You are on page 1of 11

fschool.

vn

45 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ CHIẾN TRANH LẠNH


THƯỜNG GẶP
CHIẾN TRANH LẠNH LÀ GÌ?
Chiến tranh lạnh (1946 - 1989) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân
sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến thứ II (1939 - 1945), chủ yếu giữa Liên bang
Xô viết và các quốc gia đồng minh của họ với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây,
gồm cả Hoa Kỳ.
Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ HẬU QUẢ CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
1. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH LẠNH
- Sự đối lập mục tiêu, chiến lược xây dựng thế giới của hai nước Mỹ và Liên Xô.

+ Mỹ: Chủ trương chống phá lại Liên Xô với phe Xã hội chủ nghĩa, chống lại phong trào
cách mạng để mưu đồ sẽ là bá chủ thế giới.
+ Liên Xô: Chủ trương duy trì hòa bình - an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa
xã hội, đẩy mạnh phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới.
2. BIỂU HIỆN CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
- Phe Mỹ và các nước đế quốc:

+ Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách cho quân sự, thành lập các khối quân
sự và căn cứ quân sự để bao quanh lấy Liên Xô cùng với các nước xã hội chủ nghĩa
+ Đẩy mạnh gây ra các cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới,
điển hình là chiến tranh tại Việt Nam (1945 – 1975) và Triều Tiên (1950 - 1953).

- Phe Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Buộc phải tăng cường về ngân sách quốc
phòng, cũng như củng cố về khả năng phòng thủ của mình.
3. HẬU QUẢ CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
- Chiến tranh lạnh đã khiến cho thế giới luôn phải sống trong tình trạng căng thẳng, có lúc
phải đứng trước nguy cơ sẽ bùng nổ ra cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Các nước của hai phe đã phải chi ra lượng tiền khổng lồ cùng với sức người để sản xuất
vũ khí hủy diệt, xây dựng lên hàng ngàn căn cứ quân sự. Trong khi đó, nhân loại lại phải
gánh chịu khó khăn, khổ cực vì đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh, vấn đề về môi trường,…
Trang 1 | fschool.vn
fschool.vn

XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

- Trật tự thế giới hai cực tan rã, một trật tự thế giới mới lại được hình thành theo xu hướng
đa cực.
- Sau chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung
vào kinh tế trọng điểm, mở rộng hợp tác.
- Liên Xô tan rã đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mỹ ra sức thiết lập
trật tự thế giới “một cực“ để Mỹ làm bá chủ thế giới nhưng trong tương quan lực lượng
giữa các cường quốc, Mỹ không dễ gì thực hiện âm mưu đó.
- Sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại
không ổn định, những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài (Bancăng, châu
Phi, Trung Á).
- Xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với
các nước đang phát triển.
TOP 45 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THƯỜNG GẶP VỀ CHIẾN TRANH LẠNH
Câu 1. Mục tiêu bao trùm của Mĩ sau Chiến tranh lạnh là:
A. thiết lập trật tự thế giới "đơn cực"
B. thiết lập trật tự đa phương
C. liên kết, hợp tác quân sự
D. duy trì ổn định trật tự thế giới
Câu 2. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây ra tình
trạng Chiến tranh lạnh của Mĩ?
A. 6-1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan
B. 5-1955, Cộng hòa Liên bang Đức được kết nạp vào khối NATO
C. 3-1947, Bản thông điệp của Tổng thống Mĩ gửi đến Quốc hội
D. 4-1949, Mĩ cùng các nước Tậy Âu thành lập NATO
Câu 3. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới khi Mĩ và Liên Xô
A. thành lập khối NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
B. thành lập khối Vacsava và Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san
C. thành lập khối NATO và Vacsava
D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan và sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
Câu 4. Tổng thống nào của Mĩ phát động “chiến tranh lạnh” ?
A. Aixenhao

Trang 2 | fschool.vn
fschool.vn

B. Truman
C. Kennơdi
D. Nichxơn
Câu 5. Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến
tranh lạnh" dựa trên cơ sở nào ?
A. Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đổng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự
đơn cực.
B. Mĩ là nước đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật.
C. Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn.
D. Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mĩ, mong muốn dựa vào Mĩ để phát
triển kinh tế trong nước.
Câu 6. Chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt vào thời điểm nào ?
A. Tháng 2/1989.
B. Tháng 12/1991.
C. Tháng 12/1989
D. Tháng 2/1988.
Câu 7. Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh nào ?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi đang giành được những thắng lợi to lớn : trong
1 năm có 17 nước Tây Phi, Trung Phi, Đông Phi giành được độc lập.
B. Cả hai đều bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản, Tây Âu đang vươn
lên mạnh mẽ.
C. Các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng
đất nước.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8. Chiến tranh lạnh chấm dứt dã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
A. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hoà bình.
B. Hội đồng Tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.
C. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.
D. Cuộc đua tranh giữa các cường quốc nhằm thiết lập trật tự thế giới đa cực diễn ra mạnh
mẽ.
Câu 9. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Đông
Nam Á ?
A. Vị thế của tổ chức ASEAN được nâng cao.
B. Các quốc gia ở Đông Nam Á có điều kiện kiến thiết lại đất nước.
C. Vấn đề Campuchia từng bước được tháo gỡ.

Trang 3 | fschool.vn
fschool.vn

D. Tất cả các ý trên.


Câu 10. Địa điểm nào từng chứng kiến cuộc gặp gỡ quan trọng giữa Goócbachốp và
Busơ, hai nước thống nhất tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh ?
A.Crưm.
B. Ôđetxa.
C. Manta.
D. Xan Phranxixcô.
Câu 11. Tháng 3 – 1947 , Tổng thống của Mĩ Truman đã chính thức phát động cuộc
Chiến tranh lạnh nhằm mục đích gì ?
A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ - Latinh.
Câu 12. Thế nào là Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?
A. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.
C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại luôn luôn ở
trong tình trạng chiến tranh thực hiện chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh
D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.
Câu 13. Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất là
A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự ra đời của Chủ nghĩa Tơ-ru-man và Chiến tranh lạnh (3 - 1947).
C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
D. Sự ra đời của khối NATO (9 - 1949).
Câu 14. Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới ?
A. Mĩ thông qua Kế hoạch Mác-san
B. Kế hoạch Mác-san và sự ra đời của khối quân sự NATO.
C. Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
D. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
Câu 15. Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” và những cuộc chiến tranh thế
giới đã qua
A. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng
B. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ
C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự nhưng
không xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ
Trang 4 | fschool.vn
fschool.vn

D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại
Câu 16. Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia trong
tình thế nào?
A. Phải nắm bắt thời cơ.
B. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.
C. Vừa nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức.
D. Hạn chế thách thức và vươn lên.
Câu 17. Điểm giống nhau giữa hai Chiến tranh lạnh và hai cuộc chiến tranh thế giới đã
qua trong thế kỉ XX đã qua là?
A. Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước.
B. Để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.
C. Diễn ra trên mọi lĩnh vực.
D. Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại.
Câu 18. Điểm giống nhau giữa hai Chiến tranh lạnh và hai cuộc chiến tranh thế giới đã
qua trong thế kỉ XX đã qua là?
A. Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước.
B. Để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.
C. Diễn ra trên mọi lĩnh vực.
D. Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại.
Câu 19. Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đối với cục diện
quan hệ giữa các nước ở châu Á?
A. Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
B. Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.
C. Gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên và sự chia cắt hai nhà nước.
D. Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Mĩ.
Câu 20. Sự ra đời của hai tổ chức nào đã dánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai
phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?
A. Mĩ đưa ra học thuyết Truman và sự thành lập khối SEV.
B. Sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vacsava.
C. Sự ra đời của NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan và Tổ chức hiệp ước Vacsava.
Câu 21. Chiến tranh lạnh được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai không xuất
phát từ việc
A. Các tổ chức kinh tế, quân sự ra đời đối lập và chạy đua với nhau.
B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
Trang 5 | fschool.vn
fschool.vn

C. Mĩ lo ngại trước sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa.


D. Mĩ có ưu thế về vũ khí hạt nhân, tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.
Câu 22. Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?
A. Sự ra đời các tổ chức kinh tế ở châu Âu.
B. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức.
C. Gây ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong ba năm.
D. Gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Câu 23. "Chiến tranh lạnh" kết thúc vào.
A. Năm 1985.
B. Năm 1986.
C.Năm 1989.
D. Năm 1991.
Câu 24. Sự kiện nào khởi đầu Chiến tranh lạnh?
A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự ra đời của “Học thuyết Truman”.
C. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)
D. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
Câu 25. Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa:
A. Các nước Tâu Âu và Mĩ
B. Liên Xô và Mĩ.
C. Mĩ và Nhật Bản.
D. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.
Câu 26. Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là:
A.Xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ.
B.Do sự chi phối của trật tự hai cực Ianta.
C. Xuất phát từ mục tiêu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa của Mĩ.
D. Do sự đối lập vê mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô
Câu 27. Mục đích lớn nhất của "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động là
A. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
B. buộc các nước tư bản phương Tây lệ thuộc vào Mĩ
C. phô trương sức mạnh kinh tế và tiềm lực quốc phòng của Mĩ
D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới
Câu 28. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh lạnh là gì?
A. Sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩ và xã hội chủ nghĩa

Trang 6 | fschool.vn
fschool.vn

B. Sự đối đầu giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô


C. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của Mĩ và Liên Xô
D. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta
Câu 29. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì thể
hiện sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu trong việc thực hiện "chiến tranh lạnh"?
A. Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói
riêng.
B. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.
C. Thế cân bằng sức mạnh về khoa học vũ trụ.
D. Thế cân bằng sức mạnh về kinh tế.
Câu 30. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ
rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?
A. Sự tan rã của tổ chức Hiệp ước Vácsava
B. Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
C. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức
D. Sự thành lập của Cộng đồng châu Âu (EC)
Câu 31. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng đối
thoại, thoả hiệp tránh xung đột trực tiếp vì
A. mọi sự đối đầu và xung đột sẽ làm họ mất nhiều cơ hội trong thời đại toàn cầu hoá.
B. các nước đều muốn tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên và xác lập
ưu thế trong trật tự thế giới mới.
C. các nước đều trong giai đoạn thăm dò tiềm lực của nhau, vươn lên và xác lập ưu thế trong
trật tự thế giới hơn.
D. các nước lớn muốn cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế.
Câu 32. Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh là:
A. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
B. tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
C. hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển.
D. Chống lại các tổ chức khủng bố, nhà nước Hồi giáo cực đoan.
Câu 33. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện.
A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) năm 1972.
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachấp tại đảo Manta (12/1989).
D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).

Trang 7 | fschool.vn
fschool.vn

Câu 34. Sự kiện nào sau đây thể hiện cho những xung đột quân sự của cuộc Chiến tranh
Lạnh?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Chiến tranh vùng vịnh Pécxích.
C. Cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông...
D. Chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô.
Câu 35. Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và
xã hội chủ nghĩa ở hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ:
A. chính trị, quân sự và kinh tế.
B. sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.
C. chạy đua quân sự và chế tạo vũ khí hạt nhân.
D. kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Câu 36. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc
gia trên thế giới đều tập trung vào
A. hội nhập quốc tế.
B. phát triển quốc phòng.
C. phát triển kinh tế.
D. ổn định chính trị.
Câu 37. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga và Mĩ sau chiến
tranh lạnh là
A. trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
B. cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực.
C. người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.
D. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.
Câu 38. Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn
sau Chiến tranh lạnh là
A. sự phát triển của các cường quốc và Liên minh châu Âu (EU).
B. tư bản tài chính xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới.
C. sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền.
D. các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản ra đời.
Câu 39. Nội dung nào sau đây không phải là xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A. Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
B. Trật tự thế giới đơn cưc đang hình thành
C. Lấy kinh tế làm trọng điểm
D. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
Trang 8 | fschool.vn
fschool.vn

Câu 40. Quốc gia nào sau đây chú trong thiết lập "thế giới đơn cực" sau "Chiến tranh
lạnh"?
A. Liên Xô
B. Nga
C. Anh
D. Mĩ
Câu 41. Cuộc chiến tranh nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh lạnh
A. Chiến tranh xâm lược Mĩ tại Việt Nam ( 1954 - 1975)
B. Chiến tranh Tiều Tiên (1950 - 1953)
C. Chiến tranh xâm lược của Pháp tại Việt Nam (1945 - 1954)
D. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)
Câu 42. Để xây dựng sức mạnh thực sự sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới
đều tập trung vào
A. Phát triển kinh tế
B. Hội nhập quốc tế
C. Phát triển quốc phòng
D. Ổn định chính trị
Câu 43. Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?
A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các vấn đề xã hội bị bỏ quên
B. Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang
C. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn
D. Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề
Câu 44. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực
khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông - Tây không còn?
A. Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ
B. Hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh
C. Sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước lớn
D. Chủ nghĩa khủng bố
Câu 45. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là
A. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
B. Cuộc chạy đua vũ trang tốn kém đã làm suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô
C. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
D. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ

Trang 9 | fschool.vn
fschool.vn

ĐÁP ÁN 45 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ CHIẾN TRANH LẠNH CÓ ĐÁP ÁN


Câu Đáp án Câu Đáp án

Câu 1 A Câu 24 B

Câu 2 C Câu 25 B

Câu 3 C Câu 26 D

Câu 4 B Câu 27 A

Câu 5 B Câu 28 C

Câu 6 B Câu 29 A

Câu 7 B Câu 30 C

Câu 8 A Câu 31 B

Câu 9 C Câu 32 C

Câu 10 C Câu 33 C

Câu 11 A Câu 34 C

Câu 12 C Câu 35 B

Câu 13 B Câu 36 C

Câu 14 C Câu 37 D

Câu 15 C Câu 38 A

Câu 16 C Câu 39 B

Câu 17 A Câu 40 D

Trang 10 | fschool.vn
fschool.vn

Câu 18 A Câu 41 D

Câu 19 D Câu 42 A

Câu 20 B Câu 43 A

Câu 21 A Câu 44 A

Câu 22 B Câu 45 B

Câu 23 C

Trang 11 | fschool.vn

You might also like