You are on page 1of 8

ĐỀ SỐ 5 (17/5)-9A7

Câu 1. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đối với nền kinh tế Liên Xô
là gì?
A. Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.
B. Nông nghiệp Liên Xô bị tàn phá, ruộng đồng bò hoang.
C. Kinh tế liên Xô lâm vào khủng hoảng.
D. Các nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.
Câu 2. Việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm 1957 có ý nghĩa
A. Đánh dấu bước phát triển của nề khoa học kĩ thuật Xô Viết.
B. Chính tỏ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ
nghĩa.
C. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ
của loài người.
D. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo mở ra kỉ
nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người.
Câu 3. Điều kiện nào đã tạo thuận lợi để các nước Đông Nam Á nổi dậy giành
chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
C. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.
Câu 4. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế độ A- pác- thai
của nhân dân châu Phi là gì?
A. Chủ nghĩa thực dân cũ bị xóa bỏ ở châu Phi.
B. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi- sào huyệt cuối cùng đã bị xóa bỏ sau
hơn ba thế kỉ tồn tại.
C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xóa bỏ ở châu Phi.
D. Hệ thống thuộc địa bị xóa bỏ ở châu Phi.
Câu 5. Năm 1960 đã đi vào lịch sử giải phóng dân tộc ở châu Phi vì?
A. Có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
B. Châu Phi là " lục địa mới trỗi dậy".
C. Tất cả các nước châu Phi được trao trả độc lập.
D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ nhất.
Câu 6. Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đào Nha có ý nghĩa như thế nào?
A. Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
B. Đánh dấu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi tháng lợi hoàn toàn.
C. Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
D. Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ ở châu Phi.
Câu 7. Tình hình nổi bật của châu Á trước chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.
B. Các nước châu Á đề là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
C. Hầu hết các nước châu Á chịu sự bóc lột nô dịch của chủ nghĩa thực dân đế
quốc.
D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đãgiành
được độc lập.
Câu 8. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vụ to lớn nhất
của nhân dân Trung Quốc là gì?
A. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Đầu tư hiện đại hóa quân đội.
C. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hâu, tiến hành công nghiệp hóa, phát
triển kinh tế xã hội.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Câu 9. Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập tại đâu?
A. Băng Cốc (Thái Lan). B. Gia-các-ta(In-đô-nê-xi-a).
C. Ma-li-na(Phi-lip-pin). D. Xin-ga-po.
Câu 10. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là
A. phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các
nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
B. giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên , củng cố sự hợp tác chính trị ,
quân sự , giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.
C. đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
D. liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế , quốc phòng , hợp tác về
văn hóa, giáo dục, y tế.
Câu 11. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau CTTG II
là gì?
A. Những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí và lương thực
B. Có thời gian hòa bình để phát triển sản xuất và buôn bán vũ khí, hàng hóa
cho các nước tham chiến
C. Mĩ ở xa chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát
triển sản xuất, đồng thời thu lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí, hàng
hóa cho các nước tham chiến.
D. Mĩ tham chiến muộn nên không phải chi phí nhiều cho chiến tranh.
Câu 12. Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển và là bài học
kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam ?
A. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
B. Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển.
C. Các công ti năng động có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao, chi phí cho quốc
phòng thấp.
D. Con người được đào tạo chu đáo, áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật.
Câu 13. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất là do
A. Việt Nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt
B. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
C. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên
D. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 14. So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp có điểm mới nào dưới đây?
A. Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.
B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.
C. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
D. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
Câu 15. Sự kiện nào quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt
nhà nước sau Đại thắng Xuân 1975?
A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
B. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Hội nghị hiệp thương của đại biểu hai miền Nam – Bắc.
D. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên.
Câu 16. Nhận xét nào dưới đây là đầy đủ nhất về chuyển biến của giai cấp nông
dân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, bị
áp bức bóc lột nặng nề nên hăng hái đấu tranh.
B. Phát triển nhanh về số lượng trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng,
mâu thuẫn với đế quốc phong kiến tay sai nên hăng hái tham gia cách mạng.
C. Bị phong kiến, thực dân cướp đoạt tư liệu sản xuất, không lối thoát, mâu
thuẫn với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt, là lực lượng to lớn của cách mạng.
D. Bị tước đoạt tư liệu sản xuất, nâu thuẫn với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt
nên kiên quyết đòi lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến.
Câu 17. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát
triển là do
A. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
B. ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuốc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
C. ảnh hưởng của Cách mạng thàng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc.
D. thực dân Pháp bị suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 18. Đặc điếm cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-
1925 là gì?
A. Dễ thoả hiệp với Pháp.
B. Chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.
C. Chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa.
D. Chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế nhưng dễ thoả hiệp với Pháp.
Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ
đấu tranh tự phát sang tự giác?
A. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
B. Phong trào “vô sản hoá”.
C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng(1928).
D. Bãi công của công nhân Ba Son (8-1925).
Câu 20. Các nước đế quốc họp hội nghị Véc- xai sau chiến tranh thế giới thứ nhất
nhằm mục tiêu
A. chia lại thị trường thế giới.
B. thiết lập lại trật tự thế giới mới.
C. bàn kế hoạch đối phó với chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
D. yêu cầu các nước bại trận bồi thường chiến phí.
Câu 21. Nguyễn Ái Quốc đã gửi văn bản nào dưới đây tới Hội nghị Véc- xai
(1919)?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.

B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.


C. Những bài viết in trên báo Người cùng khổ.
D. Tác phẩm Đường cách mạng.
Câu 22. Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
A. Lê- nin. B. Các- Mác. C. Ăng- ghen. D. Mao Trạch
Đông.
Câu 23. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam
trong những năm 1919 đến 1925 là
A. Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam.
B. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về Việt Nam.
C. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam- cách
mạng vô sản.
D. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự thành lập Đảng.
Câu 24. Thời gian 6/1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó
là sự kiện nào?
A. Tham dự đại hội lần thứ IV của Quốc tế cộng sản.
B. Tham dự đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản.
C. Tham dự đại hội lần thứ VI của Quốc tế cộng sản.
D. Tham dự đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản.
Câu 25. Khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) ảnh hưởng đến Việt Nam như
thế nào?
A. Lương thực thiếu trầm trọng, đời sống nhân dân khổ cực.
B. Công nghiệp có bước phát triển.
C. Nông nghiệp và công nghiệp suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá
khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
D. Chỉ tác động đến hoạt động kinh doanh của giai cấp tư sản
Câu 26. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã ảnh hưởng đến phong trào
cách mạng Việt Nam như thế nào?
A. Tinh thần cách mạng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân lên cao.
B. Chỉ có giai cấp nông dân đấu tranh.
C. Phong trào cách mạng Việt Nam tạm lắng.
D. Chỉ có giai cấp công nhân đấu tranh.
Câu 27. Phong trào công nhân và nông dân trong phong trào cách mạng 1930-
1931 diễn ra mạnh nhất ở địa phương nào?
A. Hà Tĩnh, Quảng Bình. B. Thanh Hoá , Nghệ An.
C. Nghệ An, Hà Tĩnh. D. Quảng Bình, Quảng Trị.
Câu 28. Trong những năm 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương
thành lập mặt trận gì?
A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh)
C. Mặt trận Dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Phản đế Đông Dương.
Câu 29. Lực lượng chủ yếu nào tham gia phong trào dân chủ trong những năm
1936-1939?
A. Giai cấp công nhân và nông dân.
B. Không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chính trị.
C. Liên minh tư sản và địa chủ.
D. Binh lính và công nông.
Câu 30. Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào “ Đông Dương đại
hội” trong những năm 1936-1939 nhằm mục đích gì?
A. Chuẩn bị các điều kiện để khởi nghĩa.
B. Thu thập nguyện vọng của dân, chuẩn bị triệu tập Đông Dương đại hội.
C. Thành lập lực lượng vũ trang.
D. Xây dựng lực lượng chính trị.
Câu 31. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, sự kiện nào đã đẩy thực dân
Pháp ở Đông Dương đứng trước những nguy cơ mới? (bài 21/81)
A. Chiến tranh bùng nổ ở châu Á- Thái Bình Dương.
B. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.
C. Phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
D. Quân Phiệt Nhật cho quân tiến sát biên giới Việt- Trung.
Câu 32. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được kí giữa các nước nào dưới
đây?
A. Việt Nam và Pháp. B. Việt Nam và Nhật.
C. Pháp và Nhật. D. Pháp và Nhật.
Câu 33. Nội dung của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương là gì?
A. Pháp phải cung cấp lương thực cho Nhật khi chúng ở Đông Dương.
B. Pháp phải nhường cho Nhật một số tuộc địa ở châu Phi.
C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào
mục đích quân sự.

D. Nhật và Pháp hợp tác về mọi mặt.


Câu 34. Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập tháng 6-1945 gồm các tỉnh nào?
A. Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.
B. Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên.
C. Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
D. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Câu 35. Sự kiện nào đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Thắng lợi trong phong trào cách mạng1930- 1931.
B. Thắng lợi trong phong trào dân chủ 1936- 1939
C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh được thông qua (16/8/1945).
Câu 36. Việc kí kết Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) của Đảng và chính phủ ta với Pháp
chứng tỏ điều gì?
A. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ ta.
B. Sự nhân nhượng của lực lượng cách mạng.
C. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
D. Sự thỏa hiệp của Pháp đối với Chính phủ ta.
Câu 37. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953- 1954 là gì?
A- Tấn công vào những đô thị lớn- trung tâm đầu não của Pháp.
B- Mở những cuộc tiến công chiến lược vào những hướng quan trọng mà địch
tương đối yếu.
C- Tấn công địch ở vùng rừng núi- nơi ta có lợi thế đánh du kích.
D- Tấn công địch ở đồng bằng Nam bộ.
Câu 38. Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến
tranh phá hoại Miền Bắc.
B. Sử dụng cố vẫn Mĩ, vũ phí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng Miền
Nam.
D. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm biến miền Nam Việt Nam thành
căn cứ quân sự của Mĩ.
Câu 39. “Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những
trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ
đại ở thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?
A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
B. Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
C. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
D. Thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 40. Những thành tựu đạt được bước đầu của công cuộc đổi mới giai đoạn
(1986- 1990) thực hiện đường lối đổi mới chứng tỏ điều gì?
A. Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị
có một số đổi mới.
B. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù
hợp.
C. Quan hệ đối ngoại của nước ta mở rộng, phá thế bị bao vây.
D. Đường lối đổi mới phát huy được sức mạnh của nhân dân.

You might also like