You are on page 1of 4

I/ BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM 

(1939-1945)

1.1 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (1/9/1939-2/9/19450)


Ngày 1-9-1939, phátxít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp tuyên
chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chiến tranh thể giới thứ hai
đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông Dương và Việt Nam. Ngày 28-9-
1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm
lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài
vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các
tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông
người. 

1.2 Thực dân Pháp thực chính sách cai trị thời chiến


Ở Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn.
Chúng phátxít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của
nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Một số
quyền tự do, dân chủ đã giành được trong thời kỳ 1936-1939 bị thủ tiêu. Toàn
quyền Pháp ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, đóng cửa các tờ báo và nhà
sản xuất, cấm hội họp và tụ tập đông người. Chúng ban bố lệnh  tổng động viện,
thực hiện chính sách "kinh tế chỉ huy" nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức
của để phục vụ chiến tranh. Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia
đỡ đạn. Là thuộc địa đem lại lợi ích kinh tế hàng đầu cho Pháp, trong chiến
tranh, Đông Dương càng bị thực dân Pháp bóc lột ghê gớm.

1.3 Chính sách bóc lột của Pháp - Nhật

Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940 phátxít Nhật đã tiến vào Lạng sơn
và đổ bộ vào Hải Phòng, mục đích xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ
đánh Đồng Minh. Do thua trong chiến tranh thế giới thứ hai và đang bị kiểm
soát bởi phát xít Đức. Pháp lo lắng sẽ bị hất cảng ra khỏi Đông Dương vì lực
lựong đang suy thoái. Thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước
Nhật, nhanh chóng bắt tay với Nhật và nhuờng lại bộ máy thống trị cho Nhật.
Từ dó, nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật.

Chính sách bóc lột đến cùng cực của Pháp và Nhật (cuối năm 1944 -1945 có
hơn 2 triệu đồng bào nhân dân ta chết đói). Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam
với đế quốc Pháp - Nhật, giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng gay
gắt. Toàn thể nhân dân Việt Nam sẵn sàng đứng lên giành độc lập, tự do dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

II. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của
Đảng

Trước sự chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng liên tiếp mở các cuộc hội nghị nhằm hoạch định chủ trương
và nhiệm vụ cách mạng. Những quan điểm, chủ trương mới của Đảng được thể
hiện tập trung tại hai hội nghị: Hội nghị trung ương lần thứ sáu (11/1939), Hội
nghị trung ương lần thứ tám (5/1941). Qua hai hội nghị, Đảng đã xác định sự
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược các mạng như sau:

Một là, đưa ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 

Tại Hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương (11/1939) họp ở Bà Điểm
(Hóc Môn - Gia Định), Đảng ta khẳng định, cách mạng Đông Dương là tiếp tục
thực hiện hai nhiệm vụ chống đế quốc và cách mạng rộng đất. Tới Hội nghị lần
thứ tám ban chấp hành trung ương (5/1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng), Đảng
chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư
sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa
nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải
phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một
cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”. Hội nghị nhất trí giương cao hơn nữa ngọn
cờ giải phóng dân tộc và nhận định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc
này là Phát xít Nhật – Pháp và các lực lượng phản cách mạng, tay sai của chúng
ở Đông Dương.

Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này, Ban Chấp hành
Trung ương quyết định tạm gác lại khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất
cho dân cày", thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt
Nan cho dân cày nghèo", "Chia lại ruộng đất công cho công bằng và giảm tô,
giảm tức"...

Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết tập hợp
lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.

Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo trong cả nước, Ban Chấp hành Trung
ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt
Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; đổi tên các
Hội phản đế thành Hội cứu quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc,
Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Thiếu niên cứu
quốc…) để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành
phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.

Ba là, đặt công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang làm nhiệm vụ trung
tâm của cách mạng Đông Dương. 

Trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân ta tập trung
đấu tranh chính trị đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Tuy nhiên, trước bối cảnh
lịch sử là tình hình thế giới và trong nước có sự chuyển biến hết sức mau lẹ từ
sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tại Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941),
Đảng ta chỉ ra rằng: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc
khởi nghĩa võ trang”. Hội nghị đã phân tích kỹ những điều kiện khách quan và
chủ quan thuận lợi cho cuộc tổng khởi nghĩa, dự đoán sự phát triển mau lẹ của
tình hình, đồng thời nhấn mạnh không được ỷ lại vào những điều kiện bên
ngoài.

Thực hiện những chủ trương được xác định từ Hội nghị lần thứ tám BCHTW
(5/1941), ta đã gấp rút chuẩn bị các điều kiện lực lượng tiến tới thành lập đội
quân vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam (Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân) ra đời ngày 22/12/1944. 

Bốn  là  chuyển  hướng  công  tác  xây  dựng  Đảng.

Tại Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941), Đảng ta đã nhận định về công tác
xây dựng Đảng: đội ngũ cán bộ chỉ đạo, cán bộ chuyên môn, đảng viên còn
thiếu nhiều, xuất thân trong thành phần vô sản trong Đảng còn ít; hệ thống tổ
chức của Đảng tuy đã phát triển nhưng chưa vững chắc, hoạt động thiếu tính
thống nhất, bí mật, trong khi chính quyền đế quốc phát xít và tay sai tìm mọi
cách tìm diệt cán bộ, đảng viên, phá tan tổ chức của Đảng. Nếu không kịp thời
chỉ đạo chuyển hướng công tác xây dựng Đảng theo đòi hỏi của tình hình, thì
chẳng những sức mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng bị ngưng trệ, mà phong
trào cách mạng khó có thể phát triển giành thắng lợi. Vì vậy, việc đào tạo cán
bộ trở thành nhiệm vụ cấp bách, không thể chậm trễ, phải chú ý đến đào tạo cán
bộ xuất thân từ thành phần vô sản đưa vào Đảng, phải lấy vận động công nhân
làm công việc đầu tiên trong công tác tổ chức quần chúng.

III. Ý NGHĨA CỦA SỰ CHUYỂN HƯỚNG


Sau Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (tháng 5-1941), Nguyễn
Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp
— Nhật. Người nhấn mạnh: " Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao
hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian
đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng".

Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân
tộc – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên
trong lịch sử, nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ vận
mệnh mình. Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành đảng cầm quyền.
Nước ta từ nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành nước độc lập dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhờ vào sự sáng suốt, nhạy bén trong lãnh đạo và
chỉ đạo cách mạng đúng đắn của Đãng đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân,
phát huy tiềm năng và sức mạnh dân tộc.

You might also like