You are on page 1of 4

ĐỀ 02

Câu 1. Trong thập niên 60 -70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì
A. thành công của cách mạng Cuba. B. sự sụp đổ của chế độ độc tài Batixta.
C. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ. D. giành được độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân cũ.
Câu 2. Mục tiêu khác biệt trong chính sách ngoại giao của Mĩ với Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hợp tác với Liên Xô để bảo vệ hòa bình thế giới.
B. liên kết với Liên Xô trong chiến tranh ở Trung Đông.
C. thực hiện Chiến lược toàn cầu bá chủ thế giới.
D. thống nhất chấm dứt chạy đua vũ trang với Liên Xô vào năm 1973.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật
Bản và các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chi phí cho quốc phòng thấp. B. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
C. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài. D. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
Câu 4. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có sự thay đổi như thế nào?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.
C. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.
D. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
Câu 5. Vì sao tháng 12 – 1989, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A. Do chạy đua vũ trang gây tốn kém. B. Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh.
C. Sự thành công của cách mạng Trung Quốc. D. Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 6. Trước tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển, Việt Nam cần phải
A. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
B. phát triển các nguồn lực ở trong nước.
C. tận dụng kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế.
D. thu hút và sử dụng vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 7. Armstrong là người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên Mặt Trăng vào năm
A. 1959. B. 1969. C. 1979. D. 1989.
Câu 8. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành
A. nước xuất khẩu vũ khí và lương thực số 1 thế giới.
B. nước đầu tiên trên thế giới đưa người đặt chân lên Mặt Trăng.
C. cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới.
D. nước đi đầu thế giới trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
Câu 9. Từ năm 1995, cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên
thế giới?
A. “Cách mạng công nghệ”. B. “Cách mạng chất xám”. C. “Cách mạng xanh”. D. “Cách mạng trắng”.
Câu 10. Từ năm 1955, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào do tổ chức nào lãnh đạo?
A. Đảng Nhân dân Lào. B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Liên minh Việt – Miên – Lào. D. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Câu 11. Đại diện cho Liên Xô tham dự Hội nghị cấp cao ở Ianta là
A. Thủ tướng Xtalin. B. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Xtalin.
C. Tổng thống Xtalin. D. Chủ tịch ủy ban Quân đội Xtalin.
Câu 12. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, khẩu hiệu chính trị xuất hiện trong phong trào đấu tranh của công
nhân và nông dân là
A. “ Người cày có ruộng”. B. “Hiệp thương Tổng tuyển cử”.
C. “Lập chính phủ cộng hoà”. D. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc ! Đả đảo phong kiến”.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ
năm 1919 đến năm 1930?
A. Soạn thảo Luận cương chính trị.
B. Tìm ra con đường cách mạng vô sản.
C. Chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng Việt Nam.
D. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 14. Những giai cấp mới nào ra đời do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
Trang 1/4-Mã đề thi 002
A. Tiểu tư sản, tư sản. B. Công nhân, nông dân, tư sản.
C. Công nhân, tư sản, địa chủ phong kiến. D. Công nhân, tư sản, nông dân, địa chủ phong kiến.
Câu 15. Quân đội Trung Hoa Dân quốc là đội quân tay sai
A. thân Mĩ. B. thân Nhật Bản. C. thân Tây Âu. D. thân Anh.
Câu 16. Trong những năm 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt
của cách mạng Đông Dương là
A. độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
B. đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập.
C. đánh đổ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất.
D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
Câu 17. Năm 1945, Mặt trận Việt Minh đã được mở rộng
A. cả nước. B. Lạng Sơn, Cao Bằng.
C. Căn cứ địa Việt Bắc . D. Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Câu 18. Hình thức giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là
A. từ Tổng khởi nghĩa đến khởi nghĩa từng phần. B. Tổng khởi nghĩa.
C. từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa. D. khởi nghĩa từng phần.
Câu 19. Qua phong trào dân chủ 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được những bài học
A. về vận động quần chúng đấu tranh chính trị.
B. về xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
C. về công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
D. về công tác mặt trận, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Câu 20. Tháng 5 - 1945, Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thống nhất thành
A. Việt Nam giải phóng quân. B. Vệ quốc đoàn.
C. Quân đội quốc gia Việt Nam. D. Quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 21. Nội dung nào không thuộc đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986)?
A. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
B. Phát triển nền kinh tế với hai thành phần nhà nước và tập thể.
C. Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp.
D. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề.
Câu 22. Vấn đề xã hội cần giải quyết trước những hạn chế của công cuộc đổi mới về kinh tế (1986 - 2000) ở
nước ta là
A. xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững mạnh.
B. đẩy mạnh các hoạt động thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
C. phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao mức sống của nhân dân.
D. xây dựng nhà nước pháp quyền, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
Câu 23. Trận mở màn cho chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là
A . Thất Khê. B. Cao Bằng. C. Đông Khê. D. Đình Lập.
Câu 24. Cho các sự kiện sau:
1. Chỉ thị toàn dân kháng chiến. 2. Chiến thắng Việt Bắc.
3. Chiến thắng Biên giới. 4. Hiệp định Sơ bộ.
Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
A. 1, 2, 3, 4. B. 4, 1, 2, 3. C. 4, 1, 3, 2. D. 1, 2, 4, 3.
Câu 25. Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
A. đánh nhanh, thắng nhanh. B. đánh chắc, tiến chắc.
C. đánh du kích . D. đánh lâu dài.
Câu 26. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (1954).
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
Câu 27. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) là
A. sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. B. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trang 2/4-Mã đề thi 002
C. đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân. D. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Câu 28. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), chiến lược “Chiến
tranh Cục bộ” (1965 - 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1975) của Mĩ ở miền Nam Việt
Nam là
A. quy mô và phương tiện chiến tranh. B. vai trò của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. phương tiện chiến tranh và biện pháp thực hiện. D. vai trò của quân Mĩ và phương tiện chiến tranh.
Câu 29. Chủ trương “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất” được Đảng và Chính phủ
quyết định khi
A. miền Bắc được giải phóng. B. miền Nam được giải phóng.
C. đất nước ta hoàn toàn giải phóng. D. đất nước đang trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 30. Vì sao đến giữa năm 1965, Mĩ chuyển sang chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”?
A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản.
B. Chính phủ Mĩ muốn kết thúc nhanh chiến tranh ở Việt Nam.
C. Mĩ sợ Trung Quốc đem quân sang chi viện cho Việt Nam.
D. Chính phủ Mĩ muốn tạo điều kiện mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Câu 31. Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu sau:
“Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân Đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để
giảm (a) trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng (b).”
A. a.xương máu người Việt Nam, b.xương máu người Mĩ. B. a.xác chết, b.người còn sống.
C. a.xương máu người Mĩ, b. xương máu người Việt Nam. D. a.quân đồng minh, b.quân đội Sài Gòn.
Câu 32. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. báo Thanh Niên. B. tác phẩm "Đường Cách Mệnh".
C. Bản án chế độ thực dân Pháp. D. báo Người cùng khổ.
Câu 33. Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã có quyết định
quan trọng gì?
A. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Trung Trung Bộ.
B. Đề ra kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965).
C. Đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
D. Đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc.
Câu 34. Nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước (1954 - 1975) là
A. sự giúp đỡ của các nước tư bản chủ nghĩa. B. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. sự giúp đỡ của Cộng đồng châu Âu (EC). D. sự đoàn kết của nhân dân trong nước.
Câu 35. Ngày 25 - 04 – 1976, đã diễn ra sự kiện nào ở Việt Nam?
A. Hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước.
B. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.
C. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
D. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất.
Câu 36. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông - Xuân cuối năm 1974 đầu năm 1975 là
A. chiến thắng Tây Nguyên.
B. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào.
C. Chiến thắng Đường 14 - Phước Long.
D. Đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ - ngụy Sài Gòn.
Câu 37. Tác dụng của sách lược khi Chính phủ ta nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc là
A. kinh tế có điều kiện phát triển. B. khoa học - kỹ thuật có điều kiện phát triển.
C. quân đội ta thêm trưởng thành. D. ta có hòa bình ở miền Bắc, tập trung đánh Pháp tại Nam Bộ.
Câu 38. Khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam năm 1930 vì
A. đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
B. là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, phù hợp với thực tiễn.
C. khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời.
D. giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
Câu 39. Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng trong giai đoạn 1945 - 1946 là
A. thành lập Chính phủ chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trang 3/4-Mã đề thi 002
B. thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.
C. quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.
D. củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.
Câu 40. Đại hội đại biểu toàn quốc nào của Đảng được đánh giá là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”?
A. Đại hội Đảng lần II (1951). B. Đại hội Đảng lần III (1960).
C. Đại hội Đảng lần IV (1976). D. Đại hội Đảng lần VI (1986).

-------------------------------------------------- HẾT -------------------------------------------------------

Trang 4/4-Mã đề thi 002

You might also like