You are on page 1of 11

Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919-1930

Hệ thống câu hỏi nhận biết


Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương , thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh
vực nào?
A. Nông nghiệp. B. Khai thác mỏ. C. Giao thông vận tải. D. Thương nghiệp.
Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp nào sau đây có số lượng
tăng nhanh nhất?
A. Nông dân. B. Tư sản dân tộc. C. Địa chủ. D. Công nhân.
Câu 3. Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là
A. bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
B. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
C. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ hai gây ra.
D. để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 4. Giai cấp nào bị phân hóa, sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
A. tiểu tư sản. B. nông dân. C. tư sản. D. công nhân.
Câu 5. Tờ báo do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là báo
A. nhân đạo. B. người cùng khổ. C. đời sống công nhân. D. sự thật.
Câu 6. Đặc điểm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là
A. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào 1 số ngành kinh tế ở Việt Nam
B. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam
C. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào nông nghiệp của Việt Nam
D. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào công nghiệp nhẹ của Việt Nam
Câu 7. Ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1929, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào?
A. Chính sách chia để trị. B. Chính sách "ngu dân".
C. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất. D. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Câu 8. Trong những năm 1919-1925 ở Việt Nam, có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng
thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào?
A. Nông dân. B. Tiểu tư sản. C. Tư sản dân tộc. D. Tư sản mại bản.
Câu 9. Trong những năm 1925- 1930 ở Việt Nam,quá trình phân hóa của Tân Việt Cách mạng Đảng đã dẫn đến sự
thành lập tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D.Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 10. Trong những năm 1925- 1930 ở Việt Nam,có sự ra đời và hoạt động của tổ chức cách mạng nào?
A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D.Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 11. Chủ trương “Vô sản hóa” vào cuối năm 1928 là hoạt động tiêu biểu của tổ chức cách mạng nào?
A. Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Việt Nam quốc dân đảng. D. Hội Phục Việt.
Câu 12. Hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng ở Việt Nam đã chấm dứt sau cuộc khởi nghĩa
A. Thái Nguyên. B. Yên Bái. C. Bắc Sơn. D. Yên Thế.
Câu 13. Tháng 2/1929 tổ chức nào đã tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà nội?
A. Tâm tâm xã. B. Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Tân Việt Cách mạng đảng . D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 14. Bối cảnh nào ở Việt Nam dẫn tới sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?
A. Phong trào dân tộc dân chủ phát triển. B. Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc).
C. Pháp đẩy thực hiện nền kinh tế chỉ huy. D. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại.
Câu 15. Ở Việt Nam trong năm 1929 nội dung nào không thể hiện đúng ý nghĩa sự ra đời 3 tổ chức cộng sản?
A. Là sự phát triển khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc.
B. Là sự chuẩn bị cho sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam.
Gv: Hải Yến
Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

C. Phản ánh sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Câu 16. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam chứng tỏ khuynh hướng cách mạng
A. vô sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam. B. tư sản đang chiếm ưu thế ở việt Nam.
C. phong kiến phát triển mạnh. D. tư sản và vô sản song song tồn tại.
Câu 17. Việt Nam Quốc dân đảng phát động khởi nghĩa Yên Bái (1930) trong bối cảnh nào?
A. Những người lãnh đạo đã có sự chuẩn bị chu đáo. B. Tầng lớp trung gian sẵn sàng tham gia khởi nghĩa
C. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị chu đáo.
D. Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước.
Câu 18. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mẫu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt
Nam là mâu thuẫn
A. dân tộc. B. giai cấp. C. dân tộc và giai cấp. D. giai cấp vô sản và tư sản.
Câu 19. Để tập hợp những người dân thuộc địa đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,tại Pháp Nguyễn Ái Quốc đã
A. thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.B. tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. D. lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
Câu 20. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, Việt Nam có các khuynh hướng cứu nước nào?
A. Phong kiến và tư sản. B. Dân chủ tư sản và vô sản.
C. Phong kiến và vô sản. D. Phong kiến, tư sản và vô sản.
Câu 21. Ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là sự kiện nào ?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh.
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công 1917. D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn hình thành .
Câu 22. Từ 1919 đến 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều vai trò cho cách mạng Việt Nam ngoại trừ
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng.
C. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng và soạn thảo Cương lĩnh chính trị.
D. Lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công.
Câu 22b. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1919-1930 là gì?
A. Đánh đổ phong kiến tay sai. B. Lật đổ chính quyền thực dân.
C. Giành độc lập dân tộc. D. Đem lại ruộng đất cho dân cày.
Câu 23. Nhận xét nào dưới đây không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1919-
1925)?
A. Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. B. Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập đảng.
C. Chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập đảng. D. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 24. Năm 1929 khi phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh thì hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên có sự thay đổi như thế nào?
A. Thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam. B. Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
C. Phân hóa thành hai tổ chức cộng sản. D. Phân hóa thành ba tổ chức cộng sản.
Câu 25. Sự khác nhau biệt giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng khi
thành lập là
A. có tinh thần yêu nước, đánh đuổi đế quốc Pháp. B. đều xuất thân từ nông dân và công nhân.
C. hội viên được chọn lọc, sau đó bồi dưỡng thêm lí luận.
D. phải rèn luyện qua thử thchs mới được kết nạp.
Câu 26. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đến nay gì?
A. Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. B. Giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
C. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
D. Giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp.
Câu 27. Trong thời gian 1919-1930, tăng thuế là một trong những biện pháp của thực dân Pháp nhằm
A. phục vụ chính sách tổng động viên ở Việt Nam. B. thi hành chính sách kinh tế chỉ huy ở Việt Nam.
C. kiểm soát mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương. D. tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.
Câu 28. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929),
Gv: Hải Yến
Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

nền kinh tế Việt Nam


A. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. B. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu.
C. có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp. D. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.
Câu 29. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929),
đưa đến tác động nào vớiViệt Nam ?
A. Làm chuyển biến lớn về mọi mặt. B. củng cố địa vị xã hội của giai cấp công nhân.
C. có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp. D. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp.
Câu 30. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929),
Xã hội Việt Nam
A. tồn tại 2 mẫu thuẫn cơ bản cần giải quyết. B. giai cấp địa chủ giàu lên nhanh chóng.
C. Giai cấp công nhân được hình thành. D. Giai cấp nông nhân được hình thành.
Câu 31. Việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
được đánh dấu bằng sự kiện
A. cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.
D. Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
Câu 32. thực dân Pháp bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong bối cảnh lịch sử như thế
nào ?
A. nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh B. Hệ thống thuộc địa bị thu hẹp
C. các nươc tư bản châu âu chịu hậu quả chiến tranh nặng nề D. Nền kinh tế các nước tư bản ổn định
Câu 33: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của
thế kỷ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về
A. lực lượng cách mạng. B. khuynh hướng chính trị.
C. đối tượng cách mạng. .D mục tiêu trước mắt.
Câu 34: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) khi
A. Thực dân Pháp đang chịu tổn thất của chiến tranh. B. kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
C. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa. D. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
Câu 35. Điểm giống nhau về xu hướng phát triển của phong trào dân tộc dân chủ (1919 – 1925) do giai cấp tư sản
và tiểu tư sản lãnh đạo là
A. theo con đường cách mạng tư sản. B. theo con đường cách mạng vô sản.
C. theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. D. theo con đường cách mạng tư sản dân quyền.
Câu 36.Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), tầng lớp tư sản mại bản trở thành đối tượng của cách
mạng Việt Nam?
A. Quyền lợi gắn với đế quốc. B. Không kiên định
C. Bóc lột công nhân nặng nề. D. Tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng.
Câu 37.Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925, thực chất là
A. quá trình thử nghiệm những công việc thực tế ở phương Tây về giải phóng dân tộc.
B. quá trình tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa đế quốc và nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.
C. quá trình rèn luyện và khảo sát thực tiễn cách mạng của nhiều nước và đúc rút kinh nghiệm.
D. quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho cách mạng Việt Nam.
Câu 37b.Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930, thực chất là
A. quá trình thử nghiệm những công việc thực tế ở phương Tây về giải phóng dân tộc.
B. quá trình tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa đế quốc và nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.
C. quá trình rèn luyện và khảo sát thực tiễn cách mạng của nhiều nước và đúc rút kinh nghiệm.
D. quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 38. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa
A. Chủ nghĩa Mác – lê nin, phong trào công nhân với tư tưởng Hồ Chí Minh
B. Chủ nghĩa Mác – lê nin,tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác – lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phong trào cách mạng,
Gv: Hải Yến
Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

D. Chủ nghĩa Mác – lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Câu 39. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam trong những năm 1925-1930 là
A.sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B.sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
C. sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D. sự tồn tại song song 2 khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản.
Câu 40: Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là
A. phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.
B. khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.
C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
D. khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ kinh nghiệm từ khuynh hướng tư sản
Câu 41. Năm 1924 sau khi đến Quảng Châu-Trung Quốc, hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc là
A. thực hiện phong trào "vô sản hóa". B. thống nhất các tổ chức cộng sản.
C. mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. D. thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 42. Đưa tới sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam là tổ chức cách mạng nào?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Tân Việt cách mạng đảng. D. Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 43: Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế
nào?
A. Chuyển biến về kinh tế dẫn theo những tác động xấu về mặt xã hội.
B. Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến xã hội tích cực.
C. Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về mặt kinh tế.
D. Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
Câu 44: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) có hoạt động nào sau đây?
A. Phát động nhân dân tổng khởi nghĩa. B. Mở các lớp đào tạo cán bộ cách mạng.
C. Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh. D. Phát động khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 45: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919-1930?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Quốc tế Cộng sản được thành lập.
C. Liên minh châu Âu được thành lập. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 46: Trong thời kì 1919-1930, Nguyễn Ái Quốc đã
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. xác định được con đường cứu nước đúng đắn.
C. thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. D. thành lập Nha Bình dân học vụ.
Câu 47: Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động
nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?
A. Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới.
B. Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền cộng sản.
C. Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Xây dựng và phát triển tổ chức cách mạng phù hợp.
Câu 48: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) có tác động nào sau
đây đến Việt Nam?
A. Tạo điều kiện cho giai cấp công nhân ra đời. B. Tạo cơ sở cho khuynh hướng tư sản xuất hiện.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn. D. Cơ cấu giai cấp chuyển biến sâu sắc hơn.
Câu 49: Trong thời kì 1919-1930, Nguyễn Ái Quốc đã
A. thành lập Nha Bình dân học vụ. B. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. D. thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 50: Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động
nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?
A. Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền cộng sản.
B. Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới.
C. Trang bị lí luận cách mạng cho đội ngũ cán bộ nòng cốt
Gv: Hải Yến
Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

D. Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
Hệ thống câu hỏi thông hiểu, vận dụng
Câu 1. Phong trào nào sau đây cùng với phong trào công nhân chuyển sang tự giác, đòi hỏi cần phải có Đảng của
giai cấp vô sản ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Phong trào yêu nước của một bộ phận tiểu tư sản chuyển sang lập trường vô sản
B. Phong trào yêu nước của nông dân chuyển sang lập trường vô sản
C. Phong trào yêu nước của tư sản dân tộc chuyển sang lập trường vô sản
D. Phong trào yêu nước của trung, tiểu địa chủ chuyển sang lập trường vô sản
Câu 2.Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra
biến đổi nào sau đây?
A. Biến đổi tích cực về kinh tế, xã hội. B. Biến đổi tiêu cực về kinh tế, xã hội.
C. Sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới. D. Mâu thuẫn giai cấp từng bước được giải quyết
Câu 3. Vì sao năm 1925 Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam?
A. Pháp tăng cường đàn áp cách mạng. B. Lực lượng cách mạng chưa được giác ngộ đầy đủ.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin chưa được truyền bá rộng rãi. D. Chưa có chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.
Câu 4. Điểm giống nhau cơ bản giữa tổ chức cách mạng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc
dân đảng ở Việt Nam là
A. địa bàn hoạt động. B. nối tiếp truyền thống yêu nước buất khuất của dân tộc VN.
C. khuynh hướng cách mạng. D. phương pháp, hình thức đấu tranh.
Câu 5. Tầng lớp tiểu tư sản tri thức trở thành bộ phận quan trọng của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất, vì
A. Có cuộc sống bấp bênh, bị xô đẩy vào con đường thất nghiệp.
B. Có nguồn gốc từ nông dân nên hăng hái đấu tranh.
C. Có trình độ tri thức, có điều kiện tiếp thu luồng tư tưởng mới.
D. Có trình độ nhưng bị thực dân Pháp chèn ép trong kinh doanh.
Câu 6. Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu
khách quan của lịch sử dân tộc?
A. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực. B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp. D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 7. Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng chấm dứt khi
A. cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại (1930). B. cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ (1930).
C. tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội (1929). D. công bố bản "Chương trình hành động" (1929).
Câu 8. Chủ trương "vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã góp phần
A. thúc đẩy sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
B. lôi kéo tay sai và quân đội Pháp đi theo cách mạng.
C. thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát sang tự giác.
D. thúc đẩy sự phân hóa của Việt Nam quốc dân Đảng.
Câu 9. Nguyên nhân sâu xa dẫn dến sựu thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong
những năm 20 của thế kỷ XX, ở Việt Nam là
A.do những hạn chế về cơ sở, kinh tế xã hội ở Việt Nam. B. do những hạn chế về con đường cách mạng tư sản.
C. do những hạn chế về tổ chức lãnh đạo và đường lối đấu tranh.
D. Đế quốc Pháp còn mạnh và dựa vào vũ khí hiện đại.
Câu 10: Hoạt động yêu nước nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc chứng tỏ Người bước đầu thiết lập mối quan hệ của
cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
A. Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Thành lập nhóm Cộng sản đoàn.
C. Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp.
D. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa .
Câu 11. ở Việt Nam , sựu thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên bái chứng tỏ
A. Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa không phù hợp với lòng dân.
Gv: Hải Yến
Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

B. Giai cấp tư sản Việt Nam chưa chuẩn bị tốt về thực lực.
C. Những bế tắc của khuynh hướng dân chủ tư sản. D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa chọn đúng thời cơ.
Câu 12.Đặc điểm của Phong trào công nhân trong giai đoạn 1926-1929 có gì khác so với giai đoạn 1919-1925?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra rời rạc, lẽ tẻ, chưa thống nhất mục tiêu đấu tranh chung
B. Phong trào đấu tranh diễn ra lẽ tẻ, mang tính chất tự phát, thiếu sự lãnh đạo chung thống nhất
C. phong trào đấu tranh mang tính chất chính trị rõ nét, bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào chung.
D. phong trào đấu tranh của công nhân chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế nên còn mang trình độ tự phát
Câu 13. Vì sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời được coi là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam?
A. Chấm dứt sự khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo.B. Kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp.
C. Là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử. D. Là sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam
Câu 14. Tổ chức Cộng sản do đại biểu các cơ sở cộng sản ở Bắc Kì thành lập vào tháng 6 năm 1929 là
A. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. B. Tân Việt Cách mạng Đảng.
C. Đông Dương Cộng sản Đảng. D. An Nam Cộng sản Đảng.
Câu 15. Từ năm 1917 đến 1930 Nguyễn Aí Quốc đã hoạt động cách mạng ở những nước nào ?
A. Trung Quốc, Liên Xô, Xiêm, Philippin, Pháp, B. Xiêm, Philippin, Pháp,
C. Trung Quốc, Liên Xô, Xiêm, D. Trung Quốc, Liên Xô, Xiêm, Pháp,
Câu 16.Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
B. Triệu tập chủ trì hội nghị, và soạn thảo chính cương vắt tắt, sách lược vắt tắt của Đảng.
C Truyền bá chủ nghĩa mác lênin, trang bị lý luận cách mạng cho cán bộ.
D. Chuẩn bị tư tưởng chính trị, tổ chức và soạn thảo Luận cương chính trị của đảng.
Câu17.Yếu tố nào quyết định tới khuynh hướng cứu nước mới xuất hiện và hoạt động ở Việt Nam( đầu thế kỉ XX
đến 1930)?
A. Những điều kiện kinh tế, xã hội và tư tưởng mới. B. Chính sách vơ vét bóc lột Việt Nam của tư bản Pháp.
C. Những hoạt động tích cực của các sĩ phu yêu nước.
D. Sự bế tắc của khuynh hướng phong kiến và tư sản.
Câu 18.Lịch sử Việt Nam ghi nhận giai cấp nào luôn là lực lượng nòng cốt của mọi phong trào đấu tranh?
A. Công nhân B. Nông dân C. Tiểu tư sản D.Tư sản dân tộc
Câu 19.Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu đã được xuất bản
thành
A. Đường Kách mệnh. B. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp. D . Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 20.Tháng 7 năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên,
Inđônêxia… đã thành lập tổ chức
A. Tâm tâm xã. B. Hội Liên hiệp thuộc địa. C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu 21. Điểm vượt trội trong hoạt động của tiểu tư sản trí thức so với tư sản dân tộc ở nước ta trong những năm
1919 - 1925 là
A.ý thức chính trị khá rõ nét, hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi và thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
B.thành lập được chính đảng của giai cấp tiểu tư sản, có đường lới đấu tranh đúng đắn, khoa học.
C.hình thức đấu tranh phong phú, mục tiêu rõ ràng và kiên trì con đường bạo lực cách mạng.
D.hình thức đấu tranh đơn điệu, mang nặng tính cải lương, thỏa hiệp với chính quyền Pháp.
Câu 22. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecsxai bản
A.yêu sách của nhân dân An Nam B.yêu sách của nhân dân Đông Dương
C.yêu sách của các dân tộc Á Đông D.yêu sách của những người cùng khổ trên thế giới
Câu 23. Trong thời gian 1919-1930, tăng thuế là một trong những biện pháp của thực dân Pháp nhằm
A. phục vụ chính sách tổng động viên ở Việt Nam. B. thi hành chính sách kinh tế chỉ huy ở Việt Nam.
C. kiểm soát mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương. D. tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.
Câu 24. thực dân Pháp bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong bối cảnh lịch sử như thế
nào ?
Gv: Hải Yến
Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

A. nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh B. Hệ thống thuộc địa bị thu hẹp
C. các nươc tư bản châu âu chịu hậu quả chiến tranh nặng nề D. Nền kinh tế các nước tư bản ổn định
Câu 25: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1925 đến 1930 mới hơn so với các nhà sĩ phu yêu
nước đầu thế kỉ XX là
A.đã tập hợp được lực lượng cách mạng. B. đã thành lập được một chính Đảng của giai cấp tiên tiến
C. đã xác định đúng đối tượng cách mạng. D đã quan tâm đến quyền lợi dân tộc.
Câu 26: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) khi
A. đã cơ bản thăm dò được thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam.
B. kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
C. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa. D. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
Câu 27. Điểm giống nhau về xu hướng phát triển của phong trào dân tộc dân chủ (1919 – 1925) do giai cấp tư sản
và tiểu tư sản lãnh đạo là
A. theo con đường cách mạng tư sản. B. theo con đường cách mạng vô sản.
C. theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. D. theo con đường cách mạng tư sản dân quyền.
Câu 28: Trong thời kì 1919-1930, Nguyễn Ái Quốc đã
A. thành lập Nha Bình dân học vụ. B. dự hội nghị quốc tế nông dân tại Liên Xô.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. D. thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 29: Trong thời kì 1920-1930, Nguyễn Ái Quốc đã
A. thành lập Nha Bình dân học vụ. B. Ra đi tìm đường cứu nước.
C. Tham gia học tập tại trường Đại học phương Đông. D. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 30: Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế
nào?
A. Chuyển biến về kinh tế dẫn theo những tác động xấu về mặt xã hội.
B. Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến xã hội tích cực.
C. Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về mặt kinh tế.
D. Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
Câu 31: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) có hoạt động nào sau đây?
A. Phát động nhân dân tổng khởi nghĩa. B. Mở các lớp đào tạo cán bộ cách mạng.
C. Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh. D. Phát động khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 32: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919-1930?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Quốc tế Cộng sản được thành lập.
C. Liên minh châu Âu được thành lập. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 33. Ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1929, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào tác động trực tiếp
tới phong trào dân tộc dân chủ VN?
A. Chính sách chia để trị. B. Chính sách "ngu dân".
C. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất. D. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Câu 34. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX,trên đất nước Việt Nam đã có
biến đổi quan trọng nào sau đây?
A. Công nhân khởi xướng vận động dân chủ. B. biến đổi tích cực về kinh tế , xã hội
C. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. D. biến đổi tiêu cực về kinh tế , xã hội
Câu 35: Nội dung nào sau đây là tiền đề thúc đẩy sự chuyển biến mới của phong trào dân tộc dân chủ VN 1919-
1930?
A. Khuynh hướng cứu nước vô sản truyền vào. B. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 của Pháp.
C. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội. D. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp.
Câu 36. Khuynh hướng cách mạng nào ngày càng chiếm uu thế trong phong tròa dân tộc dân chủ ở Việt Nam
những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Dân tộc cải lương B. Dân chủ tư sản . C. Dân tộc D. Vô sản.
Câu 37. Đặc điểm lớn nhất của giai cấp tư sản VN phong trào yêu nước (1919 – 1925) là gì ?
A. mới chỉ hô hào bằng khẩu hiệu, chưa chủ trương dùng bạo lực.
B. chủ yếu diễn ra ở đô thị, nơi có hoạt động mua bán, trao đổi.
Gv: Hải Yến
Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

C. là phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ, nặng tính cải lương.
D. chưa chú trọng tập hợp lực lượng toàn dân tộc để đánh Pháp.
Câu 38. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX,trên đất nước Việt Nam đã có
biến đổi quan trọng nào sau đây?
A. Biến đổi có tính chất 2 mặt về kinh tế, xã hội. B. biến đổi tích cực về kinh tế , xã hội
C. Mâu thuẫn xã hội từng bước được giải quyết. D. biến đổi tiêu cực về kinh tế , xã hội
Câu 39. Một hạn chế lớn của tổ chức cách mạng Việt Nam Quốc dân đảng 1927-1930 là gì?
A. tổ chức không chặt chẽ. B. không có cơ sở hoạt động
C. xác định đối tượng đấu tranh. D. không thực hiện dùng bạo lực.
Câu 40. Tổ chức chính trị nào sau đây được coi là tổ chức quá độ để tiến lên thành lập Đảng Cộng sản VN?
A. Cộng sản đoàn. B. Tâm tâm xã
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Đông dương cộng sản liên đoàn.
Câu 41. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, tăng nhanh về số lượng và chất lượng là giai cấp
A. công nhân. B. nông dân.
C. tư sản. D. tiểu tư sản.
Câu 42. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam là giai cấp
A. công nhân. B. nông dân.
C. tư sản. D. tiểu tư sản.
Câu 43. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam là do chính sách
A. đầu tư vốn của Pháp. B. Phát triển công nghiệp chế biến.
A. tăng cường đầu tư vào công nghiệp. D. khai thác thuộc địa của Pháp.
Câu 44. Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau cuộc khai thác thuộc địa của Pháp có đặc điểm gì?
A. Chịu hai tầng áp bức bóc lột. B. Chịu ba tầng áp bức bóc lột.
C. Phân hóa thành hai bộ phận. D. Có quyền lợi gắn với Pháp.
Câu 45. Tác động trực tiếp đến xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là yếu tố nào?
A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. B. Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga.
C. Pháp đẩy mạnh đàn áp phong trào đấu tranh. D. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về
nước.
Câu 46. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1919-1930 là gì?
A. Đánh đổ phong kiến tay sai. B. Lật đổ chính quyền thực dân.
C. Giành độc lập dân tộc. D. Đem lại ruộng đất cho dân cày.
Câu 47. Phong trào yêu nước của giai cấp tư sản, tiểu tư sản thất bại (1919-1930) chứng tỏ Độc lập dân tộc
A. gắn liền với vấn đề dân chủ. B. gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. không gắn liền với chủ nghĩa tư bản. D. gắn liền với vấn đề giai cấp.
Câu 48. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

A. công nhân. B. nông dân.
C. tư sản. D. tiểu tư sản.
Câu 49. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là
A. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
B. mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
C. mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai
D. mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dânViệt Nam với phản động tay sai bán nước
Câu 50. Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 ở Việt Nam là gì?
A. Theo khuynh hướng cách mạng vô sản. B. Theo khuynh hướng cách mạng tư sản.
C. Khuynh hướng tư sản đang chiếm ưu thế. D. Theo hai khuynh hướng vô sản và tư sản.
Câu 51. Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929?
A. Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng. B. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo.
C. Xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc. D. Thống nhất về tư tưởng chính trị.
Câu 52. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đến nay gì?
Gv: Hải Yến
Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

A. Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. B. Giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
C. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
D. Giải phóng dân tộc, giải phóng tất cả các giai cấp.
Câu 53. Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời (3-1929) tại Bắc kì đã chứng tỏ điều gì?
A. Sự nhạy bén về chính trị của các hội viên. B. Các tổ chức cộng sản lớn mạnh.
C. khuynh hướng cách mạng tư sản chiếm ưu thế. D. Thống nhất ba tổ chức cộng sản.
Câu 54. Năm 1929 khi phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh thì hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên có sự thay đổi như thế nào?
A. Thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam. B. Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng.
C. Phân hóa thành hai tổ chức cộng sản. D. Phân hóa thành ba tổ chức cộng sản.
Câu 55. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Tân Việt cách mạng đảng.
C. Đông Dương cộng sản đảng. D. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 56. Đánh đuổi giặc pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền là mục tiêu của tổ chức nào?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. B. Tân Việt cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 57. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi trong nội dung nào?
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Luận cương chính trị.
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. D. Mặt trận phản đế Đông Dương.
Câu 58. Nội dung nào không phải là lí do dẫn đến sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929?
A. Phong trào công nhân phát triển mạnh. B. Phong trào yêu nước phát triển mạnh.
C. Sự phân hoá của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. D. Sự suy yếu của Việt Nam quốc dân đảng.
Câu 59. Đâu không phải là yếu tố đưa đến thắng lợi của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản?
A. Đem lại quyền lợi cho dân tộc. B. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. Độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa tư bản. D. Vấn đề ruộng đất cho dân cày.
Câu 60. Cuộc đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX chịu ảnh hưởng của tư tưởng
nào?
A. Chủ nghĩa Tam dân. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. Tư tưởng triết học ánh sáng. D. Tư tưởng duy tân Nhật Bản.
Câu 61. Hậu quả lớn nhất về kinh tế do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là
A. các ngành, các vùng kinh tế phát triển không đều. B. một số ngành kinh tế có nguy cơ bị thui chột.
C. Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.
D. nguồn ngân sách Pháp thu được từ thuế ngày một tăng.
Câu 62. Vì sao tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ ở Việt Nam?
A. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn. B. Là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.
C. Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp các nước.
D. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
Câu 63. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập. B. Phát triển cân đối giữa các ngành.
C. Có bước phát triển và lệ thuộc vào Pháp. D. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc Pháp.
Câu 64. So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929)
của Pháp có điểm mới nào?
A. Đầu tư vốn lớn, tốc độ nhanh, quy mô lớn. B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.
C. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
D. Tăng cường đầu tư vào công nghiệp khai thác mỏ.
D. Là mặt hàng không bị cạnh tranh với công nghiệp chính quốc.
Câu 65. Tác động trực tiếp đến xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là yếu tố nào?
A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. B. Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga.
C. Pháp đẩy mạnh đàn áp phong trào đấu tranh. D. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước.
Câu 66. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam là do chính sách
Gv: Hải Yến
Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

A. đầu tư vốn của Pháp. B. Phát triển công nghiệp chế biến.
A. tăng cường đầu tư vào công nghiệp. D. khai thác thuộc địa của Pháp.
Câu 67. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp. B. Khai thác mỏ.
C. Giao thông vận tải. D. Thương nghiệp.

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ: 1925-1930


Nội dung Hội Việt Nam cách mạng Việt Nam quốc dân Đảng
thanh niên
Thời gian 6/1925 12/1927
Khuynh hướng Vô sản Dân chủ tư sản
Mục đích Tổ chức và lãnh đạo quần -Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua,
chúng đoàn kết chống Pháp thiết lập dân quyền
và tay sai giành độc lập -Tư tưởng: tự do, bình đẳng, bác ái.
- chủ trương: cách mạng bạo lực

Cơ cấu tổ chức Tổng bộ- kì bộ Thiếu chặt chẽ, thiên về ám sát cá nhân
Lực lượng Thanh niên, học sinh, trí Tư sản dân tộc, tri thức, binh lính ng Việt
thức yêu nước trong quân đội Pháp.
Địa bàn Cả nước Bắc kì
Hoạt động -Huấn luyện, đào tạo cán -2/1929: Ám sát trùm mộ phu Ba Danh-
chính bộ, truyền bá lí luận giải Hà nội
phóng dân tộc vào VN - 9/2/1930: Khởi nghĩa Yên Bái
-Thực hiện vô sản hóa
-Xuất bản báo thanh niên và
tp Đường Kách Mệnh.
Vai trò, Ý Tiền thân của Đảng cộng Tiếp nối truyền thống yêu nước.
nghĩa sản VN

Đông Dương
cộng sản đảng

Hội VN CMTN
An Nam ĐẢNG
Cộng sản đảng CỘNG SẢN
VIỆT NAM

Đông Dương
Tân Việt CMĐ cộng sản
Liên đoàn

Gv: Hải Yến


Ôn luyện Sử 2022 Lịch sử Việt Nam 1919-1930

Gv: Hải Yến

You might also like