You are on page 1of 85

Lịch sử quan hệ quốc tế (1919 - 2005)

phần 1: 1919 - 1945


+ Lý luận về quan hệ quốc tế:
1. Định nghĩa:
+ Định nghĩa 1: Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền.
Mọi quốc gia đều có quyền quyết định tối cao và tự do. Các quốc gia không ở dưới
một uy quyền nào và đối nghịch với nhau, sử dụng quyền lực để thực hiện các mục
tiêu và thỏa mãn các quyền lực của quốc gia mình. Quan hệ quốc tế có thể bao
gồm nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
+ Định nghĩa 2: Quan hệ quốc tế: là môn học nghiên cứu về sự vận động của các
chủ thể cấu thành một nền chính trị. Các chủ thể quan hệ quốc tế gồm:
- Các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
- Các tổ chức quốc tế.
- Các công ty xuyên quốc gia.
- Cách mạng khoa học - kỹ thuật.
Quan hệ quốc tế được xem là 1 môn khoa học tổng hợp về: sử học, chính trị, kinh
tế... và là 1 bộ phận của quan hệ quốc tế thế giới.
+ Định nghĩa 3: Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, nghiên cứu
về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống
quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính
phủ (NGO), và các công ty đa quốc gia (MNC). Bên cạnh chính trị học, quan hệ
quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết
học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học. Ngành này liên
quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội
và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa
dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại,
và nhân quyền. (theo Wikipedia Tiếng Việt)
+ Định nghĩa 4: “Quan hệ quốc tế là tổng thể những mối quan hệ về kinh tế, chính
trị, tư tưởng, luật pháp, ngoại giao, quân sự…giữa những quốc gia & hệ thống
quốc gia với nhau, giữa các giai cấp chính, các lực lượng tổ chức xã hội, kinh tế và
chính trị chủ yếu hoạt động trên trường quốc tế” (QHQT sau CTTG II. Nxb CTQG,
1962, tr.26).
+ Định nghĩa 5: Quan hệ quốc tế là hiện tượng xã hội, song là loại quan hệ xã hội
có đặc điểm riêng nảy sinh trong quá trình hoạt động của con người liên quan đến
môi trường quốc tế. Quan hệ quốc tế này vượt khỏi biên giới quốc gia, có những
thay đổi và trở nên vô cùng phức tạp, bởi trong môi trường quốc tế có các cơ chế
hoạt động và luật chơi hoàn toàn khác với cơ chế trong nội bộ quốc gia (Vũ Dương
Huân, Bản chất và đặc thù của quan hệ quốc tế, Nghiên cứu quốc tế, số 3, 9/2010).
+ Định nghĩa 6: Quan hệ quốc tế là tổng thể các mối quan hệ về chính trị, kinh tế,
tư tưởng, luật pháp, ngoại giao..., và mối quan hệ giữa các quốc gia, các hệ thống
quốc gia, các giai cấp cơ bản, các lực lượng xã hội, các tổ chức, phong trào xã
hội.... (Inodensev, Liên Xô)
+ Định nghĩa 7: Quan hệ quốc tế là tất cả các loại hình trao đổi hoạt động, là đối
tượng quan hệ giữa các quốc gia và giữa các trao đổi của cá nhân (Krapchenko,
Liên Xô).

2. Bản chất, đặc điểm của quan hệ quốc tế:


+ Bản chất:
Khái niệm quan hệ quốc tế được xem là một phạm trù khoa học, lần đầu tiên
được nhà triết học Anh Jeremy Bentham (1748 - 1832) đề ra vào thế kỷ XVIII.
Quan hệ quốc tế mà ông nói tới là quan hệ giữa các chính phủ, các quốc gia. Sau
ông, các nhà khoa học xem xét khái niệm này và tranh luận quyết liệt về vấn đề họ
cho là nhức nhối, đáng quan tâm nhất: Liệu có thể tách quan hệ quốc tế một cách
rành mạch với quan hệ xã hội được không ? R. Aaron, một nhà nghiên quốc tế
người Pháp, khẳng định rằng không thể tách biệt hai quan hệ này được, và cho biết
"bất cứ hiện tượng nào phát triển trong môi trường quốc tế đều là đặc thù mà
không là bản chất". Thời hiện đại, các nhà bác học Liên Xô, Mỹ ra sức tìm hiểu kỹ
vấn đề này. H. Spykman (Mỹ) đề ra khái niệm "quan hệ giữa các quốc gia" (quan
hệ giữa các nhóm người, tộc người, đại diện các quốc gia). M. Merle (Pháp) cho
rằng quan hệ quốc tế giữa các nước được giải quyết bằng liên lạc, thông tin đại
chúng. Như vậy có nhiều cách để giải quyết quan hệ, song có 5 phương án sau (gọi
là 5 bản chất của quan hệ quốc tế):
- Quan hệ quốc tế là tổng thể quan hệ giữa các diễn viên/người đại diện tham gia
diễn đàn quốc tế, tổng thể về chính sách đối ngoại, quan hệ chính trị, kinh tế... giữa
các nước trên thế giới.
- Quan hệ quốc tế là quyền lực được thể hiện bằng lợi ích quốc gia trong môi
trường quốc tế, và nó do Trường phái chủ nghĩa hiện thực chính trị đề xuất. Quan
hệ quốc tế là quan hệ đối đầu giữa các quốc gia, nhờ sức mạnh, quyền lực mà thể
hiện được lợi ích của mình. Các nước nhờ thế, lực của mình nên nó nắm vai trò
chủ động trong quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế được thể hiện ở hai cấp độ: nước
mạnh - nước yếu; giữa các đơn vị cơ sở quyền lực.
- Quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các cá nhân có quyền lực thông qua các quyết
định về đối ngoại, các cấu trúc mà họ quản lý. Các học giả như Snyder, Bruck và
Sapin cho rằng, nếu muốn hiểu quan hệ quốc tế, trước hết phải nghiên cứu những
người có "hành vi quốc gia", tức là những người đó sẽ biên soạn chính sách đối
ngoại, hay đúng hơn là các quyết định được thông qua và đưa vào môi trường quốc
tế và, chính điều đó đã làm thay đổi tình thế trong quan hệ quốc tế.
- Quan hệ quốc tế: Học thuyết Marx - Lenin cho rằng, quan hệ xã hội, trong đó có
quan hệ quốc tế, là do quan hệ vật chất (đó là hình thức kinh tế - xã hội, hiện tượng
xã hội) quyết định ra. Quan hệ quốc tế được tiếp tục trong phạm vi quốc tế, các
mối quan hệ xã hội được tiếp tục trong phạm vị dân tộc, và chính sách đối ngoại
của quốc gia là từ chính sách đối nội mà ra. Hiển nhiên, chính sách đối ngoại độc
lập có tác động trở lại đến chính sách đối ngoại quốc gia (mục tiêu, chính sách)
nhưng theo một mức độ nào đó mà thôi. Động lực chính khiến cho quan hệ quốc tế
xuất hiện đó là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp khác nhau, các quốc gia và các chế
độ xã hội khác nhau để giải quyết mâu thuẫn đối kháng giữa họ với nhau. Tương
quan lực lượng các giai cấp, các quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau
sẽ quyết định đến quan hệ quốc tế.
- Quan hệ quốc tế: GS người Nga Sygankov thì cho rằng, quan hệ quốc tế là loại
quan hệ xã hội đặc biệt vượt ra ngoài quan hệ xã hội bên trong quốc gia. Để làm rõ
vấn đề này, ông đề ra 2 tiêu chí: các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chiến lược đối nội -
đối ngoại; vai trò của người tham gia của nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội,
đảng phái... Quan hệ quốc tế thực ra rất đa dạng, nhiều chiều và có sự tác động
qua lại lẫn nhau. Chúng bao gồm các hoạt động thực tiễn của con người từ chính trị
đến kinh tế, quân sự, thể thao..., do đó quan hệ quốc tế là loại quan hệ đặc biệt.
+ Đặc điểm của quan hệ quốc tế:
- Quan hệ quốc tế không có độc quyền. Quyền lực của chính quyền được luật
quốc tế thừa nhận cho phép ràng buộc bất kỳ 1 quốc gia hay 1 tổ chức quốc tế nào,
nghĩa là không có một siêu nhà nước nào có thể đứng ra quản lý các quốc gia như
nhà nước trong nội bộ quốc gia. Ta lấy Liên Hiệp Quốc làm ví dụ. Trong tổ chức
này (mặc định không gọi là siêu quốc gia), các nước được bình đẳng với nhau về
chủ quyền, bầu cử Hội đồng Bảo an. Ngoài ra, các cường quốc lớn (Mỹ, Anh,
Pháp, Liên Xô...) một thời gian đã chi phối quan hệ, thậm chí quyết định số phận
các nước nhỏ yếu. Ngoài ra, yếu tố tự phát về chính trị ở quốc gia cũng chi phối
nhiều đến quan hệ quốc tế. Nó diễn ra một cách tự nhiên, liên tục và rất khó dự
đoán chính xác chiều hướng xảy ra của nó (vấn đề biển Đông, chiến tranh Ả rập -
Israel). Quan hệ quốc tế cũng là hệ thống, bao gồm nhiều nhân tố tác động vào đó,
và những cái đó kết hợp vào sẽ hình thành lợi ích quốc gia, sâu hơn nữa sẽ trở
thành những liên minh chính trị mà các quốc gia hướng tới.
- Quan hệ quốc tế là hiện tượng xã hội phức tạp. Tính phức tạp đó gắn liên với
các nhân vật trọng yếu trong quan hệ quốc tế, dẫn đến hình thành quá nhiều sự hoạt
động tương tác phức tạp. Trên thế giới tồn tại nhiều loại diễn viên, nhân vật đa
dạng về số lượng, chủng loại: 192/200 nước tham gia Liên Hiệp Quốc, hàng nghìn
tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính phủ, khu vực.... rất phức tạp, thậm chí còn
đan xen, chồng chéo về chức năng, hoạt động lẫn nhau, rất phức tạp. Hơn nữa,
quan hệ quốc tế vẫn có thật - giả đan xen rất phức tạp.
- Quan hệ quốc tế có tính hệ thống. Tính hệ thống của nó được quy định bởi
quan hệ giữa các diễn viên với nhau và luôn trong tình trạng tương tác với môi
trường quốc tế thì mới xảy ra được. Los Hovak cho rằng cũng giống như quan hệ
xã hội khác, nó không hoạt động cố định mà luôn bị các nhân vật quan trọng tương
tác lẫn nhau mà thành. Một khía cạnh là tính hệ thống đặc thù, hệ thống của các hệ
thống, quan hệ tồn tại trong biên giới là quan hệ giữa các hệ thống, hệ thống qua
lại giữa các hệ thống vĩ mô, vi mô trên toàn cầu.
- Quan hệ quốc tế có tính toàn cầu. Tất cả các quốc gia, các tổ chức và các
nhóm xã hội đều tham gia vào quan hệ quốc tế. Hiện nay, quan hệ quốc tế bao gồm
cả thế giới, gồm nhiều nước tham gia vào Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế, các
quá trình toàn cầu hóa, phát triển mạng thông tin toàn cầu... thành ngôi nhà chung
nhất.
- Quan hệ quốc tế được thể hiện qua mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa quan
hệ đối nội và quan hệ quốc tế. Từ xưa đến nay, nhiều nhà khoa học cho rằng quan
hệ đối nội và đối ngoại luôn có quan hệ logic và mật thiết với nhau. Nhiều người
cho rằng, đối ngoại quyết định đối nội, môi trường quốc tế sẽ quyết định môi
trường nội tại. Chủ nghĩa Marx lại phản bác ngược lại, cho rằng đối nội sẽ quyết
định đối ngoại. Đối nội là cái đầu tiên, cái quyết định cho đối ngoại, sức mạnh
quốc gia sẽ quyết định chính sách đối ngoại, xác định khả năng và lợi ích của quốc
gia.
- Quan hệ quốc tế xảy ra tất yếu sẽ phụ thuộc nhiều vào các quan hệ hình thành
trong lĩnh vực kinh tế. Chủ nghĩa Marx hiện đại cho rằng, sự phụ thuộc của kinh tế
từ lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị là tất yếu, và xem quan hệ quốc tế là biểu
hiện liên quan đến dân tộc khác, quốc gia khác mà thôi. Tuy nhiên, nhiều nhà hiện
thực chủ nghĩa đã phản bác lại quan niệm trên. Họ chủ trương rằng lợi ích kinh tế
là 1 bộ phận của lợi ích dân tộc mà quốc gia phải tính đến trong trường quốc tế.
Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, chính trị và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau,
kinh tế mạnh sẽ tạo tiềm lực, các phương tiện vật chất cho quốc gia, ngược lại
chính trị thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Quan hệ quốc tế có tính đa nguyên văn hóa. Thực vậy, thế giới chúng ta là thế
giới đa dạng về văn hóa. Trong cuốn "Xung đột giữa các nền văn minh", S.
Huntington ra danh sách 9 nền văn minh chủ yếu là văn minh phương Tây, văn
minh Mỹ latinh, văn minh đạo Thiên Chúa, văn minh châu Phi, văn minh đạo Hồi,
văn minh đạo Hindu, văn minh Phật giáo, văn minh Trung Quốc và văn minh Nhật
Bản. Ông khi nghiên cứu các nền văn minh đã khẳng định sẽ có sự xung đột giữa
chúng về tư tưởng, văn hóa mà nặng nhất về chính trị, song sự xung dột như thế
nào, ảnh hưởng ra sao thì chưa biết rõ.
- Quan hệ quốc tế sẽ đưa ra các thông tin tương đối chính xác, phục vụ đắc lực
cho các nhà hoạch định chính sách đối ngoại. Nếu có thông tin đúng thì họ sẽ
hoạch định chính xác, còn sai thì dẫn đến những hậu quả nặng nề.
3. Chủ thể của quan hệ quốc tế

Chủ thể quan hệ quốc tế là các lực lượng tạo nên hệ thống quan hệ quốc tế, tham
gia vào các mối quan hệ quốc tế tạo ra các ảnh hưởng, tương tác khác nhau trong
hệ thống quan hệ quốc tế.
Những lực lượng tạo chủ thể cho quan hệ quốc tế:
- Thuyết hiện thực: Những người theo thuyết này cho rằng các quốc gia – dân tộc
là chủ thể duy nhất. Còn bên Tân hiện thực tuy có công nhận sự tồn tại của các
dạng chủ thể khác. Song, số này luôn có tính thụ động.
- Thuyết tự do: Những người theo thuyết này cho rằng các lực lượng đó là các
quốc gia, phi quốc gia.
- Thuyết Marxid bổ sung vào danh sách các vùng lãnh thổ (nếu họ có quyền tự
trị nhất định) và các phong trào xã hội.
Nhưng trong đó, một số thuyết lại nhấn mạnh tính quan trọng, uy tín và triển
vọng của chủ thể.
+ Thuyết tự do:Sự cân đối giữa các nhóm chủ thể QG và phi QG. Trong một số
trường hợp, các chủ thể phi QG còn quan trọng hơn (R.Keohane, J.Nye, S.Krasner,
v.v…) bởi:

- Tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể ngày càng lớn.
- Xuất hiện nhiều vấn đề vượt quá khả năng quốc gia.
- Hệ thống luật pháp quốc tế ngày càng mở rộng.

+ Thuyết hiện thực: quốc gia - dân tộc là chủ thể cơ bản nhất, quan trọng nhất
bởi:

- Ưu thế về khả năng chính trị (Morghenthau).


- Môi trường xã hội chỉ quốc gia mới có (R.Aron).
- Tiềm lực kinh tế của nhà nước (G. Bertle).

+ Marxism: Giai cấp thống trị, quốc gia - dân tộc chỉ là cầu nối giữa các giai cấp
thống trị
với hệ thống thế giới, với nền kinh tế thế giới.
4. Các học thuyết về quan hệ quốc tế
+ Chủ nghĩa hiện thực:
Nội dung tiêu biểu (thế kỷ XV - XX):

- Bản chất con nguời là xấu xa; nguồn gốc của xung đột và chiến tranh là do sự sợ
hãi trước sự tăng cường sức mạnh của kẻ khác;
- Kẻ mạnh làm những gì họ muốn còn kẻ yếu thì chỉ làm được những gì họ được
phép;

o- Chính trị là thống soái được hiểu là đấu tranh giành quyền lực; đạo đức và luật
pháp chỉ là thứ yếu so với chính trị và mục tiêu chính trị biện minh cho mọi
phương tiện;
o- Chiến tranh là sự tiếp diễn của chính trị; trong chính trị quốc tế quốc gia hành
động một cách thống nhất và duy lý;
o- Cân bằng sức mạnh là công cụ bảo đảm lợi ích.
Đại diện là Thucydides, Grotius, Clauzewitz...
Nội dung tiêu biểu (1945 - nay): Đại diện: Morgenthau, Kissinger, Kennan...

o- Chính trị quốc tế cũng như bất kỳ chính trị nào khác, là cuộc đấu tranh vì quyền
lực; đấu tranh vì quyền lực là quy luật khách quan và bất biến có nguồn gốc từ bản
chất của con người;
o- Chỉ có quốc gia mới có đầy đủ nguồn lực để tiến hành cuộc đấu tranh này và vì
vậy là diễn viên cơ bản trên trường quốc tế;

o- Trong chính trị quốc tế, quốc gia là chủ thể đơn nhất, hành động một cách duy
lý, có nhiệm vụ hàng đầu là tăng cường sức mạnh, nhất là quân sự và ảnh hưởng
đối với nền chính trị quốc tế;
o- Trong chính trị quốc tế, nguyên tắc đạo đức và luật pháp cũng như ý thức hệ chỉ
là thứ yếu so với lợi ích dân tộc được hiểu là giành giật, tăng cường và khuếch
trương sức mạnh - quyền lực.
+ Chủ nghĩa tự do: đại diện là Khổng Tử, J. Locke, A. Smith, E. Kant....

§- Chính trị và đạo đức là thống nhất; các quyền tự nhiên của con người là không
thể tước bỏ được và việc bảo đảm các quyền này là ưu tiên hàng đầu;
- Bản chất con người là tốt đẹp và lợi ích giữa các cá nhân về cơ bản là hoà hợp với
nhau;
- Trong xã hội tự do, nhà nước - quốc gia chỉ đóng vai trò tối thiểu, chủ yếu làm
trọng tài phân xử các tranh chấp các nhân và duy trì các điều kiện để bảo đảm các
quyền của cá nhân;

§- Không phủ nhận tình trạng vô chính phủ và xung đột, chiến tranh trong QHQT,
nhưng cho rằng do bản chất tốt đẹp của con người, các quốc gia có thể tạo ra sự
hoà hợp về lợi ích và đi đến thiết lập một nền hoà bình “vĩnh viễn”(perpeptual
peace) bằng nhiều cách: thông qua thúc đẩy tự do thương mại, mở rộng chế độ dân
chủ, cùng nhau xây dựng bộ luật và thể chế chung điều tiết lợi ích giữa các quốc
gia.
Thời hiện đại, với sự xuất hiện của Học thuyết Wilson (1919), Công ước Briand -
Kellog (1929) và Học thuyết Stimson (1933), chủ nghĩa tự do mới đã được hình
thành với tư tưởng ban đầu: chiến tranh có thể được ngăn chặn và hoà bình có thể
được kiến tạo thông qua việc áp dụng các nguyên tắc và thể chế dân chủ trong
QHQT, trước hết là thành lập tổ chức quốc tế điều tiết mối quan hệ này, lập cơ chế
ngăn chặn chiến tranh (Hội Quốc Liên). Sau năm 1973 bị phân thành 3 khuynh
hướng chính là:
- Khuynh hướng quốc tế chủ nghĩa (đại diện là Muraychik, Fukuyama, Rasset...)
nói rằng có 3 cái: hòa bình dân chủ, can thiệp nhân đạo, toàn cầu hóa nền dân chủ.
- Khuynh hướng lý tưởng mới (đại diện là Held, Bobbio, Archibugi...) cho rằng
nên chia sẻ cùng những người quốc tế chủ nghĩa quan điểm coi trọng hình thức cai
trị dân chủ và cho rằng sự tuỳ thuộc lẫn nhau sẽ thúc đẩy hoà bình; nhưng cho rằng
hoà bình và công lý không phải là điều kiện tự nhiên mà là sản phẩm của kế hoạch
hay thiết kế có chủ kiến; kêu gọi dân chủ hoá cả cấu trúc trong nước và quốc tế, ở
cấp độ vi mô và vĩ mô; Nêu ra dự án thay hệ thống QHQT theo mô hình
“Westphalian và Liên Hợp quốc” bằng “mô hình dân chủ toàn thế giới”
(cosmopolitan model of democracy).
- Khuynh hướng thể chế luận mới (đại diện là Keohan, Martin, Oye...) nhận định
chỉ quốc gia là thể chế duy nhất, không có phi quốc gia; thừa nhận tình trạng vô
chính phủ nhưng cho rằng điều này không có nghĩa hợp tác giữa các nước là không
có thể; các quy tắc và thể chế quốc tế có thể làm giảm nhẹ tình trạng này

o
6. Cơ sở của quan hệ quốc tế
Marx - Lenin trong quá trình nghiên cứu quan hệ quốc tế đã chỉ ra rằng, cơ sở
của quan hệ quốc tế chính là:
+ Chế độ kinh tế của xã hội gắn liền với xã hội đó. Hệ thống quan hệ quốc tế
quốc gia phụ thuộc vào các đặc điểm của thời đại được xác định bởi đặc điểm kinh
tế - xã hội. Tiến trình phát triển xã hội phụ thuộc nhiều vào đấu tranh giai cấp, quá
trình nội bộ về kinh tế - xã hội diễn ra ở từng quốc gia. Điểm giống nhau giữa quan
hệ quốc tế - quan hệ quốc gia là tính giai cấp.
+ Nền chính trị bên trong của các giai cấp nhất định để thực hiện đường lối chính
trị đối nội, ở ngoài biên giới thì người ta tiến hành chính sách đối ngoại phù hợp.
Như trên đã nói, quan hệ quốc tế được hình thành do mâu thuẫn giữa các tầng lớp,
đấu tranh giai cấp mà ra; song để quan hệ quốc tế hình thành, người nắm quyền
chính là người quyết định chính sách đối nội tốt để dung hòa các mâu thuẫn trong
nước, ra chính sách đối ngoại phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các
quốc gia trong vùng, trong khu vực và trên thế giới.

Chương I: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ
nhất

Trước hết chúng ta cần nắm được những nét khái quát về tình hình quốc tế sau
chiến tranh thế giới I. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mở ra một thời kỳ
mới trong quan hệ quốc tế. Kết cục của chiến tranh đã tác động mạnh mẽ đến tình
hình thế giới đặc biệt là đối với châu Âu.
 Chiến trường chính của cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu, vì thế các cường
quốc châu Âu đều bị suy yếu. Hai nước tư bản lâu đời Anh và Pháp tuy chiến
thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ.
Italia, một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh gay
gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc rộng lớn ở châu Âu là Nga,
Đức, áo - Hung lần lượt sụp đổ. Đế quốc Đức và Áo - Hung bại trận, bị tàn phá
nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy các nước này vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng.
 Trong khi đó các cường quốc ở ngoài châu Âu như Mỹ và Nhật, không bị
tàn phá bởi chiến tranh, đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở
châu Âu. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất
lợi cho các nước tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản
chủ nghĩa trước đây.
 Đồng thời thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra
một chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại
như một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự tồn tại của Nhà nước xã hội
chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã trở thành một thách thức to lớn đối với thế giới
tư bản chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các hội
nghị hoà bình được triệu tập. Hệ thống hoà ước Versailles và sau đó là Hệ thống
hiệp ước Washington đã được ký kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phù
hợp với tương quan lực lượng mới.

I - HỆ THỐNG HIỆP ƯỚC VERSAILLES - WASHINGTON

1. Hệ thống hòa ước Versailles:


Hai tháng sau khi chiến tranh kết thúc, ngày 18 - 1 - 1919 các nước thắng trận
đã họp Hội nghị hoà bình tại Versailles (ngoại ô thủ đô Pari của Pháp). Tham dự
hội nghị có đại biểu của 27 nước thắng trận. Năm cường quốc tham gia điều khiển
hội nghị là Mỹ, Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản, nhưng thực sự nắm quyền quyết
định hội nghị là Tổng thống Mĩ Wilson, Thủ tướng Anh Lloyd George và Thủ
tướng Pháp Clemenceau. Đại biểu của các nước bại trận cũng có mặt để kí vào các
hoà ước do các nước thắng trận quyết định. Riêng nước Nga không được mời tham
gia hội nghị. Vấn đề Nga không được đưa vào chương trình nghị sự nhưng nó là
nỗi ám ảnh đối với các nước đế quốc. Ngay từ trước khi hội nghị bắt đầu, các nước
đã thảo luận vấn đề Nga và đi đến thỏa thuận sẽ tăng cường can thiệp vũ trang và
ủng hộ lực lượng phản động để chống lại chính quyền Xô viết.
Hội nghị Versailles kéo dài gần 2 năm và diễn ra hết sức gay go, quyết liệt vì
các nước cường quốc thắng trận đều có những mưu đồ tham vọng riêng trong việc
phân chia quyền lợi và thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh. Là nước đăng cai
hội nghị, Pháp mong muốn làm suy kiệt hoàn toàn nước Đức cả về quân sự và kinh
tế, nhằm đảm bảo an ninh và địa vị bá chủ của Pháp ở lục địa châu Âu. Nhưng Anh
và nhất là Mĩ lại chủ trương phải duy trì một nước Đức tương đối mạnh để đối phó
với phong trào cách mạng đang lên cao ở các nước châu Âu và âm mưu bá chủ
châu Âu của Pháp. Đó là chính sách “cân bằng lực lượng” ở châu Âu mà Mĩ rất
ủng hộ. Ngay từ đầu năm 1918, một năm trước khi chiến tranh kết thúc, Tổng
thống Mĩ Wilson đã đưa ra Chương trình 14 điểm nhằm lập lại hoà bình và tổ chức
lại thế giới sau chiến tranh theo quan điểm của Mĩ(1). Với những lời lẽ bóng bảy,
bề ngoài đề cao hoà bình, dân chủ, Chương trình 14 điểm thể hiện mưu đồ xác lập
địa vị bá chủ thế giới của Mĩ, làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh Anh, Pháp và
Nhật Bản, tạo cơ hội để Mĩ vượt khỏi sự biệt lập của châu Mĩ, vươn ra bên ngoài
bằng sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị chứ không phải bằng con đường
bành trướng lãnh thổ như các cường quốc khác. Chương trình 14 điểm của Wilson
được các nước coi là nguyên tắc để thảo luận tại Hội nghị Versailles.
Các nước Italia, Nhật Bản cũng đưa ra những tham vọng của họ. Nhật Bản đòi
được thay thế Đức nắm chủ quyền bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc, dự định
chiếm vùng viễn Đông của nước Nga Xô Viết, mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu
á - Thái Bình Dương. Italia muốn mở rộng lãnh thổ xuống vùng Địa Trung Hải và
vùng Balkan. Các nước nhỏ như Ba Lan và Rumani cũng có những yêu cầu mở
rộng lãnh thổ của mình.
Mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa các nước tham dự Hội nghị Versailles, đặc
biệt là giữa các cường quốc trở nên gay gắt, có tới 3 lần Hội nghị có nguy cơ tan
vỡ. Đây là hòa ước có sự sắp đặt rất khắc khe của các cường quốc đối với 1 một
nước Đức bại trận. Nó có thể được so sánh với Hiệp định Tilsit mà Hoàng đế Pháp
Napoleon I ký với Nga để áp đặt nước Phổ năm 1807, hoặc là Hiệp ước Brest -
Litopsk mà Đế chế Đức áp đặt vào nước Nga Xô viết vào năm 1918. Lenin đã bình
luận hết sức mỉa mai về Hội nghị này: "Chúng muốn quyết định xem cho ai nhiều
than hơn, thế là chúng cãi cọ trong suốt 5 tháng nay, chúng không còn kiềm chế
được mình và bầy thú dữ đó cắn cấu nhau loạn xạ đến nỗi chỉ còn lại cái đuôi".
Cuối cùng vào tháng 3/1919, các văn kiện của Hội nghị đã lần lượt được ký kết.
a. Sự thành lập hội Quốc liên (League of Nations).
Một trong những vấn đề cơ bản đầu trên được các nước tham dự Hội nghị
Versailles nhất trí là việc thành lập Hội Quốc liên, được thành lập theo tinh thần và
nội dung của Điểm 14 trong "Chương trình 14 điểm" của Wilson. Công ước thành
lập Hội quốc liên là văn kiện đầu tiên được kí kết cùng với Hiến chương của Hội.
Theo đó, mục đích của Hội Quốc liên là “khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực
hiện nền hoà bình và an ninh thế giới”, và để thực hiện mục đích đó người ta đề ra
một số nguyên tắc như: không dùng chiến tranh trong quan hệ giữa các nước, quan
hệ quốc tế phải rành mạch và dựa trên đạo lí, phải thi hành những cam kết quốc
tế...
Ngày 10 - 1 - 1920, Hội Quốc liên chính thức thành lập với 44 nước kí vào công
ước sáng lập, Hội quốc liên có 3 tổ chức chính: Đại hội đồng (gồm tất cả các nước
thành viên, họp mỗi năm một lần vào tháng 9), Hội đồng thường trực (gồm 5 uỷ
viên các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Italia - sau đó còn lại 4 vì Mĩ không
tham gia, và một số uỷ viên có kì hạn, họp mỗi năm ba lần), Ban thư ký thường
trực (do Tổng thư ký đứng đầu) thường trực như một nội các làm việc hành chính
thường xuyên, đóng trụ sở ở Geneve. Các cơ quan chuyên môn của Hội Quốc liên
gồm có Toà án quốc tế (có trụ sở thường trực ở La Hay) và các tổ chức khác như:
Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức sức khoẻ (HO), uỷ ban người tị nạn
(HCR) ...
Nội dung hoạt động do Hội Quốc liên đề ra là giám sát việc giải trừ quân bị, tôn
trọng và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị, giải quyết các tranh chấp
quốc tế, thực hiện “chế độ uỷ trị” đối với một số lãnh thổ “chưa đủ điều kiện tự
quản”... Nước nào vi phạm công ước, gây chiến tranh sẽ bị xem là gây chiến với
toàn thể hội viên và sẽ bị trừng phạt dưới hai hình thức: bằng biện pháp kinh tế và
tài chính (do tất cả các nước hội viên bắt buộc phải thi hành) và bằng những biện
pháp quân sự.
Sự ra đời của Hội Quốc Liên, một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên,
đã đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ quốc tế thế kỷ XX. Về danh nghĩa,
Hội Quốc Liên trở thành một tổ chức giám sát trật tự quốc tế mới, nhằm ngăn ngừa
chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, những hoạt động của
Hội quốc Liên là nhằm duy trì trật tự thế giới mới do các cường quốc chiến thắng
áp đặt tại Hội nghị Vécxai. Với "chế độ uỷ trị", Anh, Pháp đã chia nhau hầu hết các
thuộc địa của Đức và lãnh thổ của đế quốc Thổ Nhĩ Kì. Các biện pháp về giải trừ
quân bị và sự trừng phạt chỉ mang ý nghĩa hình thức vì Hội Quốc liên không có
sức mạnh thực tế để thực thi các quyết định của mình. Để Hội Quốc Liên có thể trở
thành một công cụ có hiệu quả, tổ chức này phải có ý chí chính trị thống nhất và có
khả năng quân sự cần thiết. Những sự kiện diễn ra sau này sẽ cho thấy sự bất lực
của Hội Quốc Liên trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Hội Quốc Liên được
thành lập theo sáng kiến của Tổng thống Mĩ Wilson nhưng Mĩ từ chối không tham
gia do những tham vọng của Mĩ đã không được thực hiện trong Hội nghị
Versailles. Điều đó cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của tổ
chức này.
b. Hoà ước Versailles với Đức.
Hoà ước Versailles với Đức kí ngày 28 - 6 - 1919, văn kiện quan trọng nhất của
hệ thống hoà ước Versailles, đã quyết định số phận của nước Đức. Hoà ước khẳng
định nước Đức bại trận phải chịu trách nhiệm về “tội ác gây chiến tranh”, do đó
phải trả lại cho Pháp hai tỉnh Alsace-Lorraine (mà Pháp cắt nhượng cho Đức trong
cuộc chiến tranh Pháp - Phổ 1870 - 1871); nhường cho Bỉ khu Eupen Malmedy và
Moresnet; cắt cho Đan Mạch vùng Bắc Sleswig - tùy kết quả của cuộc trưng cầu ý
dân - mà Thủ tướng Đức Bismarck chiếm được trong cuộc chiến tranh Đức - Đan
Mạch 1864; cắt cho Ba Lan vùng Pomerania và một “hành lang chạy ra biển”...,
một số nơi khác tùy thuộc vào trưng cầu ý dân, mà Đức đã chiếm được trong cuộc
phân chia Ba Lan vào thế kỷ XVIII. Đồng thời, thành phố cảng Dantzig (nay là
Gdansk, Ba Lan) và đảo Hengôlan sẽ do Hội quốc liên quản trị. Đây là một trong
những điều khoảng khiến người dân Đức tức giận nhất, họ không chỉ bất mãn vì
việc tách vùng Đông Phổ ra khỏi nước Đức bằng một "hành lang" cho Ba Lan
thông ra biển, mà còn ghét bỏ người Ba Lan - người mà họ xem như "người hạ
đẳng" - không hơn, không kém. Người Đức cũng giận dữ không kém khi thấy Hòa
ước (điều 231) buộc tội họ là nước duy nhất phải chịu trách nhiệm chính là người
gây ra cuộc chiến này, và đòi họ phải giao Wilhelm II (người phát động cuộc
chiến) và khoảng 800 tội phạm chiến tranh khác cho các nước Hiệp ước để họ xét
xử, còn các nước đế quốc khác thì dường như "vô tội" (!?) Ngoài ra, hạt Sarre của
Đức cũng giao cho Hội Quốc liên quản trị trong thời hạn 15 năm, các mỏ than ở
đây thuộc về Pháp. Sau thời hạn này sẽ tiến hành trưng cầu ý dân để quyết định hạt
Sarre sẽ thuộc về nước nào (sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1935, hạt Sarre đã thuộc
về nước Đức). Đồng thời toàn bộ hệ thống thuộc địa của Đức đều trở thành đất uỷ
trị của Hội Quốc liên và được giao cho các cường quốc Anh, Pháp, Nhật, Bỉ... quản
lí.
Nước Đức còn bị hạn chế vũ trang đến mức thấp nhất: chỉ được giữ lại 100.000
bộ binh với vũ khí thông thường, không có không quân, không có hạm đội tầu
ngầm và thiết giáp hạm. Vùng tả ngạn sông Ranh (gần biên giới Pháp) và 3 đầu
cầu vùng hữu ngạn sẽ do quân đội Đồng minh đóng trong vòng 15 năm và rút dần
quân nếu Đức thi hành hoà ước. Vùng hữu ngạn sông Ranh với chiều rộng 50 km
sẽ trở thành khu phi quân sự. Nước Đức còn phải bồi thường chiến tranh cho các
nước thắng trận số tiền (do Hội nghị Luân đôn tháng 4 - 1921 qui định) là 132 tỉ
Mác vàng, trong đó trả cho Pháp: 52% Anh 22%, Italia: 10%, Bỉ: 8%... Với hoà
ước này, nước Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than,
2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Toàn bộ
gánh nặng của hoà ước Vécxai đè lên vai nhân dân Đức. Tuy thế, hoà ước Vécxai
không thủ tiêu được tiềm lực kinh tế chiến tranh của Đức. Sau này, với sự trợ giúp
của Mĩ, Anh, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, nước Đức đã khôi phục và trở
thành một lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở châu Âu trong thập niên 30.
Việc hòa ước Versailles được công bố vào ngày 7/5/1919 đã gây ra một sự phản
ứng mạnh mẽ không chỉ trong chính phủ, quân đội, mà còn lan ra toàn thể người
dân Đức. Chính phủ lâm thời chống đối mạnh mẽ việc chấp nhận nó và cho rằng
nó là hòa ước "vô lý"; còn nhân dân Đức thì ủng hộ, hậu thuẫn chính phủ nhiệt tình
trong cuộc đấu tranh này. Chính phủ hỏi ý kiến quân đội: Nếu từ chối ký vào hòa
ước, liệu Quân đội có thể chống cự cuộc tấn công của Đồng minh hay
không? Ngày 17/6, Thống chế Hindenburg cho rằng, nếu từ chối ký hòa ước, Đức
sẽ có thể gây chiến tranh chiếm vùng Posen, nhưng sẽ rất khó khăn nếu Đồng minh
tấn công kịch liệt và chúng ta sẽ thất bại. Chi bằng chúng ta thà thua trong danh
dự còn hơn chấp nhận một nền hòa bình nhục nhã. Lời nói này của Hindenburg
khiến người dân cảm thấy như là không thực sự trung thực cho lắm. Nhân dân Đức
không biết Hindenburg đã nghĩ rằng nếu cố chống cự Đồng minh thì không những
vô vọng, mà còn có thể khiến cho cấp chỉ huy quân đội quý giá bị tiêu diệt và từ đó
nước Đức cũng bị hủy diệt theo. Vài ngày sau, khi bị Đồng minh bắt phải ra ngay
quyết định cuối cùng, Chính phủ đã họp lại nội các và quân đội và 4 ngày sau,
quốc hội Đức mới chính thức ký vào văn kiện Hòa ước Versailles.
Việc ký kết hòa ước này gây sự phản ứng rất mạnh mẽ ở nhiều nơi. Ở Liên Xô,
khi nghe tin hòa ước được ký kết, Lenin đã nhận xét: "Đấy là một thứ hòa ước kỳ
quái, một thứ hòa ước ăn cướp, nó đẩy hàng chục triệu con người, trong đó có
những con người văn minh nhất, rơi vào tình cảnh bị nô dịch. Đấy không phải là
một hòa ước, đấy là những điều kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao buộc một nạn
nhân không có gì tự vệ phải chấp nhận". Đồng thời ở Pháp, Thống chế Foch, viên
tướng Pháp có nhiều công lao lớn trong Thế chiến I, đã không ngừng phản đối
Clemenceau rất kịch liệt và không bằng lòng với những nội dung Hòa ước đã ký
với Đức, ông ta cũng dự báo về những thất bại của Hòa ước đó. Ông ta từng chứng
kiến quân Đức hủy hạm đội của mình để tránh rơi vào tay giặc, quân và dân Đức
đốt cháy lá cờ Pháp ở nước Đức mà quân Đức cướp trong cuộc chiến 1870 - 1871,
nhằm ngăn cản việc giao các lá cờ này cho Pháp... Ông viết thư cho vợ: "Bọn họ
nhạo báng chúng ta. Toàn thể châu Âu là một đám nhốn nháo. Ấy là công trình
của Clemenceau". Do đó, Foch từ chối làm lễ ký kết Hiệp ước này vào ngày 28
tháng 6 năm 1919 tại Versailles. Foch có lời tuyên bố, mà sau này càng trở nên
đúng: "Đây không phải là một Hòa ước. Đây là một Thỏa ước ngừng bắn trong
vòng 20 năm". Bất chấp sự nỗ lực lớn nhất của Clemenceau, Hòa ước này thất bại
vì không thể thay đổi sự cân bằng chiến lược Đức - Pháp: Đức thì đông dân, có
tiềm lực quân sự, chính trị mạnh nhưng trong khi đó quân đội Pháp lại quá yếu,
ảnh hưởng rất nhỏ bé trong phe Hiệp ước nên rất khó đương đầu với Đức. Chính vì
vậy, Thượng viện Hoa Kỳ từ chối phê chuẩn bản Hòa ước này vào tháng 1
năm 1920, và liên minh giữa Anh Quốc và Pháp bắt đầu suy sụp. Foch chán ghét
một liên minh quân sự Pháp - Anh - Mỹ, cái mà Clemenceau đặt niềm tin to lớn.
Thành thử không những chiến thắng của Pháp vào năm 1918 hoàn toàn là một
chiến thắng mà Pháp đã thất bại trong việc thiết lập một nền hòa bình lâu dài.
c. Các hoà ước khác.
Cùng với hoà ước Versailles kí với Đức, những hoà ước khác cũng lần lượt kí
kết với các nước bại trận trong hai năm 1919 - 1920. Với hoà ước Saint - Germain
kí với Áo ngày 10 - 9 - 1919 và Hoà ước Trianon kí với Hunggari ngày 4-6-1920,
đế quốc Áo - Hung trước kia không còn nữa mà bị tách thành hai nước nhỏ: Áo chỉ
còn 6,5 triệu dân với diện tích 84.000 km2, Hunggari cũng mất 1/3 lãnh thổ trước
kia, chỉ còn lại 92.000km2 với 8 triệu dân. Mỗi nước chỉ được quyền có khoảng
30.000 quân và phải bồi thường chiến phí. trên lãnh thổ của đế quốc áo - Hung cũ
đã thành lập hai quốc gia mới là Tiệp Khắc và Nam Tư. Một số nước được mở
rộng thêm đất đai từ lãnh thổ của đế quốc áo - Hung: Rumani được thêm vùng
Bukovine và Transylvanie, Italia được thêm vùng Trentin - Istrie, Ba Lan cũng
được thành lập với vùng Galicia thuộc áo và các vùng đất khác thuộc Đức và Nga.
Ở bán đảo Ban căng, số phận hai nước thua trận là Bungari và đế quốc ốttôman
cũng được quyết định. Với hoà ước Neuilly kí với Bungari ngày 27-11-1919, lãnh
thổ Bungari bị thu hẹp lại so với trước kia do phải cắt một số đất đai ở biên giới
phía Tây cho Nam Tư, cắt vùng Thrace cho Hi Lạp (do vậy bị mất cảng
Dédéagatch và lối ra biển Egée và cắt tỉnh Dobroudja cho Rumani. Ngoài ra,
Bungari phải bồi thường chiến phí là 2,25 tỉ phơ răng, phải nộp cho các nước láng
giềng trong phe chiến thắng (Nam Tư, Hi lạp, Rumani) 37.000 gia súc lớn, 33.000
gia súc nhỏ, đồng thời phải hạn chế lực lượng vũ trang xuống còn không quá
20.000 người. Hoà ước Sevres với Thổ Nhĩ Kì kí ngày 11 - 8 - 1920 đã chính thức
xoá bỏ sự tồn tại của đế quốc Ottoman. Syria, Libăng, Palextin và Irắc tách khỏi
thổ Nhĩ Kì và đặt dưới quyền “bảo hộ” của Anh và Pháp. Ai Cập chịu sự “bảo hộ”
của Anh, bán đảo Aráp được coi là thuộc “phạm vi thế lực” của Anh. Phần đất
châu Âu của Thổ Nhĩ Kì phải cắt cho Hi Lạp (trừ Istambul và vùng ngoại ô). Các
eo biển của Thổ Nhĩ Kì được đặt dưới quyền kiểm soát của một uỷ ban gồm các
đại biểu của Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản. Toàn bộ những hoà ước nói trên hợp
thành Hệ thống hoà ước Versailles. Đây là văn bản chính thức đầu tiên xác định
việc phân chia thế giới của chủ nghĩa đế quốc. Trật tự mới này đem lại lợi ích cho
các cường quốc thắng trận, nhất là Anh. Anh chẳng những mở rộng hệ thống thuộc
địa đồng thời quyền bá chủ mặt biển vẫn được giữ vững. Pháp và Nhật cũng giành
được khá nhiều quyền lợi. Tuy nhiên, những điều khoản khắt khe của Hệ thống
hoà ước Versailles đối với các nước chiến bại, nhất là Đức, trên thực tế chẳng
những đã không thể thực hiện được mà còn làm tăng thêm tâm lý phục thù của các
nước này. Đó là mâu thuẫn nảy sinh ngay từ khi hệ thống này mới được hình
thành. Đồng thời, tham vọng lãnh đạo thế giới của giới cầm quyền Mĩ cũng chưa
được thực hiện. Chính vì thế các nước đế quốc đã phải tiếp tục giải quyết những
bất đồng về quyền lợi tại một hội nghị tiếp theo ở Washington.
--------------------------
(1) Chương trình 14 điểm của Wilson là:
1. Đưa ra những hiệp định rõ ràng, không bí mật.
2. Tự do thông thương của các đại dương.
3. Bãi bỏ các rào cản kinh tế.
4. Cắt giảm vũ khí.
5. Dàn xếp các yêu sách của thuộc địa theo quyền lợi của các dân tộc bị trị.
6. Quân Đức rút khỏi Nga, quyền tự do về chính sách quốc gia cho Nga.
7. Quân Đức rút khỏi Bỉ, Bỉ là nước độc lập.
8. Quân Đức rút khỏi Pháp, Alsace-Loraine thuộc về Pháp.
9. Điều chỉnh biên giới Italia.
10. Các dân tộc của đế quốc Áo có quyền tự quyết.
11. Quân Đức rời khỏi Rumani, Serbia và Montenegro, Serbia có một lối đi ra
biển.
12. Các dân tộc của đế quốc Ottoman có quyền tự quyết, eo biển Dardanelless cho
phép tàu của mọi quốc gia.
13. Ba Lan độc lâp, có một lối đi ra biển.
14. Thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình

2. Hệ thống Hiệp ước Washington:


Hội nghị Versailles kết thúc nhưng những mâu thuẫn mới lại nảy sinh giữa các
cường quốc thắng trận đặc biệt là mâu thuẫn trong quan hệ Anh - Mĩ và Mĩ - Nhật.
Các nguyên nhân dẫn đến việc ký hòa ước này là:
- Hòa ước Versailles không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc,
ngay cả trong nội bộ các nước đế quốc. Trên thực tế, Anh là nước có nhiều quyền
lợi hơn cả, được giữ vững hệ thống thuộc địa và không cho một đế quốc nào khác
mạnh hơn và qua mặt mình. Pháp và Nhật cũng giành được nhiều quyền lợi qua Hệ
thống hòa ước Versailles. Còn Mỹ chưa giành được quyền lợi nào đáng kể. Cụ thể,
Mỹ rất bất bình trước việc Anh, Pháp làm cho Đức quá suy yếu. Về bồi thường
chiến tranh, trong khi Anh, Pháp đòi Đức bồi thường 480 - 600 tỉ mac, Đức chấp
nhận 100 tỉ mac, thì Mỹ chỉ chấp nhận có 200 tỉ mac mà thôi. Chính giới Mỹ cũng
bất bình khi Hiệp ước Versailles quyết định trao Sơn Đông cho Nhật, là đối thủ
cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ ở Viễn Đông.
- Sự thất bại của Wilson. Đúng vậy, Wilson chưa có những hành động tích cực bảo
vệ quyền lợi của Mỹ trong Hệ thống hòa ước Versailles. Trong các hòa ước
Versailles, ông đã không thể đưa vào nguyên tắc "tự do về biển", đồng thời khi Hội
Quốc Liên được thành lập theo sáng kiến của ông thì cũng bị đa số Đảng Cộng
Hòa chiếm ưu thế trong Thượng viện đánh giá một cách tiêu cực, vì họ cho rằng
Anh và Pháp đang là kẻ chi phối chính trong tổ chức này, chứ không phải Mỹ.
Do tất cả những điều đó mà khi Wilson ký vào Hòa ước trên, Thượng viện Mỹ đã
lập tức không phê chuẩn nó và rút ra khỏi Hội Quốc Liên. Hậu quả là, trong cuộc
bầu cử năm 1920, đảng Dân chủ của ông bị thất cử với số phiếu chênh
lệch: 60,36% (Cộng hòa) và 34,19% (Dân chủ). Tân tổng thống của đảng Cộng hòa
mới lên nhậm chức là Harding đã vin vào cái gọi là "chủ nghĩa biệt lập", để không
bị lệ thuộc vào hòa ước trên và theo đuổi một ý đồ khác nhằm thiết lập địa vị cho
người Mỹ.
- Mâu thuẫn Anh - Mỹ về "Two Power Standard" ("nguyên tắc sức mạnh gấp
đôi"), liên minh Anh - Nhật và sức ép của Mỹ với liên minh này. Như đã biết, Anh
có ưu thế từ lâu trên Viễn Đông, nhất là Trung Quốc, nơi người Mỹ thèm khát
muốn xâm nhập vào, nhưng lúc nào cũng bị Anh chặn lại. Hơn thế, với Hòa ước
1919, Anh bảo toàn được địa vị của mình ở Viễn Đông, điều này khiến Mỹ rất bất
bình. Để giải quyết, Mỹ sử dụng sức mạnh tài chính (buộc Anh trả khoảng nợ 850
tỉ bảng cho mình), vấn đề Ireland và đe dọa mối quan hệ Nhật - Anh. Đồng thời,
Mỹ nhận thấy lúc đó lực lượng Hải quân của Anh rất mạnh, có mặt hầu như khắp
nơi trên thế giới. Năm 1914, chính phủ Anh đề ra nguyên tắc "sức mạnh gấp đôi"
quy định lực lượng quân Anh bằng 2 lần lực lượng hai đế quốc cộng lại, và điều đó
khiến người Mỹ bất bình và muốn thay đổi, xóa bỏ cái gọi là "nguyên tắc sức mạnh
gấp đôi" này.
- Mâu thuẫn Mỹ - Nhật về vấn đề Viễn Đông. Việc xây dựng kênh đào Panama để
thông thương đã làm cho mâu thuẫn Nhật - Mỹ, vốn có từ lâu trước Thế chiến 1,
bùng lên. Ngoài ra, Nhật cũng có lợi thế ở Viễn Đông nhiều hơn Mỹ, đó là Nhật có
xây dựng các căn cứ Hải quân ở Đài Loan, quần đảo Lưu Cầu, đảo Sakhalin, các
quần đảo Kuril, Mariana, Marshall.... rất thuận lợi cho Nhật có thể tự do di chuyển,
phòng ngừa các cuộc tấn công xảy ra bên ngoài Nhật Bản. Trong khi đó, Mỹ mới
có đặt chân vào vùng Thái Bình Dương từ hồi năm 1899 và đang xây dựng lực
lượng, thế nhưng với sự tăng trưởng không ngừng của Nhật về Hải quân đã làm
Mỹ xem xét lại và quyết định sẽ tăng cường hải quân vào khu vực này, trong khi
đó Mỹ cũng lo ngại vùng Thái Bình Dương rộng lớn sẽ gây khó khăn cho nó khi
có chiến tranh, do đó Mỹ cũng đem quân, xây dựng các căn cứ ở Guam,
Philippines. Căng thẳng Nhật - Mỹ còn liên quan đến vấn đề Cộng hòa Viễn Đông.
Trong khi Nhật muốn bóp chết chính quyền Viễn Đông thì Mỹ cũng lo ngại về
hành động của Nhật ở đây, và cho các công ty của mình vào nước này khai
khoáng, nhưng Nhật đã phản đối quyết liệt.
Ngày 12 - 11 - 1921, Hội nghị Washington được khai mạc với sự tham gia của
9 nước: Anh, Pháp, Mĩ, Italia, Nhật, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Trung Quốc.
Nước Nga Xô viết - một nước lớn ở khu vực đã không được mời tham dự hội nghị.
Quyền lãnh đạo hội nghị nằm trong tay bốn nước: Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, nhưng
quyền quyết định thuộc về Mĩ. Những nghị quyết quan trọng nhất của Hội
nghị Washington được thể hiện trong ba hiệp ước: Hiệp ước 4 nước (Anh, Pháp,
Mĩ, Nhật) , Hiệp ước 9 nước (Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào
Nha, Trung Quốc) và Hiệp ước 5 nước (Anh, Pháp, Mĩ, nhật, Italia).

a) Hiệp ước 4 nước:


Được gọi là Hiệp ước “không xâm lược ở Thái Bình Dương” kí ngày 13-12-
1921 và có giá trị trong 10 năm. Các bên thoả thuận “tôn trọng quyền của nhau về
các đảo ở vùng Thái Bình Dương” thực ra là cùng nhau bảo vệ các thuộc địa ở khu
vực rộng lớn này. Đồng thời cũng nhân dịp này Mĩ gây áp lực với Anh để liên
minh Anh - Nhật (được kí kết từ năm 1902) không còn hiệu lực nữa (điều 4). Với
Hiệp ước này, Mĩ không chỉ thủ tiêu được liên minh Anh - Nhật mà còn trở thành
nước đóng vai trò chủ đạo trong bốn cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương.
(xem toàn văn: http://avalon.law.yale.edu/20th_century/tr1921.asp)
b) Hiệp ước 9 nước kí ngày 6 - 2 - 1922, gồm 9 điều, công nhận nguyên tắc
“hoàn chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc” đồng thời nêu
nguyên tắc “mở cửa” và “khả năng đồng đều” cho các nước trong các hoạt động
thương mại và công nghiệp trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Ngoài ra, một công ước
đặc biệt được ký kết thống nhất thuế hải quan của Trung Quốc với tỉ lệ bằng 5%
giá trị hàng hóa, và Trung Quốc không được tăng thuế lên mức 12,5%. Tóm lại với
hiệp ước này, Trung Quốc đã trở thành một thị trường chung của các cường quốc
phương Tây và Nhật Bản. Đặc biệt là Mĩ đã hợp pháp hoá sự bành trướng của
mình vào Trung Quốc. (xem: toàn văn hiệp ước 9 nước (tiếng Anh)
c) Hiệp ước 5 nước kí kết cùng ngày 6-2-1922, được gọi là “Hiệp ước hạn chế
vũ trang và hải quân” nhằm qui định trọng tải tàu chiến của các nước ở khu vực
Thái Bình Dương theo tỉ lệ: 5 - 5 - 3 - 1,75 - 1,75 (cụ thể: Mĩ và Anh bằng nhau:
525.000 tấn, Nhật: 315.000 tấn, Pháp và Italia bằng nhau: 175.000 tấn). Đồng thời
các nước này cũng qui định tỉ lệ về hai loại tàu chở máy bay và tầu tuần dương
hạm. Với hiệp ước này, Mỹ giành được quyền bình đẳng hải quân với Anh với
nguyên tắc "sức mạnh gấp đôi" bị phá vỡ, Nhật cũng giành được thắng lợi quan
trong khi 5 nước tuyên bố không xây dựng các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương,
giúp nó nắm ưu thế trên vùng biển rộng lớn này.(xem: toàn văn Hiệp ước 5
nước (tiếng Anh)
Hội nghị Washington hoàn toàn có lợi cho Mĩ, trong khi nước Anh phải chấp
nhận nhượng bộ: từ bỏ nguyên tắc “sức mạnh quân sự gấp đôi” đã có từ năm 1914,
theo đó hải quân Anh phải có hạm đội bằng hai hạm đội mạnh nhất thế giới cộng
lại, đồng thời phải huỷ bỏ liên minh Anh - Nhật. Từ đây hải quân Mĩ ngang hàng
với Anh và vượt qua Nhật. Mĩ còn thực hiện được việc xâm nhập vào thị trường
viễn Đông và Trung Quốc thông qua chính sách “mở cửa”. Với hệ thống Hiệp
ước Washington, Mĩ đã giải quyết quyền lợi của mình bằng cách thiết lập một
khuôn khổ trật tự mới ở Châu Á - Thái Bình Dương do Mĩ chi phối. Kết hợp với hệ
thống Hoà ước Versailles, các hiệp ước của Hội nghị Washington đã tạo nên Hệ
thống Versailles - Washington. Đó là trật tự thế giới mới mà chủ nghĩa đế quốc xác
lập, trong đó ba cường quốc Anh, Pháp, Mĩ giành được nhiều ưu thế nhất và “7/10
dân cư thế giới trong tình trạng bị nô dịch” theo cách nói của Lenin. Nội bộ phe đế
quốc cũng bị phân chia thành những nước thoả mãn và những nước bất mãn với hệ
thống này, tạo nên mầm mống của những cuộc xung đột quốc tế trong tương lai.
Như thế, sau cuộc chiến tranh thế giới kéo dài bốn năm (1914 - 1918) với những
tổn thất nặng nề cho toàn nhân loại, hoà bình đã được lập lại trong một thế giới
chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn.

3. Trật tự thế giới trong thập niên 20

a) Các hội nghị quốc tế về hoà bình, an ninh tập thể và giải trừ quân bị

Bước vào thập niên 20, nhìn chung các nước tư bản đều bước vào thời kì ổn
định và đạt được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế. Sự ổn định về kinh tế và
chính trị của chủ nghĩa tư bản đã tác động không nhỏ đến chiều hướng phát triển
của quan hệ quốc tế. Sau Hội nghị Versailles - Washington, hàng loạt các hội nghị
quốc tế về các vấn đề hoà bình, an ninh tập thể, giải trừ quân bị... đã diễn ra trong
khuôn khổ hệ thống Versailles - Washington. Một trong những hội nghị quốc tế
lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến lúc bấy giờ là
hội nghị quốc tế Genova (Italia) diễn ra từ 4 -10 đến 19 - 5 - 1922 với sự tham gia
của đại biểu 29 nước trên thế giới (Mĩ không chính thức tham gia mà chỉ cử quan
sát viên tham dự). Nước Nga Xô viết lần đầu tiên chính thức được mời tham dự.
Hội nghị bàn về những vấn đề kinh tế - tài chính của tất cả các nước Châu Âu sau
chiến tranh, trong đó “vấn đề Nga” là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất. Do những
bất đồng về việc giải quyết những khoản nợ của Nga hoàng và chính phủ lâm thời
tư sản Nga (các nước đế quốc đòi Nga bồi thường đến 18 tỉ rúp vàng là khoảng nợ
của Sa hoàng và chính phủ lâm thời Nga đã nợ mình), cùng với vấn đề bồi thường
chiến tranh cho nước Nga xô viết (Nga Xô viết tính toán, đưa ra con số mà đế quốc
phải bồi thường là 39.450.000 rúp vàng, nhưng bị Anh bác bỏ), Hội nghị Genova
hầu như không đạt được kết quả đáng kể nào. Trong khi đó, bên lề hội nghị
Genova, hai nước Đức và Nga đã kí kết Hiệp ước Rapallo (16 - 4 - 1922) nhằm
khôi phục lại các quan hệ ngoại giao, cam kết từ bỏ các khoản nợ và bồi thường
chiến tranh (điều 116 của hòa ước Versailles), quốc hữu hóa các tài sản sở hữu nhà
nước, đồng thời áp dụng chính sách tối huệ quốc cho các quan hệ kinh tế - thương
mại giữa hai nước. Hiệp ước này như một quả bom nổ tung bên cạnh hội nghị
Genova đang diễn ra, và là một thắng lợi lớn của nền ngoại giao Nga Xô viết lúc
đó. Chail - quan sát viên của Mỹ tại hội nghị Genova đã đánh giá hiệp ước Rapallo
"đã làm rung chuyển toàn thế giới và giáng một đòn chí mạng vào Hội nghị
Genova". Và quả thật, đúng như Duroselle khi đó đã viết: "Hiệp ước Rapallo làm
các đồng minh hốt hoảng", và mặc dù bị đồng minh phản đối kịch liệt, nhưng Đức
vẫn quyết tâm thực hiện vì chỉ có nó mới giúp Đức tồn tại, đứng vững và tạo đà
phát triển mạnh về sau này.
Cuối năm 1922, trước những chuyển biến quan trọng của cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì, các nước tư bản phương Tây triệu tập một Hội nghị
quốc tế ở Lausanne (Thuỵ sĩ) để bàn về việc kí kết một hiệp ước hoà bình mới với
Thổ Nhĩ Kì và những vấn đề khác liên quan đến các eo biển ở vùng biển Hắc Hải.
Hội nghị Lausanne, khai mạc ngày 20 - 11 - 1922 với sự tham gia của các quốc gia
có liên quan đến những vấn đề khác nhau của hội nghị. Liên quan đến vấn đề kí
hoà ước mới với Thổ Nhĩ Kì có sự tham gia của các nước Anh, Pháp, ý, Nhật,
Rumani, Hi Lạp, Nam Tư và Thổ Nhĩ Kì. Là một cường quốc ở vùng biển Hắc
Hải, nước Nga xô viết (do Ngoại trưởng Chicherin dẫn đầu) đã chủ trương phải
đảm bảo an ninh chung, cấm tất cả các tàu thuyền các nước không được qua lại
thường xuyên ở 2 eo biển Dandanelles và Bosporus trong thời chiến lẫn thời bình,
nhưng tự do hóa cho các tàu buôn. Dưới sự chi phối của các nước Anh, Pháp, Ý,
Hiệp ước về eo biển Dandanelles và Bosporus ở vùng biển Hắc Hải đã được ký
kết, theo đó vùng eo biển sẽ được phi quân sự hoá và các loại tàu thuyền được tự
do qua lại. Hiệp ước này trên thực tế đã ảnh hưởng đến an ninh của các nước vùng
biển Hắc Hải nói chung và nước Nga xô viết nói riêng. Còn về vấn đề ký hòa ước
với Thổ Nhĩ Kì, do các bất đồng sâu sắc giữa các nước nên hội nghị phải ngưng
lại. Đến tháng 4 thì hội nghị lại diễn ra, nhưng lần này là Nga Xô viết không được
tham gia do các đế quốc lấy cớ vấn đề eo biển không còn trong chương trình hội
nghị nữa. Thái độ chống Nga Xô viết của các đế quốc diễn ra đến mức thô bạo, khi
họ tước bỏ quyền miễn trừ ngoại giao của Vatslav V. Vorovsky (1871 - 1923), đại
diện của Nga ở Lausanne, tạo điều kiện cho 1 tên Bạch vệ lưu vong là Conradi ám
sát chết vào năm 1923. Sau sự kiện đó, mặc dù cuối cùng các hiệp ước về Thổ Nhĩ
Kì được ký kết, và các Hòa ước đó đã xác định lãnh thổ của nước này bao gồm
vùng Tiểu Á và vùng Đông Thessaly ở phần châu Âu, nhưng Liên Xô đã phủ quyết
hòa ước này. Hòa ước hoàn toàn mất hiệu lực.

Để xây dựng một nền an ninh tập thể ở châu Âu trong khuôn khổ hệ thống
Versailles - Washington, một hội nghị quốc tế giữa các nước tư bản châu Âu đã
được triệu tập ở Locarno (Thụy Sĩ) từ ngày 5 đến 16 - 10 - 1925. Hội nghị đã đến
kí kết hệ thống hiệp ước Locarno (143 điều), bao gồm: Hiệp ước đảm bảo chung
(còn gọi là hiệp ước đảm bảo Rhenanie) giữa Anh, Pháp, Đức, Italia và Bỉ, các
hiệp ước Pháp - Đức, Đức - Bỉ, Đức - Tiệp, Đức - Ba Lan về trọng tài và các hiệp
ước đảm bảo Pháp - Ba Lan và Pháp - Tiệp. Các hiệp ước nói trên là sự cam kết
đảm bảo đường biên giới giữa các nước có liên quan; phi quân sự hóa vùng
Rhenanie theo những điều khoản của Hệ thống Versailles. Trong trường hợp Đức
xâm chiếm vùng phi quân sự này, các nước ký hiệp ước có toàn quyền, kể cả dùng
vũ lực để chống lại (điều 2). Đồng thời, cũng tại hội nghị này các nước đã đi đến
thoả thuận đồng ý để nước Đức tham gia Hội Quốc Liên (tuy nhiên phải đến tháng
9 - 1926 Đức mới trở thành viên chính thức của Hội Quốc Liên). Tất cả các hiệp
ước trên đây hợp thành Hệ thống Hiệp ước Locarno được tổ chức ký chính thức ở
London vào ngày 1 - 12 - 1925.
Với việc kí kết hệ thống hiệp ước Locarno và việc nước Đức tham gia Hội
Quốc Liên, mâu thuẫn giữa các cường quốc phương Tây dường như dịu đi và các
chính khách tư sản, các nhà báo đã tán tụng nó và họ đã "mơ" về nền hòa bình mà
châu Âu chờ đợi từ lâu (!). Hiệp ước trên đã giáng cho các liên minh của Pháp
những thất bại nặng nề và Pháp cũng từ đó mất hết hy vọng làm suy yếu Đức sau
hiệp ước Versailles. Với việc ký hiệp ước trên, Đức đã thoát dần ra khỏi vị trí là
nước bại trận, vươn lên bình đẳng về chính trị - kinh tế với các nước và "hợp pháp
hóa" địa vị trên trường quốc tế. Còn Anh và Mỹ thì tỏ ra hài lòng về Hệ thống hiệp
ước này, bởi một mặt, hệ thống này khống chế được Pháp, buộc Đức ràng buộc
vào các cam kết nhất định đối với các cường quốc phương Tây, mặc khác nó tạo
điều kiện để sử dụng Đức trong các ý đồ chống Liên Xô. Trong bối cảnh đó, về
phía mình, Liên Xô không thể ngồi yên nhìn toàn thế giới bị chi phối bởi các
cường quốc, nhất là Đức, một nước vừa "nổi lên" sau hòa ước Locarno. Tháng 10 -
1925, Liên Xô và Đức bắt đầu ký các hiệp ước hợp tác về kinh tế (đường sắt, hàng
hải...). Song, mục tiêu lớn nhất của Liên Xô là phải đạt một hiệp ước trung lập và
không tấn công lẫn nhau với Đức. Tháng 3 - 1926, Đức đề nghị gia nhập vào Hội
Quốc Liên và do nhiều trục trặc khác nhau trong đàm phán, Đức đã dần xích về
Liên Xô. Ngày 24 - 4 - 1926, hai nước đã ký với nhau hiệp ước về trung lập và
không tấn công nhau Xô - Đức tại Berlin (Đức), khẳng định quan hệ hai nước sẽ
tuân thủ theo hiệp ước Rapallo, cam kết theo nguyên tắc trung lập trong trường
hợp bên kia bị một nhóm nước hay nước thứ ba tấn công, nếu các bên một nhóm
nước hay nước thứ ba tẩy chay, bao vây, thì bên kia sẽ không tham gia các hoạt
động chống lại bên đã ký hiệp ước. Phía Đức còn thông báo là sẽ không bị ràng
buộc bởi các quyết định của Hội để chống Liên Xô. Hiệp ước Xô - Đức là một
thắng lợi lớn của nền ngoại giao Nga Xô viết khi đó. Sau đó, Liên Xô có ký kết các
hiệp ước với một loạt các nước khác nhau để khẳng định, củng cố vị thế lúc đó.
Như vậy, sự kiện các hiệp ước Xô - Đức, Locarno, Thổ Nhĩ Kì và Đức gia nhập
Hội Quốc Liên...đã làm sáng lên những tia hy vọng về một nền hòa bình có cơ may
được xác lập ở châu Âu và trên toàn thế giới. Trong bối cảnh lòng tin vào an ninh
tập thể lên đến đỉnh cao mà tháng 4 - 1927, Ngoại trưởng Pháp Aristide Briand đề
nghị với Ngoại trưởng Mĩ Frank B. Kellogg về việc Pháp và Mỹ ký một hiệp ước
"hữu nghị vĩnh viễn, theo đó hai nước cam kết từ bỏ việc chiến tranh như là một
phương tiện chính trị quốc gia". Ngoại trưởng Mĩ đồng ý, nhưng sẽ mở rộng hiệp
ước cho nhiều nước cùng tham gia. Sau nhiều cuộc đàm phán liên tục, ngày 27 - 8
- 1928 tại Pari đã diễn ra lễ ký kết Hiệp ước từ bỏ chiến tranh nói chung, còn được
gọi là Hiệp ước Briand - Kellogg. Hiệp ước này đã được nhiều nước trên thế giới
hưởng ứng và có tới 57 quốc gia kí kết tham gia, trong đó có Liên Xô. Liên Xô là
một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp ước và mong muốn Hiệp ước
này sớm có hiệu lực. Một năm sau, nhằm thúc đẩy việc vận dụng vào thực tế hiệp
ước này, theo sáng kiến của Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Maxim Litvinov
(1876 - 1951), 8 nước (Liên Xô, Rumania, Latvia...) đã cùng nhau ký "Nghị định
thư Litvinov" (9 - 2 - 1929) kêu gọi hiện thực hóa hiệp ước Briand - Kellogg vào
thực tiễn mà không chờ đợi cho đến khi nó được các nước khác phê chuẩn.
Mặc dù Hiệp ước Briand - Kellogg được đánh giá là “đánh dấu đỉnh cao của làn
sóng hoà bình trong thập niên 20,” nhưng thực tế cho thấy việc đặt niềm tin vào
hiệp ước này là “một ảo tưởng nguy hiểm” bởi lẽ chỉ vài ngày sau khi kí kết hiệp
ước Briand - Kellogg, Anh và Pháp đã tiến hành kí kết ngay một thoả hiệp riêng rẽ
vấn đề vũ khí Hòa bình và an ninh tập thể trong khuôn khổ trật tự Versailles -
Washington, Hội Quốc Liên là rất mong manh, xa vời. Những diễn biến tiếp theo
trong quan hệ quốc tế thập niên 30 sẽ tiếp tục chứng minh điều đó.

b) Vấn đề thực hiện Hoà ước Versailles kí với Đức.


Việc thực hiện các điều khoản của Hoà ước Versailles kí với Đức chiếm một vị
trí đặc biệt quan trọng trong quan hệ quốc tế những năm 20. Về vấn đề bồi thường
chiến tranh, Hội nghị Luân Đôn ngày 30 - 4 - 1921 đã qui định số tiền bồi thường
của Đức là 132 tỉ mác vàng và Đức bắt đầu phải trả từ mùa hè năm 1921. Tuy
nhiên, tình trạng khủng hoảng kinh tế - tài chính trầm trọng diễn ra ở Đức đã khiến
cho nước này không có khả năng thực tế để trả món nợ đó. Sau việc liên quân Pháp
- Bỉ chiếm đóng vùng Ruhr (11 - 1 - 1923), nơi sản xuất 90% sản lượng than và
70% sản lượng gang của nước Đức, không mang lại hiệu quả trong vấn đề bồi
thường của Đức, một Hội nghị quốc tế đã được triệu tập ở Luân đôn để xem xét lại
vấn đề này. Hội nghị Luân đôn khai mạc ngày 16 - 7 - 1924 với sự tham gia của
các đại diện Anh (MacDonald), Pháp (Herriot), Italia (Stefani), Nhật (Hayashi), Bỉ
(Teinic), Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Rumani, và Mĩ (Kellogg) (về danh nghĩa Mĩ chỉ
tham gia với một số quyền hạn chế nhưng trên thực tế Mĩ có ảnh hưởng lớn trong
Hội nghị). Hội nghị Luân Đôn đã thông qua kế hoạch Dawes có giá trị trong vòng
5 năm với nội dung chủ yếu là Mĩ và Anh sẽ giúp đỡ Đức trong việc phục hồi và
phát triển kinh tế - tài chính để nước này có khả năng trả được các khoản bồi
thường chiến tranh theo lịch trình được Uỷ ban 5 nước Anh, Pháp Mĩ, Italia qui
định như sau:
 Năm thứ nhất trả 1 tỉ mác vàng
 Năm thứ hai: 1,22 tỉ mác vàng
 Năm thứ 3: 1,2 tỉ mác vàng
 Năm thứ tư: 1,75 tỉ mác vàng
 Từ năm thứ năm: mỗi năm 2,5 tỉ mác vàng.
Với kế hoạch Dawes, Pháp đã phải có những nhượng bộ quan trọng: Pháp phải
rút khỏi vùng Ruhr (năm 1925) việc giải quyết vấn đề bồi thường chiến tranh đã
tuột khỏi tay Pháp chuyển sang tay người Mĩ. Mĩ và Anh có điều kiện mở rộng ảnh
hưởng về kinh tế - tài chính vào nước Đức. Kế hoạch Dawes đã góp phần quan
trọng vào việc phục hồi và phát triển kinh tế Đức. Những trận “mưa đô la” từ Mĩ
và Anh qua kế hoạch này đã tạo điều kiện trang bị những kĩ thuật hiện đại và nâng
cao năng lực sản xuất của nền kinh tế Đức. Trong năm đầu thực hiện kế hoạch
Dawes, khi số tiền Đức cho vay được ấn định là 800 triệu mac, thì trên thực tế Đức
nhận được đến 921 triệu mac (461 triệu của Mỹ, 227 triệu của Anh). Từ đó đến
năm 1929, Đức đã nhận viện trợ của Mĩ, Anh để vay, tín dụng và đầu tư vào công
nghiệp khoảng 20 - 25 tỉ mac vàng. Số tiền viện trợ đó không những đủ để trả nợ
cho các đế quốc thắng trận (Đức trả lại cho họ tới 11 tỉ mac) mà còn đủ để phát
triển kinh tế của mình. Năm 1929, tổng sản lượng công nghiệp Đức đạt 113% mức
trước chiến tranh, vượt qua Anh, Pháp. Cũng trong năm 1929, kế hoạch Dawes lại
được điều chỉnh theo hướng giảm bớt gánh nặng bồi thường chiến tranh cho Đức.
Sau một thời gian dài thảo luận, tháng 8 - 1929, Hội nghị quốc tế của 12 nước tư
bản họp ở La Hay đã chính thức thông qua kế hoạch Young. Theo đó số tiền bồi
thường của Đức giảm xuống còn 113,9 tỉ mác vàng và được trả trong thời hạn kéo
dài tới 60 năm, đồng thời quân đội chiếm đóng của Pháp, Bỉ sẽ phải rút khỏi vùng
Rhenanie trước ngày 30 - 6 - 1930. Đến đây, uỷ ban bồi thường đã chấm dứt hoạt
động, thay vào đó Ngân hàng thanh toán quốc tế sẽ chịu trách nhiệm theo dõi việc
trả tiền bồi thường chiến tranh của Đức. Như vậy, nhờ sự hà hơi tiếp sức của Anh
và Mĩ với ý đồ sử dụng Đức như một con đập ngăn làn sóng cách mạng có khả
năng tràn sang phía Tây từ Liên Xô, chỉ trong một thời gian ngắn nước Đức chẳng
những đã phục hồi nhanh chóng mà còn tăng cường tiềm lực kinh tế - quân sự của
mình.
4. Quan hệ quốc tế của nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười
Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước Xô viết non trẻ đã tuyên bố với thế giới
một chính sách đối ngoại hoà bình trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các quốc gia. Ngay trong đêm 26 - 10 - 1917, vào
lúc 23 giờ, tại phiên họp thứ hai Đại hội II các Xô viết toàn Nga, Sắc lệnh hoà
bình đã được thông qua. Với Sắc lệnh này, Nhà nước Xô viết tuyên bố “Chiến
tranh đế quốc là tội ác lớn nhất chống lại loài người” và “đề nghị nhân dân tất cả
các nước tham chiến và các chính phủ của họ tiến hành ngay những cuộc đàm phán
về một hoà ước dân chủ và công bằng mà tuyệt đại đa số quần chúng công nhân,
các giai cấp cần lao bị chiến tranh làm cho kiệt quệ, khốn đốn và vô cùng đau khổ
trong các nước tham chiến, đang khao khát”. Đồng thời, trong công hàm gửi tới
Đại sứ của các nước Đồng minh ở Nga ngày 8 - 11 - 1917, Chính phủ Xô viết “một
lần nữa khẳng định về đề nghị ngừng bắn và ký kết một hoà ước dân chủ, không có
thôn tính và bồi thường trên cơ sở quyền tự quyết của các dân tộc”. Tuy nhiên, các
Chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đã bác bỏ đề nghị hoà bình và quyết định không quan hệ
với chính quyền Xô viết. Mong muốn tiến hành các cuộc thương lượng chung và kí
một hoà ước chung không được thực hiện, ngày 20 - 11 - 1917 phái đoàn hoà bình
của Chính phủ Xô viết đã kí kết Hiệp định đình chiến với đoàn đại biểu khối Áo -
Đức với thoả thuận ngừng bắn trong 10 ngày. Ngay sau đó Bộ dân uỷ ngoại giao
Xô viết đã gửi lời kêu gọi tới các nước Đồng minh và Mĩ nêu rõ, “cuộc ngừng bắn
tạo cơ hội cuối cùng cho các nước đồng minh tham gia các cuộc đàm phán tiếp tục
và do đó tránh được mọi hậu quả của một hoà ước riêng rẽ giữa nước Nga với các
nước đối địch”. Nhưng lời kêu gọi đó không được đáp ứng. Trong bối cảnh đó,
Lênin chủ trương phải kí ngay hoà ước, nhưng L. Trosky - trưởng phái đoàn đàm
phán của Nga tại Brest - Litovsk đã không tán thành chủ trương của Lenin. Cuộc
đàm phán tan vỡ và quân Đức lại bắt đầu các cuộc tấn công quân sự, đặt nước Nga
Xô viết vào một tình thế cực kì khó khăn. Sau những diễn biến căng thẳng và phức
tạp của tình hình chiến sự, ngày 3 - 3 - 1918 Hoà ước Brest - Litopsk đã được kí
kết với những điều kiện hết sức nặng nề đối với nước Nga. Theo đó, nước Nga
phải cắt đi một bộ phận lãnh thổ rộng lớn (diện tích 750.000 km2 với hơn 50 triệu
dân, bao gồm Ba Lan, Latvia, Litva, Estonia, Belarus, Ucraina, Phần Lan) và phải
trả khoản tiền bồi thường 6 tỉ mác cho Đức. Lênin gọi đây là “một hoà ước bất
hạnh”, nhưng nhờ đó mà nước Nga đã rút ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc để
đương đầu với những thử thách ác liệt nhằm bảo vệ chính quyền Xô viết non trẻ.
Sau này do kết quả của cuộc Cách mạng tháng 11 - 1918 và sự sụp đổ của chính
quyền quân chủ ở Đức, nước Nga Xô viết đã tuyên bố xoá bỏ Hoà ước Brest -
Litopsk, đúng như những dự đoán của Lenin.

Cũng trong thời gian này, các nước đế quốc đã tập hợp lực lượng, phối hợp
hành động với mưu đồ bóp chết nước Nga Xô viết. Cuối tháng 11 - 1917 đại diện
của các nước đế quốc, trong đó bốn nước Mĩ, Anh, Pháp, Nhật giữ vai trò chủ yếu,
đã họp tại Pari để bàn bạc về biện pháp thực hiện mưu đồ đó. Một tháng sau, ngày
22 - 12 - 1917 cũng lại diễn ra một hội nghị kiểu như vậy tại Pari. Đại diện các
nước tư bản đã thông qua nghị quyết không công nhận nước Nga Xô viết, thoả
thuận về việc ủng hộ cho các lực lượng phản cách mạng ở Nga và phân chia nước
Nga thành các khu vực ảnh hưởng của mình. Theo đó, Anh sẽ nắm quyền kiểm
soát vùng Kavkaz, Armenia, Gruzia và vùng sông Đông; Pháp chiếm Bessarabia,
Crưm và Ucraina; Mĩ và Nhật nắm khu vực Xibia và Viễn Đông... Tháng 12 -
1917, quân đội Rumani (được Pháp hỗ trợ) đã chiếm Bessarabia. Đầu năm 1918,
quân đội Anh, Pháp, Mĩ đổ bộ lên hải cảng Murmansk ; quân đội Nhật, sau đó là
Mĩ chiếm Vladivostok ; quân Anh kéo đến Tusmenistan và Ngoại Kavkaz... Bộ chỉ
huy tối cao các nước Hiệp ước còn sử dụng 60 ngàn binh lính của Quân đoàn Tiệp
Khắc để chống phá nước Nga Xô viết. Tháng 5 - 1918, Quân đoàn Tiệp Khắc cùng
với các thế lực phản cách mạng nổi loạn, chiếm được toàn bộ vùng Sibir rộng lớn
và nhiều thành phố dọc sông Vônga như Samara, Simbier, Kazan... Tình hình lại
càng khó khăn hơn do việc quân Đức chiếm đóng vùng lãnh thổ rộng lớn chiếm tới
hơn 90% sản lượng than, 70% sản lượng sắt và 1/3 chiều dài đường sắt của cả
nước (theo các điều khoản của Hoà ước Brest - Litopsk). Với việc cung cấp vũ khí
cho các đội quân Bạch vệ, quân Đức đã cùng các nước đế quốc tham gia chống phá
nước Nga. Từ năm 1919, sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các nước đế quốc
tăng cường can thiệp và giúp đỡ các lực lượng phản cách mạng ở Nga. Tính đến
tháng 2 - 1919 quân đội can thiệp có mặt ở Nga đã lên đến con số 300.000 (trong
đó ở miền Nam: 130.000, Viễn Đông: 150.000, miền Bắc: 20.000). Trải qua ba
năm chiến đấu cực kì gian khổ và khốc liệt, quân đội và nhân dân Xô viết đã lần
lượt đánh bại các lực lượng thù trong, giặc ngoài, giữ vững nền độc lập, tự chủ của
đất nước. Cũng trong thời gian này, trung thành với những nguyên tắc của Tuyên
ngôn về quyền của các dân tộc ở Nga (công bố ngày 2 - 11 - 1917), Nhà nước Xô
viết đã công nhận quyền tách ra của Ucraina, công nhận độc lập của Phần Lan, Ba
Lan ; xoá bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng của Chính phủ Nga hoàng trước đây đối
với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì, Ba Tư (Iran) và nhiều nước khác. Trong quan hệ
quốc tế, Chính phủ Xô viết đã phản đối gay gắt tính chất nô dịch của các hoà ước,
nhất là Hoà ước Versailles. Lênin cho rằng: “Đấy không phải là hoà ước, đấy là
những điều kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao, buộc nạn nhân không có gì tự vệ
phải chấp nhận”. Trong lúc các cường quốc phương Tây thi hành chính sách thù
địch, bác bỏ sự tham dự của nước Nga Xô viết tại hai Hội nghị Versailles và
Washington, ngày 28 - 11 - 1921, Chính phủ Xô viết đã gửi công hàm tới các chính
phủ Anh, Pháp, Mĩ, Ý, Nhật nêu rõ những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình của
nước Nga với phần còn lại của thế giới. Năm 1922 lần đầu tiên được mời chính
thức tham dự Hội nghị quốc tế Genova, đoàn đại biểu Xô viết đã đưa ra đề nghị về
việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và kinh tế, thực hiện chung sống hoà bình và
tiến hành giải trừ quân bị. Nước Nga Xô viết sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với
tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, hợp tác cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình. Hội nghị Genova thất bại, tuy
vậy việc Nga và Đức ký kết Hiệp ước Rapallo đã giáng một đòn chí mạng vào âm
mưu bao vây, cô lập nước Nga của các cường quốc phương Tây, đồng thời đánh
dấu một thắng lợi ngoại giao cực kỳ quan trọng của Nhà nước Xô viết. Đức trở
thành nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Nga. Những
năm tiếp theo, nước Nga Xô viết (từ tháng 12 - 1922 là Liên Xô) đã từng bước phá
vỡ chính sách cô lập của các nước phương Tây và khẳng định vị trí quốc tế của
mình. Sau Đức, Anh là nước tư bản thứ hai ở châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức với Liên Xô ngày 2 - 2 - 1924, sau gần một năm chống phá quyết liệt
với Liên Xô qua cái gọi là "Tối hậu thư Curzon". Sau Anh 5 ngày, Thủ tướng
Mussolini của Italia tuyên bố công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức
với Liên Xô (7 - 2 - 1924). Tháng 10 - 1924, sau khi vượt qua không ít những bất
đồng trong nội bộ, chính phủ Pháp cuối cùng cũng chính thức công nhận và thiết
lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Cũng trong năm 1924, nhiều nước khác cũng
công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô: Nauy (13 - 2), Áo (25 - 2),
Hi Lạp (8 - 3), Đan Mạch (18 - 6), Anbani (6 - 7), Hunggari (5-9)...
Ở châu Á, ngày 31-5-1924, đại diện chính phủ Liên Xô là Kharakhan và chính
phủ Bắc Kinh là Wellington Woo đã chính thức kí kết Hiệp ước Xô - Trung, theo
đó Trung Quốc công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đồng thời
Liên Xô cũng tuyên bố từ bỏ tất cả những đặc quyền mà chính phủ Nga hoàng
trước đây đã buộc Trung Quốc phải kí kết. Sau Trung Quốc, ngày 25 - 1 - 1925,
Nhật Bản - một cường quốc ở châu Á - đã chính thức bình thường hoá quan hệ
ngoại giao với Liên Xô. Như vậy, trải qua hơn 7 năm tồn tại và khẳng định vị thế
của mình, Liên Xô đã được hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các cường
quốc Anh, Pháp, Italia, Nhật chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao.
Mặc dù mối quan hệ này còn phải trải qua nhiều bước thăng trầm đầy khó khăn,
căng thẳng nhưng thực tế đã khẳng định vai trò, uy tín ngày càng cao của Liên Xô
và những thắng lợi to lớn của nền ngoại giao Xô viết non trẻ.
-----------------------------------------------------------
(1) Từ 30 - 12 - 1922 là Liên bang CHXHCN Xô viết (Liên Xô)

III. Sự sụp đổ của trật tự Versailles - Washington và con đường dẫn tới chiến
tranh thế giới thứ hai
Trước hết, chúng ta cần nắm được những nét khái quát về tình hình quốc tế
những năm cuối thập niên 20, đầu thập niên 30. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế
giới (1929 - 1933) bùng nổ đã chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản cùng
với ảo tưởng về một kỷ nguyên hoà bình của thế giới. Cuộc khủng hoảng bắt đầu
từ nước Mĩ ngày 24 - 10 - 1929, đã nhanh chóng tràn sang châu Âu, bao trùm toàn
bộ thế giới tư bản chủ nghĩa, để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính
trị, xã hội. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình của họ) bị rơi
vào vũng lầy đói khổ. Hàng ngàn cuộc biểu tình lôi cuốn trên 17 triệu công nhân ở
các nước tư bản tham gia trong những năm 1929 - 1933. ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng bùng lên mạnh mẽ. Những
mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở nên cực kì gay gắt. Trong bối cảnh đó đã hình
thành những xu hướng khác biệt nhau trong việc tìm kiếm con đường phát triển
giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước không có hoặc có ít thuộc địa gặp nhiều
khó khăn về vốn, nguyên liệu và thị trường đã đi theo con đường phát xít hoá chế
độ chính trị, thiết lập nền chuyên chính khủng bố công khai nhằm cứu vãn tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Các nước Italia, Đức, Nhật Bản là điển
hình cho xu hướng này. Trong những năm 1929 - 1936, giới cầm quyền các nước
nói trên đã từng bước phá vỡ những điều khoản chính yếu của hệ thống Versailles -
Washington và tích cực chuẩn bị cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Trong
khi đó các nước Mỹ, Anh, Pháp... đã tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng
những cải cách kinh tế - xã hội , duy trì nền dân chủ tư sản đại nghị, đồng thời chủ
trương duy trì nguyên trạng hệ thống Versailles - Washington. Quan hệ giữa các
cường quốc tư bản trong thập niên 30 chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình
thành hai khối đối lập - một bên là Đức, Italia, Nhật Bản với một bên là Mĩ, Anh,
Pháp và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối đã phá vỡ hệ thống thoả hiệp tạm
thời Versailles - Washington dẫn tới sự hình thành các lò lửa chiến tranh, báo hiệu
một cuộc chiến tranh thế giới mới.
1. Sự hình thành 3 lò lửa chiến tranh thế giới
a) Lò lửa chiến tranh ở Viễn Đông
Nhật Bản là nước đầu tiên có tham vọng phá vỡ hệ thống Versailles -
Washington bằng sức mạnh quân sự. Từ năm 1927 Thủ tướng Nhật Tanaka đã
vạch một kế hoạch chiến tranh toàn cầu đệ trình lên Thiên hoàng dưới hình thức
bản “tấu thỉnh”', trong đó khẳng định phải dùng chiến tranh để xoá bỏ những “bất
công mà Nhật phải chấp nhận” trong các Hiệp ước Washington (1921 - 1922) và
đề ra kế hoạch cụ thể xâm lược Trung Quốc, từ đó mở rộng xâm lược toàn thế giới.
Sau hai lần thất bại trong việc xâm lược vùng Sơn Đông (Trung Quốc), ngày 18 - 9
- 1931 Nhật Bản dựng “Sự kiện đường sắt Nam Mãn Châu” để lấy cớ đánh chiếm
vùng Đông Bắc Trung Quốc, nơi tập trung 77% tổng số vốn của Nhật ở Trung
Quốc. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch xâm lược đại qui mô của Nhật. Sau khi
chiếm vùng này, quân Nhật dựng lên cái gọi là “Nhà nước Mãn Châu độc lập” với
chính phủ bù nhìn do Phổ Nghi đứng đầu, biến vùng Đông Bắc Trung Quốc thành
thuộc địa và bàn đạp cho những cuộc phiêu lưu quân sự mới.
Việc Nhật Bản xâm lược Đông Bắc Trung Quốc đã động chạm đến quyền lợi
của các nước tư bản phương Tây, nhất là Mĩ. Tuy nhiên Mĩ cũng như Anh, Pháp đã
nhân nhượng, dung túng cho hành động xâm lược của Nhật với tính toán rằng Nhật
sẽ tiêu diệt phong trào cách mạng ở Trung Quốc và tiến hành chiến tranh xâm lược
Liên Xô. Điều đó đã làm cho Nhật bỏ qua mọi phản đối của phái đoàn điều tra V.
Lytton do Hội Quốc Liên cử đến Trung Quốc. Ngày 24 - 2 - 1933 Hội Quốc liên đã
thông qua Báo cáo công nhận chủ quy ền của Trung Quốc ở Mãn Châu, không
công nhận “nước Mãn Châu” do Bộ tham mưu Nhật dựng lên nhưng mặt khác lại
đề nghị duy trì “những quyền lợi đặc biệt của Nhật” ở Trung Quốc. Như vậy, Hội
Quốc liên đã không công khai tuyên bố “hành động của Nhật là xâm lược và không
quyết định một hình phạt nào đối với Nhật. Trước sức mạnh quân sự, Hội Quốc
liên đã sử dụng sức mạnh tinh thần. Phương pháp đó không đem lại kết quả nào”.
Nhật Bản tiếp tục mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng hai tỉnh Nhiệt Hà và
Hà Bắc. Để có thể tự do hành động, ngày 24 - 3 - 1933 Nhật Bản tuyên bố rút khỏi
Hội Quốc liên. Hành động của Nhật đã phá tan nguyên trạng ở Đông á do Hiệp ước
Washington năm 1922 qui định, đánh dấu sự tan vỡ bước đầu của Hệ thống
Versailles - Washington. Không dừng lại ở đó, năm 1937 Nhật bắt đầu mở rộng
chiến tranh trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
b) Sự hình thành lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở châu Âu
Trong lúc đó, lò lửa chiến tranh thế giới nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở châu Âu
với việc Hitle lên cầm quyền ở Đức tháng 1 - 1933. Có thể nói, lực lượng quân
phiệt Đức đã nuôi chí phục thù ngay từ sau khi nước Đức bại trận và phải chấp
nhận hoà ước Versailles. Bước vào thập niên 30, sự sụp đổ của chính phủ Hermann
Muller - chính phủ cuối cùng của nền Cộng hoà Weimar - và việc Heinrich
Bruning lên nắm chính quyền đầu năm 1930 đánh dấu một thời kì chuyển biến mới
trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Đức. Xu hướng thành lập một
chính quyền ''mạnh'', một nền chuyên chính dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã trở
thành nhu cầu cấp thiết của giới quân phiệt ở Đức. Đảng Quốc xã được coi là lực
lượng thực tế có thể đáp ứng được nhu cầu đó và Adolph Hitler được coi là “người
hùng” có thể ngăn chặn được “tình trạng hỗn loạn và chủ nghĩa bônsêvích”. Ngày
30-1-1933 Tổng thống P. Hindenburg đã cử Hitler, lãnh tụ của Đảng Quốc xã thay
Schleicher làm Thủ tướng, mở đầu một thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức.
Việc Hitler lên cầm quyền không chỉ là một sự kiện thuần tuý của nước Đức, mà
còn “đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong lịch sử quan hệ quốc tế”. Bởi lẽ,
“đối mặt với Hitler, chủ nghĩa “xoa dịu” của Anh, sự trì trệ của Pháp và chủ nghĩa
trung lập của Mỹ là những hiện tượng tiêu biểu nhất của thời kỳ tiếp theo” Quốc tế
cộng sản đã chỉ ra rằng "chủ nghĩa phát xít - đó là nền chuyên chính khủng bố công
khai của những phần tử phản động nhất, sôvanh nhất và đế quốc chủ nghĩa nhất
của tư bản tài chính".
Quả thật, ngay từ những năm 20, Hitler và Đảng Quốc xã đã công khai bày tỏ
tham vọng bá chủ thế giới của mình. Trong tác phẩm "Cuộc chiến đấu của tôi" -
tác phẩm lý luận chủ chốt của Đảng Quốc xã mà Hitler là tác giả, đã đề cập đến
"Kế hoạch lục địa", theo đó Đức dự định là sẽ chinh phục châu Âu, trong đó chủ
yếu là chiếm đoạt các vùng lãnh thổ ở phía đông châu Âu, trước hết là Nga và các
vùng phụ cận Nga. Tuy nhiên, Hitler cũng không loại trừ một cuộc chiến tranh với
phương Tây để xâm chiếm lãnh thổ phía tây mà trong đó nước Pháp được coi là
“kẻ thù truyền thống”. Hitler còn đề ra kế hoạch Âu - Á (Eurasia) và Âu - Phi
(Eurafrica) nhằm xâm chiếm lãnh thổ của các nước châu Phi, châu Á và châu Mĩ.
Việc làm đầu tiên của Hitler sau khi lên nắm quyền là tái vũ trang nước Đức và
thoát khỏi những ràng buộc quốc tế để chuẩn bị cho những hành động xâm lược.
Tháng 10 - 1933 Chính phủ Đức quốc xã đã rời bỏ Hội nghị giải trừ quân bị ở
Genova và sau đó tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên. Ngày 16 - 3 - 1935, Hitler công
khai vi phạm Hoà ước Versailles, công bố đạo luật cưỡng bức tòng quân, thành lập
36 sư đoàn (trong lúc đó Pháp chỉ có 30 sư đoàn). Ba tháng sau, ngày 18 - 6 - 1935
Đức kí với Anh Hiệp định về hải quân, theo đó Đức được phép xây dựng hạm đội
tàu nổi bằng 35% và Hạm đội tàu ngầm bằng 45% sức mạnh hải quân của Anh.
Hiệp định này trực tiếp vi phạm Hiệp ước Versailles và tăng cường sức mạnh quân
sự của nước Đức. Đồng thời, Hitler tìm cách bí mật thủ tiêu các chính khách
phương Tây cản trở kế hoạch xâm lược của mình, như Thủ tướng Rumani I. Duca,
Ngoại trưởng Pháp L. Barthou, nhà vua Nam Tư Alexandre I và thủ tướng Áo E.
Dollfuss. Không dừng lại ở đó, ngày 7 - 3 - 1936 Hitler ra lệnh tái chiếm vùng
Rheinanie, công khai xé bỏ Hoà ước Versailles, Hiệp ước Locarno và tiến sát biên
giới nước Pháp. Lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở châu Âu.
c) Lò lửa chiến tranh thứ hai ở châu Âu
Mặc dù là nước thắng trận nhưng Italia không thoả mãn với việc phân chia thế
giới theo Hoà ước Vecxai. Tham vọng của nước này là muốn mở rộng ảnh hưởng
ở vùng Ban căng, chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi, làm chủ vùng biển Địa
Trung Hải... Để thoát ra khỏi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và xem xét
lại Hệ thống Versailles - Washington có lợi cho mình, giới cầm quyền phát xít ở
Italia chủ trương quân sự hoá nền kinh tế, tăng cường chạy đua vũ trang và thực
hiện chính sách bành trướng xâm lược ra bên ngoài. Thất bại trong việc ký kết
Hiệp ước tay tư (Italia - Anh - Đức - Pháp) nhằm xem xét lại đường biên giới đã
qui định ở châu Âu trong khuôn khổ Hệ thống hoà ước Versailles tháng 6 - 1933,
từ năm 1934 Mussolini ráo riết chuẩn bị kế hoạch xâm lược, thi hành đạo luật quân
sự hoá đất nước. Lúc này quan hệ giữa Italia với Đức còn căng thẳng do mâu thuẫn
về quyền lợi ở vùng Ban căng. Khi Đức đưa ra đạo luật cưỡng bách tòng quân (3 -
1935), Italia đã kí kết với Anh, Pháp bản Hiệp ước Stresa ngày 14 - 4 - 1935 nhằm
thiết lập liên minh chống Đức. Nhưng liên minh này đã nhanh chóng tan vỡ bằng
việc Anh kí với Đức một hiệp ước riêng rẽ về hạn chế lực lượng hải quân (6 -
1935) và sự kiện Italia chính thức xâm lược Êtiôpia ngày 3 - 10 - 1935. Bốn ngày
sau sự kiện này, ngày 7 - 10 - 1935 Hội Quốc Liên ra tuyên bố lên án Italia và
thông qua nghị quyết trừng phạt bằng những biện pháp kinh tế - tài chính. Tuy
nhiên, “lệnh trừng phạt chỉ làm Italia bực mình chứ không thực sự ngăn cản họ tiếp
tục các chiến dịch”. Những sự kiện trên đây đã khiến Mussolini rời bỏ liên minh
Anh, Pháp, xích lại gần hơn với nước Đức phát xít. Trong khi đó, sự bất lực của
Hội Quốc liên cùng với thái độ và hành động thoả hiệp của các nước Anh, Pháp,
Mỹ đã khuyến khích hành động xâm lược của phát xít Italia. Sau khi chiếm được
Êtiôpia, Italia đã ký với Đức Nghị định thư tháng 10 - 1936, đánh dấu sự hình
thành trục Beclin - Rôma. Bắt đầu từ đây, Đức và Italia tìm cách phối hợp và củng
cố liên minh trong cuộc đối đầu với Liên Xô cũng như các đối thủ khác ở châu Âu.
Cả hai nước đều đưa quân đội can thiệp trực tiếp và công nhận chính quyền phát
xít Franco trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1939).
Hai lò lửa chiến tranh hình thành ở châu Âu bắt đầu có mối liên hệ với lò lửa
chiến tranh ở Viễn Đông. Ngày 25 - 11 - 1936, Đức và Nhật đã kí kết Hiệp ước
chống Quốc tế cộng sản với những cam kết phối hợp các hoạt động chính trị đối
ngoại và các biện pháp cần thiết để chống Liên Xô và Quốc tế cộng sản, đồng thời
còn nhằm chống cả Anh, Pháp và Mĩ. Italia tham gia Hiệp ước này ngày 6 - 11 -
1937. Sự kiện đó đánh dấu Trục phát xít Béclin - Rôma - Tôkiô chính thức hình
thành. Việc Italia rút ra khỏi Hội Quốc Liên ngày 3 - 12 - 1937 đã hoàn tất quá
trình chuẩn bị để các nước khối Trục được tự do hành động, thực hiện kế hoạch
gây chiến tranh bành trướng lãnh thổ của mình.

2. Con đường dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai
Vào cuối những năm 30 quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phức tạp và căng
thẳng. Sự chuyển hoá mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới
sự hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: một là, khối Trục phát xít do Đức,
Italia, Nhật Bản cầm đầu ; hai là, khối đế quốc do Anh, Pháp, Mĩ cầm đầu. Trong
khi khối Trục phát xít đã ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch chiến tranh từ đầu những
năm 30 thì khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ bắt đầu quá trình này vào những năm cuối
của thập niên 30. Hai khối đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thị
trường và quyền lợi nhưng đều thống nhất với nhau trong mục đích chống Liên
Xô, tiêu diệt Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Điều đó được thể
hiện trong chính sách thoả hiệp, dung túng của các cường quốc tư bản với chủ
nghĩa phát xít nhằm chống Liên Xô và đè bẹp phong trào cách mạng thế giới. Như
vậy trong quan hệ quốc tế đã diễn ra cuộc đấu tranh ngày càng căng thẳng và
chằng chéo giữa ba lực lượng: Liên Xô, Khối Trục phát xít và Khối đế quốc Anh,
Pháp, Mĩ. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lan tràn khắp từ Âu sang Á, từ Thượng
Hải đến Gibranta. Chiến tranh thế giới ngày càng trở nên khó tránh khỏi.
a) Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha
Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, bùng nổ ngày 17 - 7 - 1936, về hình thức là
cuộc nội chiến giữa Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha với lực lượng phát xít
Phrancô, nhưng về thực chất là một cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế. Vấn đề
không chỉ giới hạn trong nội bộ nền chính trị Tây Ban Nha. Đức và Italia đã trực
tiếp can thiệp, đứng về phía phát xít Phrancô chống lại Chính phủ Cộng hoà với
mưu đồ biến Tây Ban Nha thành một bàn đạp chiến lược cho kế hoạch bành trướng
của mình ở châu Âu, châu Phi, châu á và Đại Tây Dương. Trong bối cảnh đó, các
chính phủ Anh, Pháp đã thi hành chính sách “không can thiệp” tuyên bố cấm xuất
khẩu vũ khí và vật liệu chiến tranh sang Tây Ban Nha. Ngày 9 - 9 - 1936, “Uỷ ban
về vấn đề không can thiệp” được thành lập. Mĩ không chính thức tham gia vào Uỷ
ban này nhưng trên thực tế cũng duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Tây Ban Nha.
Trong khi không áp dụng một biện pháp cần thiết nào để ngăn chặn sự can thiệp
trực tiếp của Đức và Italia ở Tây Ban Nha, chính sách “không can thiệp” của Anh,
Pháp, Mĩ về thực chất là hành động thoả hiệp với các lực lượng phát xít chống
nước Cộng hoà Tây Ban Nha. Hơn nữa, các công ti độc quyền của Anh, Pháp, Mĩ
vẫn tiếp tục có quan hệ thương mại và tài chính với lực lượng phát xít Franco.
Cuối cùng, các chính phủ Anh, Pháp đã công khai ủng hộ quân phiến loạn Franco,
lực lượng đã chiếm ưu thế rõ rệt ở Tây Ban Nha vào năm 1939.

Ngày 10 - 2 - 1939, hải quân Anh đã hỗ trợ cho lực lượng phiến loạn chiếm
đảo Minorca nằm trong quần đảo Balearic. Ngay sau đó, chính phủ Pháp đã gửi tối
hậu thư cho Chính phủ Cộng hoà Tây Ban Nha với yêu cầu giao nộp Madrid và các
vùng lãnh thổ khác cho lực lượng Phrancô. Ngày 27 - 2 - 1939, Anh và Pháp đồng
thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với Chính phủ cộng hoà Tây Ban Nha và tuyên bố
công nhận chính quyền Franco. Liên Xô là nước đứng về phía nước Cộng hoà Tây
Ban Nha trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Mặc dù lúc đầu Liên Xô đã tham gia
Uỷ ban về các vấn đề không can thiệp, nhưng sự can thiệp quân sự của Đức và
Italia đã khiến Liên Xô phải hành động. Cả đất nước Xô viết tham gia phong trào
ủng hộ nước Cộng hoà Tây Ban Nha: số tiền quyên góp đã lên tới 47 triệu rúp.
Đồng thời, Liên Xô còn tham gia trong lực lượng tình nguyện quốc tế chiến đấu
bảo vệ nước Cộng hoà đến từ 53 nước trên thế giới. Tuy vậy, do so sánh lực lượng
quá chênh lệch, cuộc chiến tranh Tây Ban Nha kết thúc với thất bại của Chính phủ
Cộng hoà. Ngày 28 - 3 - 1939, lực lượng Franco với sự hỗ trợ của quân đội Italia
đã chiếm thủ đô Madrid. Sự sụp đổ của nền Cộng hoà Tây Ban Nha cho thấy mối
đe doạ đối với nền hoà bình ở châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
b) Hội nghị Munich (9 - 1938)
Đến năm 1938 nước Đức phát xít về căn bản đã hoàn tất việc chuẩn bị chiến
tranh. Lúc này nước Đức không chỉ phục hồi mà đã trở thành một cường quốc
công nghiệp đứng đầu châu Âu, đồng thời còn là một cường quốc quân sự. Tháng
3-1938, Đức tiến hành thôn tính áo và thông qua đạo luật sáp nhập áo vào Đức, vi
phạm trắng trợn Hệ thống Hoà ước Versailles. Hành động ngang ngược của Hitler
đã không gặp phải trở ngại nào đáng kể từ phía các cường quốc tư bản phương
Tây. Chính phủ Anh chỉ thị không được khuyến khích Áo kháng cự, trong khi
Pháp chỉ có những phản ứng yếu ớt. Sau khi chiếm áo, Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp
Khắc, một vị trí đặc biệt quan trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị lục địa
châu Âu. Để thôn tính Tiệp Khắc, Hitle đưa ra “vấn đề người Đức ở vùng Sudete"
- vùng đất ở Tây Bắc Tiệp Khắc, có khoảng 3,2 triệu người Đức cư trú. Sau những
diễn biến phức tạp và căng thẳng, Hitle đưa ra yêu sách về việc cắt vùng Xuyđét ra
khỏi Tiệp Khắc và khẳng định đây là yêu sách cuối cùng về lãnh thổ của y ở châu
Âu. Tiếp tục chính sách thoả hiệp, các cường quốc tư bản phương Tây đã gây áp
lực thúc ép Tiệp Khắc chấp nhận những yêu sách của Hitler. Điều này đã gây nên
một làn sóng phản đối trong dư luận quốc tế, kể cả ở anh, Pháp, Tiệp Khắc và Liên
Xô. Liên Xô đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng giúp đỡ Tiệp Khắc và đưa ra những
biện pháp cụ thể trong Hội nghị liên tịch giữa Bộ tổng tham mưu Liên Xô, Pháp và
Tiệp Khắc. Đồng thời, Liên Xô đã tập trung quân ở biên giới phía Tây và đặt quân
đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Liên Xô cũng đề nghị Hội Quốc Liên thảo
luận những biện pháp để bảo vệ Tiệp Khắc, nhưng tất cả những đề nghị đó đều bị
các chính phủ Anh, Pháp gạt bỏ.
Ngày 29 - 9 - 1938, những người đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức và
Italia đã tham dự Hội nghị Munich (Đức) để quyết định số phận của Tiệp Khắc.
Đại biểu Tiệp Khắc không được mời tham dự, chỉ được triệu tập đến để nghe kết
quả. Hiệp ước Munich qui định Tiệp Khắc phải cắt toàn bộ vùng Sudete (trong
vòng 10 ngày) cho Đức và phải cắt cho Ba Lan, Hunggari những vùng lãnh thổ đã
được xác định trước đó (trong thời hạn 3 tháng). Trước áp lực của Anh và Pháp,
chính phủ Tiệp Khắc chấp nhận Hiệp ước Mu yních, theo đó, Tiệp Khắc mất đi
khoảng 1/4 dân số, 1/5 lãnh thổ với nhiều công trình quân sự quan trọng. Để đổi
lại, Hítle đã kí với Anh bản Tuyên bố không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Anh.
Sau đó, ngày 6 - 12 - 1938, Hiệp định không xâm lược Pháp - Đức cũng được kí
kết tại Pari. Hiệp ước Muyních là đỉnh cao nhất của chính sách thoả hiệp mà các
cường quốc tư bản phương Tây thi hành trong nhiều năm nhằm tránh một cuộc
chiến tranh với nước Đức phát xít và chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
“C hính sách Muyních” đã dẫn đến những hậu quả rất nặng nề đối với chính bản
thân hai nước Anh và Pháp. Sự thoả hiệp đầu hàng của các nước này chỉ càng làm
cho nước Đức phát xít đi xa hơn nữa trong chính sách mở rộng chiến tranh. Ngày
15 - 3 - 1939, Hítle công khai xé bỏ Hiệp ước Muyních chiếm đóng toàn bộ lãnh
thổ Tiệp Khắc. Sau đó một tuần, ngày 21 - 3 Hítle đưa ra yêu sách đòi Ba Lan phải
trao thành phố cảng Đăng dích cho Đức. Một ngày sau quân đội Đức tràn vào
chiếm vùng lãnh thổ Mêmen của Litva. Đồ ng thời, kế hoạch xâm lược Ba Lan
cũng được chuẩn bị ráo riết.
Trong lúc này phát xít Italia cũng tăng cường hành động. Tháng 4 - 1939
Mussolini cho quân xâm lược Anbani. Liên minh phát xít Đức - Italia được mở
rộng tới mức tối đa với việc kí kết hiệp ước mới Đức - Italia (thường được gọi là
Hiệp ước Thép) theo đó nếu một bên có chiến tranh với một nước hoặc một nhóm
nước khác thì bên kia sẽ tiến hành giúp đỡ ngay lập tức bằng các lực lượng hải, lục
và không quân. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới chỉ còn là gang tấc, tuy nhiên
các cường quốc phương Tây vẫn tìm mọi cách để hướng cuộc chiến tranh về phía
Liên Xô.

3. Quan hệ quốc tế của Liên Xô trong thập niên 30


Bước vào thập niên 30 Liên Xô tiếp tục cuộc đấu tranh trong quan hệ quốc tế
nhằm củng cố vị trí quốc tế của mình, đồng thời kiên trì lập trường thiết lập nền an
ninh tập thể ở châu Âu và bảo vệ hoà bình thế giới.
a) Cuộc đấu tranh củng cố vị trí quốc tế và nền an ninh tập thể
Trong những năm 1929-1932, một chiến dịch chống Liên Xô được phát động
trong các nước tư bản phương Tây. Âm mưu đánh bom cơ quan Tổng đại diện
Liên Xô tại Warsaw (1930), chiến dịch chống Liên Xô ở Phần Lan (1931), kế
hoạch mưu sát Đại sứ Nhật Bản K. Hirota tại Moscow (1931), việc tên bạch vệ
Gorgulov ám sát Tổng thống Pháp Paul Doumer (1932)... Tất cả những vụ khiêu
khích đó nhằm tạo ra quan hệ quốc tế căng thẳng dẫn tới việc các nước cắt đứt
quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Tháng 2 - 1930, Giáo hoàng Pius XI đã kêu gọi tổ
chức một cuộc “thập tự chinh” chống chủ nghĩa cộng sản, tập hợp các tín đồ trên
thế giới “hành động tập thể” chống Liên Xô. Đồng thời các nước tư bản phương
Tây đã lấy cớ Liên Xô "cưỡng bức lao động", "bán phá giá', khởi xướng việc bao
vây kinh tế chống Liên Xô. Đặc biệt là dự án thành lập Liên bang châu Âu do
ngoại trưởng Pháp Briand đề xướng (5 - 1930) mang tính bài Xô rõ rệt. Dự án đề
xuất việc thành lập một Liên minh châu Âu bao gồm đại diện của tất cả 26 quốc
gia châu Âu thành viên của Hội Quốc liên, loại trừ Liên Xô - quốc gia lớn nhất ở
châu Âu. Đồng thời, tháng 10 - 1930, chính phủ Pháp ra sắc lệnh hạn chế nhập
khẩu hàng hóa vào Liên Xô. Sau đó, Nam Tư, Rumania, Hunggaria, Bỉ và
Lurxembourg cũng đã ra các sắc lệnh tương tự. Nhưng Liên Xô đã phản ứng rất
kiên quyết. Thời gian này, Liên Xô thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất (1928 - 1933) với những thành tựu quan trọng, tăng cường sức mạnh kinh tế
và quốc phòng của đất nước. Đồng thời, các âm mưu thù địch chống Liên Xô đều
bị phá vỡ. Liên Xô đã kí kết những hiệp ước không xâm lược với phần đông các
nước láng giềng và một số nước tư bản châu Âu: Phần Lan, Latvia, Extônia, Ba
Lan (1932), Italia (1933) ; đồng thời đạt được thoả thuận gia hạn các Hiệp ước
không xâm lược đã kí với Thổ Nhĩ Kì, Đức, Iran, Litva, Apganixtan.
Ngày 2 - 2 - 1932, Liên Xô đã tham gia vào Hội nghị giải trừ quân bị ở
Genova khai mạc ngày (với sự có mặt của đại diện 63 quốc gia), tuy nhiên, lập
trường các bên rất khác biệt nhau. Đức thì yêu cầu mình phải "bình đẳng" lực
lượng với các nước khác, trong khi đó Pháp phản đối và đề nghi thành lập "quân
đội quốc tế", kiểm soát vũ khí tấn công hạng nặng, cùng với hình thức trọng tài -
chế tài quốc tế (kế hoạch Tardieu), chấp nhận cho Đức tái vũ trang trở lại; còn Anh
thì đề nghị khôi phục sự 'bình đẳng" về vũ trang của Đức, với số quân 4 nước
Pháp, Đức, Ý và Ba Lan mỗi nước 20 vạn người (kế hoạch MacDonald), Mỹ thì lại
cho cắt giảm Lục quân, trọng tải của hạm đội Hải quân xuống một mối tương quan
với nhau. Riêng Liên Xô đã đưa ra một chương trình giải trừ quân bị hoàn toàn,
nêu rõ quan điểm loại trừ chiến tranh như một vũ khí của chính sách dân tộc, tuy
nhiên các đề nghị trên đều bị các cường quốc bác bỏ. Tuy vậy, năm 1933, Liên Xô
đã cử đại diện là Litvinov tiến hành đàm phán và kí kết ba công ước về xác định
khái niệm xâm lược với các nước Extônia, Latvia, Ba Lan, Rumani, Thổ Nhĩ Kì,
Iran, Apganixtan, Rumani, Tiệp Khắc, Nam Tư và Lítva.
Tháng 9 - 1934 Liên Xô tham gia Hội Quốc Liên và trở thành Uỷ viên thường
trực Hội đồng Hội Quốc Liên. Điều đó cho thấy vị thế ngày càng được khẳng định
của Liên Xô trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên khi gia nhập tổ chức này Liên Xô
nêu rõ quan điểm của mình trong việc không đồng ý với những quyết định trước
đây cũng như một số điều khoản vi phạm chủ quyền các dân tộc của Hội Quốc
Liên. Đồng thời Liên Xô đã tranh thủ điều kiện để đấu tranh cho hoà bình và nền
an ninh toàn thể, ngăn ngừa nguy cơ chi ến tranh thế giới. Tháng 5 - 1935, Hiệp
ước tương trợ song phương Xô - Pháp và Xô-Tiệp đã được kí kết, thể hiện những
cố gắng quan trọng của Liên Xô trong việc xây nền an ninh toàn thể ở châu âu. ở
khu vực châu á, Hiệp ước tương trợ lẫn nhau với Mông cổ (1936) và Hiệp ước
không xâm lược với Trung Quốc (1937) cũng được Liên Xô kí kết nhằm tạo dựng
mối quan hệ cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia, đảm bảo an ninh cho vùng
Viễn Đông. Khi Nhật mở rộng chiến tranh ra toàn lãnh thổ Trung Quốc (1937),
Liên Xô đứng về phía Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc, giúp đỡ về tinh
thần và vật chất cho Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Nhật (cho Trung
Quốc vay 100 triệu USD năm 1938, 150 triệu USD năm 1939, nhiều phi công Liên
Xô tình nguyện tham gia chiến đấu chống Nhật ở Trung Quốc). Trong thập niên
30, Liên Xô cũng giành được thắng lợi trong việc bình thường hoá quan hệ Xô -
Mĩ. Gần một thập kỉ sau khi bình thường hoá quan hệ với hầu hết các nước tư bản
chủ yếu, tháng 11 - 1933 Liên Xô đã đạt được thoả thuận về việc bình thường hoá
quan hệ với Mĩ. Mặc dù quan hệ Xô - Mĩ còn gặp nhiều trở ngại, nhưng việc bình
thường hoá quan hệ với Mĩ đánh dấu một thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết.
Từ chỗ là một đế quốc tích cực và ngoan cố trong liên minh chống phá nước Nga
Xô viết, cuối cù ng Mĩ đã phải thoả thuận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên
Xô.
b) Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau
Sau khi Hítle xé bỏ hiệp ước Muyních, thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, Liên Xô đã
đề nghị triệu tập một hội nghị để bàn về vấn đề bảo vệ an ninh châu Âu, ngăn chặn
chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa phát xít. Trước áp lực mạnh mẽ của dư luận
trong và ngoài nước, chính phủ Anh, Pháp đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Liên
Xô từ giữa tháng 4 -1939 tại Matxcơva. Do thái độ thiếu thiện chí và chủ trương
"bắt cá hai tay'' của Anh, Pháp, cuộc đàm phán không đạt được kết quả và hoàn
toàn bế t ắc. Trong khi đó, từ tháng 6 - 1939, cuộc đàm phán bí mật Anh - Đức đã
được tiến hành ở Luân Đôn để thảo luận về việc hợp tác Anh - Đức chống Liên
Xô, Trung Quốc và phân chia khu vực ảnh hưởng ở đây.
Lúc này ở Viễn Đông, sau khi gây ra cuộc xung đột quân sự chống Liên Xô ở
khu vực hồ Khaxan bị thất bại, ngày 12 - 5 - 1939 phát xít Nhật mở cuộc tấn công
vào khu vực sông Khalkhin-Gol thuộc địa phận Mông Cổ, nhằm uy hiếp con
đường huyết mạch của Liên Xô ở Viễn Đông và chuẩn bị cho việc mở rộng cuộc
chiến chống Liên Xô sau này. Mặc dù kế hoạch của Nhật ở Khankhin - Gôn thất
bại nhưng toàn bộ những sự kiện diễn ra ở Viễn Đông làm cho giới cầm quyền
Anh và Pháp vẫn hy vọng về một cuộc chiến tranh chống Liên xô từ phía Nhật.
Chính trong lúc này Đại sứ Anh ở Tôkiô Robert Craigie (1937 -1941) đã kí với
Ngoại trưởng Nhật Hachiro Arita một hiệp ước (7 - 1939), theo đó Anh thừa nhận
cuộc chiến tranh của Nhật ở Trung Quốc và tuyên bố không can thiệp vào công
việc của Nhật ở đây.
Tình hình phức tạp nói trên ở cả phương Tây và phương Đông khiến cho mọi cố
gắng kiên trì của Liên Xô nhằm đạt tới một thoả thuận với Anh và Pháp trong cuộc
đấu tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa phát xít đều thất bại. Trong bối cảnh
đó, Liên Xô buộc phải có những giải pháp kiên quyết để tự bảo vệ nền an ninh
quốc gia. Ngay từ tháng 5 - 1939 với ý đồ kéo dài thời gian để xâm lược châu Âu
trước, Chính quyền Đức đã thăm dò Liên Xô về khả năng kí kết một hiệp ước
không xâm lược nhau Xô - Đức. Lúc đầ u Liên Xô đã bác bỏ đề nghị đó, nhưng sự
tan vỡ không thể cứu vãn nổi của cuộc đàm phán Xô - Anh - Pháp đã khiến Liên
Xô thay đổi ý định và tiếp nhận đề nghị của Đức. Ngày 23 - 8 - 1939, Hiệp ước
không xâm lược nhau Xô - Đức đã được kí kết, theo đó Liên Xô và Đức cam kết
không tấn công nhau, không gia nhập một liên minh nào thù địch với một trong hai
nước kí hiệp ước, không giúp đỡ một nước thứ ba nào chống lại nước kia... Sau đó
một ngày, Liên Xô và Đức còn kí thêm một Nghị định thư bí mật phân chia ph ạm
vi ảnh hưởng ở Đông Âu.
Việc kí kết Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau đã làm thất bại chính sách
hai mặt của các nước phương Tây, phá tan âm mưu thành lập mặt trận thống nhất
chống Liên Xô do các nước đế quốc dựng lên ở Muyních. Đồng thời sự kiện này
cũng phá vỡ âm mưu của Nhật muốn dựa vào sự ủng hộ của Đức để xâm lược Liên
Xô.
Một tuần sau đó, đêm 30 rạng ngày 31 - 8 - 1939, Đức gửi tới Ba Lan một bản
tối hậu thư về vấn đề Đăng dích và hành lang Ba Lan. Chính phủ Ba Lan bác bỏ
những yêu sách của Đức. Rạng sáng ngày 1 - 9 - 1939, phát xít Đức tấn công Ba
Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
 Từ những sự kiện đã nêu ở trên, có thể đi đến những tổng kết sau đây:
 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn
về quyền lợi, về lãnh thổ hết sức gay gắt giữa các nước đế quốc với nhau. Sự phân
chia thế giới theo Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn chứa đựng những mâu thuẫn không
thể dung hoà được giữa các nước đế quốc. Những mâu thuẫn đó đã dẫn tới một
cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.
 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm sâu sắc thêm
những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc, dẫn tới việc lên cầm quyền của các thế
lực phát xít ở Đức, Italia và Nhật Bản. Chủ nghĩa phát xít ở ba nước nêu trên là thủ
phạm gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai.
 Tuy nhiên, chính sách hai mặt của các cường quốc phương Tây đã tạo
điều kiện cho phe phát xít gây chiến. Do vậy, khác với Chiến tranh thế giới thứ
nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai còn gắn liền với mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế
quốc với chủ nghĩa xã hội và âm mưu tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên
trên thế giới. Khối các nước đế quốc mặc dù có mâu thuẫn với khối phát xít nhưng
đều thống nhất với nhau trong âm mưu chống Liên Xô và phong trào cách mạng
thế giới.
 Chiến tranh được bắt đầu từ cuộc chiến giữa hai khối đế quốc nhằm
tranh giành lãnh thổ và quyền thống trị thế giới. Tuy vậy, từ tháng 6 - 1941, khi
phát xít Đức tập trung lực lượng tấn công Liên Xô, nhằm tiêu diệt chế độ xã hội
chủ nghĩa, thực hiện tham vọng chinh phục toàn cầu, tính chất của cuộc chiến tranh
đã thay đổi căn bản. Đó là cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô và các dân
tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, giải phóng
nhân loại khỏi những thảm hoạ của chế độ phát xít man rợ.
Câu hỏi ôn tập chương 1:
Câu 1. Phân tích những nội dung chính của hệ thống hòa ước Véc xai.
Câu 2. Nước Mĩ đã giành được những thắng lợi nào qua hệ thống hòa ước Oasinh
tơn.
Câu 3. Đánh giá, nhận xét về hệ thống Véc xai – OaSinh tơn (tính bền vững, những
mâu thuẫn nảy sinh …).
Câu 4. Những nét chính trong quan hệ quốc tế của nhà nước Xô Viết những năm
1917-1939.
Câu 5. Ba lò lửa chiến tranh thế giới đã hình thành như thế nào? Vì sao các hoạt
động xâm lược của Đức, Italia và Nhật không bị ngăn chặn
Câu 6. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, phân tích con đường dẫn đến chiến
tranh thế giới thứ hai.

Chương II: Chiến tranh thế giới thứ hai và quan hệ quốc tế trong chiến tranh

I. Giai đoạn 1 (9/1939 - 6/1941): phe phát xít xâm chiếm châu Âu, mở rộng
chiến tranh ở Đông Nam Á, Bắc Phi
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm các nước Bắc Âu - Tây Âu
Ngày 1 - 9 - 1939 phát xít Đức bất ngờ tấn công Ba Lan với một lực lượng
quân sự hùng hậu, được chuẩn bị kỹ càng: 70 sư đoàn gồm khoảng 1,5 triệu quân
(trong đó có 7 sư đoàn xe tăng, 6 sư đoàn cơ giới), trên 3000 máy bay chiến đấu.
Ngày 3 - 9, chính phủ Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới bùng
nổ. Với ưu thế tuyệt đối về quân sự và trang bị, quân Đức thực hiện chiến lược
“chiến tranh chớp nhoáng”, dùng xe tăng, máy bay oanh tạc, phá vỡ phòng tuyến
và tiến sâu vào lãnh thổ Ba Lan với tốc độ 50 - 60km một ngày. Chính phủ Ba Lan
không cứu vãn được tình thế, phải lưu vong sang Anh, trong lúc quân dân Ba Lan
chiến đấu ngoan cường chống trả quân Đức. Ngày 28 - 9, sau gần một tháng tấn
công, quân Đức chiếm được Ba Lan. Trên thực tế, Ba Lan đã đơn độc chiến đấu
chống trả quân Đức, không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Với tư cách là đồng
minh của Ba Lan, hai nước Anh, Pháp lúc bấy giờ có tới 110 sư đoàn dàn trận ở
phía Bắc nước Pháp, dọc theo biên giới Đức. Nhưng quân Anh, Pháp không tấn
công Đức và cũng không có bất kỳ một hành động quân sự nào hỗ trợ cho Ba Lan.
Tình trạng đó kéo dài suốt 8 tháng (từ tháng 9 - 1939 đến tháng 4 - 1940) và được
dư luận gọi là “cuộc chiến tranh kỳ quặc”. Sở dĩ có hiện tượng này là do giới cầm
quyền Anh, Pháp vẫn nuôi ảo tưởng về một sự thoả hiệp với Hitler, tiếp tục chính
sách Munich với hy vọng quân Đức sẽ chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
Đồng thời hiện tượng này còn được lí giải bằng việc Bộ tổng tư lệnh liên quân,
đứng đầu là tướng Pháp Gamelin đã quyết định áp dụng chiến lược phòng ngự, dựa
vào phòng tuyến Maginô kiên cố để đánh trả quân Đức. Lợi dụng tình hình đó, sau
khi chiếm được Ba Lan và tăng gấp đôi lực lượng quân sự, phát xít Đức tập trung
quân ở phía Tây để tấn công NaUy. Ngày 9 - 4 - 1940, quân Đức tràn vào Đan
Mạch. Đan Mạch đầu hàng, không kháng cự. Cùng ngày, quân Đức đổ bộ vào Na
Uy. Na Uy được quân viễn chinh Anh, Pháp hỗ trợ, đã chiến đấu trong hai tháng
mới chịu khuất phục.
Không cần chờ đợi chiến dịch Na Uy kết thúc, ngày 10 - 5 - 1940 quân Đức tràn
vào Bỉ, Hà Lan, Lúcxembua và Pháp. Mặt trận phía Tây chính thức bắt đầu. Với
chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, quân Đức tập trung đánh vào cánh trái của
liên quân Anh, Pháp (phòng tuyến Maginot ở cánh phải). Quân Đức tràn vào Hà
Lan và Bỉ. Ngày 15 - 5, quân đội Hà Lan đầu hàng, chính phủ Hà Lan bỏ chạy
sang Luân Đôn. Ngày 27 - 5, Bỉ đầu hàng vô điều kiện. Tàn quân Anh, Pháp gồm
34 vạn người bị dồn đuổi đến cảng Dunkerque ở Bắc Pháp, phải xuống tầu, tháo
chạy về Anh. Mặt trận Pháp bị đập tan, quân Đức tiến về Pari như vũ bão. Chính
phủ Pháp bỏ Pari, chạy về Bordeaux và đưa Thống chế Petain lên cầm quyền để
xin đình chiến với Đức. Nước Pháp đã đầu hàng sau 6 tuần chiến đấu. Theo Hiệp
định đình chiến ký ngày 22 - 6 - 1940, quân Đức chiếm đóng 2/3 lãnh thổ Pháp,
trong đó có Pari và các trung tâm công nghiệp (nơi sản xuất 98% sản lượng gang
và thép của Pháp), vùng Alsace và Lorrrain bị sáp nhập vào Đức, nước Pháp bị
tước vũ trang và phải nuôi quân đội chiếm đóng. Chính phủ bù nhìn Pháp do Petain
làm Quốc trưởng đóng tại thị trấn Visi, vùng không chiếm đóng ở phía Nam nước
Pháp.

Sau tấn thảm kịch của nước Pháp, nước Anh đơn độc kháng cự với kế hoạch đổ
bộ “Sư tử biển” của quân Đức, bắt đầu từ tháng 7 - 1940. Sau đó, Hitler thay đổi kế
hoạch và quyết định tiến hành chiến dịch “Tia điện không trung” tàn phá nước
Anh. Cuộc oanh tạc bằng không quân Đức đã tàn phá nặng nề các thành phố lớn
của Anh như Luân Đôn, Coventry, Liverpool… Chỉ trong vòng 3 tháng đầu, quân
Đức đã giội 10.000 tấn bom xuống lãnh thổ của Anh. Nước Anh quyết chiến đấu
chống trả quân Đức và đã giành được ưu thế trong các trận không chiến và hải
chiến. Từ tháng 9 - 1940, Mĩ bắt đầu viện trợ cho Anh. Những “cuộc chiến chớp
nhoáng trên không” của Đức suy yếu dần. Từ giữa tháng 10 - 1940, quân Đức rút
dần lực lượng khỏi khu vực này. Kế hoạch đổ bộ và chiếm đóng nước Anh đã
không bao giờ thực hiện được.

2. Phe Trục củng cố liên minh và xâm lược các nước Đông Nam Âu, Đông
Á và Bắc Phi (9/1940 - 6/1941)

Ngày 27 - 9 - 1940, Đức, Italia và Nhật đã ký kết hiệp ước đồng minh quân sự
và chính trị ở Béclin, được gọi là Hiệp ước Tay ba. Hiệp ước thừa nhận sự thống trị
của Đức, Italia ở châu Âu và của Nhật ở khu vực Đại Đông á. Hiệp ước quy định,
nếu một trong ba nước bị kẻ thù mới tấn công thì hai nước kia phải lập tức trợ giúp
về mọi mặt. Khối liên minh phát xít đã được củng cố và xiết chặt thông qua hiệp
ước này.

Từ cuối năm 1940, để xây dựng bàn đạp chiến lược ở Đông Nam Âu - chuẩn bị
cho kế hoạch tấn công Liên Xô, Hítle dùng những thủ đoạn chính trị kết hợp với
sức ép quân sự để lôi kéo Rumani, Hunggari và Bungari gia nhập Hiệp ước Tay ba,
đồng thời đưa quân tiến vào ba nước này. Tháng 10 - 1940, Italia tấn công Hi Lạp
và dự định chiếm được đất nước này một cách nhanh chóng. Nhưng quân xâm lược
đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Hi Lạp. Được Anh trợ giúp, Hi Lạp phản
công, quét sạch quân Italia và chiếm luôn Anbani (thuộc Italia). Trước tình hình
khó khăn của Italia, tháng 4 - 1941, quân Đức tấn công Nam Tư và Hi Lạp. Chính
phủ Nam Tư bỏ chạy ra nước ngoài. Quân đội Anh đang tham chiến ở Hi Lạp cũng
bị đánh bại. Nam Tư và Hi Lạp bị chiếm đóng. Quân Đức thiết lập chính quyền bù
nhìn và cắt một phần lãnh thổ của hai nước này chia cho Italia, Hunggari và
Bungari. Như vậy, tới mùa hè năm 1941, hầu như tất cả các nước châu Âu đều bị
chiếm đóng hoặc lệ thuộc nặng nề vào phát xít Đức và Italia. Trên thực tế chỉ còn
nước Anh chưa bị chiếm đóng nhưng đang nằm trong sự phong toả của quân Đức.
Ngoài ra, ba quốc gia khác còn nằm ngoài vòng cương toả của chủ nghĩa phát xít là
Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển và Airơlen. Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm kể từ khi châm
ngòi lửa chiến tranh, nước Đức phát xít đã hoàn tất những chiến lược quân sự quan
trọng và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tấn công Liên Xô.
Ở Đông Á, khi chiến tranh bùng nổ ở châu Âu (9 - 1939), Nhật Bản đã tiếp tục
mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc và Viễn Đông. Tháng 6 - 1940,
Chính phủ Nhật công bố chính sách xây dựng “Khu vực thịnh vượng chung Đại
Đông á”, thể hiện rõ tham vọng bành trướng của mình. Tháng 9 - 1940, Nhật gửi
tối hậu thư cho Chính phủ Pêtanh, yêu cầu phải cho Nhật đóng quân và xây dựng
các căn cứ quân sự ở Bắc Kỳ (Đông Dương thuộc Pháp) để phục vụ cho cuộc chiến
ở Trung Quốc. Chính phủ Pháp buộc phải chấp nhận yêu sách của Nhật. Tháng 9 -
1940 quân Nhật vào Bắc Kỳ và coi đó như một chiếc cầu nối để chuẩn bị xâm lược
khu vực Đông Nam Á Ở Bắc Phi, tháng 9 - 1940, quân Italia từ Libi (thuộc Italia)
tấn công Ai Cập (thuộc Anh). Cuối năm 1940, quân Anh phản công tiến vào Libi.
Quân Đức phải đưa “Quân đoàn châu Phi” của tướng Rômmen sang cứu viện cho
Italia. Liên quân Đức - Italia phản công, đẩy lùi quân Anh về biên giới Ai Cập.
Nhìn chung, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, với ưu thế áp đảo về quân
sự, phe phát xít giành được quyền chủ động tấn công trên mặt trận Tây Âu, Bắc
Phi và áp đặt sự thống trị của mình trên đại bộ phận lãnh thổ Tây và Trung Âu.

3. Quan hệ của Liên Xô với một số nước Đông Âu (1939 - 1940)

Thắng lợi nhanh chóng của quân Đức trên chiến trường châu Âu đã đặt Liên Xô
đứng trước một tình thế ngày càng nghiêm trọng: phải đối mặt với phát xít Đức ở
phía Tây và phát xít Nhật ở phía Đông. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường lực
lượng quốc phòng và đảm bảo an ninh quốc gia là vấn đề hết sức cấp bách và phải
thực hiện bằng bất cứ giá nào. Đó là nguyên nhân lý giải việc Liên Xô tiến quân
vào miền Đông Ba Lan ngày 17 - 9 - 1939 thu hồi vùng lãnh thổ Tây Ucraina và
Tây Belarus nhằm củn g cố biên giới phía Tây của mình. Điều này cũng phù hợp
với những thoả thuận trong Nghị định thư bí mật ký kèm với Hiệp ước không xâm
lược Xô - Đức (23 - 8 - 1939) . Sau đó, ngày 28 - 9 - 1939 tại Matxcơva, Liên
Xô và Đức đã ký kết Hiệp ước “Hữu nghị và biên giới” kèm Nghị định thư bí mật,
theo đó Lítva sẽ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, còn khu vực Lublin và
một phần Vacxava thuộc phạm vi ảnh hưởng của Đức(1). Hai tháng sau, tháng 11 -
1939 vùng Tây Ucraina được sáp nhập vào nước Cộng hoà Xô viết U craina và
vùng Bêlarút sáp nhập vào nước Cộng hoà Xô viết Belarus thuộc Liên Xô.
Đối với các nước ven biển Bantích, Liên Xô cũng thực hiện hàng loạt biện pháp
để tăng cường phòng thủ an ninh quốc gia trong bối cảnh chiến tranh đang lan rộng
ở châu Âu. Trải qua những cuộc thương lượng căng thẳng, ba nước Bantích đã lần
lượt ký các Hiệp ước tương trợ lẫn nhau với Liên Xô: Extônia (28 - 9 - 1939),
Látvia (5 - 10), Lítva (10 - 10). Trước những diễn biến nhanh chóng của tình hình
chiến sự ở châu Âu, tháng 6 - 1940, dưới áp lực quân sự của Liên Xô, các chính
phủ ở ba nước Bantích đều phải từ chức, nhường chỗ cho các chính phủ mới thành
lập. Trong tháng 7 - 1940 đã diễn ra các cuộc bầu cử Quốc hội ở các nước này.
Quốc hội ba nước đã thông qua đề nghị gia nhập vào Liên Xô. Tháng 8 - 1940, Xô
viết tối cao đã chấp nhận và thông qua đạo luật về việc ba nước vùng Bantích gia
nhập Liên Xô. Các chính phủ Anh, Mĩ đã quyết định không công nhận và thi hành
chính sách thù địch với chính quyền mới, trong khi đó vẫn tiếp tục duy trì quan hệ
với các chính phủ cũ đã bị lật đổ ở các nước này. Nhằm mục đích phòng thủ biên
giới phía Tây Bắc, tháng 10 - 1939 Liên Xô đã tiến hành đàm phán với chính phủ
Phần Lan về việc ký kết Hiệp ước tương trợ lẫn nhau nhưng Phần Lan đã không
chấp nhận những đề nghị của Liên Xô. Sau những diễn biến căng thẳng trong quan
hệ song phương, Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao với Phần Lan. Tháng 11 -
1939, Chiến tranh Xô - Phần bùng nổ và tiếp diễn trong suốt mùa đông (11 - 1939
đến 3 - 1940) với thất bại quân sự của Phần Lan.

II. Giai đoạn 2 (6/1941 - 11/1942): chiến tarnh lan rộng toàn thế giới và sự
hình thành Đồng minh chống phát xít

1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô

Sau khi hoàn thành việc đánh chiếm châu Âu, phát xít Đức đã chuẩn bị đầy đủ
điều kiện để tấn công Liên Xô. Ngay từ tháng 8 - 1940, kế hoạch tấn công Liên Xô
đã bắt đầu được soạn thảo. Tháng 12 - 1940, Hítle phê chuẩn kế hoạch tấn công
Liên Xô, mang mật danh “Kế hoạch Barbarossa”(1). Rạng sáng ngày 22 - 6 - 1941,
không hề tuyên chiến và không nêu bất cứ lý do nào, phát xít Đức bất ngờ tấn công
Liên Xô. Với một lực lượng quân sự khổng lồ: 5,5 triệu quân, gồm 190 sư đoàn
(153 sư đoàn Đức và các sư đoàn của Italia, Rumani, Phần Lan, Hunggari…) trong
đó có 17 sư đoàn xe tăng (hơn 4000 chiếc) và trên 5000 máy bay, quân Đức áp
dụng chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” nhằm “đánh quỵ nước Nga” trong
vòng từ một tháng rưỡi đến hai tháng. Ba đạo quân Đức đặt dưới quyền tổng chỉ
huy của thống chế H. von Brauchitsch (1881 - 1948) đồng loạt tấn công, phá vỡ
các tuyến phòng thủ biên giới, đánh thiệt hại nặng quân đội Xô viết và tiến sâu vào
lãnh thổ Liên Xô. Cuối tháng 9 - 1941, đạo quân phía Bắc (do thống chế W. von
Leeb cầm đầu) đã bao vây Leningrad, đạo quân Trung Tâm (do thống chế F. Von
Bock chỉ đạo) đã tiến sát thủ đô Moscow và đạo quân phía Nam (do thống chế G.
von Rundstedt chỉ huy) đã chiếm Kiép và phần lớn Ucraina. Chiến tuyến ngày
càng mở rộng, quân Đức ngày càng gặp khó khăn và bị tổn thất hơn rất nhiều lần
so với các mặt trận khác.
Tháng 10 - 1941, quân Đức tập trung lực lượng mở cuộc tấn công mãnh liệt vào
Matxcơva với hy vọng thắng lợi ở đây sẽ quyết định kết cục của chiến tranh. Với
80 sư đoàn, trong đó có 23 sư đoàn xe tăng và cơ giới (khoảng 1 triệu quân), gần
1000 máy bay, chiếm ưu thế áp đảo với Hồng quân Liên Xô, quân đội phát xít ào
ạt mở hai đợt tấn công đại quy mô vào Moscow trong tháng 10 và tháng 11 - 1941.
Trong giờ phút nguy kịch đó, Hồng quân và nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến
đấu đến cùng bảo vệ Matxcơva. Sáng ngày 7 - 11, lễ kỷ niệm lần thứ 24 Cách
mạng tháng Mười đã diễn ra một cuộc duyệt binh đặc biệt. Các đơn vị Hồng quân
diễu binh qua Hồng trường đã tiến thẳng ra mặt trận chiến đấu với quân thù. Ngày
6 - 12 - 1941, Hồng quân chuyển sang phản công ở Matxcơva và sau hai tháng
chiến đấu đã đẩy lùi quân Đức ra khỏi thủ đô, có nơi đến 400 km. Kế hoạch đánh
chiếm Matxcơva của Hítle sụp đổ tan tành. Đạo quân Trung tâm của Đức bị tiêu
diệt tổng cộng hơn 500.000 quân, 1.300 xe tăng, 2.500 đại bác và nhiều phương
tiện kỹ thuật khác. Chiến thắng Moscow đã làm phá sản hoàn toàn “chiến lược
chiến tranh chớp nhoáng” của đội quân “trước đây được coi là không thể đánh
bại”. Đây là thắng lợi lớn đầu tiên của L iên Xô và thất bại lớn đầu tiên của Đức kể
từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Thắng lợi này đã cổ vũ niềm tin vào
chiến thắng của nhân dân thế giới đối với chủ nghĩa phát xít và thúc đẩy sự ra đời
của Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên toàn thế giới.
Sau thất bại ở Moscow, mùa hè năm 1942 quân Đức lại một lần nữa dốc toàn
lực lượng vào mặt trận Xô - Đức, chuyển trọng tâm tấn công xuống phía Nam,
nhằm đánh chiếm vùng dầu lửa chiến lược, vựa lúa mì lớn nhất của Liên Xô ở khu
vực sông Vonga và Cápcadơ, để rồi sau đó sẽ đánh chiếm Moscow từ phía sau.
Mục tiêu chủ yếu của cuộc tấn công là chiếm bằng được Stalingrad (nay là
Volgagrad). Nhờ ưu thế hơn hẳn về lực lượng, lúc đầu là 240 sư đoàn, sau tăng lên
260 sư đoàn, đến giữa tháng 8 - 1942, quân Đức đã tiến vào khu vực thành
phố Stalingrad. Cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra ngay trong thành phố. Stalingrad lúc
này đã trở thành “nút sống” của Liên Xô. Với quyết tâm “không lùi một bước”,
“thề chết bảo vệ thành phố” các chiến sĩ Hồng quân kiên quyết chiến đấu bằng bất
cứ giá nào, đẩy lùi từng đợt tấn công của địch. Mỗi ngày đêm, Hồng quân đã
chống trả từ 12 đến 15 đợt tấn công của quân Đức. Trải qua 4 tháng chiến đấu,
Stalingrad vẫn đứng vững, đồng thời Hồng quân còn tiêu diệt được một bộ phận
lớn sinh lực địch và chuẩn bị điều kiện cho bước ngoặt phản công quân Đức ở
thành phố anh hùng này.

Nhìn chung, ở mặt trận Xô - Đức đến cuối năm 1942, quân Đức đã chiếm được
khoảng 2 triệu km2 lãnh thổ Liên Xô (bao gồm 47% diện tích đất trồng trọt, 33%
sản lượng công nghiệp, 45% dân số cả nước). Tuy nhiên, quân Đức đã vấp phải
những thất bại đầu tiên, không chiếm được Moscow và kế hoạch “chiến tranh chớp
nhoáng” đã hoàn toàn bị phá vỡ.

----------------------------------------------------------------
(1) Barbarossa có nghĩa là Râu hung, biệt hiệu của Hoàng đế Frederick I (1152 -
1190) của Đức thời Trung cổ.

2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ


Trong lúc chiến tranh diễn ra ác liệt ở châu Âu, Nhật Bản tìm cách thực hiện kế
hoạch xâm chiếm và bành trướng lãnh thổ ở châu á. Nhưng kế hoạch của Nhật đã
vấp phải sự phản đối của Mĩ, quan hệ Nhật - Mĩ trở nên căng thẳng. Tháng 9 -
1940, khi Nhật đổ bộ vào Bắc Kỳ, Mĩ bắt đầu viện trợ cho Trung Quốc kháng
Nhật, đồng thời thực hiện chính sách cấm vận dầu lửa, sắt, thép cho phe Trục phát
xít. Tháng 7 - 1941, chính quyền Nhật buộc Petain, cho Nhật đóng quân ở miền
Nam Đông Dương. Petain phải chấp nhận, nhưng Mĩ kiên quyết phản đối âm mưu
bành trướng của Nhật ở Đông Nam Á. Tổng thống Mĩ Roosevelt ra lệnh phong toả
tài sản của Nhật ở Mĩ, đồng thời yêu cầu Nhật rút quân khỏi Đông Dương. Sau
những cuộc đàm phán kéo dài không có kết quả, mâu thuẫn Mĩ - Nhật đã lên đến
đỉnh cao và Thủ tướng Nhật Tojo quyết định tiến hành chiến tranh với Mĩ.
Ngày 7 - 12 - 1941, vào lúc 7 giờ 55 phút giờ địa phương, không quân và hải
quân Nhật, dưới sự chỉ huy của đô đốc Nagumo đã mở cuộc tấn công bất ngờ vào
Hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ ở Trân Châu Cảng. Chiến tranh Thái Bình
Dương bùng nổ. Cuộc tập kích bất ngờ và dữ dội của quân đội Nhật đã gây cho
hạm đội Mĩ những tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử hải quân Mĩ: 18
hạm tàu và trên 300 máy bay bị phá huỷ, hơn 3.000 binh lính và sĩ quan Mĩ thiệt
mạng. Cùng lúc đó, quân Nhật đổ bộ vào miền Bắc Mã Lai (thuộc Anh). Trận Trân
Châu Cảng đã khiến Mĩ, Anh phải tuyên chiến với Nhật ngày 8 - 12. Ba ngày sau,
ngày 11 - 12, Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ. Chiến tranh lan rộng trên toàn thế
giới.
Từ cuối năm 1941 đến tháng 5 - 1942, Nhật Bản phát động cuộc tán công toàn
diện ở Đông Nam á và Thái Bình Dương, đánh chiếm các thuộc địa của Mĩ, Anh,
Pháp, Hà Lan… ở khu vực này. Đạo quân phương Nam của nguyên soái Terauchi
đặt Bộ tư lệnh ở Sài Gòn để chỉ huy chiến dịch đánh chiếm Đông Nam á. Ngày 8 -
12, quân Nhật chiếm Thái Lan, ký kết Liên minh Nhật - Thái. Thái Lan trở thành
chư hầu của Nhật và tuyên chiến với Mĩ - Anh ngày 24 - 12. Quân đội Nhật lần
lượt đánh chiếm các thuộc địa của Anh như Mã Lai (1 - 1942), Xingapo (2 - 1942)
và Miến Điện (5 - 1942). Hải quân Nhật đánh tan hạm đội của liên quân Hà Lan -
Anh - Mĩ - ôxtrâylia trong trận hải chiến trên biển Giava (27 - 2 - 1942) và chiếm
toàn bộ Inđônêxia (3 - 1942). Đồng thời với cuộc đổ bộ vào Mã Lai, Nhật cũng
tiến hành đánh chiếm quần đảo Philíppin. Cuộc chiến ác liệt diễn ra giữa quân
Nhật và quân đội Mĩ kéo dài đến tháng 5 - 1942, cuối cùng Nhật đã chiếm được
toàn bộ Philíppin. Đồng thời với việc đánh chiếm Đông Nam á, quân Nhật mở
rộng xâm lược ở Thái Bình Dương, chiếm các đảo Guam, Uâycơ của Mĩ. Tháng 4
- 1941, Nhật chiếm phần lớn đảo Tân Ghinê, trực tiếp uy hiếp ôxtrâylia. Quân Mĩ
đã ngăn chặn được quân Nhật trong trận hải chiến ở vùng biển Sanhô (Corail)
tháng 5 - 1942. Tiếp đó, tại vùng biển quần đảo Mít uây, hải quân Nhật gặp phải
một thất bại lớn trong trận hải chiến với liên quân Mĩ - Anh tháng 6 - 1942. Tháng
7 - 1942, Nhật tiến đánh quần đảo Salômông nhưng bị quân Mĩ chặn đánh quyết
liệt tại Guađanacan. Như vậy, chỉ trong vòng nửa năm sau khi chiến tranh Thái
Bình Dương bùng nổ, quân Nhật đã chiếm được toàn bộ khu vực Đông Nam Á,
các đảo ở Nam Thái Bình Dương… tổng cộng vào khoảng gần 4 triệu km2 với số
dân 150 triệu người. Nếu tính cả phần lãnh thổ đã chiếm của Trung Quốc, Nhật đã
làm chủ một vùng đất rộng 7 triệu km2 với 500 triệu dân. Tuy nhiên, cũng từ mùa
hè năm 1942, quân Nhật đã mất dần ưu thế quân sự ban đầu và không còn khả
năng tấn công được nữa. Thất bại của hạm đội Nhật ở vùng San hô và quần đảo
Mítuây đã làm các mũi tấn công của Nhật chững lại. Mặc dù vậy, liên quân Anh -
Mĩ cũng chưa tiến hành cuộc phản công thực sự để đánh bại quân Nhật ở Thái
Bình Dương.

3. Sự hình thành Mặt trận Đồng Minh chống phát xít


Sau khi phát xít Đức tấn công Liên Xô và chiến tranh Thái Bình Dương bùng
nổ, hầu hết các nước trên thế giới đã bị lôi cuốn vào vòng chiến. Việc thành lập
một liên minh quốc tế chống phát xít đã trở thành đòi hỏi bức thiết của các lực
lượng dân chủ và yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Cuộc chiến tranh vệ quốc của
nhân dân Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chính trị và quân sự của chiến tranh.
Đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa không chỉ nhằm bảo vệ Liên Xô mà còn nhằm
chống lại cuộc chiế n tranh tàn khốc của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. Điều đó đã
thúc đẩy nhân dân Mỹ, Anh đấu tranh đòi các chính phủ của họ phải thay đổi thái
độ và liên minh với Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Việc ký kết
Hiệp ước Xô - Anh về hành động chung trong cuộc chiến tranh chống Đức (12 - 7
- 1941), sự ra đời của bản Tuyên bố chung giữa Mỹ và Anh - thường được gọi là
Hiến chương Đại Tây Dương (14 - 8 - 1941) - và việc Liên Xô tham gia Hiến
chương này (24 - 9 - 1941) đã tạo ra những điều kiện cần thiết để thành lập một
Mặt trận Đồng minh chống phát xít. Tháng 10 - 1941, Nghị định thư Xô - Anh -
Mỹ đã được ký kết tại Moscow, theo đó Mỹ - Anh sẽ viện trợ vũ khí cho Liên Xô.
Liên Xô cam kết đền bù lại b ằng nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp quân sự.
Cuối năm 1941, việc thành một một Mặt trận Đồng minh chống phát xít ngày càng
trở nên cấp thiết và những điều kiện để thành lập mặt trận đã đầy đủ. Sự xích lại
gần nhau giữa ba cường quốc Xô - Anh - Mĩ đã tạo nền tảng quan trọng cho sự
hình thành Mặt trận Đồng minh chống phát xít. Ngày 1 - 1 - 1942 tại Washington
đại diện cho 26 nước, đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh ký kết vào bản Tuyên bố
Liên hiệp quốc “cam kết dốc toàn bộ sức mạnh quân sự và kinh tế của đ ất nước
vào cuộc chiến tranh chống phát xít và tay sai của chúng”, đồng thời hợp tác chặt
chẽ với nhau, không ký kết hiệp định đình chiến hay hoà ước riêng rẽ với các nước
thù địch. Tuyên bố Liên hiệp quốc đánh dấu sự hình thành Mặt trận Đồng minh
chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù mục đích của các bên tham gia
có nhiều điểm khác nhau, nhưng sự hình thành lần đầu tiên trong Lịch sử thế giới
một Mặt trận bao gồm các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau cùng phối hợp
chiến đấu chống kẻ thù ch ung là một nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi của
cuộc chiến tranh chống phát xít và tạo cơ sở cho việc hình thành tổ chức Liên Hiệp
Quốc sau này.
Một số đặc điểm cơ bản của Mặt trận Đồng minh chống phát xít:
- Vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX, tình hình châu Âu và thế giới ngày càng
căng thẳng, các nước, các cường quốc luôn bị đặt trong tình trạng đe dọa nghiêm
trọng. Năm 1939, Thế chiến II bùng nổ. Năm 1939 - 1940, phát xít Đức sau khi
đánh chiếm gần hết châu Âu đã mở cuộc tấn công vào Liên Xô. Mặc dù Hồng quân
đã chống cự rất anh dũng, nhưng quân Đức vẫn thọc sâu vào nước Nga làm tình
hình châu Âu rơi vào thế nghiêm trọng. Ở châu Á, phát xít Nhật bất ngờ tấn công
Trân Châu cảng, làm hạm đội Mỹ ở đây bị thiệt hại nặng nề. Trước những nguy cơ
đầy hiểm họa đó, các quốc gia, dân tộc, trước hết là 3 nước Xô - Mỹ - Anh đã
nhanh chóng gạt bỏ những quá khứ thù địch và tự động kết với nhau tạo thành
đồng minh lớn đủ sức chống phát xít. Ngày 23/6/1941, một ngày sau khi Liên Xô
bị tấn công, Thủ tướng Anh Churchill bày tỏ sự đoàn kết với người Nga, cho rằng
nguy cơ là của chung 3 nước, người Nga cần chiến đấu để bảo vệ chính nghĩa
không chỉ cho họ mà cho toàn thế giới, và hứa sẽ viện trợ vũ khí, lương thực cho
người Nga. Ngày 24/6, Tổng thống Mỹ Roosevelt cũng tuyên bố sẽ giúp người
Nga chống phát xít. Ngay sau các lời tuyên bố đó, đại diện 3 nước đã gặp nhau, hội
bàn mà khởi đầu là tháng 8/1941, Mỹ - Anh ký "Hiến chương Đại Tây Dương", đi
tới đỉnh cao là tháng 1/1942, 26 quốc gia cùng ký kết "Tuyên bố Washington" cam
kết sẽ giúp đỡ, hợp tác cùng nhau để chống phát xít, tăng cường vị thế và mở rộng
ảnh hưởng của mình ra toàn thế giới. Về sau, những sự kiện như mở mặt trận thứ
hai ở Tây Âu (1944) có sự khác nhau giữa Liên Xô và Mỹ, quyết định số phận
nước Đức sau cuộc chiến....
- Là một liên minh lớn nhưng khối Đồng minh này lại không hề có một tổ chức
chung nào hết. Cấp cao nhất của nó thường là các hội nghị - thực chất là cuộc gặp
của nguyên thủ 3 cường quốc, dưới nữa là hội nghị Ngoại trưởng 3 cường quốc.
Tại các cuộc họp cấp cao không chủ trì,, Tổng thống Roosevelt là người phát biểu
đầu tiên vì ông ít tuổi hơn so với 2 lãnh đạo còn lại. Riêng ở hội nghị Posdam, sau
khi Roosevelt mất, Truman lên thay và tiếp tục chủ trì cuộc gặp này. Cả 3 hội nghị
này đều không có biên bản chung, mỗi đoàn tự ghi 1 biên bản, chỉ có tuyên bố và
thông cáo chung thì mới đứng tên 3 nguyên thủ. Trong cuộc họp, hội đàm, các
nguyên thủ đều tranh luận, bàn bạc một cách thẳng thắn và cuối cùng đi tới những
thỏa thuận chung. Việc bàn bạc theo hướng dân chủ này là phù hợp với hoàn cảnh
quốc tế bấy giờ, đánh dấu tính hiệu quả của sự hợp tác giữa các nước khác chế độ
chính trị với nhau, mặc khác giúp các nguyên thủ hiểu rõ quan điểm của nhau, thắc
chặt quan hệ cá nhân để cùng nhau chống phát xít đến thắng lợi cuối cùng.

4. Phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng
Cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, Italia và Nhật Bản đã đẩy nhân dân
các nước bị chiếm đóng vào một thời kỳ đen tối. Phát xít Đức thiết lập chế độ
thống trị bằng bạo lực, khủng bố và xây dựng cái gọi là “Trật tự mới” ở châu Âu.
Chính quyền phát xít ra sức vơ vét nhân lực, của cải của châu Âu để phục vụ cho
bộ máy chiến tranh khổng lồ của chúng. Hơn 7 triệu người dân các nước châu Âu
đã bị đưa sang Đức làm lao động khổ sai. Những đoàn tàu đêm ngày chuyên chở
nguyên vật liệu, của cải của châu Âu về Đức để phục vụ chiến tranh. Sản lượng
công nghiệp quân sự của Đức năm 1944 tăng gấp 5 lần so với năm 1939. Chính
quyền Hitler còn thi hành chính sách phân biệt chủng tộc cực kỳ dã man, tàn bạo
đối với người Do Thái, người Nga, người Ba Lan… Tính đến năm 1945, hơn 5
triệu người Do Thái (chiếm 70% số người Do Thái ở châu Âu và 40% số người Do
Thái trên toàn thế giới) đã bị tàn sát. Các trại tập trung, lò thiêu người, giá treo
cổ… là hình ảnh tiêu biểu cho “Trật tự mới” của phát xít Đức ở châu Âu. Trong số
hơn 7 triệu người bị giam giữ trong các trại tập trung, 6 triệu người đã bị giết hại
hoặc bị chết vì suy kiệt.

Ở châu Á, quân đội Nhật tuyên bố giúp đỡ “những người anh em da vàng”
đánh đổ ách thống trị của thực dân da trắng để xây dựng “Khu vực thịnh vượng
chung Đại Đông á”. Nhưng trên thực tế, quân Nhật đã thiết lập ách thống trị tàn
bạo của lực lượng chiếm đóng ở Đông Á. Quân Nhật vơ vét lúa gạo đến mức cao
nhất để nuôi sống guồng máy chiến tranh với đội quân khổng lồ hàng triệu người.
Các công ty Nhật có mặt ở khắp mọi nơi để khai thác tài nguyên, vơ vét bóc lột
thậm tệ các nước bị chiếm đóng. Nạn đói diễn ra ở nhiều nước Đông á trong thời
gian chiến tranh (ở Việt Nam, hơn 2 triệu người chết đói trong năm 1945). Đồng
thời, quân đội Nhật còn lập ra các chính phủ bù nhìn bản xứ để phục vụ chính sách
thống trị của mình như Chính phủ Uông Tinh Vệ ở Trung Quốc (1940), Chính phủ
Trần Trọng Kim ở Việt Nam (1945), Chính phủ tự trị ở Miến Điện và Philíppin
(1943)… ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa phát xít đã làm bùng nổ phong trào
kháng chiến chống phát xít của nhân dân các nước bị chiếm đóng. ở châu Âu,
những đội du kích đầu tiên được thành lập ở Ba Lan từ năm 1939. Tháng 1 - 1942,
Đảng cộng sản Ba Lan đã tổ chức lực lượng “Quân đội vũ trang nhân dân”. Lực
lượng trung thành với chính phủ lưu vong cũng lập ra “Quân đội trong nước” để tổ
chức các hoạt động chống phát xít Đức. Tại Pháp, Đảng cộng sản và các lực lượng
yêu nước đã gương con ngọn cờ kháng chiến, tổ chức các hoạt động du kích chống
Đức. Tướng de Gaulle sang Luân Đôn tổ chức lực lượng vũ trang “Nước Pháp tự
do” và tiến hành các hoạt động ở hải ngoại đấu tranh chống phát xít. Tháng 3 -
1941, các lực lượng vũ trang chống phát xít đã thống nhất lực lượng, phát triển đội
ngũ để phối hợp với quân Đồng minh giải phóng nước Pháp. ở các nước châu Âu
khác như Nam Tư, Hi Lạp, Anbani, Italia… phong trào chống phát xít phát triển
mạnh mẽ, các đảng cộng sản đã tổ chức lực lượng vũ trang phối hợp với các tổ
chức yêu nước khác, tiến hành các hoạt động du kích, kiên cường chiến đấu trong
lòng địch. Đặc biệt là tại các vùng bị chiếm đóng ở Liên Xô, chiến tranh du kích
diễn ra trong suốt những năm chiến tranh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của
Hồng quân Liên Xô trên các mặt trận. ở khu vực Đông Á, cuộc kháng chiến chống
Nhật của nhân dân Trung Quốc là một bộ phận quan trọng trong cuộc kháng chiến
chống phát xít của nhân dân thế giới. Nhân dân Trung Quốc đã bền bỉ, kiên cường
chiến đấu chống trả lực lượng chủ lực của quân phiệt Nhật, góp phần tiêu hao sinh
lực địch, kiềm chế trên 1 triệu quân Nhật trên đất Trung Quốc. Tại Đông Nam Á,
các đảng cộng sản đã lãnh đạo phong trào kháng Nhật, tập hợp các lực lượng yêu
nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng lực lượng vũ trang, góp phần
tiêu diệt quân phiệt Nhật.

III. Giai đoạn 3 (11/1942 - 12/1943)" bước ngoặt, quân Đồng minh chuyển
sang phản công
1. Chiến thắng Stalingrad và bước ngoặt của chiến tranh

Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt, Hồng quân Liên Xô quyết
định chuyển sang phản công, thực hiện, chiến dịch “Sao Thiên Vương”, tiêu diệt
quân chủ lực của phát xít Đức ở Stalingrad. Ngày 19 - 11 - 1942, phương diện
quân Tây Nam và phương tiện quân Sông Đông mở cuộc tấn công như vũ bão tại
phía Bắc Stalingrad, tiến về phía Đông Nam. Hồng quân nhanh chóng phá vỡ
phòng tuyến của quân địch, tạo thế tấn công gọng kìm. Các phương diện quân ở
phía Nam và phía Bắc cũng đồng loạt tấn công. Hồng quân nhanh chóng khép kín
vòng vây 33 vạn quân tinh nhuệ của Đức ở Stalingrad. Cuộc chiến đấu ác liệt diễn
ra suốt từ ngày 23 - 11 đến cuối tháng 12 - 1942. Đạo quân tiếp viện của Thống
chế Manstein do Hitler cử đến bị đánh bật ra khỏi Stalingrad và tổn thất nặng nề.
Từ ngày 1 - 1 - 1943, Hồng quân mở đợt tấn công mới, tiêu diệt lực lượng quân
Đức trong vòng vây: 2/3 đạo quân tinh nhuệ bị tiêu diệt, 1/3 bị bắt sống, trong đó
có tư lệnh Paulus và 24 viên tướng.
Cuộc phản công kéo dài gần 3 tháng (19 - 11 - 1942 đến 2 - 2 - 1943) đã đi vào
lịch sử như một trận đánh lớn và tiêu biểu về nghệ thuật quân sự cũng như ý nghĩa
chiến lược của nó trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến thắng Stalingrad đã tạo
nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của cục diện chiến tranh thế giới: phe Đồng
minh chuyển sang phản công, phe phát xít không thể phục hồi lực lượng, phải
chuyển từ tấn công sang phòng ngự.
Sau thất bại ở Stalingrad, nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Xô -
Đức, quân Đức mở rộng cuộc tấn công đại quy mô vào mùa hè năm, 1943. Trận
đánh bắt đầu với cuộc tấn công của 50 sư đoàn Đức (trong đó có 16 sư đoàn xe
tăng và cơ giới) vào khu vực “vòng cung Kursk”, với ý đồ tiêu diệt phương diện
quân chủ lực của Hồng quân ở đây. Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc tấn
công của địch, chuyển sang phản công, đánh tan 30 sư đoàn (trong đó có 7 sư đoàn
xe tăng), loại khỏi vòng chiến 50 vạn quân Đức. Chiến thắng Kursk đã đập tan ý
đồ giành lại thế chủ động của quân Đức. Từ đây, Hồng quân Liên Xô liên tục tấn
công trên một mặt trận rộng lớn từ Leningrad đến biển Azov, giải phóng 1/2 lãnh
thổ bị chiếm đóng, trong đó có các thành phố lớn như: Kharkov, Bengorod,
Vorosilovgrad, Kiev…
2. Quân Đồng minh phản công ở Bắc Phi, Italia và Thái Bình Dương
Ở Bắc Phi, ngày 23 - 10 - 1942 quân Anh bắt đầu tấn công liên quân Đức -
Italia ở En Alamen, tiêu diệt và bắt sống 55 ngàn quân địch. Thắng lợi này tạo ra
khả năng phản công cho quân Anh trên chiến trường Bắc Phi. Lợi dụng lúc quân
Đức đang bị sa lầy ở Stalingrad và bị thua ở El Alamen, quân Mĩ đổ bộ lên Bắc Phi
ngày 8 - 11 - 1942. Quân Anh (từ phía Đông), quân Mĩ (từ phía Tây), phối hợp dồn
địch chạy về Tuynidi. Trong tình thế tuyệt vọng, ngày 12 - 5 - 1943, toàn bộ liên
quân Đức - Italia phải đầu hàng . Chiến sự ở Bắc Phi chấm dứt với thắng lợi của
quân Đồng minh. Sau khi chấm dứt chiến sự ở Bắc Phi, ngày 10 - 7 - 1943, quân
Đồng minh từ Bắc Phi tấn công vào Italia, mở đầu bằng cuộc đổ bộ đánh chiếm
đảo Xixilia. Tinh thần chiến đấu của quân đội Italia rất bạc nhược, chỉ còn một bộ
phận quân Đức rút chạy về phía Nam Italia. Xixilia hoàn toàn thất thủ. Chính
quyền phát xít tan rã Mussolini bị tống giam. Thống chế Pietro Badoglio lập chính
phủ mới, ký kết đầu hàng Đồng minh ngày 8 - 9 - 1943 và tuyên chiến với Đức.
Quân đội đồng minh tiến vào khu vực phía Nam Italia. Lợi d ụng sự tiến quân
chậm chạp của quân Đồng minh, Hítle cho quân chiếm đóng miền Bắc Italia, và
giải thoát cho Mussolini. Được quân Đức hỗ trợ, Mussolini thành lập chính phủ
phát xít ở miền Bắc. Italia bị chia làm hai miền: miền Bắc do quân đội Đức chiếm
đóng với chính phủ bù nhìn Mussolini, miền Nam thuộc chính phủ Badoglio do
Anh - Mĩ bảo trợ. Quân Đức còn tiếp tục cầm cự ở Italia cho tới khi chiến tranh kết
thúc ở châu Âu, tháng 5 - 1945. Ở Thái Bình Dương, từ tháng 8 - 1942 quân Mĩ bắt
đầu phản công q uân Nhật ở đảo Guađanacan và giành được thắng lợi vào tháng 1 -
1943. Sau chiến thắng ở Guađanacan, quân đội Mĩ đã giành được quyền chủ động,
chuyển sang phản công trên toàn chiến trường Thái Bình Dương và vấn đề mở Mặt
trận thứ hai ở Tây Âu.
3. Hội nghị cấp cao Teheran (1943)

Lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, từ ngày 28 - 11 đến
1 - 12 - 1943, Hội nghị Thượng đỉnh Tam cường Xô - Mĩ - Anh đã được tổ chức
tại Têhêran (Iran), với sự tham gia của đích thân Xtalin, Rudơven và Sớcsin. Hội
nghị đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về việc phối hợp hành động chống Đức
cho đến thắng lợi cuối cùng, về tương lai nước Đức sau chiến tranh, đặc biệt là vấn
đề mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu - vấn đề quan trọng nhất của Hội nghị.

Ngay từ tháng 7 - 1941 Liên Xô đã đưa ra đề nghị về việc mở Mặt trận thứ hai ở
Tây Âu để có thể đánh bại kẻ thù nguy hiểm nhất là phát xít Đức. Tuy nhiên, Mĩ và
Anh tìm mọi cách để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ Đồng minh của mình trong
vấn đề mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đồng thời không thực hiện đúng những cam
kết về chi viện cho Liên Xô. Thái độ trì hoãn có tính toán của Anh, Mĩ là âm mưu
làm Liên Xô suy yếu, kiệt quệ trong chiến tranh và ý đồ không muốn có một cuộc
chiến thực sự với quân chủ lực Đ ức còn đang sung sức ở châu Âu. Dư luận tiến bộ
trên thế giới, đặc biệt là ở Liên Xô và Mĩ đã lên án gay gắt chính sách hai mặt này.
Sau nhiều lần trì hoãn, tại Hội nghị Têhêran, Thủ tướng Anh Churchill đưa ra ý đồ
mở Mặt trận thứ hai bằng việc đổ bộ quân ở khu vực lòng chảo Địa Trung Hải,
nhưng cả Liên Xô và Mĩ đều không tán đồng. Cuối cùng, Hội nghị đã đạt được
thoả thuận về việc Anh - Mĩ sẽ mở Mặt trận thứ hai bằng cuộc đổ bộ lên đất Pháp
trong tháng 5 - 1944. Những người đứng đầu ba nước Xô - Mĩ - Anh c ũng thoả
thuận về sự hợp tác sau chiến tranh giữa các nước Đồng minh vì một nền hoà bình
lâu dài, khẳng định quyết tâm thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để gìn giữ hoà bình
và an ninh quốc tế sau chiến tranh. Hội nghị quyết định thành lập Hội đồng tư vấn
châu Âu để giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh, thông qua tuyên bố xác nhận
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Iran, xác nhận biên giới phía Đông và phía Tây
của Ba Lan… Hội nghị Teheran đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố,
phát triển Mặt trận Đồng minh chống phát xít. Những quyết định của Hội nghị có ý
nghĩa quốc tế to lớn, thúc đẩy sự hợp tác giữa ba cường quốc trong việc tiêu diệt
chủ nghĩa phát xít. Âm mưu kí kết hoà ước riêng rẽ với các nước Mĩ, Anh để tránh
khỏi phải đầu hàng các nước phát xít đã thất bại hoàn toàn.
IV. Giai đoạn 4 (12/1943 - 8/1945): quân Đồng minh tổng phản công tiêu
diệt quân phát xít Đức, Italia, Nhật. Chiến tranh kết thúc
1. Liên Xô tổng phản công
Từ ngày 24 - 12 - 1943, Liên Xô bắt đầu cuộc tổng tấn công đồng loạt trên các mặt
trận từ Lêningrát đến Crưm. ở mặt trận phía Bắc, tháng 1 - 1944, Hồng quân mở
cuộc tấn công giải phóng Lêningrát, thành phố anh hùng đã ngoan cường chiến đấu
suốt 900 ngày đêm với quân Đức trong những điều kiện vô cùng gian khổ, khắc
nghiệt. Sau chiến thắng Lêningrát, Hồng quân tiến vào giải phóng các nước vùng
Bantích, đuổi quân Phần Lan ra khỏi biên giới Xô - Phần. ở mặt trận Ucraina,
Hồng quân mở 10 đợt tấn công tiêu diệt quân Đức trong năm 1944. Cuộc chiến đấu
diễn ra hết sức ác liệt, vì phần lớn lực lượng quân Đức tập trung ở đây. Sau khi
đánh tan 66 sư đoàn Đức, Hồng quân giải phóng hoàn toàn Ucraina. Từ tháng 3
đến tháng 5 - 1944, quân đội Xô viết giải phóng Odessa và Crưm. Chiến dịch giải
phóng Belarus bắt đầu tháng 6 - 1944 đã đánh tan đạo quân Trung tâm mạnh nhất
của Đức, tiêu diệt 77 sư đoàn địch. Quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng ba nước
vùng Ban tích (tháng 9 và 10 - 1944), hoàn thành việc giải phóng Liên Xô. Sau khi
quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, Hồng quân tiến vào giải phóng các
nước Trung, Đông Âu. Hồng quân tiến vào Ba Lan (7 - 1944), giải phóng Rumani
(8 - 1944), Bungari (9 - 1944), Slovakia (9 - 1944), phối hợp với quân của Thống
chế Titô giải phóng Nam Tư (10 - 1944), giải phóng phần lớn Hunggari và giao
tranh quyết liệt với địch ở thủ đô Buđapét. Cuộc tổng tấn công của quân đội Liên
Xô đã tiêu diệt 138 sư đoàn địch, gồm khoảng 1,6 triệu quân, 6.700 xe tăng, 28.000
đại bác và súng cối, 12.000 máy bay, giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Liên Xô và các
nước Trung, Đông Âu. Hồng quân tiến quân như vũ bão đến biên giới nước Đức.
2. Mỹ, Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu (6/1944)
Sau Hội nghị Teheran, Mĩ - Anh quyết định cử tướng Mĩ Eisenhower làm Tổng
tư lệnh quân đội viễn chinh ở châu Âu của Đồng minh để thực thi kế hoạch mở mặt
trận thứ hai. Sau một thời gian chuẩn bị và nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Mặt trận
thứ hai được mở bằng cuộc đổ bộ tại Normandy (Bắc Pháp) ngày 6 - 6 - 1944.
Cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới với 3,5 triệu quân diễn ra
thành công và hoàn toàn bất ngờ khiến quân Đức không kịp trở tay. Hơn 4.000
hạm tàu, 13.000 máy bay yểm trợ cho quân Đồng minh đổ bộ tại khu vực dài
80km, rộng từ 13 đến 19 km. Từ Noócmăngđi, quân Đồng minh chia làm hai mũi,
mũi phía Bắc đánh vào nước Đức, mũi phía Tây - Nam đánh vào nước Pháp. Với
việc mở Mặt trận thứ hai, lần đầu tiên kể từ ngày bắt đầu chiến tranh, nước Đức
phát xít bị lâm vào tình thế phải đối phó cùng một lúc với hai mặt trận Đông - Tây
(phía Đông chống Liên Xô, phía Tây chống Anh - Mĩ.
Quân đổ bộ tiến vào giải phóng nước Pháp. Phong trào khởi nghĩa vũ trang do
Đảng Cộng sản Pháp lãnh đạo lan rộng khắp trong nước. Quần chúng nhân dân đã
giải phóng nhiều vùng rộng lớn trước khi quân Đồng minh đến. Ngày 19 - 8 -
1944, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Pari, nhân dân làm chủ thành phố. Ngày 25 -
8, quân đội Đồng minh tiến vào Pari. Chính phủ lâm thời của nước Pháp do Đờ
Gôn đứng đầu, được thành lập. Sau khi nước Pháp được giải phóng, quân Đồng
minh tiếp tục giải phóng các nước Tây Âu khác như Bỉ, Hà Lan, Lucxembua, Italia
và chuẩn bị tấn công nước Đức phát xít. Quân đội Mĩ - Anh gặp Hồng quân Liên
Xô tại Toócgâu trên bờ sông Enbơ ngày 26 - 4 - 1945.

3. Hội nghị thượng đỉnh Yalta và Postdam


Trong bối cảnh sự thất bại của chủ nghĩa phát xít đang đến gần, Hội nghị
thượng đỉnh Yalta (Crưm) được tổ chức với sự tham dự của những người đứng đầu
ba nước Liên Xô, Anh, Mỹ là Stalin, Churchill và Roosevelt, từ ngày 4 đến 12 - 2 -
1945. Hội nghị đã đạt được những thoả thuận quan trọng về vấn đề phối hợp hành
động để chống Trục phát xít trong giai đoạn kết thúc chiến tranh, về việc tiêu diệt
hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức và xây dựng những bảo đảm thật sự để nước Đức
không còn khả năng gây chiến tranh một lần nữa. Về các vấn đề có liên quan đến
châu Âu, Hội nghị thông qua “Tuyên ngôn giải phóng châu Âu” nêu rõ những
chính sách và hành động chung nhằm giải quyết những vấn đề chính trị - kinh tế
của châu Âu sau chiến tranh phù hơp với những nguyên tắc dân chủ. Về vấn đề
Viễn Đông, các nước đã bí mật thoả thuận về việc Liên Xô sẽ tham gia vào cuộc
chiến tranh Thái Bình Dương sau hai đến ba tháng sau khi Đức đầu hàng và chiến
tranh kết thúc ở châu Âu. Hội nghị còn khẳng định về việc thành lập tổ chức Liên
Hiệp Quốc với nguyên tắc cơ bản là sự nhất trì hoàn toàn giữa năm nước lớn: Liên
Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc sau chiến tranh. Cuối cùng, cũng tại hội nghị
này, các nước lớn đã đạt được thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng, đặt
cơ sở cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc. Sau
khi phát xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu,
Hội nghị Thượng đỉnh tam cường được tiến hành tại Postdam (Đức) từ ngày 17 - 7
đến 2 - 8 - 1945. Ngay trước thềm Hội nghị, ngày 16 - 7, Mỹ đã thử thành công
bom nguyên tử và mong muốn qua sự kiện này gây áp lực với Liên Xô. Hội nghị
tập trung vào giải quyết vấn đề Đức trên cơ sở những thoả thuận của Hội nghị
Ianta, nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa phát xít Đức, thực
hiện giải giáp quân đội, biến nư ớc Đức thành một nước dân chủ, hoà bình và
không thể một lần nữa trở thành mối đe doạ đối với an ninh toàn thế giới. Hội nghị
quyết định phải thủ tiêu tất cả những tổ chức quân sự, nửa quân sự, cũng như các
ngành công nghiệp quân sự và xoá bỏ các tập đoàn tư bản lũng đoạn Đức - lực
lượng chủ đạo của chủ nghĩa quân phiệt Đức. Đồng thời nước Đức phải trả những
khoản bồi thường chiến tranh cho các nước Đồng minh. Hội nghị đã thành lập
“Hội đồng ngoại trưởng” gồm đại biểu năm nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Tru ng
Quốc có nhiệm vụ chuẩn bị những hoà ước ký với các nước bại trận trong phe Đức
(Italia, Rumani, Hunggari, Phần Lan) và Đức. Hội nghị đã xác định đường biên
giới mới giữa Ba Lan và Đức theo tuyến Oder - Neisse, khu vực Konigsberg
chuyển giao cho Liên Xô. Đối với việc tiêu diệt phát xít Nhật ở Viễn Đông, Liên
Xô tiếp tục bí mật cam kết sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật. Những quyết định
của ba nước Xô - Mĩ - Anh trong Hội nghị Ianta và Postdam chẳng những có ảnh
hưởng quyết địn h đối với việc giải quyết vấn đề Đức, vấn đề Nhật và hàng loạt
các vấn đề khác, mà còn đặt cơ sở cho một trật tự thế giới mới sau chiến tranh - trật
tự hai cực Yalta
4. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Quân phiệt Nhật đầu hàng. Chiến tranh kết
thúc
Mùa xuân năm 1945, nước Đức phát xít đã bị kẹp giữa hai gọng kìm: phía Đông
là 5 đạo quân của Liên Xô, phía Tây là 3 đạo quân của Mĩ - Anh và các nước Đồng
minh. Trong bước đường cùng, Hítle dốc toàn lực quyết tâm phòng thủ Béclin
bằng mọi giá.

Ngày 16 - 4 - 1945, Liên Xô bắt đầu tấn công vào Béclin, sào huyệt cuối cùng
của nước Đức Quốc xã. Trên đường vào Béclin, Hítle bố trí hơn 90 sư đoàn (trong
đó có 14 sư đoàn xe tăng và cơ giới) gồm trên 1 triệu quân, 10.000 pháo và súng
cối, 1.500 xe tăng và pháo tự hành, 3.000 máy bay chiến đấu, cùng với đội dân
quân phòng vệ 20 vạn người. Hồng quân Liên Xô huy động lực lượng của hai
phương diện quân gồm 2,5 triệu người, 6.250 xe tăng, 7.500 máy bay, 42.000 đại
bác và pháo, hoàn toàn chiếm ưu thế để ti êu diệt kẻ thù. Từ ngày 16 - 4, cuộc
chiến đấu quyết liệt diễn ra ở ngoại ô Béclin. Bắt đầu từ ngày 23 - 4, cuộc chiến
đấu diễn ra trong thành phố. Vòng vây của quân đội Liên Xô ngày càng khép chặt.
Ngày 30 - 4, Hồng quân chiếm được nhà Quốc hội Đức, Hítle tự sát dưới hầm chỉ
huy. Ngày 2 - 5, Hồng quân chiếm được toàn bộ thủ đô Béclin, quân Đức (còn lại
khoảng hơn 7 vạn người) đầu hàng vô điều kiện. Ngày 9 - 5 - 1945, Tổng tư lệnh
quân đội Đức, thống chế Keitel đã kí vào văn bản đầu hàng. Cuộc chiến tran h
khốc liệt ở châu Âu đã kết thúc với thất bại của phát xít Đức.

Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, sau thắng lợi ở các đảo Thái Bình
Dương, chiếm lại đảo Salômông (tháng 1 đến tháng 11 - 1943), quần đảo Ginbe
(11 - 1943), quần đảo Mácsan (2 - 1944), quân đảo Marian (6 - 1944), quân đội Mĩ
đã chiếm lại Tân Ghinê (7 - 1944). Tại Đông Nam á, cuộc chiến giành lại quần đảo
Philippin diễn ra rất quyết liệt. Tháng 10 - 1944 quân Mĩ đổ bộ vào đảo Lâytơ
(miền Trung Philíppin) đánh bại hải quân Nhật và chiếm lại hòn đảo này vào tháng
12 - 1944. Tháng 1 - 1945, sau những trận chiến đấu ác liệt, Mĩ giành được đảo
Luđông. Đến tháng 3 - 1945, quân Mĩ chiếm lại toàn bộ Philíppin. ở Miến Điện,
liên quân Anh - ấn và Mĩ - Trung Quốc bắt đầu triển khai những đợt tấn công từ
tháng 10 - 1944. Cuối năm 1944, liên quân giành được miền Bắc Miến Điện. Đầu
năm 1945, liên quân tiến vào miền Nam, giải phóng thủ đô Rănggun (5 - 1945).
Lực lượng vũ trang yêu nước dưới sự lãnh đạo của Liên minh tự do nhân dân
chống phát xít đã tích cực phối hợp với quân Đồng minh giải phóng đất nước.
Những trận đánh cuối cùng của Mĩ ở Thái Bình Dương là trận đánh chiếm đảo
Ivôgima (tháng 2 đến tháng 3 - 1945) và đảo Ôkinaoa (3 - 1945) nằm ở cửa ngõ đi
vào Nhật Bản. Qua 3 tháng chiến đấu ác liệt, đến tháng 6 - 1945, quân Mĩ mới
chiếm được hai hòn đảo này.
Đồng thời, từ mùa thu năm 1944, máy bay Mĩ tiến hành giội bom xuống 70
thành phố ở Nhật. Các thành như Ôsaka, Nagôgu, Yôkômaha… nhất là thủ đô
Tôkiô bị tàn phá nặng nề. Nước Nhật đã kiệt quệ nhưng lực lượng quân phiệt vẫn
quyết chiến đến cùng. Ngày 26 - 7, ba nước Mĩ - Anh - Trung Quốc gửi “Tuyên
cáo Pốt xđam” kêu gọi Nhật đầu hàng. Tuy nhiên, Nhật đã bác bỏ tuyên cáo này.
Tổng thống Mỹ Truman quyết định thả bom nguyên tử xuống đất Nhật. Ngày 6 - 8,
quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống thành phố Hirôsima làm 14 vạn người dân
thiệt mạng.

5. Kết cục của chiến tranh, tác động của nó đến quan hệ quốc tế trên thế giới
a. Kết cục:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thất bại hoàn toàn của phát xít Đức -
Italia và Nhật Bản. Trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh (từ 9 - 1939 đến 11 -
1942), phe phát xít tạm thời chiếm thế chủ động trên chiến trường. Nhưng trong
thời gian sau (từ 11 - 1942 đến 8 - 1945), phe Đồng minh bắt đầu phản công trên
các mặt trận và tiêu diệt hoàn toàn các thế lực phát xít. Chiến tranh thế giới thứ hai
là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân
loại. Khác với Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu diễn ra ở châu Âu, Chiến tranh
thế giới thứ hai diễn ra ở cả châu Âu, châu á, châu Phi, châu Đại Dương và trên
khắp các đại dương. Những tổn thất do chiến tranh gây ra là vô cùng thảm khốc:
76 nước bị đưa vào vòng chiến, 60 triệu người chết, khoảng 90 triệu người bị tàn
phế, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4.000 tỉ đô la Mĩ (tính theo giá đương
thời). Nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại bị tàn phá nặng nề. Thắng
lợi của chiến tranh thuộc về các nước Đồng minh và nhân dân các nước trên thế
giới đã kiên cường chiến đấu chống trả các thế lực phát xít. Chiến trường Xô - Đức
là một trong những chiến trường chính của chiến tranh, Liên Xô là lực lượng chủ
lực trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu. Để giành được chiến thắng,
26.550.000 người Xô viết đã thiệt mạng, trong đó có 8.600.000 chiến sĩ Hồng
quân. Thiệt hại về vật chất mà Liên Xô phải gánh chịu là 679 tỉ Rúp (tính theo thời
giá năm 1941), chiếm 41% t ổng số thiệt hại của các nước tham chiến. Mĩ, Anh là
hai thành viên chủ chốt trong khối Đồng minh chống phát xít và có những đóng
góp quan trọng trong thắng lợi của chiến tranh. Trong thời gian chiến tranh, Mĩ đã
viện trợ và cho thuê, mượn (theo Đạo luật thuê - mượn “Lend - lease”, thực hiện từ
tháng 3 - 1941) đối với 38 quốc gia tham chiến trong phe Đồng minh, với tổng trị
giá hơn 50 tỉ đô la Mĩ. Số quân nhân Mĩ chết trong chiến tranh là 298.000 người.
Riêng nước Anh, tổng số người chết trong chiến tranh là 395.000 người, trong đó
có 245.000 quân nhân.
b. Ý nghĩa lịch sử, tác động của chiến tranh đến quan hệ quốc tế thế giới:
Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo
nên chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh. Các nước xã hội
chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và châu á, Liên Xô ngày càng lớn mạnh và trở thành
siêu cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh đã làm thay đổi tương
quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước phát xít bị tiêu diệt, Anh
và Pháp đều suy yếu. Riêng nước Mĩ ngày càng vượt trội về mọi mặt và đứng đầu
hệ thống tư bản chủ nghĩa. Ch iến tranh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào
giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc, đưa hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc trở thành các quốc gia
độc lập.
Đến đây đã kết thúc một thời kì đấu tranh căng thẳng, phức tạp trong quan hệ
quốc tế và cái giá phải trả là cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất
trong lịch sử nhân loại. Thời kì 1918-1945 đã chứng kiến cuộc đấu tranh gay gắt
giữa các cường quốc tư bản phương Tây nhằm tranh giành thế lực, phạm vi ảnh
hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Nhưng bao trùm lên tất
cả là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là Liên Xô xã hội chủ nghĩa, các dân
tộc bị áp bức, nhân dân lao động các nước và toàn thể loài người tiến bộ với một
bên là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân
phiệt và các thế lực phản động nhằm thiết lập một trật tự thế giới công bằng, bình
đẳng, hòa bình và dân chủ. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một thời
kì mới trong lịch sử quan hệ quốc tế.
Ngày 8 - 8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Ngày 9 - 8, với 1,5 triệu quân (3
phương diện quân), 5.500 xe tăng, 3.900 máy bay, 2.600 pháo và hạm đội Thái
Bình Dương, Hồng quân tấn công như vũ bão, tiêu diệt đạo quân Quan Đông (gồm
70 vạn quân Nhật và 30 vạn quân nguỵ ở Mãn Châu).
Ngày 9 - 8, Mĩ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagadaki của
Nhật, giết hại 7 vạn người dân vô tội. Ngày 10 - 8, Chính phủ Nhật chấp nhận
“Tuyên cáo Pốtxđam” và ngày 15 - 8 tuyên bố đầu hàng. Chiến tranh thế giới thứ
hai kết thúc. Tuy nhiên, Hồng quân Liên Xô vẫn phải tiếp tục chiến đấu đến cuối
tháng 8 - 1945 để đánh bại hoàn toàn đạo quân Quan Đông của Nhật. Ngày 2 - 9 -
1945, Nhật Bản chính thức ký văn bản đầu hàng vô điều kiện trên chiến hạm
Mítxuri của Mĩ ở vịnh Tôkiô.
Chương III: QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI ĐẾN NĂM 2005

Mục tiêu:

 Đây là chương bao gồm những vấn đề phức tạp và quan trọng của quan hệ
quốc tế trong vòng 6 thập niên, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
(1945-2005). Trong chương này, sinh viên môn I và môn II cần nắm được:
 Sự xác lập trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà thực
chất là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ.
 Sự đối đầu giữa hai siêu cường được thể hiện thông qua cuộc chiến
tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập niên làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng,
bên bờ vực chiến tranh. Từ nửa sau những năm 70, xu hướng hoà hoãn Đông - Tây
đã xuất hiện và từng bước dẫn tới việc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh. Sự sụp đổ
của Liên Xô cuối cùng đã dẫn tới sự giải thể trật tự hai cực Ianta.
 Sinh viên học môn I cần lưu ý đến những nét chủ yếu của quan hệ quốc tế
trong và sau chiến tranh lạnh, tập trung vào những mâu thuẫn cơ bản và xu thế phát
triển của quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Sinh viên môn 2 chủ yếu tập
trung vào trật tự hai cực Ianta và sự sụp đổ của trật tự này.

I. Sự hình thành trật tự hai cực Yalta và cuộc chiến tranh giữa Xô - Mỹ và hai khối
Đông - Tây

1. Sự hình thành trật tự hai cực Yalta

1.1. Khái quát tình hình thế giới sau chiến tranh

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn tới những chuyển biến căn bản của
tình hình quốc tế. Chiến tranh đã làm thay đổi hoàn toàn so sánh lực lượng trên
phạm vi thế giới. Châu Âu, với địa vị trung tâm của thế giới kể từ khi chủ nghĩa tư
bản ra đời, bị suy yếu nghiêm trọng. Các nước tư bản đứng đầu châu Âu như Anh,
Pháp đều bị chiến tranh tàn phá. Dù là nước thắng trận nhưng Anh, Pháp đều
không thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình như thời kì sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất, hơn thế nữa, ngay cả sự thống trị đối với những vùng đất thực dân cũ
cũng bị đe doạ. Các nước phát xít, kẻ thù chung của nhân loại đã bị tiêu diệt và
hoàn toàn kiệt quệ. Châu Âu bị tách thành hai khối Đông và Tây. Trong lúc đó,
nước Mĩ đã vươn lên hết sức nhanh chóng về thế và lực, trở thành một siêu cường
khống chế toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa. Khi chiến tranh kết thúc, nước Mĩ
chiếm gần 60% tổng sản lượng công nghiệp, 3/4 trữ lượng vàng của thế giới tư bản
và là chủ nợ lớn nhất trên thế giới. Về quân sự, Mĩ đứng đầu thế giới tư bản về lục
quân, hải quân, không quân và nắm độc quyền về bom nguyên tử trong thời gian
đầu sau chiến tranh. Các nước tư bản châu Âu và Nhật đều phải dựa vào sự giúp đỡ
của Mĩ để phục hồi kinh tế. Đây chính là cơ hội có một không hai để Mĩ vươn lên
nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và thực hiện mưu đồ bá chủ
thế giới. Chiến thắng vĩ đại của Liên Xô trong sự nghiệp tiêu diệt chủ nghĩa phát
xít đã dẫn tới những thay đổi về so sánh lực lượng có lợi cho Liên Xô và các lực
lượng cách mạng trên thế giới. Vị trí quốc tế và ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng
được mở rộng. Liên Xô trở thành một cường quốc quân sự, một nhân tố không thể
thiếu trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Liên Xô cũng không còn là nước xã
hội chủ nghĩa duy nhất bị cô lập trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Hàng loạt
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với
Liên Xô đã tạo thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Đồng thời, phong trào
giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ và lan rộng ở khắp các châu lục
trên thế giới. Ngay trong chiến tranh, các nước châu á, châu Phi đã sát cánh cùng
các lực lượng Đồng minh chống phát xít trong những điều kiện khó khăn, gian
khổ, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chiến thắng phát xít, đồng thời chuẩn bị
điều kiện cho cách mạng giải phóng dân tộc sau khi chiến tranh kế tthúc. Cao trào
cách mạng giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã phá vỡ hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc buộc các nước đế quốc phải thừa nhận nền độc lập
của các dân tộc. Trong bối cảnh đó, Mặt trận đồng minh chống phát xít, hình thành
trong chiến tranh, đứng trước nguy cơ tan rã. Những mâu thuẫn trong nội bộ các
lực lượng chống phát xít, vốn tạm thời dịu đi trong chiến tranh, nay ngày càng bộc
lộ công khai. Ngay trong giai đoạn cuối của chiến tranh, Mĩ đã nhìn nhận Liên Xô
như một lực lượng chính, có khả năng cản trở âm mưu bá chủ thế giới của mình.
Khi thất bại của phe phát xít chỉ còn là vấn đề thời gian, cũng là lúc Mĩ bắt đầu
triển khai chính sách kiềm chế Liên Xô. Quá trình tập hợp lực lượng mới sau chiến
tranh dựa trên cơ sở ý thức hệ và lợi ích quốc gia được bắt đầu từ Hội nghị Ianta (2
- 1945), khi chiến tranh còn chưa đi đến hồi kết.

1.2. Sự hình thành Trật tự hai cực Yalta

Như trên đã nói, từ ngày 4 đến 12 - 2 - 1945, tại thành phố Ianta (Crưm) đã diễn
ra Hội nghị thượng đỉnh Tam cường Xô - Mĩ - Anh, với sự tham gia của nguyên
thủ quốc gia ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh là Stalin, Roosevelt và Churchill. Thực
chất nội dung hội nghị là sự tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến
tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động quyết định đến trật tự thế giới sau
chiến tranh. Sau những thảo luận và tranh cãi quyết liệt, Hội nghị đã đi đến quyết
định về việc kết thúc chiến tranh, việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và
quân phiệt Nhật, việc thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, quan trọng hơn
cả là việc Tam cường Xô - Mĩ - Anh đã đi đến thoả thuận về việc phân chia phạm
vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu á sau chiến tranh. Theo đó, ở châu Âu, các nước
Trung và Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước Tây và Nam
Âu sẽ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh, Mĩ. Về vấn đề Đức, Liên Xô sẽ chiếm
đóng phần Đông Đức và Đông Béclin. Quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng phần
Tây Đức và Tây Béclin. Riêng Áo và Phần Lan sẽ được hưởng quy chế trung lập.
 Ở Châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô về việc tham
gia chiến tranh tiêu diệt quân phiệt Nhật, bao gồm:
 Duy trì nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ.
 Trả lại cho Liên Xô những quyền lợi mà nước Nga bị mất sau chiến
tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) như: trả lại miền Nam đảo Xakhalin và quần đảo
Curin, quốc tế hoá cảng Đại Liên (Trung Quốc), cho Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận
(Trung Quốc) làm căn cứ hải quân, trả cho Liên Xô tuyến đường sắt Xibêri -
Trường Xuân, Liên Xô được cùng khai thác tuyến đường sắt Hoa Đông và Nam
Mãn Châu…
 Sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Đồng minh (chủ yếu là Mĩ) sẽ chiếm
đóng Nhật Bản.
 Trung Quốc sẽ thu hồi lại Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và Mãn Châu
bị Nhật chiếm. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản sẽ tiến hành hiệp thương để
thành lập Chính phủ liên hiệp. Liên Xô và Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc.
 Triều Tiên sẽ do quân đội Liên Xô và Mĩ kiểm soát ở phía Bắc và
Nam vĩ tuyến 38, sau khi giải phóng sẽ trở thành quốc gia độc lập, thống nhất.
 Phần còn lại của châu á (Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á…) vẫn thuộc
phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.
Những quyết định của Hội nghị Ianta về những vấn đề quan trọng nhất của thế
giới sau chiến tranh đã trở thành nền tảng cơ sở cho việc thiết lập một trật tự thế
giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta. Hai nước đứng đầu hai cực,
Liên Xô và Mĩ, về cơ bản đã đạt được những mục tiêu mà mình theo đuổi. Đối với
Liên Xô, lúc này là thời điểm mà vị thế quốc tế của Liên Xô đạt tới đỉnh cao nhất
kể từ sau Cách mạng tháng Mười. Liên Xô trở thành nước duy nhất có thể tạo ra
thế cân bằng với Mĩ, đồng thời là lực lượng có khả năng đưa chủ nghĩa xã hội vượt
ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Tổng thống Mĩ cũng
nhận thức rõ điều đó và chấp nhận những thoả thuận với Liên Xô - để cùng sắp xếp
trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Chính vì vậy, Trật tự hai cực Ianta là sự phản
ánh một hiện thực mới của thế giới sau chiến tranh: sự cân bằng quyền lực giữa hai
nước lớn - Liên Xô và Mĩ trong quan hệ quốc tế.
1.3. Tổ chức Liên Hợp Quốc (United Nations)
Ngay từ những năm tháng chiến tranh thế giới diễn ra ác liệt, các nước trong phe
Đồng minh đều đã nhận thức được sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế
mới rộng lớn hơn, hiệu quả hơn để thay thế cho Hội Quốc Liên trong sứ mệnh gìn
giữ hoà bình, an ninh quốc tế, ngăn ngừa chiến tranh thế giới, thúc đẩy sự hợp tác
giữa các dân tộc. Hội nghị Thượng đỉnh Teheran với sự tham gia của những người
đứng đầu ba nước Xô - Mĩ - Anh đã chuẩn y và khẳng định việc thành lập Liên
Hợp Quốc. Sau Hội nghị Teheran, một nhóm chuyên gia ở Washington được giao
nhiệm vụ chuẩn bị cho việc thành lập tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới này. Những
thoả thuận cụ thể liên quan đến việc thành lập Liên Hợp Quốc đã được thông qua
tại Hội nghị ở Dumbarton Oak - ngoại ô Washington tháng 9 - 1944 và được khẳng
định ở Hội nghị Thượng đỉnh Ianta tháng 2 - 1945.
Trên cơ sở đó, ngày 25 - 4 - 1945 tại Xan Phranxicô (Mĩ) đại diện của 50 quốc
gia (sau này Ba Lan được mời kí vào Hiến chương, nâng tổng số nước sáng lập lên
51 nước) đã tiến hành Hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc. Sau hai tháng làm việc,
Hội nghị đã thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp
Quốc. Hiến chương gồm 19 chương với 111 điều khoản, là văn kiện nền tảng cơ
bản xác định mục đích, nguyên tắc và các phương thức tổ chức, hoạt động của Liên
Hợp Quốc. Hiến chương quy định mục đích cao nhất của Liên Hợp Quốc là nhằm
duy trì hoà bình, an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước
trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự
quyết. Để thực hiện mục đích nêu trên, Hiến chương quy định những nguyên tắc cơ
bản của Liên Hợp Quốc gồm: quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc
tự quyết, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước không
can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì quốc gia nào, giải quyết hoà bình các
tranh chấp quốc tế, chung sống hoà bình và nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước lớn:
Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
 Về tổ chức, các cơ quan chính của Liên Hợp Quốc bao gồm :
 Đại hội đồng, cuộc họp chung của đại diện các nước thành viên, họp
mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi Hiến
chương đã quy định. Đại hội đồng bầu ra các thành viên không thường trực của
Hội đồng bảo an, các thành viên của Toà án quốc tế, của Hội đồng kinh tế xã hội,
Hội đồng thác quản. Đại hội đồng chấp nhận hội viên mới hoặc khai trừ hội viên vi
phạm Hiến chương theo đề nghị của Hội đồng bảo an. Những quyết định về các
vấn đề quan trọng phải được thông qua với 2/3 số phiếu.
 Hội đồng Bảo an, cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động
thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về duy trì hoà bình và
an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an gồm 5 uỷ viên thường trực: Liên Xô, Mĩ, Anh,
Pháp, Trung Quốc và 6 uỷ viên không thường trực do Đại hội đồng bầu ra (từ
tháng 8 - 1965 tăng lên 10 uỷ viên không thường trực) với thời hạn hoạt động 2
năm, phân bổ theo khu vực địa lí một cách công bằng. Mọi quyết định của Hội
đồng Bảo an phải được thông qua với sự nhất trí của 5 uỷ viên thường trực, đồng
thời mỗi uỷ viên thường trực cũng có quyền phủ quyết (veto). Những nghị quyết
của Hội đồng bảo an được thông qua phù hợp với Hiến chương thì bắt buộc các
nước Hội viên phải thi hành. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng.
 Hội đồng kinh tế - xã hội, cơ quan chuyên trách về các lĩnh vực hợp
tác liên quan đến đời sống vật chất, văn hoá của Liên Hợp Quốc, do Đại hội đồng
bầu ra. Trực thuộc Hội đồng kinh tế - xã hội có nhiều thể chế chuyên môn hoá như
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (WB), Tổ
chức Lương - Nông (FAO), Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn
hoá (UNESCO)…
 Toà án quốc tế, cơ quan luật pháp chính của Liên Hợp Quốc, có
nhiệm vụ giải quyết những tranh chấp có tính chất pháp lí giữa các nước thành
viên.
 Ban thư kí, cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc, đứng đầu là Tổng
thư kí do Đại hội đồng bầu ra 5 năm một lần theo sự giới thiệu của Hội đồng Bảo
an.
Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn có các cơ quan chuyên trách như Hội đồng quản
thác và các tổ chức trực thuộc khác. Trụ sở của Liên Hợp Quốc đặt tại New York
(Mĩ). Liên Hợp Quốc được thành lập vào lúc Chiến tranh thế giới thứ hai chuẩn bị
kết thúc và ngay sau đó là sự bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông -
Tây. Những mâu thuẫn gay gắt giữa hai cường quốc Xô - Mĩ trong chiến tranh lạnh
đã ảnh hưởng sâu sắc đến những hoạt động của tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới
này. Bước vào thập niên 60 của thế kỷ XX, từ thắng lợi của phong trào giải phóng
dân tộc, hàng loạt nước mới giành được độc lập và trở thành thành viên của Liên
Hợp Quốc. Với số lượng thành viên đông đảo hơn, trong thành phần Liên Hợp
Quốc đã hình thành ba lực lượng: các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản chủ
nghĩa và các nước mới giành được độc lập. Điều đó đòi hỏi các nghị quyết của
Liên Hợp Quốc phải tính đến lợi ích của cả ba lực lượng này.
Trong 60 năm tồn tại, Liên Hợp Quốc đã chứng tỏ vai trò to lớn của mình trong
đời sống chính trị quốc tế. So với Hội Quốc Liên, Liên Hợp Quốc thể hiện rõ tính
chất toàn cầu: thành phần bao gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên tất cả các
châu lục và đặc biệt là tính toàn diện: chương trình nghị sự không chỉ tập trung vào
vấn đề duy trì hoà bình, an ninh mà bao gồm cả các hoạt động nhằm thủ tiêu hoàn
toàn chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, thúc đẩy sự hợp tác quốc
tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật… Với tư cách là
một tổ chức đa phương toàn cầu lớn nhất với sự tham gia của hầu hết các quốc gia
trên thế giới, Liên Hợp Quốc là diễn đàn toàn cầu duy nhất để thúc đẩy đối thoại,
hiểu biết chung giữa các nước và là tổ chức không thể thiếu được trong đời sống
chính trị quốc tế. Tuy nhiên, với sự thay đổi của tình hình thế giới, số lượng thành
viên của Liên Hợp Quốc đã tăng lên khoảng 4 lần (từ 51 nước năm 1945 lên 191
nước năm 2002), trong đó đa số là các nước đang phát triển với ý chí độc lập, tự
chủ ngày càng mạnh mẽ. Điều đó đòi hỏi Liên Hợp Quốc phải đổi mới bộ máy và
phương thức làm việc để thực sự trở thành một tổ chức quốc tế đại diện cho lợi ích
chân chính của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Nhận xét những hoạt động của Liên Hiệp Quốc đối với việc giải quyết các vấn
đề hòa bình trên thế giới:
+ Vấn đề người Do Thái: đây là nhiệm vụ đầu tiên và cũng là nhiệm vụ quan
trọng của Liên Hiệp Quốc trong thời kỳ đầu hoạt động trên thế giới. Người Do
Thái là một bộ tộc sinh sống ở vùng đất Israel - Palestine từ lâu đời. Sau khi mất
nước, họ phải tha phương nhưng vẫn luôn mong muốn được trở về quê hương có
từ lâu đời của mình, và tư tưởng "phục quốc Do Thái" (chủ nghĩa Sion) ra đời từ
đó. Sau khi Thế chiến II kết thúc, người Do Thái đã lập tức thành lập quốc gia Do
Thái Israel làm các nước Ả rập rất tức giận, và họ phát động tấn công. Tổng thư ký
Liên Hiệp Quốc đã phái một phái đoàn do bá tước Bernadotte dẫn đầu sang hòa
giải và bước đầu thành công. Việc này của Liên Hiệp quốc thể hiện hai vấn đề
sau. Thứ nhất, các nước sẽ chấp nhận dừng xung đột một khi Liên Hiệp Quốc hòa
giải sự việc này một cách tốt nhất. Thứ hai, Liên Hiệp Quốc là tổ chức của nhiều
quốc gia, nhưng không quốc gia nào sẵn lòng hy sinh quyền lợi của mình vì quyền
lợi chung. Tổ chức này cho phép các nước lớn được trình bày quan điểm của mình
và buộc các nước nhỏ phải theo quan điểm của mình
+ Vấn đề Indonesia: Hà Lan muốn làm chủ lại thuộc địa này trong khi nhân
dân xứ này tuyên bố độc lập trước khi Nhật lui quân. Khi Hà Lan quay trở lại
chiếm vùng này, Liên Hiệp Quốc đã đạt ủy ban điều đình nhưng bất thành, biết
được điều đó, Mỹ còn dọa cắt ngân khoản của Hà Lan... kết quả là Hà Lan chấp
nhận cho Liên Hiệp Quốc can thiệp và Indonesia độc lập. Nguyên nhân chính để
Hà Lan cho Liên Hiệp quốc can thiệp đó là Hà Lan không chống nổi cuộc đấu
tranh của nhân dân Indonesia.

1.4. Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít bại trận sau chiến tranh

Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại, tiến tới bình thường hoá quan
hệ giữa các nước thắng trận với các nước bại trận, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh và giữ gìn hoà bình, an ninh
cho thế giới. Trước hết là vấn đề Đức, vấn đề trung tâm của châu Âu sau chiến
tranh. Hội nghị Pốtxđam (17 - 7 - 1945 đến 2 - 8 - 1945) đã xác định những nguyên
tắc cơ bản về việc phi quân sự hoá nước Đức, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít,
thủ tiêu nền công nghiệp quân sự - chiến tranh, thực hiện các quyền tự do, dân chủ,
đưa nước Đức trở thành một quốc gia thống nhất, hoà bình và dân chủ. Hội nghị
Pốtxđam đồng thời cũng khẳng định rằng, lực lượng Đồng minh không hề có ý
định tiêu diệt hay biến nhân dân - dân tộc Đức thành nô lệ, như điều đã từng xảy ra
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Theo quyết định của Hội nghị
Pốtxđam, bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp sẽ tạm thời chiếm đóng nước Đức:
Liên Xô ở khu vực phía Đông, ba nước Mĩ, Anh, Pháp ở khu vực phía Tây. Để xét
xử tội phạm chiến tranh, Toà án quốc tế Nuyrembe đã tổ chức trên 400 phiên họp
kéo dài từ tháng 10 - 1945 đến 8 - 1946. Các nước đồng minh được nhận những
khoản bồi thường chiến tranh ở các khu vực chiếm đóng và từ các nguồn đầu tư
của Đức ở nước ngoài.
Về vấn đề Nhật Bản, Tuyên bố Pốtxđam đã quy định những nguyên tắc cơ bản
trong việc giải quyết vấn đề Nhật Bản sau chiến tranh như: Nhật Bản phải đầu
hàng Đồng minh vô điều kiện, quân đội Đồng minh sẽ chiếm đóng lãnh thổ Nhật,
chủ quyền của Nhật được giới hạn trong 4 đảo chính (Hốccaiđô, Hônsư, Kiusiu và
Xicôcư) và một số đảo phụ cận, quân đội Nhật bị giải giáp, dân chủ hoá nước Nhật
và thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, giải tán các tập đoàn kinh tế công
nghiệp quân sự, xét xử các tội phạm chiến tranh, nước Nhật phải chịu trách nhiệm
bồi thường chiến tranh… Sau khi Nhật Bản đầu hàng, lấy danh nghĩa quân Đồng
minh, quân đội Mĩ đã chiếm đóng toàn bộ Nhật Bản. Liên Xô phản đối quyết liệt
hành động độc chiếm Nhật Bản của Mĩ và yêu cầu thành lập một Uỷ ban quản chế
Nhật Bản. Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung
Quốc) tháng 12 - 1945 ở Mátxcơva đã đi đến thoả thuận cho phép các nước Đồng
minh chủ yếu tham gia hoạch định và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với
Nhật. Uỷ ban Viễn Đông được thành lập ở Oasinhtơn, sau đó Uỷ ban đồng minh về
Nhật Bản cũng được thành lập ở Tôkiô. Tuy nhiên, cả hai uỷ ban này đều bị Mĩ
khống chế. Tháng 10 - 1950, Chính phủ Mĩ đưa ra dự thảo về Hoà ước kí với Nhật
do Mĩ đơn phương soạn thảo. Hành động của Mĩ đã bị Liên Xô, Trung Quốc, các
nước xã hội chủ nghĩa và dư luận tiến bộ trên thế giới kịch liệt phản đối. Sau đó,
Mĩ tổ chức Hội nghị hoà bình ở Xan Phranxicô (9 - 1951) để kí kết hoà ước với
Nhật. Hoà ước Xan Phranxicô là một hoà ước riêng rẽ, không bao gồm chữ kí của
tất cả các nước tham chiến, vi phạm thô bạo quyền lợi của các nước tham gia
chống Nhật mà không được mời tham dự Hội nghị hoặc không kí vào Hoà ước
(Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc). Hoà ước là văn kiện dọn đường cho Mĩ tiếp tục
chiếm đóng nước Nhật và hình thành liên minh Mĩ - Nhật, phục vụ cho chính sách
thù địch của Mĩ đối với các nước xã hội chủ nghĩa.

Về việc kí kết hoà ước với các nước bại trận khác (Italia, Bungari, Hunggari,
Rumani và Phần Lan), sau nhiều năm đấu tranh gay gắt, cuối cùng các hoà ước đã
được kí kết tại Hội hoà bình Pari ngày 10 - 2 - 1947. Khác với Hoà ước Vécxai
năm 1919, sự tham dự và vai trò của Liên Xô đã làm thay đổi nội dung và tính chất
của các hoà ước. Nội dung các hoà ước về cơ bản đã đáp ứng được lợi ích của
nhân dân các nước chiến thắng, đồng thời cũng không quá khắt khe, nặng nề với
nhân dân các nước bại trận. Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự
thế giới mới đã hình thành theo khuôn khổ thoả thuận Ianta với hai cực, đứng đầu
là Liên Xô và Mĩ. Trật tự hai cực Ianta được các cường quốc thắng trận thiết lập
sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đảm bảo những lợi ích chính trị, kinh tế của
mình. Tuy nhiên, nếu so với Hệ thống Versailles - Washington, được thiết lập sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), Trật tự hai cực Ianta có những nét
khác biệt cơ bản. Trước hết, đó là sự đối lập về hệ tư tưởng giữa hai cực, một bên
là Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, lực lượng hậu thuẫn cho phong trào cách
mạng thế giới, với một bên là Mĩ, nước đứng đầu thế giới tư bản với vai trò hậu
thuẫn cho các lực lượng phản cách mạng và âm mưu vươn lên vị trí thống trị thế
giới. Cuộc đối đầu giữa hai cực diễn ra gay gắt, quyết liệt, kéo dài hơn 4 thập kỉ,
kéo theo sự đối đầu giữa hai khối Đông - Tây và cuốn hút nhiều quốc gia, khu vực
vào vòng xoáy căng thẳng, phức tạp của nó. Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chức, với việc
thanh toán chiến tranh, duy trì hoà bình, an ninh sau chiến tranh, việc kí kết hoà
ước với các nước chiến bại… Trật tự hai cực Ianta thể hiện sự tiến bộ và tích cực
hơn so với Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Đặc biệt, vai trò, tính ưu việt của Liên
Hợp Quốc so với Hội Quốc Liên trong việc giám sát, duy trì hoà bình, an ninh thế
giới, phát triển sự hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia… đã thể hiện một bước
tiến mới của nhân loại trong quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX.
Ảnh hưởng của trật tự hai cực Yalta đối với các mối quan hệ toàn cầu
+ Trước hết, đây là lần đầu tiên kể từ khi thế giới có trật tự, quan hệ quốc tế được
phân tuyến, tổ chức theo hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập, trong đó lần đầu
tiên chủ nghĩa tư bản mất quyền đơn phương định đoạt các vấn đề toàn cầu bởi sự
xuất hiện một đối trọng mới, một chủ thể chính trị - xã hội được xem là tiên tiến
nhất: chủ nghĩa xã hội. Và cũng là lần đầu tiên, chủ nghĩa xã hội đã tham gia quyết
định chiều hướng phát triển của lịch sử nhân loại.
+ Hai là, trật tự hai cực đã làm xuất hiện một kiểu quan hệ quốc tế mới dựa trên
những nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ. Những nguyên tắc đó phụ thuộc vào sự biến
chuyển trong các cặp quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội; giữa chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đối với các nước thuộc Thế giới thứ ba; giữa nội
bộ chủ nghĩa tư bản trên thế giới và giữa nội bộ các nước trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa.
+ Ba là, trong hơn 40 năm tồn tại trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ làm
đại diện, các thế lực phản động thế giới đứng đầu là đế quốc Mĩ đã gây ra cuộc
chạy đua vũ trang khốc liệt, đã tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ đẫm máu…
Nhưng thế giới vẫn có những chuyển biến sâu sắc theo hướng tích cực:
- Thứ nhất, với sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cùng với sự ra đời và lớn mạnh
của hàng trăm quốc gia độc lập trẻ tuổi, nhân loại đã chuyển từ kỷ nguyên dân tộc
bị thực dân thống trị sang kỷ nguyên độc lập dân tộc. Sức mạnh của các cường
quốc đế quốc ngày nay không thể đè bẹp được ý chí độc lập của các dân tộc. Vai
trò của các nước đang phát triển ngày càng tăng trên thế giới. Với sự giải phóng
các dân tộc thuộc địa, một bộ phận rất to lớn của lực lượng lao động thế giới được
giải phóng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế
giới.
- Thứ hai, với sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa – một
đối trọng của hệ thống tư bản chủ nghĩa, đã có tác dụng ngăn chặn sự áp bức bóc
lột và nô dịch của chủ nghĩa tư bản trên một bộ phận rất lớn của thế giới (điều mà
trước đây không hề có); tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân
tộc dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc phát triển mạnh mẽ.
- Thứ ba, hơn 40 năm qua với sự tồn tại trật tự hai cực, đã không diễn ra chiến
tranh thế giới, hòa bình thế giới về cơ bản vẫn được giữ vững. Đó là cuộc đấu tranh
mạnh mẽ của toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới chống chiến tranh xâm lược và
nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt và bảo vệ hòa bình. Nhưng mặt khác là do
sự cân bằng về quân sự - chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ, buộc cả hai phải tránh
đụng đầu trực tiếp về quân sự, vì nếu chiến tranh thế giới nổ ra chắc chắn sẽ không
có kẻ chiến thắng trong cuộc đụng đầu vũ khí hạt nhân hủy diệt này.
- Thứ tư, hơn 40 năm qua, nền kinh tế thế giới đang vượt ra khỏi phạm vi quốc
gia và các ngăn cách khu vực để trở thành một thị trường có tính toàn cầu, bao
trùm thế giới. Từ đây, lực lượng sản xuất thế giới sẽ được giải phóng mạnh mẽ để
tiến tới những bước đột phá trong phát triển kinh tế thế giới trong những năm tới.
Sự khác biệt trật tự hai cực Yalta với trật tự trước đó: trật tự Versailles
- Washington
Như đã nói ở phần trước, khi một trật tự cũ không còn phù hợp với tình
hình quốc tế thì nó ngay lập tức sẽ bị xóa bỏ và thay vào đó là một trật tự mới hoàn
thiện hơn, phù hợp với lợi ích của một số cường quốc muốn làm bá chủ thế giới
thời đó. Năm 1945, theo thỏa thuận của Hội nghị Yalta (2/1945), một trật tự mới
đã ra đời thay thế cho trật tự lạc hậu, lỗi thời, đó là trật tự hai cực Yalta. So với trật
tự đầu tiên, trật tự lần này có nhiều sự khác biệt cơ bản:
+ Đó là sự phân chia khu vực ảnh hưởng, chủ yếu là của hai siêu cường Xô -
Mỹ, những lực lượng chủ lực đánh bại chủ nghĩa phát xít quốc tế. Với bản chất chế
độ chính trị khác nhau, hai nước đã nhanh chóng từ liên minh chống phát xít trở
thành đối địch nhau, mỗi nước tập hợp chung quanh mình nhiều đồng minh, lập
thành 2 phe tư bản - cộng sản. Đó là trật tự hai cực Yalta, và cũng là lần đầu tiên
trong lịch sử,các trật tự quốc tế, thế giới lại được phân đôi với hai siêu cường hùng
mạnh đến thế.
+ Nếu trong trật tự Versailles - Washington, quyền lực chi phối thuộc về các
cường quốc tư bản Anh, Pháp, Mỹ thì trong trật tự Yalta tình hình đã thay đổi. Liên
Xô - nhà nước XHCN đứng đầu một cực đối trọng với Mỹ - siêu cường cực kia.
Liên Xô trở thành thành trì của cách mạng thế giới, làm hậu thuẫn cho phong trào
xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã
hội. Các nước đế quốc không còn có thể hoàn toàn thao túng các quan hệ quốc tế,
quyết định số phận của các dân tộc như trong trật tự Versailles - Washington trước
kia.
+ Sự đối đầu giữa hai siêu cường và hai phe TBCN và XHCN. Thế giới phân
đôi với cuộc "Chiến tranh lạnh" căng thẳng, chạy đua vũ trang ráo riết và các khối
liên minh chính trị - quân sự liên tiếp ra đời. Thế giới như luôn bên bờ vực của
cuộc chiến tranh hủy diệt và đã diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ mà thực chất là
sự đối đầu giữa hai phe, như cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên (1950 -
1953), cuộc chiến tranh của nhân dân 3 nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ là
cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất giữa hai phe.
+ Tuy đối đầu quyết liệt như vậy, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau
(chạy đua vũ khí hạt nhân, chạy đua kinh tế dưới tác động của khoa học kỹ thuật)
mà hai siêu cường Xô - Mỹ thực hiện chiến lược phòng ngự, các nước lớn như
Trung Quốc, Anh, Pháp, Liên Xô đều hết sức tránh nguy cơ phải đụng đầu trực
tiếp với các nước lớn hơn. Do đó, thế giới trong trật tự này diễn ra nhiều xu hướng:
đối đầu, hòa hoãn, đấu tranh và hợp tác. Liên Hiệp Quốc ra đời vào giai đoạn sau
Thế chiến II với những tham khảo kinh nghiệm của Hội Quốc Liên trước kia, đã
trở thành một diễn đàn thế giới vừa đấu tranh vừa hợp tác, đặc biệt chính nguyên
tắc nhất trí giữa 5 nước ủy viên của tổ chức này đã trở thành 1 nguyên tắc thực tiễn
lớn đảm bảo cho chung sống hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác đó, đồng thời
nguyên tắc này còn nhằm ngăn chặn không để một cường quốc nào khống chế
được LHQ vào mục đích bá quyền của mình.

2. Cuộc chiến tranh lạnh

2.1. Chủ nghĩa Truman và sự bắt đầu chiến tranh lạnh

Sau khi chiến tranh kết thúc, những rạn nứt chính trị trong quan hệ Xô - Mĩ
ngày càng lớn, đặc biệt là trong vấn đề Đông Âu. Với ảnh hưởng và sự giúp đỡ của
Liên Xô, hàng loạt nước Đông Âu đã thực hiện những cải cách tiến bộ và trở thành
những nước dân chủ nhân dân. Trong khi đó, Mĩ tìm mọi cách để ngăn cản quá
trình cách mạng ở Đông Âu, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và thực
hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Sau khi Tổng thống Rudơven qua đời (4 - 1945), H.
Truman lên làm Tổng thống và bắt đầu thực hiện chính sách cứng rắn với Liên Xô.
Tháng 3 - 1947, Truman đọc bài diễn văn trước Quốc hội, thực chất là công bố
chính sách đối ngoại mới, được gọi là Học thuyết Truman, nhằm ngăn chặn sự
bành trướng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Truman yêu cầu Quốc hội viện
trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để chống lại “sự đe doạ” của Liên Xô, thiết
lập sự thống trị của Mĩ ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, một khu vực có tầm
chiến lược quan trọng ngay sát Liên Xô. Với học thuyết Truman, Mĩ công khai từ
bỏ hợp tác với Liên Xô trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã từng diễn
ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Sau khi phát động Chiến tranh lạnh, Mĩ tìm cách lôi kéo các đồng minh vào các
liên minh do Mĩ khống chế để tăng cường lực lượng chống Liên Xô và chủ nghĩa
xã hội. Ngày 5 - 6 - 1947, ngoại trưởng Mĩ G. Marshall đọc một bài diễn văn tại
trường đại học Harvard, công bố “kế hoạch phục hưng châu Âu” bằng viện trợ của
Mĩ.
Tháng 7 - 1947, 16 nước tư bản châu Âu đã họp Hội nghị kinh tế ở Pari để bàn
về việc tiếp nhận kế hoạch Mácsan. Từ tháng 4 - 1948, kế hoạch Mácsan bắt đầu
được thực hiện, Mĩ đã chi khoảng 12,5 tỉ đôla cho kế hoạch này. Nền kinh tế các
nước Tây Âu phục hồi và phát triển nhanh chóng, tuy nhiên bị đặt dưới sự khống
chế của Mĩ. Đó là cơ sở để Mĩ tiếp tục thao túng Tây Âu về chính trị và quân sự.
Để đối phó với âm mưu của Mĩ, từ tháng 7 - 1947, Liên Xô tiến hành kí kết các
hiệp ước liên minh kinh tế với các nước Đông Âu, chuẩn bị cho việc thành lập một
tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 1 - 1949, Liên Xô cùng với
các nước Đông Âu quyết định thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV - viết tắt
theo tiếng Nga), một tổ chức liên minh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Như
thế, trên thế giới đã hình thành hai khối kinh tế đối lập nhau và đi kèm theo đó là
hai khu vực thị trường riêng rẽ. Sau khi tuyên bố học thuyết Truman và thực hiện
kế hoạch Mácsan, Mĩ xúc tiến âm mưu chia cắt nước Đức, biến Tây Đức thành con
đập ngăn làn sóng chủ nghĩa cộng sản tràn vào châu Âu. Vấn đề Đức trở thành tiêu
điểm của cuộc đấu tranh giữa hai phe ở châu Âu. Mĩ đề nghị thống nhất khu vực
chiếm đóng của ba nước Mĩ, Anh, Pháp ở Tây Đức, thực hiện những cải cách kinh
tế, tiền tệ riêng rẽ và bác bỏ những đề nghị của Liên Xô về việc thành lập một
chính phủ chung cho toàn nước Đức theo nghị quyết Pốtxđam. Tháng 8 - 1949 ở
Tây Đức đã diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội riêng rẽ và sau đó một tháng, ngày 12 - 9
- 1949 nước Cộng hoà Liên bang Đức tuyên bố thành lập. Để đối phó với hành
động của Mĩ, Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng cách mạng ở Đông Đức thành lập
nước Cộng hoà Dân chủ Đức (7 - 10 - 1949). Như vậy, những quy định của Hội
nghị Pốtxđam về vấn đề Đức đã không được thực hiện. Sự kiện nước Đức bị chia
cắt thành hai quốc gia Đông - Tây là một sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh,
đồng thời đánh dấu sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ngày càng trở nên sâu sắc.
Tháng 4 - 1949, tại Oasinhtơn, 12 nước Tây Âu và Bắc Mĩ(1) đã kí kết và thành
lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Mặc dù nội dung bản Hiệp
ước nói về mục đích “bảo vệ hoà bình” nhưng thực chất là sự thao túng của Mĩ đối
với các nước thành viên về quân sự, nhằm chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa. Việc thành lập NATO làm cho tình hình thế giới càng thêm phức
tạp, căng thẳng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn trong nội bộ các
nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Anh, Pháp với âm mưu giành
quyền lãnh đạo của Mĩ trong tổ chức này.
Năm 1955, Mĩ đưa Tây Đức vào khối NATO, gây nên tình trạng căng thẳng, đe
doạ nghiêm trọng hoà bình ở châu Âu. Trong bối cảnh đó, tháng 5 - 1955 Liên Xô
và các nước Đông Âu đã kí kết và thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácxava nhằm bảo
vệ an ninh của các nước thành viên, duy trì hoà bình ở châu Âu.
 NATO 6 lần mở rộng
 1952: Hi lạp, Thổ
 1955: CHLB Đức
 1982: Tây Ban Nha
 1990: CHDC Đức
 1999: Ba Lan, Séc, Hungari
 2004: Lítva, Látvia, Extônia, Xlovennia, Xlovakia, Bun, Rumania
Tổng: 26 nước, lần thứ 6 quan trọng nhất, kết thúc công cuộc “Chinh phục Đông
Âu”. Liên minh quân sự mạnh nhất thế giới, tiếp tục cải tổ cơ cấu chỉ huy, thành
lập lực lượng phản ứng nhanh (Nresponse Force NRF) vào 10 – 2006. NATO có tổ
chức chặt chẽ, là liên minh chính trị quân sự. Về cơ cấu chính trị có Hội đồng do
một Tổng thư kí đứng đầu, cơ cấu quân sự là Bộ chỉ huy quân sự Thống nhất do 1
tư lệnh đứng đầu. Tổng hành dinh ở Brussel (Bỉ). Mĩ đóng vai trò trụ cột, đã chi
180 tỉ USD, triển khai lớn hơn 300.000 quân ở Tây Âu. Ngoài mục tiêu chống LX
CNCS, Mĩ còn mục tiêu thông qua cái ô an ninh để kiềm chế Tây Âu. Các nước
Tây Âu muốn giảm lệ thuộc Mĩ (Pháp). Chứa đựng khác biệt về lợi ích Như vậy,
sau khi chiến tranh kết thúc chưa đầy một thập niên, ở châu Âu đã hình thành hai
khối quân sự đối đầu nhau. Sau khi thành lập, cả hai khối quân sự đều tiến hành
chạy đua vũ trang để tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Cuộc chiến tranh
lạnh giữa hai cực Xô - Mĩ, sự đối đầu giữa hai khối Đông - Tây ngày càng trở nên
gay gắt.

2.2. Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là “cuộc chiến tranh không nổ súng, không
đổ máu” nhưng luôn luôn ở tình trạng đối đầu căng thẳng, quyết liệt, nhằm mục
tiêu “ngăn chặn” rồi đi đến tiêu diệt Liên Xô. Tuy nhiên, chiến tranh lạnh không
chỉ dừng lại ở chỗ “không nổ súng, không đổ máu” mà đã phát triển thành những
cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, những cuộc xung đột quân sự mang tính khu vực
giữa hai cực Xô - Mĩ và hai khối Đông - Tây. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực
Xô - Mĩ, hai khối Đông Tây bắt đầu từ thập niên 50, lên đến đỉnh cao vào thập niên
70. Cả hai nước Xô - Mĩ đều tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng
phòng thủ tối đa của mình. Năm 1974, Mĩ chi tiêu cho quân sự 85 tỉ đôla Mĩ, còn
Liên Xô là 109 tỉ đôla Mĩ. Về vũ khí, chỉ riêng hai siêu cường đã sở hữu trên 5.000
máy bay chiến đấu, gấp 10 lần các cường quốc trước đây(3). Cùng với việc tăng
cường khối lượng khổng lồ các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh. Mĩ tiếp tục
thành lập các liên minh quân sự ở các khu vực khác nhau nhằm hỗ trợ cho khối
NATO, bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa như: việc kí kết Hiệp định
an ninh Mĩ - Nhật (9 - 1951), thành lập khối ANZUS (Mĩ - Ôxtrâylia - Niu Di Lân
- 9 - 1951), khối SEATO ở Đông Nam á (9 - 1954), khối CENTO ở Trung Đông
(1959). Mĩ thiết lập trên 2.000 căn cứ quân sự, đưa hàng chục vạn quân Mĩ đóng
quân ở khắp các khu vực trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Liên Xô cũng đưa hàng
chục vạn quân đóng ở các nước Đông Âu, tập trung ở Đông Đức, ở Mông Cổ và
biên giới Xô - Trung. Ở châu Á, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là một
trong những tiêu điểm của cuộc chiến tranh lạnh. Theo quyết định của Hội nghị
Ianta và Pốtxđam, sau khi Triều Tiên được giải phóng, quân đội Liên Xô chiếm
đóng miền Bắc, quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, với vĩ tuyến 38 làm ranh giới
tạm thời. Sau thất bại của những cuộc đàm phán nhằm thành lập chính phủ thống
nhất, cuối năm 1948, hai chính phủ riêng rẽ được thành lập ở hai miền Nam, Bắc
với hai chế độ chính trị hoàn toàn đối lập nhau. Tháng 6 - 1950, cuộc chiến tranh
Triều Tiên bùng nổ giữa một bên là quân đội Mĩ, các nước đồng minh của Mĩ với
một bên là quân đội Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, quân chí nguyện
Trung Quốc với sự hậu thuẫn về mọi mặt của Liên Xô. Sau 3 năm chiến tranh kết
hợp với đàm phán, ngày 27 - 7 - 1953, tại hội nghị quân sự Bàn Môn Điếm (Triều
Tiên), cả hai bên tham chiến đã kí kết Hiệp định đình chiến. Hiệp định quy định
“hoàn toàn đình chỉ chiến sự và mọi hành động đối địch ở Triều Tiên cho đến khi
giải quyết hoà bình xong toàn bộ vấn đề Triều Tiên”, lấy giới tuyến và khu phi
quân sự theo trận tuyến đóng quân thực tế của mỗi bên (gần như trở lại ranh giới
cũ trước chiến tranh - vĩ tuyến 38). Việc kí kết Hiệp định đình chiến phản ánh tình
hình so sánh lực lượng giữa hai phe, tuy nhiên cả hai bên tham chiến đều cho rằng
mình đã giành thắng lợi vì đã làm thất bại kế hoạch xâm lược của đối phương.
Chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau, là sản
phẩm tiêu biểu của chiến tranh lạnh. Cho đến nay, hơn nửa thế kỉ đã trôi qua sau
cuộc chiến tranh này nhưng đất nước Triều Tiên vẫn bị chia cắt, giải pháp chính trị
để thống nhất Triều Tiên vẫn còn là triển vọng lâu dài.

Ở Đông Nam Á, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1954 - 1975), đặc
biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam, là cuộc đụng đầu lịch sử giữa hai phe trong
chiến tranh lạnh. Khác với chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam kéo dài
gần 20 năm, và được coi là “cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất giữa hai phe”. Mĩ đã
chi phí trực tiếp cho cuộc chiến ở Việt Nam khoảng 676 tỉ đôla (so với 341 tỉ đôla
trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ đôla trong chiến tranh Triều Tiên), nếu
tính cả chi phí gián tiếp là 920 tỉ đôla. Trong cuộc đọ sức lâu dài, gian khổ và
quyết liệt này, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về nhân dân Việt Nam, với sự ủng hộ,
giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào
giải phóng dân tộc và các lực lượng hoà bình, dân chủ trên thế giới.

Ở Đông Âu, trong các cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra ở Hunggari (10 -
1956), Tiệp Khắc (8 - 1968)… Liên Xô và khối Vácxava đã tiến hành các biện
pháp can thiệp để ổn định tình hình các nước này. Trong khi đó, Mĩ đã không bỏ lỡ
dịp để thực hiện chính sách “đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”, ủng hộ các cuộc bạo
loạn, cố gắng thực hiện “diễn biến hoà bình” để phá hoại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Đông Âu.
Ở khu vực Mĩ latinh, thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 đã trở thành một
thách thức đối với chính sách bá quyền của Mĩ. Tháng 10 - 1962, Tổng thống Mĩ
Kennơđi thông báo quyết định của Chính phủ Mĩ về việc tổ chức chiến dịch phong
toả biển Caribê, nhằm ngăn chặn việc Liên Xô đưa vũ khí tên lửa đến Cuba. Tình
hình trở nên hết sức nghiêm trọng khi quân đội của cả hai khối quân sự NATO và
Vácxava đều được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp. Cuộc khủng hoảng cuối
cùng đã được giải quyết theo điều kiện: Liên Xô rút hết tên lửa dưới sự giám sát
của các quan sát viên Liên Hợp Quốc, đổi lại, Mĩ cam kết không xâm lược Cuba.
Ở khu vực Trung Đông, cuộc chiến tranh Trung Đông bùng nổ năm 1948 giữa
Ixraen và các nước ảrập, ngày càng trở nên phức tạp và kéo dài vì hai cường quốc
Xô - Mĩ cũng trực tiếp đối mặt ở đây. Liên Xô giúp đỡ Ai Cập, Xiri, các nước ảrập,
trong khi Mĩ hỗ trợ cho Ixraen. Sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực Trung
Đông ngày càng tăng, thể hiện những mâu thuẫn về lợi ích và sự đối đầu giữa hai
cực trong quan hệ quốc tế.
Như vậy, trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh,
xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới đều có sự dính líu trực tiếp, hoặc
gián tiếp ở những mức độ khác nhau của sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ.
----------------------------------------------------------
(1) Mĩ, Anh, Pháp, Italia, Canađa, Ailen, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan,
Bỉ, Lúcxămbua.

II. Chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ của trật tự hai cực Yalta

1. Quá trình chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh


1.1. Quan hệ Đông - Tây bắt đầu hoà dịu
Ngay từ giữa những năm 50, những người đứng đầu nhà nước Liên Xô đã bắt đầu
có xu hướng triển khai chiến lược cùng tồn tại hoà bình với các nước phương Tây,
tạo điều kiện có lợi cho công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân,
một lĩnh vực mà Liên Xô đặc biệt quan tâm. Về phía Mĩ, Tổng thống Aixenhao
cũng lên tiếng “hoan nghênh bất cứ hành động nào tranh thủ cho hoà bình”. Tuy
nhiên, trên thực tế, xuất phát từ những lợi ích khác nhau, quyết sách của các nước
lớn vẫn làm cho tình hình thế giới tiếp tục căng thẳng. Những cuộc xung đột quân
sự mà hai cực Xô - Mĩ làm hậu thuẫn cho mỗi bên tham chiến tiếp tục lan rộng ở
nhiều nơi trên thế giới, điển hình là cuộc chiến tranh Đông Dương, nội chiến
ápganixtan, Ănggôla, chiến tranh Trung Đông… Mặc dù vậy, bên cạnh chiến tranh
lạnh, đã diễn ra những cuộc thương lượng, nhân nhượng giữa hai cực Xô - Mĩ
trong việc giải quyết một số vấn đề trong quan hệ quốc tế, điển hình là vấn đề Đức
và vấn đề đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.
Vấn đề Đức vẫn là một vấn đề trung tâm trong quan hệ quốc tế thời kì này. Từ
năm 1970 hai nước Liên Xô và Mĩ đã bắt đầu thương lượng để giải quyết vấn đề
Đức. Ngày 9 - 11 - 1972, trên cơ sở những nguyên tắc đã được thoả thuận giữa Mĩ
và Liên Xô trong Hiệp định Bon (9 - 1971), hai nước Cộng hoà dân chủ Đức và
Cộng hoà Liên bang Đức đã kí kết Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và
Tây Đức. Theo hiệp định này, hai bên “phải tôn trọng không điều kiện chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” và “thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện, bình
thường với nhau trên cơ sở bình đẳng”. Tháng 9 - 1973, cả hai nước Đức đều gia
nhập Liên Hợp Quốc. Việc giải quyết vấn đề Đức là một biểu hiện cho xu thế hoà
dịu trong quan hệ Đông - Tây.
Vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược là vấn đề được cả thế giới quan tâm và một
trong những vấn đề trung tâm trong quan hệ Xô - Mĩ. Cuộc chạy đua vũ trang
trong chiến tranh lạnh đã khiến cho cả hai nước Liên Xô và Mĩ gặp phải không ít
khó khăn để duy trì thế cân bằng chiến lược. Những khoản chi phí quân sự khổng
lồ đã khiến hai nước mất dần ưu thế cạnh tranh về kinh tế với các nước khác.
Những nhân tố đó đã thúc đẩy xu hướng giảm bớt chạy đua vũ trang và hoà dịu
trong quan hệ Xô - Mĩ. Quá trình đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược giữa Liên
Xô và Mĩ được tiến hành liên tục trong hơn 20 năm và trải qua bốn giai đoạn:
 Giai đoạn I (11 - 1969 đến 5 - 1972): chủ yếu tập trung vào việc hạn chế
những loại vũ khí hạt nhân chiến lược có tính chất phòng ngự và soạn thảo quy
định tạm thời về hạn chế vũ khí hạt nhân có tính chất tiến công. Sau 7 vòng đàm
phán, tháng 5 - 1972, hai nước đã kí kết Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng, chống
tên lửa (gọi tắt là ABM), theo đó mỗi bên được xây dựng hai hệ thống phòng,
chống tên lửa, mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa.
 Giai đoạn II (11 - 1972 đến 6 - 1979): nhằm vào việc hạn chế những loại vũ
khí hạt nhân chiến lược có tính chất tiến công. Sau 15 vòng đàm phán và 5 lần gặp
gỡ ở cấp nguyên thủ quốc gia, hai nước đã kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân
có tính chất tấn công (gọi tắt là SALT - 1), Nghị định thư bổ sung Hiệp ước ABM,
quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống phòng, chống tên lửa (tháng 7 -
1974), Hiệp ước SALT - 2 (6 - 1979) quy định giới hạn tổng số vũ khí chiến lược
tấn công và phương tiện phóng vũ khí hạt nhân của mỗi bên. Với các hiệp ước đã
được kí kết, cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng giữa hai cực Xô - Mĩ có xu hướng
giảm dần.
 Giai đoạn III (6 - 1982 đến 12 - 1983): trong giai đoạn này cuộc chạy đua vũ
trang lại tiếp tục được tăng cường. Để phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự với
Liên Xô, tháng 3 - 1983, chính quyền Rigân đề xuất Sáng kiến phòng thủ chiến
lược (SDI), được mệnh danh là “cuộc chiến tranh giữa các vì sao” nhằm xây dựng
hệ thống tên lửa chống tên lửa nhiều tầng, từ 200 đến 1.000km trên không nhằm vô
hiệu hoá tên lửa tấn công, tạo ra một thách thức quân sự với Liên Xô. Để đối phó
với kế hoạch của Mĩ, Liên Xô cũng tăng cường ngân sách quốc phòng, triển khai
hệ thống tên lửa tầm trung ở Đông Âu và khu vực châu á thuộc lãnh thổ Liên Xô.
Chính vì vậy, hai bên đã không thể đạt được một hiệp ước cụ thể nào về hạn chế vũ
khí chiến lược.
 Giai đoạn IV (3 - 1985 đến 1 - 1995): sau một thời gian gián đoạn, các cuộc
đàm phán được nối lại với sự tham dự của đích thân nguyên thủ quốc gia của hai
nước. Tháng 12 - 1987, Liên Xô và Mĩ đã kí kết Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm
trung ở châu Âu (INF), chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước.
Tháng 6 - 1990, hai bên đã đạt được một Hiệp định khung với những điều khoản
chủ yếu về cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công. Tháng 7 - 1991, Liên Xô và Mĩ kí
kết Hiệp ước về cắt giảm vũ khí chiến lược (START - 1), theo đó 30% kho vũ khí
hạt nhân sẽ được phá huỷ từ thời điểm đó đến 1999, hai nước sẽ không đặt một số
vũ khí chiến lược của mình trong tình trạng báo động. Tháng 1 - 1993, Hiệp ước
START - II được kí kết. Hiệp ước quy định trong vòng 10 năm tới, hai nước sẽ
phải cắt giảm 2/3 số vũ khí hạt nhân chiến lược hiện có và hủy bỏ toàn bộ Nga và
Mỹ số tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân phóng từ mặt đất.
Quá trình đàm phán về hạn chế vũ khí chiến lược phản ánh so sánh lực lượng và
cuộc đấu tranh giữa hai cực Xô - Mĩ trong quan hệ quốc tế. Tuy còn nhiều bất
đồng nhưng cả hai nước đã từng bước một nhượng bộ lẫn nhau, không làm cho
tình hình căng thẳng hơn và đi đến sự kết thúc tình trạng đối đầu kéo dài, gây tổn
thất nặng nề cho cả hai bên. Cùng với những thay đổi trong quan hệ Xô - Mĩ, từ
cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 đã diễn ra những chuyển biến trong quan hệ
giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu. Hai nước lớn ở Tây Âu là Pháp và Cộng
hoà Liên bang Đức đã bắt đầu thực hiện chính sách đối thoại, hoà hoãn với Liên
Xô và các nước Đông Âu. Ngày 1 - 8 - 1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa
đã kí kết Định ước an ninh và hợp tác châu Âu tại Henxinki (Phần Lan). Định ước
xác nhận quyền bình đẳng của các quốc gia, không dùng vũ lực, không xâm lấn
lãnh thổ, giải quyết hoà bình các cuộc xung đột, không can thiệp vào nội bộ của
nhau, tôn trọng nhân quyền, hợp tác trên cơ sở nhu cầu chính đáng của các dân tộc.
Năm 1977, tại Bêôgrát (Nam Tư), các nước tiếp tục thương lượng về vấn đề an
ninh, hợp tác, đồng thời đưa ra những hình thức phù hợp để thực hiện Định ước
Henxinki. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu
tăng lên nhanh chóng trong thập niên 80.
1.2. Xô - Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh
Từ nửa sau thập niên 80, sau khi M. Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô,
quan hệ Xô - Mĩ đã thực sự chuyển từ đối đầu sang đối thoại để giải quyết những
vấn đề trong quan hệ giữa hai nước và quan hệ quốc tế. Quá trình đàm phán cắt
giảm vũ khí chiến lược tấn công trải qua chặng đường dài đầy khó khăn, cuối cùng
cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo cơ sở quan trọng cho việc kết
thúc cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới. Ngày 2 - 12 -
1989, tại Manta, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Goócbachốp và Tổng thống
Mĩ G. Busơ đã có cuộc gặp gỡ không chính thức. Trong cuộc gặp này, hai bên đã
chính thức tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai nước, đồng thời
cũng chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt làm cho tình hình thế giới luôn
luôn căng thẳng trong suốt hơn 40 năm qua. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô
và Mĩ đã khiến cả hai siêu cường quốc phải huy động một khoản ngân sách rất lớn
để tạo ra một kho vũ khí khổng lồ có thể huỷ diệt một khối lượng vật chất gấp
nhiều lần trái đất và toàn thể nhân loại. Theo thống kê, trong vòng 20 năm, từ thập
niên 60 đến thập niên 80, Liên Xô phải chi cho quốc phòng khoảng 11 đến 13%
thu nhập quốc dân, còn Mĩ là 7 đến 8% thu nhập quốc dân hàng năm. Việc huy
động ngân sách quốc phòng quá lớn đã ảnh hưởng xấu đến các chương trình kinh
tế, đến việc nâng cao đời sống nhân dân và giảm sút thế mạnh của hai nước. Trong
khi hai siêu cường ra sức chạy đua vũ trang thì các nước Tây Âu, Nhật Bản vươn
lên mạnh mẽ về kinh tế, trở thành những đối thủ cạnh tranh lợi hại của Liên Xô và
Mĩ. Chính vì vậy cả hai nước Xô - Mĩ đều cần phải thoát ra khỏi thế đối đầu để
củng cố vị thế của mình.
2. Sự sụp đổ của trật tự hai cực Yalta

Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, những biến động chính
trị to lớn đã diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô do
Goócbachốp khởi xướng đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, gây ra tình
trạng hỗn loạn về chính trị và làm cho nền kinh tế Liên Xô ngày càng trì trệ hơn.
Những nhân tố đó là tiền đề cho sự tan vỡ không thể tránh khỏi của Nhà nước liên
bang. Ngày 21 - 12 - 1991, Liên Xô tuyên bố giải thể, 15 nước Cộng hoà trở thành
các quốc gia độc lập. ở Đông Âu, từ thập niên 80, các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu cũng tiến hành chính sách cải cách với những mức độ khác nhau. Công cuộc
cải tổ ở Liên Xô đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, chính trị Đông Âu.
Trong khi đó, các nước phương Tây đã lợi dụng tình hình khó khăn của các nước
Đông Âu để gây ảnh hưởng về kinh tế, chính trị ở khu vực này. Cũng với những
sai lầm chủ quan trong chính quá trình cải cách ở Đông Âu, những nhân tố khách
quan nêu trên đã góp phần dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các
nước Đông Âu. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã
dẫn tới sự giải thể của khối quân sự Vácxava (7 - 1991) và Hội đồng tương trợ kinh
tế SEV (6 - 1991). Trật tự hai cực Ianta không còn nữa. Trong hơn 40 năm tồn tại,
trật tự hai cực Ianta đã từng bị tấn công nhiều lần: thắng lợi của cách mạng Trung
Quốc năm 1949 đã mở ra bước đột phá đầu tiên, phá tan âm mưu khống chế Trung
Quốc của Mĩ và những đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Sự
lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản đã làm suy giảm vị trí và phạm vi ảnh
hưởng của Mĩ. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng
trăm quốc gia độc lập trên thế giới đã làm thay đổi “khuôn khổ Ianta”, được sắp
xếp từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai… Tuy thế, hệ thống Ianta vẫn tiếp tục tồn
tại, chủ yếu là do sự cân bằng lực lượng giữa Liên Xô và Mĩ trên phạm vi toàn cầu,
cũng như sự cân bằng lực lượng giữa Đông Âu và Tây Âu ở châu Âu. Những cuộc
xung đột quân sự, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới đều có
sự hỗ trợ của hai siêu cường dưới những hình thức, mức độ khác nhau, nhưng cả
hai nước đều tránh sự đụng đầu trực tiếp về quân sự, và không bên nào sử dụng
biện pháp quân sự để thay đổi hiện trạng của trật tự này. Đó là đặc trưng cơ bản
của Trật tự hai cực Ianta.
Quá trình sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân. Trước hết, cuộc chạy đua vũ trang đã được đẩy lên đến mức độ cao nhất mà
cả hai siêu cường đều nhận thấy rằng không thể xoá bỏ được nhau, nên buộc phải
tự dàn xếp để đi đến hạn chế cuộc chạy đua tốn kém và căng thẳng chưa từng thấy
trong lịch sử này. Tình trạng đối đầu đã từng bước được thay thế bằng đối thoại,
đàm phán để hạn chế và cắt giảm vũ khí chiến lược tấn công. Thứ hai, sự đối lập
Đông - Tây cũng mờ nhạt dần cùng với các cuộc đàm phán Đông - Tây ở châu Âu.
Chính sách hoà dịu có chọn lọc và hợp tác của Liên Xô, Đông Âu với Tây Âu đã
tạo ra xu thế hoà hoãn ở châu Âu. Cuối thập niên 80, khi Goócbachốp đưa ra ý
tưởng về “Ngôi nhà chung châu Âu” thì sự đối đầu Đông - Tây ở châu Âu về cơ
bản đã chấm dứt. Thứ ba, sự vươn lên của các nước trong thế giới thứ ba nhằm
thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực đã làm suy giảm sức mạnh của trật tự Ianta. Đặc
biệt là sự vươn lên của Trung Quốc, sự hình thành tam giác chiến lược Mĩ - Xô -
Trung cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình giải thể trật tự hai cực. Thứ tư, một
nhân tố quan trọng cần phải kể đến là sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới. Sự
nổi lên của Nhật Bản, các nước Tây Âu đã tạo ra những trung tâm kinh tế đối trọng
với Mĩ trong thế giới tư bản. Năm 1975, trong nội bộ chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện
cơ chế điều hoà với sự ra đời của tổ chức G7 (gồm 7 nước công nghiệp phát triển).
Điều đó chứng tỏ Mĩ không còn là nước duy nhất quyết định thế giới phương Tây.
Về phía Liên Xô, những sai lầm trong chiến lược phát triển kinh tế, nhất là chiến
lược đầu tư quá lớn vào công nghiệp nặng, chi phí quân sự cao… đã làm méo mó
cơ cấu kinh tế và suy giảm sức mạnh của Liên Xô. Trước những biến đổi về kinh tế
và quan hệ quốc tế trong thập niên 80, Liên Xô không có khả năng xoay chuyển
được tình thế, vai trò siêu cường bị suy yếu, dẫn tới sự giải thể của trật tự hai cực
Ianta.
III. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
1. Sự hình thành trật tự thế giới mới
- Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới tồn tại gần nửa thế kỷ đã bị
phá vỡ, cục diện thế giới và quan hệ chính trị quốc tế thay đổi về cơ bản, dẫn đến
hình thành trật tự thế giới mới và tập hợp lực lượng mới. Trước hết, đó là sự điều
chỉnh chiến lược đối ngoại của các nước lớn nhằm giành vị trí xứng đáng trong
quan hệ quốc tế. Tất cả các nước khác cũng đều tìm cách tác động một cách có lợi
nhất cho mình vào quá trình thiết lập trật tự thế giới mới. Từ sự đa dạng về lợi ích
của các chủ thể quan hệ quốc tế đã hình thành nhiều mối quan hệ song phương và
đa phương, làm cho tình hình thế giới càng thêm phức tạp.
- Trong số các cường quốc, thời kỳ này thực lực giữa ba trung tâm của chủ
nghĩa tư bản là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản đã nhích lại gần nhau, không còn quá chênh
lệch như trước đây. Mỹ không còn quá mạnh để áp đặt các nước, nhưng vẫn muốn
xác lập vai trò lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, các đồng minh Nhật Bản và Tây Âu lại
muốn khẳng định vai trò của mình, không chấp nhận trật tự thế giới một cực do
Mỹ chi phối. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là những nước tuy còn có những mặt yếu,
nhưng cũng đang trên đà phát triển và đều ủng hộ một trật tự thế giới đa cực.
Trung Quốc sau gần 30 năm cải cách mở cửa đã đạt được nhiều thành tựu, có uy
tín và vị thế quan trọng trong quan hệ quốc tế. Nga vẫn là cường quốc hạt nhân,
sau một thời gian dài khủng hoảng, đã và đang khôi phục địa vị cường quốc của
mình. Ấn Độ tuy là nước đang phát triển, nhưng đã trở thành một trong mười nước
có hạt nhân và đang có ảnh hưởng lớn trong thế giới thứ ba. Xu hướng liên kết tam
giác Nga - Trung - Ấn đã bộc lộ khá rõ nét trong thời kỳ Sau Chiến tranh lạnh.
- Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều ủng hộ một thế giới đa cực, có
nhiều trung tâm, cân bằng lực lượng giữa các bên, vì chỉ có trên cơ sở đó mới có
thể giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng quốc tế bằng con đường đàm phán dân chủ,
hòa bình.
2. Đặc điểm chủ yếu của tình hình thế giới:
Thế giới thời kỳ sau Chiến tranh lạnh có 5 đặc điểm nổi bật sau đây:
- Thứ nhất, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa
xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, so sánh lực lượng trên thế giới thay đổi bất lợi
cho phong trào cách mạng và hòa bình, nhưng tính chất thời đại vẫn không thay
đổi, loài người vẫn ở thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các
mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển sâu sắc với những hình
thức biểu hiện mới.
- Thứ hai, nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, hòa bình thế giới
được giữ vững, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, dân
tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, các hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố quốc tế
vẫn xảy ra nhiều nơi.
- Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ với nội dung cơ bản là cách mạng
về công nghệ thông tin, sinh học, năng lương, vật liệu mới phát triển với trình độ
cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Các quốc gia
đang đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng cũng chịu những thách thức
lớn. Cuộc cạnh tranh kinh tế - thương mại và khoa học công nghệ đang diễn ra gay
gắt.
- Thứ tư, cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách
như khủng bố quốc tế, bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, tình trạng đói
nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo… mà không một quốc
gia riêng rẽ nào có thể giải quyết được. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác đa phương, sự
phối hợp giữa các quốc gia.
- Thứ năm, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành khu vực phát
triển năng động và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Xu thế tự do hóa thương mại,
liên kết hợp tác kinh tế diễn ra phong phú và có hiệu quả. Các nước lớn, các trung
tâm kinh tế trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, chuyển hướng mạnh vào châu
Á – Thái Bình Dương, vừa tạo thời cơ cho các nước phát triển, nhưng cũng chứa
đựng những nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định ở khu vực.
3. Đặc điểm quan hệ các nước lớn hiện nay
Hiện nay, do thay đổi trong môi trường chính trị quốc tế và những điều chỉnh
chiến lược tương ứng, mối quan hệ giữa các nước lớn vẫn đang trong quá trình vận
động, điều chỉnh và chưa ổn định. Tuy nhiên có thể khái quát thành 4 đặc điểm chủ
yếu:
- Thứ nhất, tính chất chủ đạo trong quan hệ đã chuyển từ đối kháng sang quan
hệ đối tác. Bên cạnh các quan hệ chiến lược cũ (Mỹ - Nhật, Mỹ - Tây Âu), ngày
càng tăng cường mở rộng quan hệ đối tác chiến lược mới (Tây Âu - Nga, Nga -
Trung - Ấn, Mỹ - Nga, Mỹ - Trung, Mỹ - Ấn). Tuy nhiên, bên cạnh mặt hợp tác,
quan hệ giữa các nước lớn vẫn ẩn chứa cả mặt cạnh tranh và kiềm chế.
- Thứ hai, tính không chắc chắn, không ổn định trong quan hệ giữa các cường
quốc. Điều này xuất phát từ 6 nguyên nhân chủ yếu: 1) Sự thay đổi trong tương
quan sức mạnh giữa các nước: ưu thế vượt trội của Mỹ, sự trỗi dậy mạnh mẽ của
Trung Quốc, phần nào là Ấn Độ, sự suy yếu của Nga, sự trì trệ kéo dài của kinh tế
Nhật Bản; 2) Vẫn còn tồn tại những nghi kỵ lịch sử sâu sắc (Tây Âu - Nga, Nhật -
Trung, Trung - Ấn, Nga - Trung); 3) Sự tồn tại nhiều tranh chấp lãnh thổ chưa
được giải quyết: quần đảo Curin giữa Nga và Nhật, đảo Senkaku (Ngư Điếu) giữa
Trung Quốc và Nhật, vấn đề biên giới Trung - Ấn…; 4) Sự thiếu vắng một cơ chế
hợp tác đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương (như Tổ chức an ninh và hợp tác ở
châu Âu); 5) Do lợi ích của các nước lớn vừa đan xen, song trùng trên một số lĩnh
vực, nhưng lại mâu thuẫn trên một số lĩnh vực khác nên các nước có xu hướng tập
hợp trên từng vấn đề; 6) Trong quan hệ giữa các cường quốc đang tồn tại mâu
thuẫn chiến lược giữa chủ trương thế giới một cực và chủ trương thế giới đa cực.
- Thứ ba, quan hệ giữa các nước lớn hiện đang ẩn chứa nhiều yếu tố: vừa hợp
tác, thỏa hiệp, vừa đấu tranh vì lợi ích của mình. Các nước tăng cường quan hệ với
các nước khác nhằm tăng thế mặc cả trong quan hệ, đặc biệt là với Mỹ. Trung
Quốc và Nga xích lại gần nhau nhằm đối trọng với xu thế bá quyền của Mỹ, Ấn Độ
cũng tăng cường hạt nhân và quan hệ với Mỹ, Nhật và Ôxtrâylia nhằm cân bằng
với Trung Quốc. Mỹ lôi kéo Ấn Độ về mình, ngăn không cho trục Nga - Trung -
Ấn hình thành và kiềm chế Trung Quốc; Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác về
kinh tế, về không phổ biến vũ khí hạt nhân và về bán đảo Triều Tiên.
- Thứ tư, trục đấu tranh chính trong quan hệ giữa các nước lớn đã chuyển từ Mỹ
- Liên Xô sang quan hệ Mỹ - Trung. Trước đây, Mỹ quan hệ với Trung Quốc để
ngăn chặn Liên Xô, nay kết cấu chiến lược đó không còn ý nghĩa. Sự lớn mạnh của
Trung Quốc lại thách thức dài hạn đối với Mỹ, biến mối quan hệ Mỹ - Trung lên
tầm cao mới, thành trục chính và quan trọng nhất. Nếu Mỹ - Trung đối đầu, khả
năng phân cực sẽ diễn ra giữa Mỹ - Nhật một bên, Nga - Trung (có thể cả Ấn Độ)
một bên. Nếu quan hệ Trung - Mỹ ổn định, sự phân cực giữa các nước lớn sẽ
không xảy ra.

4. Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh

Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện
toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển
sang trạng thái mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và phương Tây. Tuy nhiên,
tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hoà bình, ổn định như người ta
mong đợi. Sự đối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế… đã
từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, nay được chuyển
hoá dưới những hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự
vận động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu
hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.
Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật
tự thế giới mới. Khác với các trật tự thế giới trước đây thường được thiết lập ngay
sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới mới đã không thể ra đời ngay sau khi
Liên Xô tan rã. Mặc dù Tổng thống Mĩ Busơ (cha) năm 1991 đã tuyên bố về một
trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối, nhưng thực tế lịch sử đã không diễn ra theo
ý muốn của Mĩ. Liên Xô tan rã nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại với tiềm
lực quân sự kế thừa Liên Xô cũ và không phải là một cường quốc bại trận để chấp
nhận một trật tự thế giới do Mĩ áp đặt. Các trung tâm kinh tế, các cường quốc khu
vực như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… không ngừng lớn mạnh và cố gắng tạo
cho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyền lực chi phối đời sống chính trị quốc
tế. Trong lúc các cường quốc đang nổi lên thì Mĩ vẫn là một siêu cường, một
cường quốc vượt trội và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu.
Nước Mĩ vừa trải qua một chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này (1992
- 2001), với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (từ 3 đến 4%), chỉ số thất nghiệp thấp,
mức lạm phát thấp. Với số dân chỉ bằng 4,7% dân số thế giới, nhưng nước Mĩ
chiếm trên 30% GDP toàn cầu, với khoảng 10.000 tỉ đôla hàng năm, bằng GDP
của tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cộng lại. Theo đánh giá
của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của Mĩ (gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, quân
sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã hội, ảnh hưởng trên
trường quốc tế) lớn hơn hai lần Nhật Bản và hơn bốn lần Trung Quốc(1). Với sự
giải thể Liên bang Xô viết, Mĩ không còn đối thủ cạnh tranh và có mưu đồ thiết lập
trật tự thế giới một cực. Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược ngăn chặn không cho
cường quốc nào, dù là đồng minh hay đối thủ vươn lên thách thức vai trò siêu
cường của mình, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương, chà đạp lên các
nguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi thường các tổ chức quốc tế, kể cả Liên Hợp
Quốc và chỉ lợi dụng các tổ chức này khi cần thiết vì lợi ích của Mĩ. Mĩ cho triển
khai hệ thống phòng thủ tên lửa chống tên lửa (NMD), rút ra khỏi hiệp ước ABM,
từ chối không phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân… Chiến lược xây dựng
một thế giới đơn cực do Mĩ chi phối được bắt đầu ngay sau chiến tranh lạnh và
được thể hiện bằng những biện pháp cứng rắn, công khai hơn trong thời kì cầm
quyền của Tổng thống Bush (con).
Trong bối cảnh đó, sự kiện nước Mĩ bị tấn công khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 là
một đòn choáng váng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa âm mưu thiết lập trật tự đơn cực
của Mĩ. Sau khi mất ngọn cờ “chống cộng” để tập hợp lực lượng trong chiến tranh
lạnh, Mĩ đưa ra chiêu bài thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế để tập hợp
lực lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một trật tự thế giới mới
do Mĩ chi phối. Sự kiện 11 - 9 - 2001 được dùng để biện minh cho quyết định sử
dụng lực lượng quân sự phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở ápganixtan (10
- 2001) và cuộc chiến tranh Irắc (3 - 2003) của Mĩ, bất chấp sự phản đối của dư
luận quốc tế. Mĩ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để tăng cường sức mạnh
và thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài bá chủ thế giới của mình. Chủ nghĩa đơn
phương, ý đồ thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ đã vấp phải sự chống đối
không những của các nước lớn như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc… mà còn của
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phong trào chống chiến tranh, chống chính sách
hiếu chiến của Mĩ ở Irắc lan rộng khắp thế giới. Mâu thuẫn giữa chủ trương xây
dựng thế giới đơn cực do Mĩ chi phối với yêu cầu thiết lập một trật tự đa cực của
các nước lớn và cộng đồng quốc tế là một trong những mâu thuẫn cơ bản trong
quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh.

Thứ hai là mâu thuẫn về lợi ích dân tộc. Lợi ích dân tộc là tiêu chí hàng đầu của
các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kì
chiến tranh lạnh, khi thế giới bị chia làm hai phe do hai siêu cường khống chế, lợi
ích dân tộc nhiều khi bị đặt xuống dưới, thậm chí bị hi sinh để bảo vệ “lợi ích quốc
tế” của mỗi phe. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, lợi ích dân tộc được đặt lên
hàng đầu. Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để thể hiện
quan điểm, thái độ riêng đối với các vấn đề quốc tế. Thực tế cho thấy, điều đó
được thể hiện trong thái độ của các nước đối với các vấn đề quốc tế lớn hiện nay
như: vấn đề chống khủng bố quốc tế, cuộc chiến tranh ápganixtan, chiến tranh Irắc,
vai trò của Liên Hợp Quốc, vấn đề môi trường, vấn đề hạt nhân, nhân quyền… và
hàng loạt những vấn đề khác. Sự tập hợp lực lượng trở nên cơ động, linh hoạt, tuỳ
theo từng vấn đề, từng thời điểm trong quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ
chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở đảm bảo tốt nhất cho lợi ích dân tộc.
Thứ ba là mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo. Đây là mâu thuẫn đã từng tồn tại từ lâu
đời trong lịch sử nhân loại. Xung đột sắc tộc, tôn giáo vốn được biết đến như
những hậu quả của chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân, đồng thời còn
bắt nguồn từ sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, việc tranh giành ảnh
hưởng quyền lực giữa các nhóm sắc tộc, sự xúi giục, kích động của một số thế lực
bên ngoài… Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong xu thế dân chủ, đa nguyên, đa
đảng, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ngày càng
quyết liệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong đó, chủ nghĩa Hồi giáo cực
đoan có điều kiện tăng cường hoạt động và trở thành nguồn gốc của chủ nghĩa
khủng bố quốc tế hiện nay. Xu hướng chính của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là
chống Mỹ và các nước phương Tây thân Mĩ, nhưng lấy thủ đoạn khủng bố làm vũ
khí. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của chính quyền Mĩ đã khiến cho Mĩ trở
thành đối tượng của chủ nghĩa khủng bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khủng bố
quốc tế có tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế, gây bất ổn định trong nội bộ
quốc gia, đồng thời tác động đến hoà bình, an ninh khu vực nói riêng và trên thế
giới nói chung. Tình hình sẽ trở nên đặc biệt phức tạp khi khủng bố và chống
khủng bố trở thành công cụ của nhà nước này chống lại nhà nước khác, làm căng
thẳng quan hệ quốc tế.
Thứ tư là mâu thuẫn về hệ tư tưởng. Đã hơn 10 năm trôi qua sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc. Liên Xô tan rã, nhưng mâu thuẫn về ý thức hệ không vì thế mà mất
đi. Trên bình diện quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ vẫn chưa từ
bỏ ý đồ thực hiện “diễn biến hoà bình” với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như
Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên… Biên giới của thời kỳ chiến tranh
lạnh vẫn còn ở bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan. Để chống các nước xã hội
chủ nghĩa, các nước tư bản không chỉ dùng diễn biến hoà bình mà còn dùng biện
pháp bao vây, cấm vận, sự trừng phạt về kinh tế, đe doạ về quân sự, sử dụng chiêu
bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền… Tuy nhiên, sự tồn tại của mâu thuẫn về ý thức hệ
không thể cản trở quá trình hợp tác kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
giữa các nước có hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau. Trong tình hình đó, mâu
thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác
vẫn là đối kháng về ý thức hệ song sự đối kháng đó không phải là nhân tố chủ đạo
chi phối quan hệ quốc tế như trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Mâu thuẫn
về ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được thể hiện chủ yếu
thông qua “diễn biến hoà bình” và “chống diễn biến hoà bình”. Cuộc đấu tranh này
diễn ra trên nhiều phương diện và là một quá trình đấu tranh lâu dài.
Thứ năm, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát
triển (mâu thuẫn Bắc - Nam) tiếp tục diễn ra gay gắt, khoảng cách giữa các nước
giầu với các nước nghèo ngày càng lớn. Theo báo cáo của Chương trình phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP), tổng thu nhập kinh tế thế giới những năm cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI, vào khoảng 25.000 tỉ đôla Mĩ, trong đó các nước phát triển
Mĩ, EU và Nhật chiếm tới 88%. Phần còn lại là của trên 100 nước đang phát triển.
Sự cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn đã, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn
định, an ninh và sự thịnh vượng chung của thế giới. Tình trạng nghèo khổ, bất bình
đẳng, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo bùng lên đã khiến cho quy mô của chủ nghĩa
khủng bố lan tràn trên khắp các lục địa, với những hình thức hết sức đa dạng. Mâu
thuẫn về khoảng cách giàu nghèo còn diễn ra trong nội bộ từng nước, đặc biệt là
trong các nước tư bản phát triển. Cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nâng cao chất lượng
cuộc sống, chống thất nghiệp, tệ nạn xã hội… ở các nước tư bản diễn ra ngày càng
mạnh mẽ.
Nhìn chung có thể thấy, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn còn tồn tại, song
sự vận động của chúng có những biểu hiện mới, không giống như thời kỳ chiến
tranh lạnh. Điều đó có tác động quyết định đến chiều hướng phát triển của quan hệ
quốc tế sau chiến tranh lạnh.

5. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
a. Xu hướng chung:
Thứ nhất, thế giới đang chuyển tiếp sang một trật tự thế giới mới. Thời kỳ quá độ
sau chiến tranh lạnh hiện nay được các nhà nghiên cứu gọi là trạng thái “nhất siêu,
nhiều cường”. Trong trạng thái này, Mĩ nổi lên là siêu cường mạnh nhất so với các
cường quốc khác, với ưu thế vượt trội trên tất cả các lĩnh vực then chốt của sức
mạnh. Do tương quan lực lượng giữa các nước lớn hiện nay đang có lợi cho Mĩ,
cùng với những thắng lợi quân sự nhanh chóng tại ápganixtan và Irắc, nên Mĩ có
chủ trương xây dựng một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối. Tuy nhiên ảnh
hưởng của Mĩ bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi sự vươn lên của các cường quốc khác
như Nhật Bản, Tây Âu, Nga, Trung Quốc… Xu thế phát triển của trật tự thế giới
trong tương lai là tiến tới một hệ thống đa cực, bởi lẽ nhìn trên bình diện toàn cầu,
một quốc gia, dù là siêu cường duy nhất cũng không có khả năng kiểm soát thực tế
toàn bộ các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
trong kỷ nguyên toàn cầu hoá khiến cho Mĩ không thể và không đủ khả năng thiết
lập một trật tự đơn cực mà phải dựa vào các cường quốc khác và các tổ chức quốc
tế, trong đó quan trọng nhất là Liên Hợp Quốc. Việc tái thiết Irắc sau chiến tranh
đã cho thấy thực tế đó. Bên cạnh đó, đặc điểm chủ yếu trong quan hệ giữa các
nước trong trạng thái “nhất siêu nhiều cường” hiện nay vẫn tiếp tục là hợp tác,
cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nước đã tạo ra tình thế buộc các nước phải vừa hợp tác,
vừa cạnh tranh nhưng tránh đối đầu, xung đột và chiến tranh.
Thứ hai, kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các
quốc gia và trở thành động lực chính của xu thế khu vực hoà và toàn cầu hoá.
Trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, các
quốc gia đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu là phải ra sức tận dụng mọi
nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế. Cách đặt vấn đề về an ninh,
quốc phòng và kinh tế về cơ bản đã khác so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Sức mạnh
tổng hợp của quốc gia không còn tuỳ thuộc vào sức mạnh quân sự, chính trị mà sức
mạnh kinh tế nổi lên hàng đầu và trở thành trọng điểm. Đồng thời, làn sóng tập
hợp các quốc gia trong các tổ chức khu vực địa lý, từ tiểu khu vực đến đại khu vực
thành những khu vực mậu dịch tự do đang diễn ra dồn dập ở hầu khắp các châu
lục, thậm chí liên châu lục. Trào lưu nhất thể hoá khu vực phát triển mạnh trong
thập niên 90, sẽ tiếp tục gia tăng cả về lượng và về chất trong những năm đầu thế
kỷ XXI, cùng với quá trình toàn cầu hoá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực của
đời sống quốc tế.
Thứ ba, quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng hoà dịu nhưng năng động và
phức tạp hơn. Trước những đòi hỏi của tình hình thế giới, tất cả các quốc gia từ lớn
đến nhỏ đều phải điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại nhằm tạo cho mình
một vị thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế. Xu thế hoà bình, hợp tác trở thành xu
thế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. An ninh của mỗi quốc gia
ngày nay được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển nhằm tăng cường sức
mạnh quốc gia trong hội nhập quốc tế. Tất cả các quốc gia đều linh hoạt, mềm dẻo,
tăng cường hợp tác, tránh đối đầu và chiến tranh, giải quyết mọi vấn đề bằng
thương lượng hoà bình.
Mặc khác ở nhiều khu vực trên thế giới, xung đột cục bộ và tình trạng bất ổn
vẫn tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, những xung đột này khó có khả năng lan rộng, lôi
cuốn sự đối đầu trực tiếp của các nước lớn, chủ yếu là do các nước lớn hiện nay
đều có lợi ích lâu dài và cơ bản trong việc duy trì hoà bình để phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành mối đe doạ tiềm tàng đối
với an ninh chung của thế giới. Những biến đổi của tình hình quốc tế như đã nêu ở
trên làm cho xu thế đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế trở thành xu thế phổ biến
của các quốc gia. Do đời sống kinh tế quốc gia đã và đang được quốc tế hoá cao
độ, do nhu cầu phát triển kinh tế, các quốc gia đều phải năng động, linh hoạt thực
hiện đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc
gia một cách hiệu quả nhất. Những xu thế trên tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên
những động lực cộng hưởng làm thay đổi sâu sắc nền kinh tế và diện mạo của quan
hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. Tình hình đó đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới
phải có cách nhận thức đúng và kịp thời để hoạch định một chính sách đối ngoại
phù hợp với trào lưu chung của thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của mình trên
trường quốc tế.
b. Xu hướng quan hệ giữa các nước lớn:
Trong những năm tới, mục tiêu của Mỹ vẫn không thay đổi, là xác lập một trật tự
thế giới một cực dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Mục tiêu của các nước lớn Tây Âu
(trước hết là Pháp và Đức) là từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ về mặt an
ninh, những vẫn ra sức củng cố, mở rộng NATO và EU để xây dựng một châu Âu
không chia cắt, dân chủ, hòa bình, ổn định và vững mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị
- an ninh. Mục tiêu của Nga là xác lập lại vị thế cường quốc, phục hồi ảnh hưởng
quốc tế đã từng có và phát triển kinh tế ổn định, vững chắc, bảo đảm an ninh và
toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Mục tiêu của Nhật Bản là trở thành cường quốc chính
trị cho tương xứng với vị thế cường quốc kinh tế - tài chính vốn có, tức là tạo dựng
được ảnh hưởng quốc tế lớn hơn. Mục tiêu của Trung Quốc là khẳng định vị thế
cường quốc trên thế giới, cố gắng thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình.
Mục tiêu của Ấn Độ là khẳng định vị thế cường quốc khu vực châu Á, trở thành
thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Chính do tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan kể trên mà cục
diện quan hệ giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI có những nét mới rất
khác so với thời kỳ trước đó.
- Quan hệ Mỹ - Trung: Do Trung Quốc đang mạnh dần lên về kinh tế, Mỹ hy
vọng Trung Quốc tiếp tục chuyển hướng kinh tế thị trường, thay đổi hệ tư tưởng và
hệ thống chính trị theo mô hình phương Tây. Để khuyến khích khuynh hướng ấy,
Mỹ giảm áp lực đối với Trung Quốc về vấn đề tự do, dân chủ, quyền con người,
không gắn những vấn đề đó với vấn đề kinh tế - thương mại, tạo điều kiện cho
Trung Quốc gia nhập WTO và tăng cường hợp tác kinh tế.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang có những phức tạp do mâu thuẫn về địa
chính trị, trong đó hai vấn đề nổi cộm, nhạy cảm nhất là vấn đề Tây Tạng và Đài
Loan. Hai nước đã tỏ ra thông cảm và thân thiện, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa
thống nhất. Tuy nhiên, Mỹ không muốn đẩy quan hệ hai nước đến đổ vỡ để Trung
Quốc tìm đến sự bảo trợ của Nga. Về phía mình, Trung Quốc chọn sách lược xoa
dịu các mâu thuẫn, không muốn làm tăng sự đối đầu với Mỹ, ngay cả khi đã liên
minh với Nga. Trong thời gian tới, quan hệ Mỹ - Trung còn phụ thuộc vào các
nhân tố: mức độ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố; nhận thức của chính quyền
Mỹ về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối tác hay
đối thủ trong cạnh tranh chiến lược; quan hệ Trung Quốc – Đài Loan… Dù còn
nhiều bất đồng nhưng quan hệ hợp tác Mỹ - Trung vẫn tiếp tục phát triển.
- Quan hệ Nga – Mỹ: Quan hệ giữa hai nước phát triển hay căng thẳng chính do
lợi ích chiến lược của mỗi nước quy định. Tuy đạt được nhiều thỏa thuận, cam kết,
nhưng giữa hai nước vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn mang tính chiến lược như
“đa cực hay đơn cực” và những mâu thuẫn cụ thể như thái độ đối với Irắc, Iran,
Côsôvô, mở rộng NATO… Trên thực tế, Mỹ vẫn không từ bỏ chính sách kiềm chế
Nga, vì nếu Nga phục hồi sẽ đe dọa sự lãnh đạo thế giới của Mỹ. Không thể chi
phối Nga như dưới thời B.Enxin, hiện nay Mỹ tiếp tục chính sách vừa hợp tác vừa
khống chế Nga, bằng mọi cách ngăn chặn nguy cơ quay lại chủ nghĩa cộng sản ở
Nga. Về phần mình, Nga muốn hòa nhập với phương Tây, giảm căng thẳng bất
đồng với Mỹ để tạo môi trường hòa bình phát triển kinh tế, giải quyết những bất
đồng nội bộ, không nhấn mạnh việc khôi phục vị trí nước lớn. Đầu năm 2007, tiếp
theo sự thành công trong việc mở rộng NATO, EU về phía đông, Mỹ tiến thêm
một bước khi lên kế hoạch triển khai 10 hầm tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và hệ
thống cảnh báo rađa ở Séc, áp sát nước Nga. Tổng thống Nga đã phản đối quyết
liệt và tuyên bố xây dựng học thuyết quân sự mới, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu
và phát triển các loại vũ khí hiện đại đủ khả năng bảo vệ nước Nga, dọa sẽ rút khỏi
Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung (ký năm 1987) nếu Mỹ không từ bỏ tham
vọng lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Tóm lại, mặc dù quan hệ Nga – Mỹ đã
được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại.
- Quan hệ Mỹ - EU: Vấn đề Trung Đông (Irắc, Iran, Palextin – Ixraen), đặc biệt
là cuộc chiến Irắc, không tạo thành lợi ích hạt nhân trong quan hệ giữa các nước
lớn, kể cả quan hệ Mỹ - EU. Các cường quốc sẽ không thể xảy ra đối kháng về
thực chất vì vấn đề này. Những bất đồng giữa Mỹ và EU xoay quanh vấn đề Irắc
đã dịu đi. Do lợi ích trong hợp tác phát triển, các bên đã nhanh chóng cải thiện
quan hệ và liên minh Mỹ - EU tiếp tục được củng cố. Vấn đề căn bản hiện nay là
sức mạnh của EU vẫn chưa đủ, chưa thể tự bảo vệ được mình, nếu xảy ra chiến
tranh (như Nam Tư trước đây) thì vẫn phải dựa vào Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ hai
bên sẽ diễn tiến theo xu hướng “vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Mỹ tiếp tục tìm cách
khẳng định vai trò bá chủ của mình tiến tới xây dựng thế giới đơn cực dưới sự lãnh
đạo của Mỹ, còn EU sẽ tham gia nhiều hơn vào giải quyết các vấn đề khu vực và
quốc tế, nâng cao uy tín chính trị, phấn đấu cho một thế giới.
Trong thời kỳ hiện nay, Mỹ, các nước chủ chốt EU và Nhật Bản lợi dụng ưu thế
nhiều mặt, ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Về bản chất,
chủ nghĩa tư bản không có sự đoàn kết thống nhất, nhưng trong điều kiện nhất
định, các cường quốc tư bản vẫn có khả năng tạo lập sự hợp tác, phối hợp, đồng
thuận và tìm kiếm tiếng nói chung trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và
phát triển. Tuy nhiên, họ không thể che giấu nổi những mâu thuẫn cố hữu.
Hiện nay, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển hiện trên ba vấn đề lớn:
xác lập trật tự thế giới, phân chia thị trường toàn cầu và cạnh trạnh ưu thế phát
triển. Các mâu thuẫn tuy vẫn gay gắt, phức tạp, nhưng được khống chế trong giới
hạn nhất định. Một số mâu thuẫn, bất đồng được tháo gỡ thông qua thương lượng,
thỏa hiệp. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản hiện nay là mối quan hệ vừa hợp
tác vừa cạnh tranh, vừa hướng tâm vừa ly tâm, vừa phối hợp vừa chế ước nhau.
Những véctơ thuận - nghịch đa chiều này tạo ra mâu thuẫn biện chứng ngay trong
lòng mối quan hệ nội bộ của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Trong những năm tới, các cặp quan hệ Mỹ - Nhật, Trung - Nhật và Nga -
Nhật có lẽ là những mối quan hệ ít thay đổi nhất. Quan hệ Mỹ - Nhật vẫn là quan
hệ đồng minh, liên minh chặt chẽ, nước này luôn coi nước kia là hòn đá tảng trong
chiến lược đối ngoại và an ninh của mình, và tính chất này nhìn chung không thay
đổi trước những thăng trầm của lịch sử thế giới. Sau sự kiện 11 – 9, Mỹ tăng cường
sự hiện diện quân sự ở một số nước châu Á – Thái Bình Dương, nhưng các căn cứ
trên đất Nhật Bản vẫn là những mắt khâu chính yếu và quan trọng nhất để Mỹ triển
khai chiến lược an ninh ở khu vực này. Trên thực tế, trong quan hệ song phương và
trên trường quốc tế, Mỹ đang lợi dụng Nhật hơn là hợp tác bình đẳng với Nhật.
Nhật vẫn bị Mỹ coi là đồng minh đàn em, và không hiếm khi Mỹ qua mặt Nhật
trong các vấn đề quốc tế và trong quan hệ với những nước lớn khác.Về phần mình,
do vẫn là “người khổng lồ một chân” nên Nhật Bản phải tiếp tục dựa vào Mỹ để
bảo đảm an ninh và xử lý các mối quan hệ song phương, đa phương khác. Song,
Nhật Bản cũng đang điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng, đề cao
tính độc lập tự chủ hơn trong quan hệ với Mỹ. Để trở thành cường quốc chính trị
thế giới, Nhật Bản cho rằng cần phải thay đổi hình ảnh của mình trong con mắt của
cộng đồng quốc tế (tức là hình ảnh một cái bóng luôn đi theo Mỹ), rằng Nhật Bản
phải phát huy vai trò quốc tế không chỉ ở lĩnh vực kinh tế - tài chính, mà cả ở lĩnh
vực chính trị - an ninh quốc tế.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản là nước cung cấp nguồn viện trợ
ODA lớn nhất, là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Nhật Bản không
thể không coi trọng một Trung Quốc đang có sức mạnh quốc gia tổng hợp và ảnh
hưởng quốc tế ngày càng tăng. Nhưng giữa hai nước cũng đang tồn tại nhiều bất
đồng nên quan hệ Nhật – Trung vừa có sự hợp tác tích cực, vừa có sự nghi kỵ, dè
chừng, kiềm chế lẫn nhau. Trung Quốc vừa muốn thúc đẩy quan hệ với Mỹ để
kiềm chế Nhật Bản, đẩy lùi nguy cơ Mỹ - Nhật câu kết với nhau gây áp lực với
Trung Quốc, vừa muốn cải thiện quan hệ với Nhật để tận dụng tối đa thế mạnh
kinh tế - tài chính, khoa học - công nghệ của nước này.
Quan hệ Nga –Nhật nhìn chung chưa có tiến triển gì đáng kể trong cục diện
những năm gần đây. Hai nước vẫn chưa ký được Hiệp ước hòa bình, vấn đề quần
đảo Curin vẫn là nhân tố chủ yếu cản trở quan hệ bình thường giữa họ. Có thể nói,
đây là cặp yếu nhất trong tứ giác chiến lược Mỹ - Trung - Nga - Nhật sau Chiến
tranh lạnh.
- Trong quan hệ Nga - Trung - Ấn, mặc dù cả ba nước đều có những thế mạnh
riêng, nhưng đều bị chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan quá khích
đe dọa an ninh với với mức độ khác nhau (Nga với vấn đề Chécnhia, Ấn Độ với
vấn đề Casơmia, Trung Quốc với vấn đề Tân Cương). Chính vì vậy, ba nước có
những quan điểm khá tương đồng trong vấn đề chống khủng bố quốc tế, và điều rất
đáng chú ý là quan hệ giữa họ không còn bị nhân tố Pakixtan gây xung khắc, chia
rẽ ở mức độ lớn như thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hơn nữa, cũng như Trung Quốc, Ấn
Độ là nước chủ yếu nhập vũ khí từ Nga, còn Nga rất quan tâm hợp tác với Ấn Độ -
cường quốc phần mềm máy tính toàn cầu đang nổi lên. Cả ba nước (lúc đầu là Nga
và Trung Quốc, muộn hơn là Ấn Độ) đều chủ trương cải thiện quan hệ với Mỹ và
ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Nhưng đồng thời, họ cũng
cảnh giác với ý đồ chiến lược của Mỹ là xác lập chỗ đứng lâu dài ở vành đai địa –
chiến lược quan trọng đối với cả ba nước, là vành đai kéo dài từ Trung Đông qua
Trung Á tới Đông Bắc Á. Đối với Mỹ, lợi ích địa – chính trị, địa – kinh tế ở khu
vực này không kém phần quan trọng so với lợi ích an ninh. Vì vậy, cả ba nước
Nga, Trung Quốc, Ấn Độ đều có nhu cầu hợp tác với nhau để hạn chế chính sách
cường quyền, bành trướng của Mỹ. Mặc dù quan hệ giữa Ấn Độ với Nga và với
Trung Quốc chưa thể tiến tới mức độ hợp tác, hiểu biết và tin cậy như giữa Nga và
Trung Quốc, nhưng vì những lý do trên mà được cải thiện rõ rệt. Biểu hiện gần đây
nhất là Ấn Độ tỏ ý muốn gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) do Nga và
Trung Quốc sáng lập năm 2000. Tuy nhiên, quan hệ liên kết Nga - Trung - Ấn
chưa có dấu hiện chứng tỏ là một “tam giác chiến lược”. Và dù có hình thành thì
“tam giác” đó cũng không phải là một khối liên minh quân sự - chính trị, mà sẽ là
một trục các quan hệ đối tác mềm dẻo để đối phó hiệu quả hơn với các vấn đề toàn
cầu, từ khủng bố quốc tế cực đoan đến xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng
trên phạm vi toàn thế giới.
Như vậy, có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác, liên
kết giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng trong sâu xa quan hệ giữa
họ vẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột. Có thể quy lại ở mâu thuẫn giữa đơn cực và
đa cực, giữa Mỹ và các nước lớn khác trong việc vẽ lại bản đồ chính trị - an ninh –
kinh tế thế giới. Quan hệ giữa các nước lớn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cục
diện quan hệ giữa họ còn tiếp tục thay đổi khó lường. Hơn nữa, trong thời điểm
hiện nay, khi tình hình Irắc sau chiến tranh, vấn đề hạt nhân ở Iran và Bắc Triều
Tiên, quan hệ Palextin – Ixraen … còn diễn biến phức tạp, lại liên quan trực tiếp
đến lợi ích của các nước lớn (nên chắc chắn họ có sự mặc cả với nhau để dàn xếp
lợi ích), thì cục diện đó càng khó đoán định. Với cục diện quan hệ giữa các nước
lớn như vậy, trật tự thế giới mới khó có thể được xác lập trong tương lai gần.
6. Vai trò của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Thứ nhất, mặc dù còn có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các nước xã
hội chủ nghĩa còn lại đã vượt qua được cơn chấn động chính trị do sự sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, kiên cường đấu tranh để trụ vững
và phát triển.
Thứ hai, rút kinh nghiệm từ những bài học thành công và thất bại của chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và Đông Âu và những kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước mình, các đảng cộng sản cầm quyền đang tích cực tìm tòi sáng tạo, cả về lý
luận và thực tiễn, mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình nhằm khắc
phục những khuyết tật của mô hình Xôviết trước đây; khai phá con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước mình, dân tộc mình,
phù hợp với những biến đổi diễn ra trên thế giới.
Thứ ba, thế và lực của chủ nghĩa xã hội hiện thực đã khác so với thời kỳ những
năm 90 của thế kỷ XX và đang có chiều hướng tăng lên. Ở các khu vực khác trên
thế giới, tình hình các đảng còn nhiều khó khăn, thể hiện trên hai mặt chủ yếu sau:

- Thực lực các đảng còn yếu, công tác phát triển đảng gặp nhiều khó khăn, điều
kiện hoạt động rất eo hẹp (thiếu tài chính, phương tiện hoạt động, ít khả năng tiếp
cận các phương tiện truyền thông hiện đại…).
- Không gian chính trị của các đảng ở mỗi nước đều trở nên khắc nghiệt hơn bởi
các nhân tố:
+ Chính sách chống cộng của chính quyền (Ủy ban chính trị Hội đồng nghị viện
châu Âu thông qua Nghị quyết số 1481 Về sự cần thiết lên án quốc tế đối với tội ác
của chủ nghĩa cộng sản; Tổng thống G.Bush so sánh cuộc chiến chống khủng bố
giống như chống chủ nghĩa cộng sản…).
+ Sự gia tăng kiểm soát từ phía chính quyền các nước trong “cuộc chiến chống
khủng bố”.
+ Sự cạnh tranh từ phía các lực lượng chính trị khác, như các lực lượng xã hội –
dân chủ, dân tộc, tôn giáo…
+ Sự phát triển của các tổ chức “xã hội dân sự” ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ và
khu vực SNG cũng đang tác động phức tạp đến hoạt động của các đảng ở những
nước này.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn đó, các đảng cộng sản và công nhân trên thế
giới có bước phục hồi rõ rệt:
- Ở các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu: sau một thời gian ngắn bị tê liệt, thậm
chí bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, bị cấm hoạt động, từ năm 1993 – 1994 các đảng
cộng sản đã sớm khôi phục, đấu tranh giành lại được quyền hoạt động công khai,
hợp pháp. Nhiều đảng đã tham gia tranh cử trong các cuộc bầu cử quốc hội, bầu cử
tổng thống, bầu cử địa phương và một số đảng giành được vị trí quan trọng. Tuy
nhiên, phần lớn các đảng vẫn ở vị thế đảng đối lập, chiếm thiểu số ở quốc hội. Ở
nhiều nước, vẫn còn tình trạng trong một số nước tồn tại nhiều đảng cộng sản và
công nhân (ở Nga có hơn 10 đảng). Phong trào cộng sản và công nhân đã có bước
phục hồi nhưng vẫn còn khó khăn, chưa ra khỏi khủng hoảng.
- Ở các nước Tây Bắc Âu và Bắc Mỹ, quá trình hồi phục của các đảng cộng sản và
công nhân rất rõ. Vào cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX, các đảng đã dần lấy lại được vị
trí của mình, thể hiện qua việc các đảng tham gia tranh cử và giành được sự ủng hộ
của các cử tri và lập được đảng đoàn trong quốc hội các nước.
- Ở Nam Á, một số đảng cộng sản và công nhân đã trở thành lực lượng chính trị
quan trọng trên chính trường các nước. Hai đảng cộng sản ở Ấn Độ giữ vai trò
nòng cốt trong mặt trận cánh tả đang cầm quyền nhiều năm ở một số bang.
- Ở Mỹ Latinh mấy năm gần đây đã xuất hiện trào lưu cánh tả. Thông qua thực tế
đấu tranh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản và cánh tả họp hằng năm
ở khu vực (Diễn đàn Xao Paolô) cũng như Diễn đàn xã hội thế giới, các đảng cộng
sản và cánh tả Mỹ Latinh đã làm cho quần chúng nhân dân ở các nước thấy được
sự cần thiết khách quan phải thực hiện những cải cách sâu rộng, từ bỏ mô hình
kinh tế chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhiều đảng cộng sản và công nhân trên thế giới thông qua cương lĩnh chính trị của
mình. Trong các bản cương lĩnh đó nổi lên mấy điểm đáng chú ý: Các đảng đều
thống nhất đánh giá bản chất sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô,
Đông Âu không phải là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại
của một mô hình cụ thể. Các đảng thừa nhận có nhiều mô hình xây dựng chủ nghĩa
xã hội, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình cụ thể. Các đảng thừa nhận có nhiều
mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội và mỗi đảng phải lựa chọn mô hình phù hợp
với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nước mình, dân tộc mình. Các đảng cho
rằng, sự phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay đã và đang tạo ra các tiền đề cho chủ nghĩa xã hội; con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội phải trải qua nhiều thời kỳ.
Ngày nay các đảng cộng sản và công nhân quốc tế đều thống nhất tăng cường
quan hệ trên cơ sở 5 nguyên tắc: độc lập, tự chủ; bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau;
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; đoàn kết và hữu nghị.
- Các hình thức quan hệ chủ yếu giữa các đảng vẫn là trao đổi đoàn, trao đổi thông
tin, tài liệu, dự đại hội, tổ chức hội thảo, diễn đàn, nghiên cứu tham khảo kinh
nghiệm của nhau…
- Trong thời gian qua, đã hình thành một số diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế
thường niên giữa các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả thế giới.
Nhìn chung, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vẫn chưa ra khỏi khủng
hoảng, nhưng đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất, bắt đầu hồi phục và có
những bước phát triển mới.
Mặc dù so sánh tương quan lực lượng quốc tế vẫn còn đang nghiêng về phía các
thế lực tư bản, đế quốc, nhưng sự hồi phục của các đảng cộng sản và công nhân
trên thế giới, đặc biệt là những thành tựu đạt được của các nước xã hội chủ nghĩa,
cho thấy rằng, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang có một vai trò rất
quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước cũng như trong đời sống chính trị
quốc tế đương đại. Trong các vấn đề lớn của thế giới, như chiến tranh và hòa bình,
thì những người cộng sản vẫn là những người đi tiên phong trong cuộc đấu tranh
bảo vệ hòa bình. Trên vấn đề phát triển thì những người cộng sản cũng đi tiên
phong trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển bền vững của mỗi dân tộc và của cả
loài người, vì dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
7. Kinh nghiệm lịch sử đối với Việt Nam
● Về mặt lợi ích chiến lược, phải gắn dân tộc với giai cấp, quốc gia với quốc tế
● Phương châm, phương hướng phải luôn luôn đảm bảo môi trường quốc tế thuận
lợi cho tiến trình cách mạng trong nước, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng
thế giới.
● Sách lược, biện pháp cụ thể phải linh hoạt, sáng tạo trong từng điều kiện cụ thể
● Luôn luôn giữ vững các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội khi mở rộng quan hệ quốc tế. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc

You might also like