc tài” như các đối tượng thù địch rêu rao.
Sự lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hiện nay đã đưa
đất nước ta đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, tạo ra “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như
ngày nay” chính là minh chứng bác bỏ các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch hòng phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội, đồng thời chứng minh tính đúng đắn và
tuyệt đối trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta.

2.2.3. Trách nhiệm trong việc bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:
* Đoàn viên:
Mỗi đoàn viên gương mẫu chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chấp hành điều lệ, các Nghị quyết của
Đoàn, sinh hoạt và đóng đoàn phí đúng qui định. Đặc biệt mỗi đoàn viên thanh niên cần nỗ lực học
tập, rèn luyện tham gia hưởng ứng cuộc vận động: “Đoàn viên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam”, góp phần quan trọng vào chủ trương liên tục bổ sung lực lượng trẻ có chất
lượng cao cho Đảng.
* Đảng viên:
- Nhận thức đầy đủ, sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đó là nền tảng tinh thần của xã hội; kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết TW 4 khoá
(XI, XII), Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng
viên; tự giác tu dưỡng rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, trau dồi đạo đức cách mạng.
- Tích cực đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng;
đồng thời luôn tỉnh táo, cảnh giác, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn có
hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, những phần
tử cơ hội chính trị, những phần tử bất mãn. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tỉnh
táo, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phát ngôn, chia sẻ nhận định, đánh giá về vấn đề, sự kiện,
hiện tượng nào đó.
- Chú trọng nâng cao ý thức tự giác, kỷ luật trong khi tiếp xúc thông tin; nắm vững và chấp
hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin theo quy định của Hiến pháp,
Luật Tiếp cận thông tin và Luật An ninh mạng. Khi tham gia mạng xã hội cần nghiêm túc
thực hiện điều lệ và quy định kỷ luật của Ðảng, của tổ chức mà mình là thành viên, đồng
thời thể hiện là công dân gương mẫu.
- Nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng còn xuất phát
từ những hành động cụ thể gắn với công việc, cuộc sống hằng ngày; không xa hoa, lãng phí,
không gây mất đoàn kết nội bộ. Tăng cường đăng tải những thông tin chính thống, lan tỏa
những thông điệp tốt đẹp mỗi ngày, đồng thời phản biện lại những thông tin sai trái, phiến
diện của các thế lực thù địch trên không gian mạng.
Là đoàn viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng em sẽ chấp hành đúng đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền, chấp hành điều lệ, các Nghị quyết của Đoàn, tham
gia xây dựng và bảo vệ Đảng, sinh hoạt và đóng đoàn phí đúng qui định. Chúng em sẽ nỗ lực học
tập, rèn luyện bản thân phấn đấu trở thành Đảng viên để góp phần xây dựng và bảo vệ Đảng vững
mạnh. Ngoài ra, chúng em sẽ tuyên truyền cho mọi người biết đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta, cùng nhau chống lại những thế lực thù địch, ngăn chặn các luận điệu xuyên tạc, nói xấu
Đảng và nhà Nước.
( Nói thêm cái chi thực tiễn hơn nhá:
- Với trách nhiệm của công dân: thực hiện đúng chủ trương đường lối chính sách, tỉnh
táo chọn lọc và bác bỏ luận điểm sai trái, tin vào sự lãnh đạp của Đảng. Hoàn thành
trách nhiệm công dân là điều cơ bản nhất thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
và thể hiện vai trò của mình trong đời sống chính trị xã hội.
- Với trách nhiệm Đoàn viên: chấp hành đường lối, chính sách, rèn luyện đạo đức,
năng lực,nỗ lực phấn đầu thành đảng viên,……. Hoàn thành trách nhiệm Đoàn viên và
phấn đấu trở thành Đảng viên là mục tiêu, là lý tưởng và là động lực phấn đấu,
………….
- Với trách nhiệm của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc Dân: nỗ lực học tập, trau
dồi tri thức, năng lực bản thân, rèn luyện đạo đức để là công dân thế hệ mới, đảng viên
năng động. Có năng lực tốt và phẩm chất chính trị vững vàng, tham gia xây dựng đất
nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh.

You might also like