You are on page 1of 10

Thứ …. ngày…. tháng ….

năm ……
Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới
- 2/1945, nước Liên Xô, Mĩ, Anh họp hội nghị Ianta, quyết định:
+ Liên Xô ảnh hưởng ở Đông Đức và Đông Âu, Bắc Triều Tiên.
+ Mĩ ảnh hưởng ở Tây Đức và Tây Âu, Nam Triều Tiên.
+ Đông Nam Á, Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
=> Hình thành trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta.
II. Sự thành lập Liên hợp quốc
- Hội nghị I-an-ta đưa ra quyết định thành lập Liên hợp quốc năm 1945.
- Nhiệm vụ, vai trò:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Hợp tác, giúp đỡ phát triển giữa các nước.
III. Chiến tranh lạnh
- Sau CTTG II, Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối đầu căng thẳng, gọi là “Chiến tranh lạnh”.
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên
Xô và các nước XHCN.
- Biểu hiện: Mĩ và Liên Xô chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự đối đầu nhau.
- Hậu quả: Thế giới căng thẳng, tiêu tốn nhiều tiền của.
IV. Thế giới sau Chiến tranh lạnh
- 1989, Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh.
- Sau Chiến tranh lạnh, thế giới biến chuyển theo các xu hướng sau:
+ Xu thế hòa hoãn và hòa dịu quốc tế.
+ Hình thành trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước tập trung phát triển kinh tế.
+ Nhiều nơi vẫn xảy ra xung đội, nội chiến.
- Xu thế phát triển chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Năm 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào?
A. Mĩ, Anh, Pháp.
B. Mĩ, Liên Xô, Đức.
C. Mĩ, Liên Xô, Anh.
C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.
Câu 2. Theo quyết định của Hội nghị Ianta năm 1945, vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh
hưởng của nước nào?
A. Mĩ. B. Nhật. C. Liên Xô. D. Trung Quốc.
Câu 3. Theo quyết định của Hội nghị Ianta năm 1945, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng vùng Bắc Triều
Tiên?
A. Mĩ. B. Anh. C. Liên Xô. D. Anh, Mĩ.
Câu 4. Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?
A. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
B. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu.
C. Trật tự thế giới một cực do Liên Xô đứng đầu.
D. Trật tự hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
Câu 5. Tổ chức Liên Hợp Quốc có vai trò
A. duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. phân chia thành quả giữa sau chiến tranh.
C. lãnh đạo thế giới chống chủ nghĩa phát xít.
D. chống lại sự bành trướng xâm lược của Mĩ.
Câu 6. Chiến tranh lạnh chủ yếu là cuộc chạy đua trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Quân sự. C. Chính trị. D. Khoa học.
Câu 7. Sau Chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược, tập trung phát
triển
A. kinh tế. B. văn hóa. C. quân sự. D. chính trị.
Câu 8. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, trật thế giới phát triển theo xu hướng
A. đa cực, nhiều trung tâm.
B. một cực do Mĩ đứng đầu.
C. một cực do Liên Xô đứng đầu.
D. hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.
Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……
Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC CÁCH
MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT
I. Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
- Nguồn gốc: Đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất.
- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa hoc - kĩ thuật.
- Thành tựu:
+ Về khoa học cơ bản: những phát minh trong Toán học, Vật lí, Sinh Học… được ứng dụng vào sản
xuất.
+ Phát minh công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động...
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, mặt trời, gió…
+ Sáng chế những vật liệu mới, quan trọng nhất là chất Pôlime.
+ Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, giải quyết được nạn đói, thiếu lương thực.
+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu cao tốc...
+ Chinh phục vũ trụ: phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người vào vũ trụ, lên mặt trăng…
II. Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
1. Ý nghĩa
- Là mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người.
- Mang lại những thành tựu kì diệu, thay đổi to lớn cuộc sống con người.
b. Tác động
- Tích cực:
+ Kinh tế phát triển, tăng năng suất lao động, cao chất lượng cuộc sống.
+ Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, cơ cấu lao động phù hợp và tích cực.
- Tiêu cực:
+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.
+ Ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh...
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Liên Xô.
Câu 2. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động tiêu cực là
A. tạo ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước.
B. dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
C. hàng hóa trở nên khan hiếm, đắt đỏ hơn trước.
D. ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, dịch bệnh.
Câu 3. Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con
người là
A. cuộc “Cách mạng xanh”.
B. chế tạo công sản xuất mới.
C. chế tạo phân bón sinh học.
D. tìm ra nguồn năng lượng mới.
Câu 4. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động tiêu cực là
A. tạo ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước.
B. tạo ra vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn.
C. dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
D. hàng hóa trở nên khan hiếm, đắt đỏ hơn trước.
Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã
A. tạo ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước tư bản.
B. dẫn đến nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới.
C. góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
D. làm cho hàng hóa trở nên khan hiếm, đắt đỏ hơn trước.
Câu 6. Nguồn gốc sâu sa của cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là để
A. chế ngự sự tàn phá, bão lũ từ thiên nhiên.
B. bảo vệ nền hòa bình và an ninh trên toàn thế giới.
C. hợp tác giúp đỡ các nước trong phát triển kinh tế.
D. đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất.
Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……
Bài 13: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
I. Những nội dung chính của Lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
- Sau CTTG II, CNXH trở thành hệ thống, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển thế giới.
- Do những sai lầm và sự chống phá của kẻ thù làm CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới thắng lợi, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và chế độ phân
biệt chủng tộc, hơn 100 quốc gia độc lập ra đời.
- Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đạt được nhiều thành tựu, có vai trò lớn trên thế giới.
- Nhiều nước tư bản phát triển nhanh, Mĩ giàu mạnh nhất, mưu đồ bá chủ thế giới.
- Xu hướng liên kết kinh tế khu vực xuất hiện, tiêu biểu là Liên minh châu Âu (EU).
- Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế thế giới.
- Về quan hệ quốc tế:
+ 1947 - 1991, trật tự hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu đối đầu căng thẳng với nhau.
+ 1991, Liên Xô sụp đổ, thế giới chuyển dần sang xu thế đối thoại, hợp tác.
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt nhiều thành tựu kì diệu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống.
II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
- Trật tự thế giới đa cực với nhiều trung tâm dần hình thành.
- Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng hòa hoãn, thỏa hiệp.
- Hầu hết các nước tập trung phát triển kinh tế làm trọng tâm.
- Nhiều nơi còn xung đột quân sự, nội chiến, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố,
li khai..
=> Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã
A. làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ.
B. làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới.
C. làm thế giới bị phân chia thành hai cực.
D. làm tình hình thế giới trở nên căng thẳng.
Câu 2. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã
A. làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới.
B. làm cho thế giới trở nên căng thẳng.
C. làm thế giới phân chia thành hai cực.
D. làm sụp đổ chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế
giới?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Liên Xô.
D. Nhật Bản.
Câu 4. Ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX là
A. Liên Xô, Mĩ, Đức.
B. Liên Xô, Mĩ, Tây Âu.
C. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
D. Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc.
Câu 5. Sau khi trật tự thế giới hai cực bị tan rã, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo chiều
hướng
A. đa cực, nhiều trung tâm.
B. đơn cực do Mĩ đứng đầu.
C. đơn cực do Liên Xô đứng đầu.
D. hai cực do Mĩ và Nhật đứng đầu.
Câu 6. Hiện nay, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào làm trọng
điểm?
A. Kinh tế.
B. Văn hóa.
C. Quân sự.
D. Chính trị.
Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……
Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp
- Hoàn cảnh: Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.
- Nội dung:
+ Tập trung đầu tư vốn vào nông nghiệp cao su và khai mỏ than.
+ Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng nước ngoài, để độc chiếm thị trường Việt Nam.
+ Giao thông vận tải: được đầu tư để phục vụ chở hàng hóa.
+ Lập ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế.
- Mục đích: Khai thác để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục
- Chính trị: Thực hiện “chia để trị”, đàn áp những người yêu nước.
- Văn hóa: Khuyến khích mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội.
- Giáo dục: Hạn chế mở trường học. Tuyên truyền chính sách “khai hóa”.
III. Xã hội Việt Nam phân hóa
- Giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết Pháp, bóc lột nông dân. Bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần
yêu nước.
- Giai cấp tư sản: ngày càng đông đảo, phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản: cấu kết chặt chẽ với Pháp.
+ Tư sản dân tộc: có tinh thần chống Pháp và phong kiến, nhưng không cương quyết.
- Giai cấp tiểu tư sản: nhanh nhạy, có tinh thần hăng hái cách mạng.
- Giai cấp nông dân: bị Pháp, phong kiến áp bức nên hăng hái tham gia cách mạng.
- Giai cấp công nhân:
+ Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, bị ba tầng áp bức.
+ Có quan hệ gắn bó với nông dân.
+ Sớm vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Mục đích của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 -
1929) là
A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.
B. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế.
C. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng.
D. vơ vét tài nguyen để phục vụ chiến tranh.
Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chú trọng
đầu tư vào
A. chế tạo máy. B. khai thác mỏ.
C. công nghiệp hóa chất. D. công nghiệp luyện kim.
Câu 3. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp tập trung
đầu tư vào
A. đồn điền cao su. B. nghành chế tạo máy.
C. công nghiệp hóa chất. D. công nghiệp luyện kim.
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp đánh thuế
nặng hàng hóa nước ngoài vì muốn
A. tập trung phát triển nông nghiệp.
B. độc quyền chiếm thị trường Việt Nam.
C. tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các nước.
D. tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển.
Câu 5. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với
A. Nông dân. B. Tiểu tư sản. C. Tiểu thương. D. Thợ thủ công.
Câu 6. Vì sao tư bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải?
A. Để phát triển ngành du lịch.
B. Để đáp ứng việc chuyên chở hàng hóa.
C. Để phục vụ nhu cầu đi lại của khác du lịch.
D. Để phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân Việt Nam.
Câu 7. Thực dân Pháp thực hiện thủ đoạn chính trị gì để cai trị nhân dân ta?
A. Thực hiện chích sách “chia để trị”.
B. Không cho người Pháp giữ các chức vụ.
C. Cho người Việt nắm giữ các chức vụ quan trọng.
D. Tổ chức bầu cử gian lận để người Pháp nắm quyền.
Câu 8. Giai cấp nào ở nước ta đầu thế kỉ XX gắn bó với nền sản xuất hiện đại, có mối quan hệ gắn bó với
nông dân?
A. Tư sản. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Địa chủ phong kiến.
Thứ …. ngày…. tháng …. năm ……
Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 - 1925)
I. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới
- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào dân tộc ở phương Đông và phong trào
công nhân ở các nước phương Tây gắn bó, chống kẻ thù chủ nghĩa đế quốc.
- 1919, Quốc tế Cộng Sản được thành lập, tập hợp lực lượng (có cả cách mạng Việt Nam) để đánh chủ
nghĩa đế quốc.
- Đảng Cộng sản ra đời ở Pháp, Trung Quốc.. tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam.
II. Phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919 - 1925)
- Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc:
+ Năm 1919, phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.
+ Năm 1923, chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo Nam Kì.
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu của tầng lớp tiểu tư sản trí thức là:
+ Đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh.
III. Phong trào Công nhân (1919 - 1925)
1. Hoàn cảnh
- 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật).
- Cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Trung Quốc đã cổ vũ công nhân Việt Nam đấu tranh
2. Các cuộc đấu tranh
- 1922, công nhân viên chức Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
- 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,…
- 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn, ngăn cản Pháp chở binh lính sang đàn áp
phong trào đấu tranh ở Trung Quốc.
=> Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân đi vào đấu tranh có
tổ chức và mục đích rõ ràng.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Một trong những sự kiện trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động sâu sắc tới
cách mạng Việt Nam là
A. cánh mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công.
B. sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước châu Âu.
C. phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
D. hội nghị Véc-xai được triệu tập để phân chia thành quả chiến tranh.
Câu 2. Trong những năm 1919 - 1926, giai cấp tư sản dân tộc đã
A. tổ chức và lãnh đạo cuộc bãi công Ba Son.
B. đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.
C. liên tục đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
D. đấu tranh chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn.
Câu 3. Một trong những sự kiện trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động sâu sắc tới
cách mạng Việt Nam là
A. Hội nghị Véc-xai được triệu tập.
B. sự ra đời của các Đảng Cộng sản Đức.
C. tổ chức Quốc tế Cộng sản được thành lập.
D. phong trào giải phóng dân tộc ở Phi diễn ra.
Câu 4. Trong những năm 1919 - 1926, giai cấp tư sản dân tộc đã
A. tổ chức và lãnh đạo cuộc bãi công Ba Son.
B. liên tục đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
C. tổ chức phong trào “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”.
D. đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.
Câu 5. Trong những năm 1925 - 1926, tiểu tư sản trí thức đã tổ chức phong trào đấu tranh
A. kêu gọi “Bài trừ ngoại hóa”. B. đòi tăng lượng, giảm giờ làm.
C. kêu gọi “Chấn hưng nội hóa”. D. mittinh để tang Phan Châu Trinh.
Câu 6. Trong những năm 1925 - 1926, tiểu tư sản trí thức đã tổ chức phong trào đấu tranh
A. kêu gọi “Bài trừ ngoại hóa”. B. đòi tăng lượng, giảm giờ làm.
C. kêu gọi “Chấn hưng nội hóa”. D. đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.
Câu 7. Trong những năm 1919 - 1924, giai cấp công nhân Việt Nam đã
A. tiến hành cuộc bãi công Ba Son. D. tổ chức phong trào “Chấn hưng nội hóa”.
B. mittinh để tang Phan Châu Trinh. C. đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Câu 8. Năm 1925, giai cấp công nhân Việt Nam đã thực hiện cuộc
A. bãi công trên quy mô cả nước. B. mittinh để tang Phan Châu Trinh.
C. bãi công ở xưởng đóng tàu Ba Son. D. tổ chức phong trào “Bài trừ ngoại hóa

You might also like