You are on page 1of 5

ĐỀ SỐ 9

Câu 1. Nước tuyên bố độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á là
A. Việt Nam. B. Lào. C. Inđônêxia. D. Mã Lai.
Câu 2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm là
A. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
B. lấy cải tổ chính trị là trung tâm.
C. lấy xây dựng chính trị - kinh tế làm trung tâm.
D. lấy xây dựng văn hóa – tư tưởng làm trung tâm.
Câu 3. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Cu-ba chính thức giành được thắng lợi hoàn toàn
A. từ sau khi tấn công pháo đài Môn-ca-đa, ngày 26-7-1953.
B. từ khi Phidel Castro thành lập tổ chức cách mạng ở Mê-hi-cô ( 26-7-1955).
C. từ khi Phidel xây dựng vùng căn cứ Xiera Ma-e-xtơ-ra.
D. từ sau khi lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta.
Câu 4. Hãy chọn câu đúng nhất để viết tiếp về Iuri Gagarin: Iuri Gagarin là:
A. Người đầu tiên bay lên sao hỏa
B. Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo
C. Người đầu tiên bay vào vũ trụ
D. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Câu 5. Nước Mĩ có vị trí như thế nào trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
B. Là nơi sản sinh ra các nhà khoa học hàng đầu thế giới.
C. Là quốc gia đi đầu trong mọi phát minh khoa học – kĩ thuật.
D. Là quốc gia đi đầu về khoa học, kĩ thuật và công nghệ trên thế giới.
Câu 6. Tổ chức đầu tiên của sự liên kết khu vực Tây Âu là:
A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu.
B. Cộng đồng than - thép Châu Âu.
C. Cộng đồng Châu Âu.
D. Cộng đồng kinh tế Châu Âu.
Câu 7. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Thi hành chính sách đối ngoại cứng rắn.
C. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
D. Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Châu Á.
Câu 8. Nguyên nhân bùng nổ “Chiến tranh lạnh” là do
A. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
B. do sự phát triển không đồng đều về kinh tế giữa Mĩ và Liên Xô.
C. do Mĩ muốn thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
D. do Liên Xô muốn phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Câu 9. Một trong những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới của cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật là
A. hệ thống máy tự động. B. phát sóng vô tuyến.
C. máy bay siêu âm. D. chất pô-li-me.
Câu 10. Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ là
A. Đảng Quốc Đại. C. Đảng Cộng sản. B. Đảng Dân tộc D. Đảng Tự do.
Câu 11. Một trong những nhiệm vụ của Liên hợp quốc là
A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
C. duy trì hoà bình an ninh thế giới.
D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
Câu 12. Nội dung nào không phải quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta ?
A. Thống nhất phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Hình thành đồng minh chống phát xít.
D. Thoả thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.
Câu 13. Tại sao từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của TK XX, Mĩ La Tinh được ví như
là một “lục địa bùng cháy”?
A. Vì ở đây diễn ra nhiều phong trào dân chủ.
B. Vì ở đây bùng nổ một cao trào đấu tranh giành độc lập mạnh mẽ.
C. Vì nền kinh tế ở đây phát triển mạnh.
D. Vì ở đây diễn ra phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ
Câu 14. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt
Nam bị phân hoá thành:
A. Hai giai cấp: tư bản và công nhân
B. Ba giai cấp:địa chủ, tư sản và công nhân
C. Bốn giai cấp: địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư bản và tiểu tư sản.
D. Năm giai cấp và tầng lớp: địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 15. Tại sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp lại chủ yếu đầu tư
vào đồn điền trồng cao su và khai mỏ?
A. Vì hai mặt hàng dễ khai thác.
B. Vì hai mặt hàng không tốn kém, vốn ít.
C. Vì hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.
D. Vì hai mặt hàng vốn ít, thu lợi nhuận cao và nhanh.
Câu 16. Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã chuyển sang con đường đấu tranh
tự giác là
A. cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).
B. cuộc bãi công của công nhân Bắc Kỳ (1922).
C. cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son Sài Gòn (8/1925).
D. cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
Câu 17. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng cộng sản Đông Dương xác định
giai cấp lãnh đạo cách mạng là
A. nông dân. B. công nhân. C. tư sản dân tộc. D. tiểu tư sản trí thức.
Câu 18. Vai trò to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920
đến năm 1930 là
A. tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
B. sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam.
C. đưa ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
D. đưa cách mạng Việt Nam thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 19. Sự kiện nào có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất?
A. Sự thiết lập của một trật tự thế giới mới.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
C. Nước Pháp tham dự Hội nghị Vécxai.
D. Phe Hiệp ước thắng trận trong chiến tranh.
Câu 20. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” trở
chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 21. Khó khăn lớn nhất của Pháp ở Điện Biên Phủ là
A. dễ bị bao vây và cô lập. B. không có đường tiếp tế. C. lực lượng ít. D.
xa Hà Nội.
Câu 22. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ
A. sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù.
B. đường lối chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng ta.
C. sự thoả hiệp của Đảng và Chính phủ ta.
D. sự non yếu trong lãnh đạo của ta.
Câu 23. Nội dung cơ bản trong bước thứ nhất của Kế hoạch quân sự Nava là
A. chủ động tấn công chiến trường Bắc Bộ.
B. giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ.
C. tấn công chủ yếu vào Đông Nam Bộ.
D. bình định chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu 24. Sự kiện nào khẳng định biện pháp đấu tranh bằng con đường hoà bình ở Việt Nam
không còn nữa?
A. Hiệp định Sơ bộ được kí kết (6/3/1946).
B. Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
C. Tạm ước Việt –Pháp được kí kết (14/9/1946).
D. Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết (28/2/1946).
Câu 25. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” (1961-1965) và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1973) của
Mĩ?
A. Phương tiện chiến tranh. B. Kết cục chiến tranh. C. Bản chất chiến tranh. D. Quy
mô chiến tranh.
Câu 26. Cuộc đấu tranh nhân ngày 1/5/1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Đã lật đổ được chính quyền thực dân ở một số nơi.
B. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế lao động.
C. Lần đầu tiên công nhân và nông dân đoàn kết liên minh với nhau.
D. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.
Câu 27. Những tỉnh lị giành chính quyền đầu tiên trong cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh.
B. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Ninh.
C. Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.
D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Câu 28. Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những
ngày đầu Toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946 đầu năm 1947?
A. Cứu quốc quân. B. Trung đoàn Thủ đô.
C. Việt Nam Giải phóng quân. D. Dân quân du kích.
Câu 29. Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo trình tự thời gian: 1. Nhật Bản đầu hàng Đồng
minh không điều kiện; 2. Quân Nhật vượt biên giới Việt - Trung tiến vào miền Bắc Việt
Nam; 3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
A. 2, 3, 1. B. 1, 2, 3. C. 3, 2, 1. D. 1, 3, 2.
Câu 30. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới
đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A. Đại địa chủ và tư sản mại bản. B. Tư sản và địa chủ.
C. Trung địa chủ và tư sản mại bản. D. Tư sản dân tộc và tiểu
địa chủ.
Câu 31. Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam
đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?
A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.
B. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 32. Điều gì khiến Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc lần thứ nhất?
A. Thất bại trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
B. Thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.
D. Bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1968.
Câu 33. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) được kết thúc bằng sự kiện
nào?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
C. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.
D. Các cuộc tiến công chiến lược trong đông - xuân 1953 - 1954.
Câu 34. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ (…) để hoàn thành đoạn tư liệu sau:
“Cuộc Tiến công chiến lược năm (1)……… đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc (2)………. tuyên bố (3)……………… trở lại chiến
tranh xâm lược Việt Nam.
A. (1) 1972, (2) Mĩ, (3) “Mĩ hóa”.
B. (1) 1973, (2) ngụy quyền Sài Gòn, (3) “phi Mĩ hóa”.
C. (1) 1972 , (2) quân đội Sài Gòn, (3) “Mĩ hóa” .
D. (1) 1973, (2) quân Đồng Minh, (3) “phi Mĩ hóa”.
Câu 35. Ở Việt Nam, Nam đồng thư xã - một nhà xuất bản tiến bộ - là cơ sở đầu tiên của
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Hội Phục Việt.
Câu 36. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960) đã xác định cách mạng
miền Nam có vai trò như thế nào?
A. Có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
C. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
D. Có vai trò chủ chốt để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
Câu 37. Ý nghĩa to lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) là
A. đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công.
B. mở rộng vùng giải phóng.
C. đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, buộc Mĩ phải thực hiện
cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 38. Qua phong trào dân chủ 1936 – 1939, ĐCSĐD tích lũy được những bài học
A. Về vận động quần chúng đấu tranh.
B. Về xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
C. Về công tác mặt trận
D. Về công tác mặt trận, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Câu 39. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và khuynh
hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
C. sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D. sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác
- Lênin.
Câu 40. Điểm mới căn bản giữa Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 của
BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là:
A. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống để quốc.
B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

ĐÁP ÁN - MÃ ĐỀ 001
1 C 11 C 21 A 31 D
2 A 12 C 22 A 32 A
3 D 13 B 23 B 33 C
4 C 14 D 24 B 34 A
5 A 15 C 25 D 35 A
6 B 16 C 26 B 36 C
7 A 17 B 27 D 37 A
8 A 18 A 28 B 38 D
9 A 19 B 29 A 39 A
10 A 20 B 30 A 40 C

You might also like