You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Khoa Hóa Học

Người thực hiện: Nguyễn Duy Đức Anh


Mã sinh viên : 20001666
Lớp : K65 Hóa Dược 1 CLC
Môn học : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

-------⁕⁕⁕⁕⁕------
Câu 1:
“Đảng có vững cách mệnh mới thành công. Cũng như người cầm lái
có vững thuyền mới chạy”(1). Đây là câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh
trong tác phẩm “ Đường Kách mệnh” vào năm 1927. Ta thấy câu nói của
Người rất có ý nghĩa, nhất là trong công cuộc lãnh đạo của Đảng giành chính
quyền trong những năm 1930 - 1945. Câu nói của Người đã chứng minh
được việc vì sao Đảng có thể trong thời gian ngắn tiến hành giành lấy chính
quyền từ tay thực dân đế quốc xâm lược, nhờ đó mà tạo nên cách mạng
tháng Tám thắng lợi.
Để có thể xây vững nên một Đảng vững mạnh trong những năm
1930-1945, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và ban lãnh đạo của Đảng đã tạo nên
các yếu tố cấu thành Đảng thật sự phù hợp với tình hình trong nước và quốc
tế. Đầu tiên, trong hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày
23/12/1929, đã bàn và thành lập lên hệ thống tổ chức của Đảng là các đại
biểu phải về nước và thành lập một Trung ương lâm thời để lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, cũng với đó là bộ máy tổ chức Đảng từ chi bộ, huyện bộ,
thị bộ hay khu bộ, tỉnh bộ, thành bộ hoặc đặc biệt bộ và Trung ương. Sau đó,
cũng chính trong hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc ấy vẫn là Nguyễn
Ái Quốc đã đưa ra bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Bản Cương
lĩnh chính trị trên đã góp phần tạo nên các cơ sở bước đầu để xây dựng nên
một Đảng vững mạnh, bắt đầu từ các bước xây tư tưởng, chính trị và xã hội.
Thứ nhất, là đường lối tư tưởng của cách mạng Việt Nam “ chủ trương làm

1
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng
sản “(2). Thứ hai là xác định nhiệm vụ của Đảng và cách mạng là chống đế
quốc và chống phong kiến để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân
cày, trong đó chống đế quốc và giành độc lập cho dân tộc được đặt lên hàng
đầu. Thứ ba là nêu cao tinh thần quốc tế, như vậy ngay sau thành lập, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã nêu cao chủ nghĩa quốc tế và mang bản chất quốc tế
của giai cấp công nhân. Cuối cùng, bản Cương lĩnh trên đã xác định vai trò
lãnh đạo của Đảng là:“Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu
phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình
lãnh đạo được dân chúng”(3). “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô
sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực
lãnh đạo quần chúng”(4).
Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi được sinh ra đã phải trải qua liên
tiếp các biến đổi không hề nhỏ về cơ cấu và tổ chức để có thể đi đến cách
mạng thành công, tiêu biểu trong giai đoạn 1930-1945 này là cách mạng
tháng Tám thắng lợi. Ta sẽ cùng xem xem ban lãnh đạo Đảng đã đưa ra
những giải pháp và chiến lược nhuư thế nào để có thể khiến Đảng vững
mạnh hơn và từ đó gồng gánh con thuyền cách mạng thành công trong
những năm 1930-1945. Đầu tiên phải kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1929-1933 ảnh hưởng lớn đến các nước thuộc địa và phụ thuộc. Trong thời
gian này, thực dân Pháp đàn áp mạnh mẽ cuộc khởi nghĩa Yên Bái(2/1930).
Vì vậy, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp và tay sai càng
trở nên gay gắt. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với hệ thống tổ chức thống
nhất và cương lĩnh chính trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với
cách mạng Việt Nam đã “lãnh đạo ngay cuộc đấu tranh kịch liệt chống thực
dân Pháp”(5). Tháng 9/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng gửi thông tri

2
cho Xứ ủy Trung Kỳ vạch rõ chủ trương bạo động riêng lẻ trong một số địa
phương là quá sớm vì chưa đủ điều kiện. Từ đây, ta thấy được cách chỉ đạo
cách mạng rất tài tình của ban lãnh đạo Đảng.Và thấy được trách nhiệm của
Đảng là phải tổ chức quần chúng chống khủng bố, giữ vững lực lượng cách
mạng. Tuy nhiên, cuối năm 1930, là lúc Đảng gặp khó khăn khi thực dân
Pháp tập trung lực lượng đàn áp khốc liệt, kết hợp với những thủ đoạn chính
trị như cưỡng bức dân cày ra đầu thú, nhận thẻ quy thuận. Đầu năm 1931,
hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, thanh niên yêu nước bị bắt, giết, tù đày. Tháng
4/1931, toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị bắt, không còn lại một
ủy viên nào(6). Tuy phong trào cách mạng 1930-1931 tổn thất nặng nề
nhưng có ý nghĩa lịch sử quan trọng: “khẳng định trong thực tế quyền lãnh
đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng
ta; ở chỗ nó đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản,
đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông lòng tự tin ở sức lực
cách mạng vĩ đại của mình...”(7). Đồng thời, nó cũng để lại nhiều kinh
nghiệm quý cho Đảng về kết hợp hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến.
Giai đoạn tiếp theo trên chứng kiến việc đổi tên từ Đảng Cộng sản
Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và thông qua Luận cương
chính trị của Đảng. Luận cương này đã khẳng định vai trò và vị trí của Đảng
trong cuộc đấu tranh giai cấp. Những hạn chế của Đảng trong Luận cương
này còn kéo dài đến nhiều năm sau. Tháng 10/1930, Đảng có chủ trương
mới. Ngày 18/11/1930, Thường vụ Trung ương Đảng ban hành chỉ thị thành
lập hội Phản đế đồng minh. Tháng 5/1931, Thường vụ Trung ương Đảng
nghiêm khắc phê bình chủ trương sai lầm của xứ ủy Trung Kỳ và vạch ra
phương hướng xây dựng Đảng. Chương trình hành động của Đảng Cộng
sản Đông Dương (15/6/1932) vạch ra nhiệm vụ đấu tranh trước mắt để khôi
phục hệ thốhg tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng, đặc biệt cần phải
“gây dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vững
như đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giai
cấp chiến đấu”(8).

3
Đảng còn được củng cố thêm mạnh hơn như vào năm 1934, theo sự chỉ
đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban Chỉ huy ở ngoài Đảng Cộng sản Đông
Dương được thành lập để lãnh đạo, chỉ huy phong trào trong nước như chức
năng , trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương. Đầu năm 1935, hệ thống
tổ chức của Đảng được phục hồi. Đó là cơ sở để tiến tới Đại hội Đại biểu lần
thứ nhất của Đảng. Đại hội lần thứ I đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức
của Đảng và phong trào cách mạng quần chúng, tạo điều kiện để bước vào
một cao trào cách mạng mới.
Đảng còn thể hiện nhiều hơn trong phong trào dân chủ 1936-1939.
Tiêu biểu như hai Hội nghị lần thứ ba và lần thứ tư của Đảng đã chuyển
mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động của quần chúng. Đảng
đã khắc phục được những hạn chế của Luận cương chính trị năm 1930 nhờ
văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới(10/1936). Đảng lãnh đạo cuộc
vận động dân chủ trên quy mô rộng lớn. Đảng còn phát động phong trào đấu
tranh công khai quần chúng, mở đầu bằng cuộc vận động lập Ủy ban trù bị
Đông Dương đại hội. Đảng tạo ra các cuốn sách xuất bản như Vấn đề dân
cày và chủ nghĩa Macxit phổ thông để truyền bá tư tưởng Mác Lê-nin. Năm
1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ xuất bản cuốn sách Tự chỉ trích, là tác
phẩm có ý nghĩa lý luận thực tiễn về xây dựng Đảng, tự phê bình, nâng cao
năng lực lãnh đạo và bản cht cách mạng của Đảng. Uy tín và sức ảnh hưởng
của Đảng tăng lên , có nhiều người gia nhập hơn. Qua phong trào giai đoạn
1936-1939, Đảng đã rút ra nhiều kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lược. Nhờ đó
mà chuẩn bị cho thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám sau này.
Sự thể hiện hoàn toàn trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945
của Đảng về toàn diện các mặt. Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng
(11/1939) đã đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử , đưa nhân dân bước
vào thời kỳ trực tiếp vận động giải phóng dân tộc. Tháng 5/1941, Nguyễn Ái
Quốc chủ trì hội nghị thứ 8 Ban Chấp hành TW Đảng, hội nghị đã nêu ra
khẩu hiệu : Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập,
hoãn cách mạng ruộng đất

4
Ngày 25/10/1941, Việt Minh công bố tuyên ngôn, nêu rõ: “Việt Nam
độc lập đồng minh(Việt Minh) ra đời. Đảng tích cực chăm lo xây dựng Đảng
và củng cố tổ chức, mở lớp đào tạo cán bộ chính trị ,..., nhiều cán bộ trong
các nhà tù tham gia lãnh đạo phong trào. Ngoài ra, Đảng còn vận động một
số trí thức yêu nước tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam. Thêm nữa , Đảng
còn tăng cường vận động binh lính người Việt và người Pháp và chú trọng
lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Ngoài ra, Đảng bộ ở các địa
phương còn đấu tranh bắt lính, bắt phu chống cướp tài sản nhân dân. Và lập
các đội tiểu du kích để sẵn sàng phát động khởi nghĩa khi có thời cơ. Đảng
còn lập ra Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân theo chỉ thị của lãnh
tụ Hồ Chí Minh. Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ TW Đảng ra chỉ thị Nhật-
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Bản chỉ thị thể hiện sự lãnh đạo
kiên quyết, kịp thời của Đảng. Nó còn là kim chỉ nam cho mọi hành động
của Đảng và Việt Minh trong cao trào chống Nhật và có ý nghĩa thắng lợi
đối với cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 13/8/1945 Đảng và Việt
Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa tòa quốc và 23 giờ cùng ngày thì ủy ban
phát đi lệnh tổng khởi nghĩa toàn quốc. Cách mạng tháng 8 thắng lợi. Ngày
2/9, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cuối cùng, ta thấy được Đảng Cộng sản Đông
Dương đóng vai trò tổ chức và lãnh đạo cách mạng. Đảng có đường lối
chính trị đúng đắn , phương pháp cách mạng sáng tạo, dày dặn kinh nghiệm
đấu tranh, bắt rễ sâu trong quần chúng, đoàn kết và thống nhất , quyết tâm
lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.
Giờ đây, ta hiểu được câu nói luận điểm trong tác phẩm Đường Kách
Mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đúng là phải có người cầm chèo vững thì
thuyền mới có thể chạy. Một câu nói thâm thúy biết bao điều của Người đã
làm tôi cảm tháy bồi hồi nhớ về thời kháng chiến - nơi mà những trí tuệ đã
trở thành bất hủ.

5
Câu 2:
Sau khi nghe xong chương trình Đối diện: Chống “ nhạt Đảng, khô Đoàn”, ta
thấy được sự phát triển nhận thức của thanh niên đối với những hoạt động Đảng và
Đoàn có những sự khác biệt nhất định. Sự khác biệt đó được thể hiện như thế nào ?
Chúng ta hãy cùng xem xem sự khác biệt đó như thế nào và ảnh hưởng của nó đến xã
hội Việt Nam lúc chiến tranh và lúc hòa bình.
Thanh niên là lớp người kế cận, tương lai của đất nước. Vai trò và những đóng
góp của thanh niên được thể hiện rất rõ trong các lĩnh vực, thời kỳ. Đầu tiên là thanh
niên trong thời chiến, ta có thể thấy được là họ hăng say lên đường nhập ngũ, tham gia
kháng chiến chống giặc xâm lược. Tư tưởng của họ thấm nhuần lời dạy của các bậc
cha ông đi trước là phải giành độc lập cho nước nhà. Họ có ý chí sắt đá không lùi
bước, không ngại hiểm nguy, dù gian nan không sợ vẫn tiến lên. Có những bộ phận
chiến sĩ đã trở thành tượng đài bất tử trong lòng nhân dân như anh hùng: Võ Thị Sáu,
Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót,... Có những con người thanh niên khi đứng ra pháp
trường vẫn không sợ chết mà kêu lên hai tiếng Việt Nam như: Nguyễn Văn Trỗi,.....
Họ còn là những chiến sĩ dám hi sinh thân mình cho đồng đội tiến lên giết địch. Thanh
niên Việt Nam trong thời chiến trông thật oai hùng. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng trong
thời chiến có những thanh niên có ý chí kiên cường mà lại không có những con người
có thiếu ý chí dân tộc. Họ có thể là những con người có biểu hiện lệch lạc từ giả vờ
bệnh để không bị ra nhập ngũ đến quá đáng hơn là đầu hàng địch để rồi hại đồng đội.
Có những người chỉ tham gia nhập ngũ vì ý chí nhất thời nhưng rồi lại dễ dàng bán đi
những người đồng đội rơi vào tay địch chỉ là do lý do là chịu không nổi một cuộc tra
tấn nào đó. Sự quá đáng ấy tuy chỉ là một phần nhỏ trong cuộc kháng chiến chống
thực dân đế quốc nhưng lại là cả một mầm nguy của cả dân tộc. Điều đó nói lên sự
thiếu chín chắn, thiếu ý chí dân tộc của họ. Nhưng một điều có thể khẳng định, trước
đây hay hiện nay, những thanh niên có lối sống lệch lạc chỉ là số nhỏ, còn đại đa số
thanh niên vẫn rất trách nhiệm với cuộc sống, xã hội và luôn hướng đến những giá trị
tốt đẹp.
Thanh niên thời chiến đã vậy thì thanh niên thời bình chắc sẽ càng mất ý chí
hơn. Vì sống trong hòa bình, người thanh niên Việt Nam dễ mất đi bản lĩnh và sống
thực dụng hơn.

6
Họ không biết phải làm thế nào để gìn giữ bảo vệ Tổ quốc mà dễ mất đi ý chí và dễ sai
vào các đường tội lỗi như ma túy, các chất gây nghiện,..... Nhận thức của nhiều bộ
phận giới trẻ hiện nay càng đặt ra nhiều lo lắng hơn bao giờ hết, chính là bởi tình trạng
vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội trong thanh, thiếu niên càng ngày càng
tăng. Khoảng thời gian qua, trong các quán bar, karaoke đã phát hiện bắt giữ nhiều
thanh niên tàng trữ, buôn bán, sử dụng ma túy trái phép. Ở nhiều địa phương xuất hiện
những thanh niên lười lao động, thích đua đòi, chơi bời đã tập hợp thành băng nhóm đi
cướp giật, bảo kê và thậm chí sẵn sàng giết người,.... Còn trên mạng xã hội, có những
thanh niên đăng tải những thông tin thất thiệt, ăn nói tục tĩu, kích động bạo lực, cổ vũ
cho lối sống thực dụng, hưởng thụ. Điều đáng báo động và lo lắng hơn là một số bạn
trẻ lại tung hô, xem những thanh niên quậy phá, có hành vi ngổ ngáo như những thần
tượng để hướng đến, tiêu biểu có thể kể đến như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng,...
Càng đáng lo hơn khi hiện nay, có những thanh niên đã xét lại lịch sử, quay
lưng phủ nhận những kết quả, thành tựu của đất nước đã đạt được. Đáng buồn khi có
những thanh niên quên đi sự gian khổ, hy sinh của bao lớp người đi trước, trong đó có
cả cha, ông mình. Đây chính là sự thể hiện cho suy nghĩ, lối sống “nhạt Đảng, khô
Đoàn, xa rời chính trị”. Cũng do phai nhạt lý tưởng cách mạng mà có những người trẻ
còn a dua, phụ họa theo những quan điểm lệch lạc, “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai
không dám đấu tranh”,... Không những thế, thời gian qua, có những bạn trẻ do có
những suy nghĩ, lối sống, nhận thức lệch lạc đó đã bị các thế lực phản động, thù địch
lôi kéo, kích động tham gia chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta
đã lựa chọn. Thế lực thù địch có thể ở khắp mọi nơi vì vậy chúng ta cầ cảnh giác để
không bị lôi kéo theo những hành vi chống Nhà nước, chống chính quyền. Nhiều trang
báo mạng còn lệch lạc đưa nhưng thông tin lệch lạc, cố ý gộp chung tất cả thanh niên
Việt Nam ở nước ngoài đều bị quên đất nước, trong khi có rất nhiều thanh niên Việt
Nam sống bên nước ngoài có tinh thần yêu nước rất lớn. Họ nhận thức được bẩn thân
họ cần làm gì và sẵn sàng giúp đỡ phát triển đất nước như tạo ra các lớp học A.I,....

7
Từ những vấn đề trên, vấn đề đặt ra là phải tăng “sức đề kháng” cho Đoàn và
thanh niên. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó tổ chức Đoàn đóng vai
trò rất quan trọng. Phải nhìn nhận rằng, những năm gần đây, Đoàn có nhiều tiến bộ
trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống văn hóa được tăng cường. Thanh niên luôn được tạo điều kiện học
tập, lao động, tạo môi trường để rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Thành tích của
thế hệ trẻ Việt Nam và Đoàn là rất to lớn và đáng tự hào. Một số thanh niên ưu tú và
xuất sắc được cử ra nước ngoài rèn luyện để trở về xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, một số hoạt động của Đoàn còn nặng về bề nổi, dàn trải và hình
thức. Một số phong trào chỉ thu hút được thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu
tính bền vững,... Thực tế, tại một số nơi, đoàn viên rất ít khi tham gia sinh hoạt, các
hoạt động phong trào. Việc giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, truyền thống cách
mạng cho Đoàn và thanh niên chưa thường xuyên. Việc giáo dục cần cải thiện hơn,
đáp ứng được những điều cần có của một chương trình huấn luyện thanh niên lâu dài.
Để tránh tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” cần phải đổi mới và tăng
cường tuyên truyền, giáo dục Đoàn và thanh niên sống có lý tưởng, có trách nhiệm với
cộng đồng, đất nước. Tổ chức Đoàn cần chủ động, đấu tranh với các luận điệu sai trái,
phản động và khuyến cáo trong Đoàn và thanh niên về những âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch để cảnh giác. Đồng thời, các cấp, các ngành, nhất là các cấp bộ
Đoàn cần có nhiều giải pháp, sáng tạo trong hoạt động, phong trào để thu hút, tập hợp
được thanh niên tham gia.
Qua chương trình Đối diện: Chống “ nhạt Đảng, khô Đoàn”, ta đã rút ra được
những kinh nghiệm của các bậc thanh niên đi trước trong quá khứ, làm như thế nào để
giữ vững tinh thần dân tộc, và làm sao để chống” nhạt Đảng, khô Đoàn”.Từ đó, thanh
niên chúng ta sẽ bước tiếp trên con đường phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

8
Nguồn tra cứu:
(1) : Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.
289.
(2) : Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đẳng toàn tập, Sđd, t.2, tr.2.
(3) : Đảng Cộng sản Việt Nam: Vần kiện Đẳng toàn tập, Sđd, t.2, tr.4, 6.
(4) : Đảng Cộng sản Việt Nam: Vần kiện Đẳng toàn tập, Sđd, t.2, tr.4, 6.
(5) : Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.20
(6) : Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.6, tr.332
(7) : Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đẳng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã
hội, tiên lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.38-39.
(8) : Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đẳng toàn tập, Sđd, t.4, tr.14.

9
Mục lục:
Câu 1......................................T1-T5
Câu 2.......................................T6-T8

Nguồn tra cứu.............................T9


Mục lục......................................T10

10

You might also like