You are on page 1of 7

ĐỀ 5 MÔN LỊCH SỬ

(Đề thi có 8 trang) Thời gian làm bài:50phút

Câu 1. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.
D. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
Câu 2. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là
A. cách mạng tư sản.
B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 3. Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến nhà Nguyễn lâm vào tình trạng
A. phát triển nhanh chóng.
B. khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
C. ổn định và phát triển.
D. có nền công thương nghiệp phát triển.
Câu 4. Sắp xếp theo trình tự thời gian các hiệp ước mà triều đình Huế đã kí với Pháp
1. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
2. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Hác- măng.
3. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
4. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
A. 1,3,4,2. B. 1,2,3,4. C. 1,4.2, 3. D. 1,3,2,4.
Câu 5. Đội ngũ công nhân Việt Nam hình thành cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, có nguồn gốc chủ yếu từ
A. những địa chủ vừa và nhỏ bị phá sản.
B. dân nghèo thành thị.
C. nông dân bị tước ruộng đất.
D. tiểu tư sản bị phá sản.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng chuyển biến xã hội Việt Nam dưới tác động cuộc khai thác lần thứ nhất của thực
dân Pháp?
A. Cơ cấu xã hội không thay đổi, hai giai cấp cơ bản vẫn là nông dân và địa chủ.
B. Một bộ phận nông dân bị mất đất phải bán sức lao động và trở thành công nhân.
C. Cơ cấu xã hội biến đổi, bên cạnh hai giai cấp cũ, xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới.
D. Đời sống của các tầng lớp giai cấp rất khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Câu 7. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ
A. Nga, Pháp.
B. các nước Đông Nam Á.
C. Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Nhật Bản, Trung Quốc.
Câu 8. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn từ 1911-1918 nhằm mục đích
A. giúp đất nước phát triển kinh tế.
B. tạo cơ sở xác định con đường cứu nước đúng đắn.
C. mở rộng quan hệ giao lưu với nước ngoài.
D. tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động khắp thế giới.
Câu 9. Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Đại hội đồng.
B. Hội đồng Bảo an.
C. Ban Thư kí.
D. Tòa án quốc tế.
Câu 10. Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích là
A. sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức .
C. tiêu diệt tận gốc chủ nghía phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
D. quân Đồng minh nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của quân phiệt Nhật.
Câu 11. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ
với các nước ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. châu Mĩ.
Câu 12. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.
C. Sự ra đời của khối ASEAN.
D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
Câu 13. N.Manđêla có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. người tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai.
B. người lãnh đạo đấu tranh chống chế độ Apacthai.
C. người lãnh đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai.
D. người cùng với nhân dân tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai.
Câu 14. Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?
A. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới.
B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
Câu 15. Mục tiêu của tổ chức Liên minh Châu Âu (EU) khác với tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) điểm nào?
A. Liên kết về kinh tế và quân sự.
B. Liên kết về tiền tệ và chính trị.
C. Liên kết về kinh tế - chính trị.
D. Liên kết về kinh tế văn hóa.
Câu 16. Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng vào lĩnh vực kinh
tế hiện nay là
A. hợp tác và phát triển.
B. hợp tác với các nước trong khu vực.
C. hợp tác với các nước châu Âu.
D. hợp tác với các nước đang phát triển.
Câu 17. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã giải quyết được những vấn đề gì khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt?
A. Cải tiến phương tiện sản xuất.
B. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.
C. Tìm ra các nguồn năng lượng mới.
D. Đẩy mạnh tự động hóa trong sản xuất.
Câu 18. Thách thức lớn nhất của xu thế toàn cầu hóa mà Việt Nam phải đối mặt là gì?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.
B. Trình độ của người lao động còn thấp.
C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.
D. Trình độ quản lí còn thấp.
Câu 19. Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là
A. để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
B. bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
C. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
D. để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 20. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định đường lối chiến lược
của cách mạng Việt Nam là
A. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
B. thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
C. đánh đổ bọn địa chủ phong kiến, thổ địa cách mạng.
D. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Câu 21. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Việt Nam cuối năm 1929 khẳng định bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam vì
A. chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành được ưu thế trong phong trào dân tộc.
B. từ đây liên minh công - nông được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
C. thúc đẩy phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, tiểu thương phát triển.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng.
Câu 22. "Chính cương vắn tắt", " Sách lược vắn tắt" do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được coi là "Cương lĩnh chính trị" đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam vì
A. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và nông dân.
B. đáp ứng được nguyện vọng dân tộc Việt Nam.
C. đề ra đường lối kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
D. xác định mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Câu 23. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) thực dân Pháp đã làm gì?
A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.
B. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.
C. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương
D. Vừa bóc lột ở chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa.
Câu 24. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
B. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng
C. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩaYên Bái.
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột đối với nông dân.
Câu 25. Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm1945 là gì?
A. Liên minh công-nông vững chắc.
B. Phát xít Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của Đông Dương đã gục ngã.
C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân.
Câu 26. Đâu không phải là chính sách về kinh tế của Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?
A. Cải cách ruộng đất.
B. Xóa nợ cho người nghèo.
C. Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế muối.
D. Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
Câu 27. Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực chính của cách mạng là
A. giai cấp công nhân, nông dân.
B. giai cấp công nhân, nông dân, tri thức.
C. giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. giai cấp công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
Câu 28. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật-Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong văn kiện nào dưới
đây?
A. Văn kiện Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 17-8-1945).
B. Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3-1945).
C. Văn kiện Hội nghị toàn quốc của Đảng (14 15-8-1945).
D. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9-3-1945).
Câu 29. Hội nghị Trung ương Đảng 11-1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì
A. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. đặt vấn đề dân tộc cho toàn cõi Đông Dương.
C. giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật.
Câu 30. Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc vào năm 1947, Đảng ta đã có chỉ thị.
A. “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. “phải phòng ngự trước, tiến công sau”.
C. “ phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của giặc Pháp”.
D. “ phải thực hiện tiến công chiến lược lên biên giới”.
Câu 31. Chiến thắng nào của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) được chủ tịch Hồ Chí
Minh đánh giá là “cái móc chói lọi bằng vàng của lịch sử”?
A. Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Việt Bắc- Thu Đông năm 1947.
C. Biên giới Thu- Đông năm 1950.
D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
Câu 32. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông
Dương (21/7/1954) là
A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C. đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. không vi phạm chủ quyền quốc gia.
Câu 33. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954) của Đảng là
A. toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 34. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa I (06/01/1946) khẳng định
A. đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, thử thách.
B. tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.
C. sức mạnh của dân tộc.
D. thể hiện tinh thần yêu nước và khối đoàn kết toàn dân.
Câu 35. Từ sau chiến thắng Biên giới thu-đông (1950) đến trước đông-xuân (1953-1954), hậu phương kháng chiến của ta phát triển về
mọi mặt. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Việt Nam?
A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính.
B. Tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiếm của ta đến thắng lợi hoàn toàn.
C. Tạo bước ngoặt cùa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Là sự đồng tình của nhân dân trong cuộc kháng chiến.
Câu 36. Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc hoàn toàn giải phóng?
A. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng. B. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội.
C. Quân ta tiếp quản Thủ đô. D. Giải phóng thủ đô Hà Nội.
Câu 37. Qua đợt cải cách ruộng đất 1954-1956, miền Bắc đã thực hiện khẩu hiệu
A. Tấc đất tấc vàng. B. Người cày có ruộng.
C. Tăng gia sản xuất. D. Không bỏ ruộng đất hoang.
Câu 38. Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) với đại hội lần thứ II (2-1951) là gì?
A. Thông qua các báo cáo chính trị.
B. Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng.
C. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
D. Thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Câu 39. Chiến thắng mở đầu của quân và dân ta chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ là
A. Chiến thắng Bình Giã. B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Ba Gia. D. Chiến thắng Đồng Xoài.
Câu 40. Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa’’ trở lại chiến tranh xâm lược ?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không’’ năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
-----HẾT-----

You might also like