You are on page 1of 5

PHÒNG GD&ĐT TÂY HỒ ĐỀ KHẢO SÁT THÁNG 5/2021

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Năm học 2020 – 2021


Môn: Lịch sử - Lớp: 9
ĐỀ SỐ 03 Thời gian: 60 phút
Họ và tên: ……………………………………………… SBD: .................... Lớp: …………

1.d 2.c 3.b 4.b 5.b 6.b 7.c 8.c 9.c 10.b 11.a 12.d 13.d 14.a 15.b
16.c 17.a 18.b 19.c 20.b 21.d 22.c 23.c 24.d 25.d 26.c 27.c
28.b 29.d 30.b 31.a 32.d 33.d 35.d 36.b 37.a 38.b 39.d 40.a

Câu 1. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 – 1924) là sự chuẩn bị về:
A. Tổ chức cho sự thành lập Đảng. B. Đường lối cứu nước cho cách mạng Việt Nam.
C. Tư tưởng cho sự thành lập Đảng. D. Chính trị và tư tưởng cho sự thành lập Đảng.
Câu 2. Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
B. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
C. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức liên kết khác trên thế giới.
Câu 3. Lĩnh vực nào được coi là trọng tâm trong đường lối cải cách – mở cửa ở Trung Quốc 1978?
A. Chính trị B. Kinh tế. C. Khoa học – kĩ thuật D. Văn hóa – giáo dục
Câu 4. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
A. Mở ra chiều hướng đề Liên Xô nhanh chóng giải quyết khủng hoảng.
B. Mở ra chiều hướng để giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình.
C. Mở ra chiều hướng Mĩ và Liên Xô phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
D. Mở ra chiều hướng Mĩ tiếp tục vươn lên vị trí siêu cường quốc.
Câu 5. Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau những năm 50 đến năm 2000 là
A. Đều là siêu cường kinh tế của thế giới
B. Đều là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
C. Đều chịu sự cạnh tranh của các nước XHCN
D. đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
Câu 6. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?
A. Mĩ có sức mạnh về quân sự B. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.
C. Mĩ có thế lực về kinh tế D. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước XHCN.
Câu 7. Phong trào dân tộc và dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1928 – 1929 phát triển mạnh mẽ đã
đặt ra yêu cầu gì?
A. Cần có một lãnh tụ lãnh đạo cách mạng
B. Thống nhất các tổ chức yêu nước ở Việt Nam.
C. Cần phải thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam.
D. cần thành lập một lực lượng vũ trang.
Câu 8. Thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được Đảng xác định trong khoảng thời gian nào?
A. Ngay khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh và quân Đồng minh kéo vào nước ta giải giáp quân đội
phát xít.
B. Sau khi quân Đồng minh kéo vào nước ta giải giáp quân đội Nhật
C. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta giải giáp quân
Nhật.
D. Từ khi Nhật đảo chính Pháp, nước ta lúc đó chỉ có một kẻ thù duy nhất là phát xít Nhật.
Câu 9. Nguyên nhân nào không dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chi phí quốc phòng thấp. B. Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài.
C. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.D. Con người được đào tào chu đáo.
Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:
A. Chủ nghĩa Mác – Lenin, phong trào yêu nước, phong trào nông dân.
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước
C. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào yêu nước, phong trào tư sản
D. Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào tư sản
Câu 11: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác?
A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son- Sài Gòn (8/1925)
B. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922)
C. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926)
D. Đấu tranh của công nhân các sở công thương ở Bắc Kì (1922)
Câu 12.Ý nào không phải là nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Có Đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo do Hồ Chí Minh đứng đầu
B. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất
C. Có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm, đúc rút được những bài học kinh nghiệm quý báu
D. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 13. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai?
A. Anh B. Pháp C. Nhật D. Mĩ
Câu 14. Phong trào "chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa" do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Tư sản dân tộc B. Tầng lớp tiểu tư sản C. Tư sản mại bản D. Giai cấp công nhân
Câu 15. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936-1939 là
A. Phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo
B. Mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú
C. Lần đầu tiên công nông đoàn kết đấu tranh
D. Quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để
Câu 16. Phương pháp đấu tranh cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936-1939 là sự kết hợp củahình thức
A. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
B. hợp pháp, bất hợp pháp và đấu tranh chính trị
C. hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai
D. đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và bất hợp pháp
Câu 17. Sự kiện nào được coi là sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957)
B. Đưa người lên thám hiểm sao Hỏa
C. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất
D. Nhà du hành Am-strong đặt chân lên mặt trăng
Câu 18. Vì sao Mĩ La-tinh lại được gọi là "Lục địa bùng cháy" từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Có nhiều núi lửa hoạt độngB. Cao trào đấu trang vũ trang bùng nổ mạnh mẽ
C. Thường xuyên xảy ra cháy rừngD. Có cách mạng Cuba bùng nổ
Câu 19. Biển đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
đến nay?
A. Trở thành các nước công nghiệp mớiB. Lần lượt gia nhập ASEAN
C. Hầu hết các nước đều giành được độc lậpD. Tham gia vào Liên hợp quốc
Câu 20. Mục tiêu của phong trào "vô sản hóa" năm 1928 là
A. tăng số lượng hội viên nhanh chóng
B. truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào yêu nước
C. thúc đẩy phong trào nông dân phát triển theo khuynh hướng vô sản
D. kết hợp giữa phong trào Mác-Lênin với phong trào yêu nước
Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói cuối năm 1944, đầu 1945 là gì?
A. Vụ mùa năm 1945 thất thu do thiên tai
B. Lương thực từ miền Nam không thể vận chuyển ra Bắc
C. Thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy
D. Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, hoa màu để trồng đay, thầu dầu

Câu 22. Khi tham gia vào tổ chức ASEAN, Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào dưới đây?
A. Khó xây dựng nền kinh tế công nghệ cao do không đủ tài nguyên
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch
C. Mất bản sắc dân tộc do hòa tan về văn hóa
D. Mất quyền tự chủ về kinh tế
Câu 23. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân cũB. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
C. Chế độ phân biệt chủng tộcD. Chủ nghĩa khủng bố
Câu 24. Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần hai nhằm mục đích gì?
A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh thứ hai gây ra
B. thúc đấy sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
C. chuẩn bị cho việc tham gia chiến tranh thế giới lần thứ hai
D. bù đắp thiệt hại do chiến tranh thứ nhất gây ra
Câu 25. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" tại Quảng trường Ba Đình
B. Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trên cả nước
C. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời
D. Vua Bảo Đại thoái vị
Câu 26. Năm 1960, ở Châu Phi có sự kiện nổi bật gì?
A. Chế độ A-pac-thai bị xóa bỏ
B. Cộng hòa Ai Cập được thành lập
C. 17 nước Châu Phi dành được độc lập
D. Nen-xơn Man-đê-la làm Tổng thống Nam Phi
Câu 27. Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển mạnh mẽ ở đâu nhất?
A. Hà Tĩnh, Quảng Bình B. Nghệ An, Quảng Bình
C. Nghệ An, Hà Tĩnh D. Thanh Hóa, Nghệ An
Câu 28. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm
gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Nhân nhượng với kẻ thù B. Vừa mềm dẻo vừa cương quyết
C. Cương quyết trong đấu tranh D. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh
Câu 29. Điểm yếu lớn nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đối với Pháp là
A. không có lực lượng hải quânB. mang nặng tính chất phòng thủ
C. số lượng quân lính không nhiềuD. xa hậu phương của Pháp, dễ bị cô lập
Câu 30. Từ sự thất bại của công cuộc ở Liên Xô và thành công của cuộc cải tổ ở Trung Quốc, Việt Nam
có thể rút ra bài học gì?
A. Đổi mới chính sách ngoại giao, nâng cao vai trò của Nhà nước
B. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, duy trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
C. Tập trung cải cách chính trị
D. Đổi mới tư tưởng chính trị, ngoại giao
Câu 31. Vì sao nước ta phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau Đại thắng mùa xuân
năm 1975?
A. Mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau
B. Đảng cần có một cơ quan đại diện quyền lực chung của nhân dân cả nước
C. Nhân dân hai miền mong muốn có một Chính phủ thống nhất
D. Chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
Câu 32. Sự kiện nào đánh dấu việc Pháp chính thức quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng (12/1946)
B. Pháp cho quân đánh chiếm các vị trí quan trọng ở Hải Phòng-Lạng Sơn (11/1946)
C. Pháp tiến hành các hoạt động gây rối ở Hà Nội (12/1946)
D. Quân Pháp đánh vào trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ (23/9/1945)
Câu 33. Vì sao việc kí kết Hiệp định Pari cóý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?
A. Vì các bên đã thừa nhận ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền riêng
B. Vì buộc Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam
C. Vì nhân dân Việt Nam được chính quyền tự quyết về vận mệnh chính trị của mình
D. Vì Mĩ buộc phải rút quân về nước, thay đổi về so sánh lực lượng có lợi cho ta
Câu 34. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau 1954?
A. Đấu tranh chống Mĩ-DiệmB. Hàn gắn vết thương chiến tranh
C. Đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa D. Khôi phục kinh tế
Câu 35. Nhiệm vụ chủ yếu của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía
Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) là gì?
A. Tiêu diệt sinh lực của thực dân PhápB. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
C. Bảo vệ Hà Nội và các vùng đô thịD. Giam chân Pháp ở các đô thị
Câu 36. Nơi tập trung quân lớn nhất của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Na-va là
A. Điện Biên Phủ B. Đồng bằng Bắc Bộ
C. Luông Pha-bang D. Tây Nguyên
Câu 37. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" so với "Chiến tranh đặc
biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. Dùng người Việt đánh người Việt
B. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
C. dùng quân đồng minh của Mĩ đánh người Việt
D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
Câu 38. Việc kí Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) giữa chính phủ ta với chính phủ Pháp đã chứng tỏ điều gì?
A. Ta nhân nhượng để bảo toàn lực lượng
B. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và chính phủ
C. Sự thỏa hiệp của Pháp đối với chính phủ ta
D. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao
Câu 39. Cuộc kháng chiến toàn cuộc chống Pháp bùng nổ là do
A. Pháp chiếm đóng cơ quan Bộ Tài Chính ở Hà Nội, gây ra vụ tàn sát ở Hàng Bún, phố Yên Ninh
B. Pháp khiêu khích, tiến công chính quyền cách mạng ở Hải Phòng, Lạng Sơn
C. Pháp muốn tiến công vào vùng tự do của chính quyền cách mạng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ
D. Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát
Thủ đô cho chúng
Câu 40. Âm mưu cơ bản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là
A. Dùng người Việt đánh người Việt B. Kết thúc chiến tranh nhanh chóng
C. Tiêu diệt lực lượng của ta D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

You might also like