You are on page 1of 4

Chương 3: Chiến lược đối ngoại của Liên Xô trong Chiến tranh

lạnh.
I. Đối với Mỹ1
- Kết thúc Thế chiến II là sự chia rẽ trở lại giữa hai quốc gia. Sự mở rộng ảnh hưởng của chủ
nghĩa cộng sản tại Đông Âu sau thất bại của Đức khiến cho các nền kinh tế thị trường tự do
ở phương Tây lo lắng, cụ thể là Hoa Kỳ, quốc gia đã thiết lập nên sự chi phối về mặt kinh tế
và chính trị của mình tại Tây Âu. Hai quốc gia ủng hộ hai ý thức hệ chính trị và kinh tế trái
ngược nhau và cạnh tranh sự ảnh hưởng quốc tế của mình trên những lĩnh vực này. Điều
này đã làm kéo dài một cuộc đấu tranh kinh tế, ý thức hệ và địa chính trị—bắt đầu từ khi
Học thuyết Truman được đưa ra vào ngày 12 tháng 3 năm 1947 tới tận khi Liên Xô tan rã
vào ngày 26 tháng 12 năm 1991—được gọi là Chiến tranh Lạnh, một thời kỳ kéo dài gần 45
năm.
Liên Xô thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của nước này vào năm 1949, kết thúc thế độc
nhất của Hoa Kỳ trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ và Liên Xô tham gia vào một cuộc
đua vũ trang kéo dài cho tới khi Liên Xô tan rã. Andrei Gromyko là Ngoại trưởng Liên Xô, và
cũng là người giữ chức ngoại trưởng lâu nhất trên thế giới.
Sau khi Đức thua trận, Hoa Kỳ muốn giúp đỡ về kinh tế cho các đồng minh Tây Âu bằng Kế
hoạch Marshall. Hoa Kỳ cũng mở rộng Kế hoách Marshall cho Liên Xô, nhưng với những
điều khoản như vậy, người Mỹ biết Liên Xô sẽ không bao giờ chấp nhận cái mà chính quyền
Xô viết coi là một nền dân chủ của giai cấp tư sản, trái với những đặc trưng của chủ nghĩa
cộng sản Stalin. Với tầm ảnh hưởng đang phát triển của mình ở Đông Âu, Liên Xô muốn
chống lại điều này bằng việc thành lập Hội đồng Tương trợ Kinh tế vào năm 1949, về cơ bản
cũng giống như Kế hoạch Marshall của Mỹ, mặc dù đây giống như một thỏa thuận hợp tác
kinh tế hơn là một kế hoạch tái thiết rõ ràng. Hoa Kỳ và các đồng minh Tây Âu muốn thắt
chặt mối quan hệ với nhau và cản trở Liên Xô. Nỗ lực tiêu biểu nhất là việc thành lập NATO,
về cơ bản là một thỏa thuận quân sự. Liên Xô đáp trả bằng việc lập Khối Warszawa, với kết
quả tương tự như Khối phía Đông.

II. Đối với Trung Quốc2


1
Nguồn
2
Nguồn
- Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, mối quan hệ giữa hai cường quốc cộ ng sản này thực tế
đầy sóng gió do các mâu thuẫn về tư tưởng và chính sách.
Ở bối cảnh đó, Việt Nam trở thành vấn đề gây ảnh hưởng giữa hai cường quốc này.
Ngay từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, liên minh Trung Quốc
– Liên Xô đã có những chia rẽ mà đã tác độ ng đến hệ tư tưởng, chính sách và chiến lược
của cả hai nước trong thời chiến tranh Lạnh. Các quyền lợi quốc gia và quan niệm về an
ninh bị định hình bởi quan niệm của lãnh tụ hai nước về cách thức mỗi nước có thể tồn tại
trong môi trường toàn cầu khi ấy. Trong hoàn cảnh này, cuộ c chiến Việt Nam là chỉ dấu đo
đạc mang tính quyết định.

Trong mùa đông 1949-50, khi Stalin và Mao Trạch Đông thương lượng Hiệp ước Trung – Xô,
hai người đồng ý việc chia sẻ nhiệm vụ. Đông Dương và Đông Nam Á nằm ngoài quyền lợi
của Liên Xô và vì thế trở thành ‘sân chơi’ của Trung Quốc. Khi ông Hồ Chí Minh, trong
chuyến thăm Bắc Kinh và Moscow tháng Giêng – Hai 1950, yêu cầu sự hỗ trợ cho cuộ c đấu
tranh chống Pháp, Stalin nói ông Hồ hãy nói chuyện với Trung Quốc. Các bằng chứng mới từ
văn khố Trung Quốc cho thấy Stalin khi đó bác bỏ sự dính líu tới Triều Tiên và Đông Dương.

III. Đối với Việt Nam3


- Theo đánh giá của một số học giả nước ngoài, nhìn chung sự giúp đỡ của Liên Xô đối với
Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thể hiện một số khía cạnh chủ yếu sau đây.
3
Nguồn
Thứ nhất, mặc dù giúp đỡ Việt Nam, Liên Xô vẫn không muốn “hy sinh” chiến lược hoà dịu
của họ trong quan hệ với Hoa Kỳ. Thứ hai, Liên Xô sẵn sàng đáp ứng tất cả nhu cầu cần thiết
của Việt Nam nhằm chống lại sự tấn công ngày một mở rộng và ác liệt của đế quốc Mỹ. Thứ
ba, Liên Xô mong muốn thực hiện đàm phán để chấm dứt cuộc chiến hơn là ngày một dấn
sâu vào cuộc chiến tranh đó. Nói một cách khác, với tư cách là thành trì của phe XHCN và
một cực đối trọng với Mỹ, Liên Xô mong muốn thông qua cuộc chiến tranh này thực hiện
những mục đích đối ngoại có tính toàn cầu, chiến lược của mình.
- Sự quan tâm của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam chỉ thực sự bắt
đầu vào cuối năm 1964, sau khi Mỹ leo thang mở cuộc tấn công bằng không quân ra miền
Bắc và sau khi Khrushev bị hạ bệ. Cuối tháng 12 năm 1964, Liên Xô đã cho phép đại diện
thường trú của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được hoạt động tại
Matxcơva. Tiếp theo đó, sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam được đánh dấu bằng
chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô do chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Kossygin
dẫn đầu tới Hà Nội vào tháng 2 năm 1965. Chuyến thăm này có ý nghĩa nhiều mặt. Thứ
nhất, Liên Xô cam kết cung cấp vũ khí chống lại sự tấn công bằng không lực của Hoa
Kỳ. Thứ hai, Liên Xô muốn nhấn mạnh vai trò và vị trí của mình ở Đông Nam Á. Thứ ba, Liên
Xô muốn cảnh báo Việt Nam không được coi thường âm mưu của Mỹ đối với CNCS ở châu
Á. Cuối cùng, Liên Xô cũng dự định thoả thuận với Trung Quốc về kế hoạch phối hợp giúp
đỡ Việt Nam. Tuyên bố chung được hai bên đưa ra ngày 10/2/1965 khẳng định VNDCCH là
tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á, vai trò của Việt Nam trong cuộc chiến chống đế
quốc Mỹ và đóng góp của Việt Nam vào nền hoà bình của thế giới. Tuyên bố cũng khẳng
định Liên Xô không thể thờ ơ với an ninh của một nước XHCN anh em và sẵn sàng ủng hộ
và giúp đỡ Việt Nam. 

IV. Đối với Cuba4


- Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô Liên bang sau Cách mạng Cuba năm 1959,
Cuba ngày càng phụ thuộc vào thị trường và viện trợ quân sự của Liên Xô, trở thành đồng
minh của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh . Năm 1972, Cuba gia nhập COMECON , một tổ
4
Nguồn
chức kinh tế của các quốc gia được thiết kế để tạo ra sự hợp tác giữa các nền kinh tế kế
hoạch cộng sản do nền kinh tế lớn của Liên Xô thống trị. Moscow giữ liên lạc thường xuyên
với Havana, chia sẻ các mối quan hệ thân thiết khác nhau cho đến khi khối này sụp đổ vào
năm 1991. Sau khi Liên Xô tan rã, Cuba bước vào thời kỳ khó khăn kinh tế được gọi là Thời
kỳ đặc biệt trong Thời bình.
- Cách mạng Cuba đã thúc đẩy Fidel Castro lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 1 năm 1959,
ban đầu thu hút ít sự chú ý ở Moscow . Các nhà hoạch định của Liên Xô, từ chối sự thống trị
của Hoa Kỳ ở Tây bán cầu, đã không chuẩn bị cho khả năng có một đồng minh trong tương
lai trong khu vực. Theo lời khai sau đó từ Nikita Khrushchev , cả Đảng Cộng sản Liên Xô Ủy
ban Trung ương và KGB tình báo đều không biết Castro là ai hoặc những gì anh ấy đang
chiến đấu cho. Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev khuyên họ nên tham khảo ý kiến của
Những người cộng sản Cuba , người đã báo cáo rằng Castro là đại diện của "giai cấp tư sản
thô lỗ" và làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ .
Trong Tháng 2 năm 1960 Khrushchev cử cấp phó của mình Anastas Mikoyan đến Cuba để
khám phá động cơ thúc đẩy Castro sau chuyến đi thất bại của Castro tới Washington , nơi
ông bị từ chối gặp Chủ tịch Dwight D. Eisenhower . Theo báo cáo, các phụ tá của
Khrushchev ban đầu đã cố gắng mô tả Castro như một đặc vụ Mỹ không đáng tin cậy.
Mikoyan trở về từ Cuba với ý kiến rằng chính quyền mới của Castro nên được giúp đỡ về
mặt kinh tế và chính trị, mặc dù vẫn chưa có cuộc nói chuyện nào về hỗ trợ quân sự.
Lệnh cấm vận kinh tế ngày càng gia tăng của Washington đã khiến Cuba phải vội vã tìm
kiếm thị trường mới để ngăn chặn thảm họa kinh tế. Castro yêu cầu Liên Xô giúp đỡ và để
đáp lại, Khrushchev chấp thuận việc mua tạm thời đường của Cuba để đổi lấy nhiên liệu
của Liên Xô. Thỏa thuận này đóng một vai trò trong việc duy trì nền kinh tế Cuba trong
nhiều năm tới. Sau cuộc xâm lược Vịnh Con lợn thất bại năm 1961, Fidel Castro tuyên bố
công khai rằng Cuba sẽ trở thành một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa . Khrushchev đã gửi
lời chúc mừng đến Castro vì đã đẩy lùi cuộc xâm lược, nhưng riêng tư tin rằng người Mỹ sẽ
sớm gánh chịu sức nặng của quân đội chính quy của họ. Việc bảo vệ Cuba đã trở thành một
vấn đề có uy tín đối với Liên Xô, và Khrushchev tin rằng Mỹ sẽ chặn mọi quyền tiếp cận hòn
đảo dù bằng đường biển hay đường hàng không.

You might also like