You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 9
Câu 1. Năm 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Mĩ, Liên Xô, Đức.

C. Mĩ, Liên Xô, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.

Câu . Tổ chức Liên Hợp Quốc có vai trò

A. duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. phân chia thành quả giữa sau chiến tranh.

C. lãnh đạo thế giới chống chủ nghĩa phát xít.

D. chống lại sự bành trướng xâm lược của Mĩ.

Câu 3. Sau Chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược, tập trung phát
triển

A. kinh tế. B. văn hóa. C. quân sự. D. chính trị.

Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta năm 1945, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng vùng Bắc Triều
Tiên?

A. Mĩ. B. Anh. C. Liên Xô. D. Anh, Mĩ.

Câu 5. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, trật thế giới phát triển theo xu hướng

A. đa cực, nhiều trung tâm.

B. một cực do Mĩ đứng đầu.

C. một cực do Liên Xô đứng đầu.

D. hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.

Câu 6. Trong cuộc chiến tranh lạnh (1947 – 1991) do Mỹ khởi xướng chủ yếu là cuộc chạy đua trên lĩnh
vực nào?

A. Kinh tế. B. Quân sự. C. Chính trị. D. Khoa học.

Câu 7. Những năm 40 của thế kỉ XX, quốc gia nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ
hai?

A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Nhật.

Câu 8. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động tiêu cực là

A. tạo ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước.

B. dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.

C. hàng hóa trở nên khan hiếm, đắt đỏ hơn trước.


D. ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, dịch bệnh.

Câu 9. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao
động?

A. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các
ngành dịch vụ tăng lên.

C. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành
dịch vụ giảm dần.

D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành công nghiệp
và dịch vụ tăng lên.

Câu 10. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX có tác động tiêu cực

A. tạo ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước.

B. tạo ra vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn.

C. dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.

D. hàng hóa trở nên khan hiếm, đắt đỏ hơn trước.

Câu 11. Hiện nay, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào lam trọng
điểm?

A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Quân sự. D. Chính trị.

Câu 12. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đã

A. tạo ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước tư bản.

B. dẫn đến nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới.

C. giúp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Câu 13. Thành tựu quan trọng nào của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc
giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

A. Chinh phục vũ trụ. B. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

C. Thông tin liên lạc. D. Tìm ra nguồn năng lượng mới.

Câu 14. Mục đích của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 -
1929) là

A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra. B. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế.

C. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng. D. vơ vét tài nguyen để phục vụ chiến tranh.
Câu 15. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chú
trọng đầu tư vào

A. chế tạo máy. B. khai thác mỏ.

C. công nghiệp hóa chất. D. công nghiệp luyện kim

Câu 16. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với

A. Nông dân. B. Tiểu tư sản. C. Tiểu thương. D. Thợ thủ công.

Câu 17. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện thủ đoạn chính
trị gì để cai trị nhân dân ta?

A. Thực hiện chích sách “chia để trị”.

B. Không cho người Pháp giữ các chức vụ.

C. Cho người Việt nắm giữ các chức vụ quan trọng.

D. Tổ chức bầu cử gian lận để người Pháp nắm quyền.

Câu 18. Vì sao tư bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải?

A. Để phát triển ngành du lịch.

B. Để đáp ứng việc chuyên chở hàng hóa.

C. Để phục vụ nhu cầu đi lại của khác du lịch.

D. Để phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân Việt Nam.

Câu 19. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt
Nam là gì?

A. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.

B. Nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển nhưng vẫn lạc hậu, lệ thuộc Pháp.

C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập, vươn mình thành cường quốc ở Đông Nam Á.

D. Nền kinh tế Việt Nam vô cùng bị lạc hậu, què quặt, bị cột chặt vào kinh tế Pháp.

Câu 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy
ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp nông dân. D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Câu 21. Trong những năm 1919 - 1926, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đã

A. tổ chức và lãnh đạo cuộc bãi công Ba Son.

B. đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.


C. liên tục đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

D. đấu tranh chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn.

Câu 22. Một trong những sự kiện trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động sâu sắc tới
cách mạng Việt Nam là

A. Hội nghị Véc-xai được triệu tập.

B. sự ra đời của các Đảng Cộng sản Đức.

C. tổ chức Quốc tế Cộng sản được thành lập.

D. phong trào giải phóng dân tộc ở Phi diễn ra.

Câu 23. Trong những năm 1919 - 1926, giai cấp tư sản dân tộc đã

A. tổ chức và lãnh đạo cuộc bãi công Ba Son.

B. liên tục đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

C. tổ chức phong trào “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”.

D. đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.

Câu 24. Trong những năm 1925 - 1926, tiểu tư sản trí thức đã tổ chức phong trào đấu tranh

A. kêu gọi “Bài trừ ngoại hóa”. B. đòi tăng lượng, giảm giờ làm.

C. kêu gọi “Chấn hưng nội hóa”. D. mittinh để tang Phan Châu Trinh.

Câu 25. Trong những năm 1925 - 1926, tiểu tư sản trí thức đã tổ chức phong trào đấu tranh

A. kêu gọi “Bài trừ ngoại hóa”. B. đòi tăng lượng, giảm giờ làm.

C. kêu gọi “Chấn hưng nội hóa”. D. đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.

Câu 26. Trong những năm 1919 - 1924, giai cấp công nhân Việt Nam đã

A. tiến hành cuộc bãi công Ba Son. D. tổ chức phong trào “Chấn hưng nội hóa”.

B. mittinh để tang Phan Châu Trinh. C. đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Câu 27. Điểm tích cực trong phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919 -
1925 là

A. khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân

B. lôi cuốn nhân dân đứng lên đấu tranh chống Pháp.

C. tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.

D. tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.

Câu 28. Điểm hạn chế trong phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919 -
1925 là
A. chưa khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân.

B. chưa lôi cuốn nhân dân đứng lên đấu tranh chống Pháp.

C. hoạt động còn mang tính cải lương, sẵn sàng thỏa hiệp.

D. chưa tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.

Câu 29. Phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919-1925) do những giai cấp nào lãnh đạo?

A. Giai cấp tư sản, công nhân. B. Giai cấp nông dân và phong kiến.

C. Tầng lớp tiểu tư sản, nông dân. D. Tầng lớp tiểu tư sản trí thức và tư sản.

Câu 30. Trong những năm 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đâu?

A. Pháp. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Việt Nam.

Câu 31. Sau khi về Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì để đào tạo cán bộ?

A. Thành lập Cộng Sản đoàn. B. Xuất bản Báo Thanh niên.

C. Mở các lớp huấn luyện chính trị. D. Xuất bản cuốn “Đường Kách mệnh”.

Câu 32. Cuốn sách tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu
là:

A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

C. Đời sống công nhân. D. Đường Kách mệnh.

Câu 33. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18/6/1919).

B. Đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. (7/1920)

C. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ.

D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. (1924).

Câu 34. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô (1923 - 1924) có tác dụng gì với cách mạng Việt
Nam sau này?

A. Chuẩn bị về tư tưởng. B. Chuẩn bị về chính trị

C. Chuẩn bị về tổ chức. D. Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chúc.

Câu 35. Tên gọi ban đầu của Tân Việt Cách mạng đảng là gì?

A. Hội Phục Việt. B. Đảng Thanh niên.

C. Việt Nam nghĩa đoàn. D. Hội Hưng Nam.

Câu 36. Thành phần của Tân Việt Cách mạng đảng bao gồm:
A. Tiểu tư sản trí thức. B. Học sinh, sinh viên.

C. Trí thức và tư sản dân tộc. D. Trí thức và thanh niên tiểu tư sản.

Câu 37. Địa bản hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng đảng là ở đâu?

A. Bắc Kì B. Trung Kì C. Nam Kì D. Bắc Kì và Trung Kì.

Câu 38. Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Cường học thư xá B. Nam đồng thư xá

C. Hải quan tùng thư D. Cộng sản đoàn

Câu 39. Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Quân chủ chuyên chế B. Quân chủ lập hiến

C. Cách mạng dân chủ tư sản D. Vô sản

Câu 40. Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng là:

A. Tổ chức các cuộc mit tinh, biểu tình.

B. Thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn – chợ lớn năm 1929.

C. Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930).

D. Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh (9/2/1930).

Câu 41. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu?

A. Hương Cảng

B. Sài Gòn

C. Hà Nội

D. Quảng Châu

Câu 42: Tổ chức tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là
A. Việt Nam Quốc dân Đảng. B. Tân Việt cách mạng Đảng.
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Đảng Lập Hiến.
Câu 43: Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ
chức cộng sản nào?
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng
B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng
C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D. Đông Dương Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng
Câu 44: Đâu là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?
A. Báo Thanh niên. B. Báo Đỏ.
C. Báo Búa liềm. D. Báo Giải phóng.
Câu 45: Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1926-1929?
A. Mang tính thống nhất trong toàn quốc.
B. Đều mang tính chất chính trị rõ nét.
C. Công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập dẫn đầu phong trào yêu nước.
D. Phong trào công nhân thực sự trở thành phong trào tự giác.
Câu 40. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930) là do

A. bị động, chưa có sự chuẩn bị chu đáo. B. Pháp tiến hành khủng bố, đàn áp dã man.

C. không có mục tiêu rõ ràng. D. lực lượng binh lính nhanh chóng đầu hàng.

Câu 41: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu?

A. Sài Gòn.

B. Hương Cảng (Trung Quốc).

C. Mát-xcơ-va. (Nga).

D. Băng Cốc (Thái Lan).

D. làm cho hàng hóa trở nên khan hiếm, đắt đỏ hơn trước.

Câu 42: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng
Việt Nam?
A. Kết thức thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 43: Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:
A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.
B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành
Trung ương Lâm thời.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 44. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là do

A. phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.

B. phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
C. tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.

D. các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.

II. Tự luận

Câu 1. Em hãy so sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với
lớp người đi trước? ( hướng đi, đối tượng, con đường cách mạng).
Câu 2. Em có suy nghĩ gì về vai trò của sự thành lập Đảng (1930) đối với cách mạng
Việt Nam?
Câu 3. Em hãy nhận xét hội nghị thành lập Đảng (1930) có ý nghĩa quan trọng như thế
nào?
Câu 4. Em có nhận xét gì về phong trào công nhân 1919-1925?

You might also like