You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

ĐỀ THI THAM GIÁO DỤC HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2023 – 2024


KHẢO Môn: LỊCH SỬ – LỚP 12
(Đề thi gồm 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát
đề

Họ và tên thí sinh:......................................................................


Số báo danh:...............................................................................

Câu 1. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên ?

A. 15 thành viên B. 5 thành viên

C. 20 thành viên D. 10 thành viên

Câu 2. Vào năm 1957, Liên Xô đã


A. đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.
B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp.
Câu 3. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao với Việt Nam vào thời gian nào ?
A. Năm 1949. B. Năm 1950. C. Năm 1951. D. Năm 1952.
Câu 4. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Inđônêxia là thuộc địa của nước nào ?
A. Anh. B. Mĩ. C. Hà Lan D. Pháp
Câu 5. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phỉ cơ bản bị tan rã
khi
A. cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi (1962).
B. cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla,
Môdămbích giành thắng lợi (1975).
C. nhân dân Nam Rôđêdia thành lập nước Cộng hòa Dimbabuê (1980).
D. chính quyền Nam Phi phải trao trả độc lập cho Namibia (1990).
Câu 6. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.
B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
C. Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
D. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.
Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong
khối tư bản chủ nghĩa?
A. Mĩ, Nhật Bản, Tây Đức, Pháp. B. Mĩ, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp.
C. Mĩ, Nhật Bản, Pháp. D. Mĩ, Nhật Bản, Tây Đức.
Câu 8. Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng
Đồng minh đã làm gì ?

1
A. Thực hiện nhiều cải cách dân chủ về chính trị, kinh tế.
B. Xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền ở Nhật Bản.
C. Bồi thường chiến phí cho các nước đã từng bị phát xít Nhật chiếm đóng.
D. Thực hiện dân chủ hoá nước Nhật, nhưng vẫn dung túng cho các thế lực quân
phiệt hoạt động.
Câu 9. Nước nào dưới đây không phải là một trong những nước đầu tiên kí Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương ?
A. Canađa. B. Bỉ.
C. Lúcxămbua. D. Cộng hòa Liên bang Đức.
Câu 10. Giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có
điểm gì khác biệt so với giai đoạn thứ nhất?
A. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển.
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. Công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng.
Câu 11. Chiến dịch tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Hà
Giang là
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947
B. Chiến dịch Biên giới 1950
C. Chiến dịch tiễu phỉ Đông - Tây tập đoàn 1952.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 12: Sự kiện quốc tế sau chiến tranh đã ảnh hưởng nổi bật nhất tới cách mạng
Việt Nam?
A. Các tổ chính trị lần lượt được thành lập, sự ra đời Đệ tam quốc tế lãnh đạo cách
mạng thắng lợi.
B. Sự phát triển của phong trào cách mạng nhất là phong trào công nhân ở nước
Nga theo con đường vô sản.
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt
Nam chuyển sang thời kỳ mới.
D. Đảng cộng sản ở các nước Pháp, Trung Quốc lần lượt thành lập thúc đẩy Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 13: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tiến hành ở nước
ta trong khoảng từ
A. năm 1919 đến năm 1945. B. năm 1919 đến năm 1925.
C. năm 1919 đến năm 1929. D. năm 1930 đến năm 1945.
Câu 14: Ý kiến nào không đúng khi nhận xét về nhiệm vụ dân tộc được đề ra trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc khởi
thảo?
A. Nhiệm vụ dân chủ được đặt ra ở mức độ nhất định và cũng để nhằm thực hiện
nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
B. Nhiệm vụ dân tộc tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt
Nam lúc đó.
C. Là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện Việt Nam.
D. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.
2
Câu 15: Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
gây ra đối với xã hội Việt Nam là
A. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
B. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh
mẽ.
C. Công dân phải chịu cảnh sưu cao, lãi nặng, giá nông phẩm thấp.
D. nhiều công nhân bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.
Câu 16: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết
định sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống đế
quốc và phong kiến.
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với
nông dân.
Câu 17: Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu
Kế hoạch Nava?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954).
C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).
D. Chiến dịch Biên Giới thu – đông (1950).
Câu 18: Luận cương chính trị của Đảng (10-1930) có hạn chế nào dưới đây?
A. Chưa nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh.
B. Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
C. Chưa xác định đúng tính chất và đường lối chiến lược của cách mạng.
D. Chưa thấy vai trò lãnh đạo của Đảng.
Câu 19: Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công – nông
C. Đảng tập dượt trong thực tiễn đấu tranh.
D. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng.
Câu 20: Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với
phong trào đấu tranh cả nước năm 1930 là
A. Những cuộc biểu tình đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.
B. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.
C. Nông dân chưa có khẩu hiệu cụ thể.
D. Những cuộc đấu tranh có vũ trang tự vệ.
Câu 21: Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở
Việt Nam?
A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).
B. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).
C. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới
D. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
(7-1936).
3
Câu 22: Năm 1936, Đảng đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi?
A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 23: Mục tiêu của cuộc chiến đấu chống quân Pháp ở Hà Nội của quân ta trong
những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là
A. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Pháp ở Hà Nội.
B. Giam chân địch để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
C. Phá hủy nhiều kho tàng của địch.
D. Giải phóng được thủ đô Hà Nội.
Câu 24: Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong cao trào
1936-1939 mở đầu bằng sự kiện
A. Bùng nổ phong trào Đông Dương đại hội.
B. Vận động thành lập Uỷ ban trù bị Đông Dương đại hội.
C. Thành lập các Uỷ ban hành động ở nhiều địa phương.
D. Đón phái viên của chính phủ Pháp sang Đông Dương.
Câu 25: Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam là
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 26: Mục tiêu đấu tranh của thời kỳ 1936-1939 là gì?
A. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
B. Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập cho dân tộc.
C. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
D. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.
Câu 27: Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù,
trong đó nguy hiểm nhất là
A. Quân Trung Hoa Dân quốc. B. thực dân Pháp.
C. đế quốc Anh D. phát xít Nhật.
Câu 28: Sau cách mạng tháng Tám, Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc...
A. Đói. B. Yếu. C. Thất bại. D. Nhỏ bé.
Câu 29: Báo Nhân dân trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng vào thời gian nào?
A. Năm 1930 B. Năm 1931 C. Năm 1951 D. Năm
1952
Câu 30: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập năm 1945 là nhà
nước của
A. Công, nông, binh. B. Toàn thể nhân dân.
C. Công nhân và nông dân. D. Công, nông và trí thức
Câu 31: Thuân lợi nào là cơ bản nhất đối với cách mạng Việt Nam sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945?
4
A. Phong trào cách mạng thế giới phát triển sau chiến tranh.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.
C. Cách mạng có Đảng và và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
D. Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ,.
Câu 32: Ngày 6 – 1 – 1946 ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp; thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
C. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến
D. Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Câu 33: Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là
A . Nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo.
B. Thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất.
C. Tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
D. Thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh.
Câu 34: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954, quân ta
tiến công và tiêu diệt địch ở
A. cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
B. các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm.
C. toàn bộ phân khu Trung tâm.
D. toàn bộ phân khu Nam.
Câu 35: Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với
Pháp bản Tạm ước (14-9-1946) vì
A. Muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước.
B. Thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết.
C. Thực dân Pháp dùng sức ép về quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng
thêm.
D. Nhân dân Việt Nam cần thêm thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến
lâu dài với Pháp.
Câu 36: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ
bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương ( 21 - 7 – 1954) là
A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. B. Đảm bảo giành thắng lợi từng
bước.
C. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. D. Không vi phạm chủ quyền dân tộc.
Câu 37: Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào ngày 19 – 12 – 1946?
A. Quân Pháp tấn công Hải Phòng và Lạng Sơn.
B. Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp thất bại.
C. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Quân Pháp tiến hành thảm sát nhân dân Việt Nam ở Hàng Bún (Hà Nội).
Câu 38: Ý nào sau đây không phải là âm mưu của thực dân Pháp khi tiến công lên
Việt Bắc năm 1947
A. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc với cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia.
B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
5
C. Giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn.
D. Triệt phá đường liên lạc của ta.
Câu 39: Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava là
A. phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
B. tấn công chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.
C. phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
D. phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.
Câu 40: Trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương
( 1945 - 1954 ), nội dung nào sau đây không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ
Tatxinhi?
A. Thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
B. Ra sức phát triển nguy quân để xây dựng quân đội quốc gia.
C. Tiến hành chiến tranh tổng lực
D. Thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình - Sơn La).

You might also like