You are on page 1of 5

Sử 12 HKI (40 câu cuối)

Thời gian làm bài: Không giới hạn


--------------------------
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………………………
Số báo danh:.................................................................................................................... 

Câu 1. Quan hệ Liên Xô – Mĩ sau Chiến tranh thế giới II là


A. đối đầu căng thẳng. B. liên minh chống phát xít.
C. không thiết lập quan hệ. D. bình đẳng, hợp tác, hữu nghị.
Câu 2. Năm 1947, Tổng thống Truman (Mĩ) khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với
nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước
A. Hi Lạp và Ba lan. B. NamTư và Thổ Nhĩ Kì.
C. Ba Lan và Nam Tư. D. Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
Câu 3. Tháng 12/1989, hai nhà lãnh đạo Xô – Mĩ nào đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh
lạnh?
A. Enxin (Liên Xô) – Nichxơn (Mĩ). B. Puttin(Liên Xô) – Giônxơn (Mĩ).
C. M.Goócbachốp (Liên Xô) – G. Busơ (Mĩ). D. Enxin (Liên Xô) – G. Busơ (Mĩ).
Câu 4. Trên cơ sở nào, Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới sau năm 1945?
A. Mĩ là nước thắng trận và không bị thiệt hại nhiều trong chiến tranh.
B. Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, độc quyền vũ khí nguyên tử.
C. Mĩ là chủ nợ lớn nhất thế giới, nắm ¾ dự trữ vàng thế giới.
D. Mĩ là trung tâm tài chính – kinh tế lớn nhất thế giới.
Câu 5. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới II là
A. sự đối đầu giữa Liên Xô – Mĩ. B. sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. sự xuất hiện các tổ chức quân sự. D. sự xuất hiện các liên minh kinh tế.
Câu 6. “Kế hoạch Mác-san” (1948) còn được gọi là:
A. Kế hoạch khôi phục châu Âu. B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu.
C. Kế hoạch phục hưng châu Âu. D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
Câu 7. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là
A. khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật.
B. khoa học trở thành nguồn gốc của mọi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. khoa học gắn liền với kỹ thuật.
Câu 8. Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A. xuất hiện những phát minh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ.
B. trên thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
C. xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu.
D. tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống của con người.
Câu 9. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
C. Sự tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên thế giới .

1
D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Câu 10. Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại so với cuộc cách
mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là
A. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
B. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tiễn.
C. mọi phát minh kĩ thuật mở đường cho nghiên cứu khoa học.
D. mọi nghiên cứu khoa học chưa được ứng dụng vào sản xuất.
Câu 11. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A. quá trình sáp nhập và hợp nhất những công ty thành những tập đoàn lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh
tranh cả trong và ngoài nước.
B. quá trình thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp
phần chuyển biến cơ cấu kinh tế.
C. quá trình ra đời các tổ chức quốc tế, khu vực và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những
vấn đề của thế giới và khu vực.
D. quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của
các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, một trật tự thế giới mới được xác lập với đặc trưng nổi bật là
A. chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới.
B. thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
C. Mĩ ráo riết thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới.
D. tình trạng chiến tranh lạnh bao trùm thế giới kéo dài hơn bốn thập niên.
Câu 13. Sự kiện nào đã gây ra những tác hại to lớn, báo hiệu nhiều nguy cơ mới đối với thế giới?
A. Vụ khủng bố 11/9/2001.
B. Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
C. Chiến tranh Gaza 2008 – 2009 (Israel – Palestine).
D. Cuộc chiến tranh Chechnya (Nga) 1999 – 2009.
Câu 14. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ 04-1949 nhằm:
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 15. Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển
A. lấy kinh tế làm trọng điểm. B. lấy chính trị làm trọng điểm.
C. lấy đối ngoại làm trọng điểm. D. lấy hợp tác làm trọng điểm.
Câu 16. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh,
quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam. Trong đó, vốn đầu tư nhiều nhất vào
A. nông nghiệp. B. công nghiệp.
C. thương nghiệp. D. giao thông vận tải.
Câu 17. Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở nước ta là
A. thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển.
B. làm cho kinh tế Việt Nam bị kiệt quệ, phụ thuộc vào Pháp.
C. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
D. tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương.
Câu 18. Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam trong khoảng thời gian
từ
A. năm 1914 đến năm 1929. B. năm 1914 đến năm 1933.
2
C. năm 1919 đến năm 1929. D. năm 1919 đến năm 1933.
Câu 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những giai cấp cơ bản nào?
A. Nông dân, địa chủ, tư sản, tri thức, công nhân.
B. Nông dân, địa chủ, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân.
C. Nông dân, địa chủ, tư sản, sĩ phu yêu nước, công nhân.
D. Nông dân, địa chủ, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
Câu 20. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925, giai cấp nào vươn lên thành
động lực theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại?
A. Công nhân. B. Tiểu tư sản.
C. Nông dân. D. Tư sản dân tộc.
Câu 21. Đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam là
A. mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp.
B. mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với bọn tay sai, phản động.
C. mâu thuẫn giữa toàn thể nông dân với địa chủ phong kiến.
D. mâu thuẫn giữa tư sản người Việt với tư sản Pháp.
Câu 22. Trong những năm 1919 – 1929, sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân
Việt Nam, bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?
A. Tổ chức Tâm tâm xã được thành lập (1923).
B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời (1925).
C. Cuộc đấu tranh đòi Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925).
D. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng tàu Ba Son tại cảng Sài Gòn (1925).
Câu 23. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” với
mục đích
A. đòi chính phủ Pháp trả độc lập, thừa nhận các quyền cơ bản (tự do, dân chủ, bình đẳng, tự quyết) của dân tộc
Việt Nam.
B. đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết
của dân tộc Việt Nam.
C. đòi các nước đồng minh trả độc lập, thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của
dân tộc Việt Nam.
D. đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh trả độc lập, thừa nhận các quyền cơ bản (tự do, dân chủ, bình
đẳng, tự quyết) của dân tộc Việt Nam.
Câu 24. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc:
1. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin
2. Dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
3. Gửi đến Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
4. Thành lập Hội Liên thuộc địa ở Pari.
A. 1,2,4,3. B. 3,1,4,2. C. 3,2,1,4. D. 1,4,3,2.
Câu 25. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam là
A. đến phương Tây để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
B. tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
C. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng.
D. đào tạo, truyền bá lí luận, huấn luyện cán bộ để họ lãnh đạo cách mạng.
Câu 26. Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn và giác ngộ một số thanh niên tích cực, lập ra
A. Tâm tâm xã. B. Cộng sản đoàn.
C. Chi bộ cộng sản đầu tiên. D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 27. Ba tổ chức cách mạng ở Việt Nam ra đời và hoạt động trong những năm 20 của thế kỉ XX gồm
3
A. Việt Nam Quốc dân đảng, Tân Việt Cách mạng đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.
B. An Nam Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 28. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập với mục đích
A. tuyên truyền lí luận cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho nhân dân.
B. tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đánh đổ Pháp và tay sai, tự cứu lấy mình.
C. tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
D. lãnh đạo phong trào công nhân trở thành nồng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.
Câu 29. Tài liệu chủ yếu trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên là
A. báo Người cùng khổ, tác phẩm Đường Kách mệnh.
B. báo Búa liềm, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
C. báo Người nhà quê, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. báo Thanh niên, tác phẩm Đường Kách mệnh.
Câu 30. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) thất bại đã chấm dứt vai trò lịch sử đảng nào với tư cách là
chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Việt Nam Cách mạng đảng.
Câu 31. Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?
A. An Nam Cộng sản đảng, Đông Đương Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng.
C. An Nam Cộng sản đảng, Cộng sản đoàn.
D. Đông Đương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 32. Tháng 3/1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện
A. thành lập An Nam Cộng sản đảng. B. thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. thành lập Đông Đương Cộng sản đảng. D. thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
Câu 33. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại
A. Quảng Châu (Trung Quốc). B. Ma Cao (Trung Quốc).
C. Hương Cảng (Trung Quốc). D. Thượng Hải (Trung Quốc).
Câu 34. Tham dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có các đại biểu của các tổ chức
A. An Nam Cộng sản đảng, Đông Đương Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Đương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Đông Đương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 35. Ngày 3/2 hằng năm chính thức trở thành ngày kỉ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ
A. năm 1935 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng).
B. năm 1951 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng).
C. năm 1960 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng).
D. năm 1976 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng).
Câu 36. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa
A. chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân ở Việt Nam trong thời đại mới.
B. chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong thời đại
mới.
C. chủ nghĩa Mác – Lênin với cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong thời
đại mới.
4
D. chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
Câu 37. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
A. độc lập và dân chủ. B. tự do và dân chủ.
C. độc lập và tự do. D. dân chủ và hạnh phúc.
Câu 38. Trong những năm 1919-1925 có sự kiện lịch sử nào tiêu biểu gắn với hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc?
A. Nguyễn Ái Quốc tìm đến cách mạng tháng Mười Nga.
B. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
C. Nguyễn Ái Quốc đưa ra yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 39. Phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng, đó là:
A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
B. Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì.
C. Phong trào “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”.
D. Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng
Câu 40. Tháng 3-1947, Tổng thống Tru-man của Mĩ chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm
mục đính gì?
A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Chống phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
----HẾT---

You might also like