You are on page 1of 5

ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023

MINH HỌA BGD Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI


ĐỀ V1 Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
(Gồm ….trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Quốc gia nào sau đây là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
A. Liên Xô. B. Ấn Độ. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc.
Câu 2. Những năm 1991-2000, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là ngả về phương Tây
với hi vọng nhận được sự viện trợ về
A. kinh tế. B. văn hóa. C. quân sự. D. khoa học.
Câu 3. Năm 1945, quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á?
A. Ấn Độ. B. Inđônêxia. C. Nam Phi. D. Hà Lan.
Câu 4. Tháng 11 năm 1993, Hiến pháp của Nam Phi được thông qua đã xóa bỏ chế độ
A. quân chủ lập hiến. B. chủ nghĩa thực dân mới.
C. phân biệt chủng tộc (Apácthai). D. chủ nghĩa phát xít.
Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây sở hữu ¾ dự trữ vàng thế giới?
A. Mĩ. B. Lào. C. Anh. D. Cuba.
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mối quan hệ giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô là
A. đối đầu. B. hợp tác. C. đối thoại. D. đồng minh.
Câu 7. Năm 1989, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh do
A. bị suy giảm “thế mạnh” trên nhiều mặt. B. sự hình thành của trật tự “đa cực”.
C. tác động của xu thế toàn cầu hóa. D. sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.
Câu 8. Những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại được khởi đầu
từ
A. Nhật Bản. B. Anh. C. Liên Xô. D. Mĩ.
Câu 9. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo
A. Nhành lúa. B. Tiền phong. C. Thanh niên. D. Nhân dân.
Câu 10. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập
A. Mặt trận Liên Việt. B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Hội Liên hiệp thuộc địa. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 11. Về chính trị, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã thực hiện chính sách
nào sau đây?
A. Thành lập đội tự vệ đỏ. B. Triệt để giảm tô.
C. Đẩy mạnh sản xuất. D. Cải cách ruộng đất.
Câu 12. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-
1941) đã thành lập
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. B. Đông Dương Cộng sản Đảng.
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 13. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc
gia
A. tự do. B. tự trị.
C. quân chủ lập hiến. D. quân chủ chuyên chế.
Câu 14. Khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (1947), Đảng Cộng sản Đông Dương
ra chỉ thị
A. tập trung lực lượng giải phóng miền Nam trước mùa mưa.
B. chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược ở Nam Bộ.
C. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
D. sử dụng bạo lực cách mạng chống chế độ Mĩ-Diệm.
Câu 15. Trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava (1953-1954), Pháp giữ thế phòng ngự chiến
lược ở
A. An Giang. B. Bắc Bộ. C. Bình Thuận. D. Nha Trang.
Câu 16. Trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam (1954-1975), “ấp chiến lược”
được coi như “xương sống” của chiến lược
A. “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). B. “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).
C. “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973). D. “Chiến tranh đơn phương” (1954-
1960).
Câu 17. Ở miền Nam Việt Nam, thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) có ý nghĩa
nào sau đây?
A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam.
B. Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
C. Pháp phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu.
D. Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 18. Khi tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), Mĩ tìm cách thỏa
hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm
A. gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
B. tăng cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và Trung Quốc.
C. bắt tay với Liên Xô đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
D. chuẩn bị cho việc tuyên bố kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh.
Câu 19. Trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch nào của ta có sử dụng
lối đánh “nghi binh”?
A. Tây Nguyên. B. Hồ Chí Minh.
C. Đường 14-Phước Long. D. Huế-Đà Nẵng.
Câu 20. Trong đường lối đổi mới đất nước (tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ
trương thực hiện chính sách đối ngoại
A. hòa bình, trung lập, tích cực. B. tăng cường giao lưu văn hóa.
C. hòa bình, hữu nghị, hợp tác. D. xem trọng hợp tác về kinh tế.
Câu 21. Cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần
vương?
A. Hương Khê. B. Yên Thế. C. Bãi Sậy. D. Ba Đình.
Câu 22. Đầu thế kỉ XX, trào lưu cải cách ở Việt Nam do Phan Châu Trinh khởi xướng thể hiện trên
các lĩnh vực
A. kinh tế, văn hóa, xã hội. B. kinh tế, xã hội, quân sự.
C. kinh tế, quân sự, ngoại giao. D. văn hóa, xã hội, quân sự.
Câu 23. Trong giai đoạn 1952-1973, một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới sự phát
triển của kinh tế Nhật Bản là
A. nhận nguồn viện trợ của Mĩ. B. lợi dụng chiến tranh ở Việt Nam.
C. áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật. D. do tác động của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 24. Sau Chiến chiến tranh thế giới thứ hai, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước Á, Phi và Mĩ Latinh đã
A. hình thành trật tự thế giới mới theo xu hướng “đa cực”.
B. quyết định sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông-Tây.
C. dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế của phe tư bản chủ nghĩa.
D. đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yếu tố nào sau đây dẫn đến sự chuyển biến giai cấp
trong xã hội Việt Nam?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. B. Chính sách bóc lột vơ vét của Pháp
và Nhật Bản.
C. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. D. Các hoạt động của Việt Nam Quốc
dân đảng.
Câu 26. Trong giai đoạn 1936-1939, Đảng cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách
lược là do
A. tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới.
B. tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.
C. Mĩ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông Dương.
D. kinh tế Việt Nam được phục hồi và phát triển mạnh.
Câu 27. Một trong những mục tiêu của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khi
mở chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 12-1953) là
A. buộc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam. B. làm thất bại thủ đoạn lập ấp chiến
lược của Mĩ.
C. buộc Mĩ ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
Câu 28. Chiến thắng nào sau đây của quân và dân miền Nam Việt Nam mở ra khả năng đánh
thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của đế quốc Mĩ?
A. Vạn Tường. B. Phước Long. C. Đông Khê. D. Đồng khởi.
Câu 29. Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới
thứ hai (1939-1945) vì
A. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
B. thực hiện chính sách hòa bình và trung lập.
C. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.
D. tiếp tay cho Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng.
Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)?
A. Mở ra kỉ nguyên mới cho nước Nga.
B. Góp phần làm thay đổi cục diện thế giới.
C. Nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
D. Hình thành nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 31. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, luồng tư tưởng vô sản được tiếp thu dựa trên cơ sở xã
hội nào ở Việt Nam?
A. Sự chuyển biến của các giai cấp. B. Phong trào nông dân phát triển.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ. D. Cơ cấu tài chính Đông Dương thay
đổi.
Câu 32. Những năm 20 của thế kỉ XX, giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò gì trong phong trào
yêu nước?
A. Khởi nghĩa vũ trang để khôi phục nền Cộng hòa.
B. Châm ngòi cho cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ.
C. Lãnh đạo nhân dân tham gia mặt trận dân tộc dân chủ.
D. Vươn lên thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ.
Câu 33. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng
Việt Nam vì đã
A. chấm dứt hoàn toàn sứ mệnh lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.
B. giải quyết sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
C. đưa giai cấp tiểu tư sản lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. mở ra kỉ nguyên mới-độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 34. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì
A. có một chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. chỉ tập trung giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
C. hình thành được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
D. tập trung vào kẻ thù trước mắt là phản động thuộc địa.
Câu 35. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa
phát xít của nhân dân thế giới vì đã
A. xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Việt Nam.
B. lập ra nhà nước công-nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
C. lật đổ nền thống trị của Nhật ở Việt Nam.
D. chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến.
Câu 36. Nội dung nào sau đây là điểm chung của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) ở Việt Nam?
A. Tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Đấu tranh toàn diện với các thế lực ngoại xâm.
C. Nhận được sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 37. Bài học kinh nghiệm quan trọng nào trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 được Đảng
Cộng sản vận dụng, góp phần đảm bảo cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam?
A. Phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo.
B. Luôn kịp thời nắm bắt tình hình thế giới.
C. Linh hoạt kết hợp các biện pháp đấu tranh.
D. Tập hợp lực lượng quốc tế trong một liên minh.
Câu 38. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quan điểm “khoan thư sức
dân” được thể hiện trong chính sách nào sau đây của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa?
A. Quyết định cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô.
B. Tiếp tục công cuộc cải cách giáo dục phổ thông sâu rộng.
C. Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
D. Tuyên dương Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc.
Câu 39. Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của Đảng
Lao động Việt Nam là
A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
B. tạo thời cơ để khởi nghĩa từng phần giành chính quyền.
C. lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.
Câu 40. Một trong những bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 được
Đảng và nhân dân Việt Nam vận dụng vào cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945 là
A. chỉ tập trung giải quyết nhiệm vụ dân chủ. B. xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ
quân.
C. xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. D. lãnh đạo nhân dân đấu tranh hợp pháp.

-------- HẾT --------

You might also like