You are on page 1of 4

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM

ĐỀ THAM KHẢO 3 2023


(Đề gồm … trang, 40 câu) Bài thi: KHOA HỌCXÃ HỘI. Họ,
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ tên
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề thí
sinh:
…………………………………………………………………………
Số báo danh:....................................................................................................................

Câu 1. Quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ian ta (tháng 2-1945)?
A. Anh. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Việt Nam.
Câu 2. Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), quốc gia nào sau đây được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc?
A. Liên bang Nga. B. Ca-dắc-xtan. C. Et-tô-ni. D. Môn-đô-va
Câu 3. Sự kiện được xem là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là
A. Cách mạng Libi bùng nổ (1952).
B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962).
C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952)
D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidy (1956)
Câu 4. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây giành độc lập vào năm 1945?
A. Ấn Độ. B. Inđônêxia. C. Ai Cập. D. Iran.
Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), quốc gia nào sau đây đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu”?
A. Anh. B. Trung Quốc. C. Mĩ. D. Cu Ba.
Câu 6. Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Tây Âu từ 1945 đến 1973 là liên minh với
A. Việt Nam. B. Lào.C. Cu ba. D. Mĩ.
Câu 7. Tháng 4 năm 1949, Mĩ và các nước phương Tây đã thành lập tổ chức nào?
A. Hiệp ước Vacsava.
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN).
Câu 8 Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa xuất hiện là hệ quả của
A. Sự ra đời các công ty xuyên quốc gia.
B. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
C. Quá trình thống nhất thị trường thế giới.
D. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 9. Trong cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong
trào Cần vương?
A. Ba Đình. B. Bãi Sậy. C. Hương Khê. D. Yên Thế.
Câu 10. Sự ra đời và hoạt động của Hội Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gắn liền với hoạt động của
A. Phan Châu Trinh. B. Huỳnh Thúc Kháng
C. Nguyễn Tất Thành. D. Phan Bội Châu.
Câu 11. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất của cách mạng Việt
Nam là giai cấp
A. nông dân. B. tiểu tư sản. C. công nhân. D. tư sản dân tộc.
Câu 12. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 - 1930, lực lượng xã hội nào đã tổ chức lễ truy
điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926)?
A. Tư sản. B. Nông dân C. Địa chủ D. Tiểu tư sản.
Câu 13.Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939
A. Tự do, độc lập.
B. Độc lập dân tộc.
C. Tự do, dân sinh, dân chủ.
D. Ruộng đất cho dân cày.
Câu 14. Về kinh tế, các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930 - 1931) đã thực hiện một trong những chính sách
nào sau đây?
A. Xóa bỏ tệ nạn xã hội. B. Xoá nợ cho người nghèo.
C. Thành lập các đội tự vệ đỏ. D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ.
Câu 15. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, quốc gia nào sau đây là lực lượng Đồng minh vào nước ta để giải
giáp quân phát xít Nhật là.
A. Ấn Độ. B. Lào. C. Xinhgapo. D. Anh
Câu 16. Một trong những hướng tiến công chủ yếu của bộ đội chủ lực Việt Nam trong Đông - Xuân (1953 -
1954) là
A. Quảng Trị. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Bắc. D. Nam Tây Nguyên.
Câu 17. Theo kế hoạch Nava, Pháp tập trung 44 tiểu đoàn cơ động ở đâu?
A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Nam Đông Dương.
C. Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Tây Ninh.
Câu 18. Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”(1961 - 1965) quân dân miền Nam đã giành thắng lợi ở trận
A. Điện Biên Phủ. B. Đông Khê. C. Ấp Bắc. D. Khe Lau.
Câu 19. Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm
lược Việt Nam?
A. Chiến dich Việt Bắc.
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Cuộc chiến đấu trong các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 20. Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chọn địa bàn nào
sau đây làm hướng tiến công chủ yếu ?
A. Thanh Hóa. B. Hà Nam. C. Tây Nguyên. D. Quãng Ninh.
Câu 21. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) kết thúc được đánh dấu với thắng lợi của chiến
dịch
A. Việt Bắc. B. Biên giới. C. Điện Biên Phủ. D. Hồ Chí Minh.
Câu 22. Trong giai đoạn 1986-2000 nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Tiến hành đổi mới đất nước toàn diện.
B. Kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
C. Chống lại sự xâm nhập của tập đoàn Khơme đỏ.
D. Chống lại sự tấn công của Trung Quốc ở phía Tây Nam.
Câu 23. Nội dung nào sau đây là kết quả thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) đối với nước Nga?
A. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa tư bản.
C. Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
D. Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại với Mĩ.
Câu 24. Quốc gia nào sau đây phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ
hai(1939-1945)?
A. Pháp. B. Trung Quốc. C. In đô nê xi a. D. Cu ba.
Câu 25. Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” ?
A. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được quyền tự trị.
B. Đây là năm có 27 nước Tây và Nam Phi giành được độc lập.
C. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
D. Đây là tất cả các nước ở châu Phi giành được độc lập.
Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn
1952-1973?
A. Tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc địa.
B. Chi phí đầu tư cho quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).
C. Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại.
D. Vai trò quản lí có hiệu quả của nhà nước đối với nền kinh tế
Câu 27. Sự kiện nào sau đây đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự
giác?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930).
B. Các tổ chức cộng sản ra đời (1929).
C. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925).
D. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời (3-1929).
Câu 28. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nhiệm vụ chiến lược của phong trào dân chủ (1936 - 1939) ở Việt
Nam?
A. Chống chế độ phản động thuộc địa. B. Đòi tự do, cơm áo, hòa bình.
C. Chống phát xít, chống chiến tranh. D. Chống đế quốc và chống phong kiến.
Câu 29. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) quân dân Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn
kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” với thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 30. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) thắng lợi đã
A. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. tạo điều kiện để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
Câu 31. Phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX có đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ còn ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sản.
B. Do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
C. Có hai khuynh hướng chính trị cùng tồn tại song song.
D. Hình thức đấu tranh chủ yếu là bạo lực cách mạng.
Câu 32. Vì sao năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên ?
A. Yếu tố khách quan cho việc thành lập đảng vô sản chưa chín muồi.
B. Những điều kiện thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam chưa đầy đủ.
C. Thanh niên yêu nước Việt Nam chưa tìm ra được con đường cứu nước đúng.
D. Phong trào yêu nước Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
Câu 33. Nguyên nhân cơ bản quyết định tính triệt để của cao trào cách mạng 1930 - 1931 là
A. Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
B. Có hình thức đấu tranh quyết liệt.
C. Quần chúng có ý thức giác ngộ cao.
D. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 34. Nội dung nào sau đây thể hiện tính dân tộc sâu sắc của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
A. Phong trào đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
C. Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa.
D. Hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, triệt để.
Câu 35. Với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của quân
dân Việt Nam có bước phát triển mới là
A. giành được quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B. buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.
C. buộc Pháp phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương.
D. làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc Pháp rút quân về nước.
Câu 36. Sau Hiệp định Pa ri (1973), so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng vì
A. miền Bắc được giải phóng, tăng cường chi viện cho miền Nam.
B. quân Mĩ và quân Đồng minh rút khỏi nước ta.
C. Mĩ không còn viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
D. chính quyền Sài Gòn đã không còn đủ sức lãnh đạo quân đội.
Câu 37. Điểm khác biệt của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1926 - 1929 so với giai đoạn 1919 -
1925 là
A. Mang tính chất chính trị rõ rệt, bắt đầu có sự liên kết thành các phong trào chung.
B. Diễn ra quyết liệt, có quy mô rộng lớn, mục tiêu chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế.
C. Diễn ra quyết liệt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản.
D. Diễn ra quyết liệt với số lượng lớn, tuy vẫn còn lẻ tẻ và tự phát.
Câu 38. Phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 và phong trào giải phóng dân tộc
1939 - 1945 ở Việt Nam đều khẳng định trong thực tiễn
A. sức mạnh của lực lượng chính trị khi được kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang.
B. vai trò tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân của lực lượng vũ trang cách mạng.
C. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày là nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng.
D. khả năng cách mạng to lớn của quần chúng nhân dân khi được tổ chức và giác ngộ.
Câu 39. Sách lược ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong
năm 1946 đã
A. giải quyết được vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng xã hội.
B. giải quyết được những mục tiêu chiến lược cách mạng.
C. phá vỡ thế bị bao vây, cô lập của cách mạng Việt Nam.
D. từng bước loại bỏ bớt thế lực ngoại xâm và nội phản.
Câu 40. Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt
Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Tử khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng.
B. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến.
C. Mang tính chất cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Là các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐA D C B A C C C B A A A B D A C D A C A A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
ĐA C B A A C D C D B D A D B A B B B A C A

You might also like