You are on page 1of 10

ĐỀ KHẢO SÁT SỐ 5

Câu 1. Chiến thắng Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô có ý nghĩa như thế nào trong Chiến tranh thế
giới thứ hai?
A. Đánh bại hoàn toàn phát xít Đức ở Liên Xô.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.
D. Làm phá sản “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức.
Câu 2. Sự kiện nào dưới đây trong Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động tích cực đến cách mạng
Việt Nam?
A. Nước Pháp bị phát xít Đức thôn tính (9/1940).
B. Mĩ tham gia chống các nước phát xít (12/1941).
C. Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương (9/1941).
D. Quân Nhật tiến hành đảo chính Pháp (3/1945).
Câu 3. Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là không đúng?
A. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX.
B. Đây là cuộc cách mạng đã làm cho chủ nghĩa xã hội được thực hiện thành công ở nước Nga.
C. Đây là cuộc cách mạng làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành hiện thực và truyền bá rộng rãi.
D. Đây là cuộc cách mạng đã cổ vũ và chỉ ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Câu 4. Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Tháng hai và cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là
về
A. phương pháp đấu tranh. B. tính chất cách mạng.
C. lãnh đạo cách mạng. D. lực lượng cách mạng.
Câu 5. Sau khi thất bại trong việc tấn công Đà Nẵng, đầu năm 1859, Pháp chọn địa điểm nào để tiếp
tục công cuộc xâm lược Việt Nam?
A. Gia Định. B. Hà Nội. C. Hải Phòng. D. Vĩnh Long.
Câu 6. Cả hai chiến thắng Cầu Giấy của nhân dân Hà Nội (1873 và 1883) đều có điểm chung là
A. Buộc Pháp phải đầu hàng. B. Thu được nhiều vũ khí của Pháp.
C. Tướng giặc bị tử trận. D. Do triều đình lãnh đạo.
Câu 7. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX vì
A. tồn tại lâu nhất, có phương thức tác chiến linh hoạt.
B. được sự ủng hộ của nhân dân, chế tạo được súng trường.
C. làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
D. có quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ, lập được nhiều chiến công.
Câu 8. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) có điểm chung nào
sau đây?
A. Sử dụng hiệu quả lối đánh du kích.
B. Tổ chức lực lượng nghĩa quân thành 15 quân thứ.
C. Xây dựng căn cứ chính ở đồng bằng.
D. Phạm vi hoạt động chủ yếu ở 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
Câu 9. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của tư bản Pháp ở Việt Nam đã đưa tới sự
ra đời của lực lượng xã hội nào?
A. Nông dân. B. Công nhân. C. Địa chủ. D. Sĩ phu.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước
theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914).
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở Nga (1905 1907).
C. Những tư tưởng cải cách và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911).
D. Thành công của Nhật Bản trong cuộc Duy tân cuối thế kỉ XIX.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về phong trào yêu nước theo khuynh hưởng dân chủ tư
sản ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1914?
A. Do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.
B. Diễn ra với hai xu hướng bạo động và cải cách.
C. Do một bộ phận sĩ phu tư sản hóa lãnh đạo.
D. Cổ vũ tinh thần yêu nước trong nhân dân.
Câu 12. Trong hoạt động yêu nước đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh đã phản đối
A. cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
B. mở trường dạy chữ Quốc ngữ và các môn học mới.
C. tiến hành bạo động vũ trang chống thực dân Pháp.
D. vận động cải cách trang phục và lối sống.
Câu 13. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), vùng Tây Đức, Tây Âu, phía Nam bán đảo
Triều Tiên sẽ do quân đội nước nào chiếm đóng?
A. Anh và Pháp. B. Liên Xô và Trung Quốc.
C. Mĩ, Anh và Pháp. D. Anh, Pháp và Trung Quốc.
Câu 14. Mục đích cao nhất của tổ chức Liên hợp quốc nêu trong Hiến chương (1945) là gì?
A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết dân tộc.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh.
Câu 15. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-
Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
A. Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị.
C. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau.
Câu 16. Sự thay đổi nào dưới đây sau Chiến tranh thế giới thứ hai không được các tư bản mong
muốn?
A. Cách chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, chấu Á.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
C. Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở nước Đức.
D. Việc phân chia ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
Câu 17. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) có ý nghĩa gì?
A. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ. B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. Phá vỡ âm mưu chống phá của phương Tây. D. Giúp các nước thuộc địa chống lại đế quốc.
Câu 18. Bức tranh chung của Liên bang Nga từ năm 1996 đến năm 2000 như thế nào?
A. Kinh tế phục hồi, phát triển, tình hình chính trị không ổn định kéo dài.
B. Kinh tế phục hổi, phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.
C. Chính trị - xã hội ổn định nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng âm.
D. Đã khôi phục vị thế cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Câu 19. Một trong những minh chứng về việc Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới (từ năm
1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là
A. tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng ở các nước.
B. đối đầu trực tiếp với các cường quốc phương Tây.
C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. giúp đỡ các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây là chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập?
A. Quan hệ chặt chẽ với Mĩ. B. Hoà bình, trung lập tích cực.
C. Đẩy mạnh quan hệ với Liên Xô. D. Ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 21. “Lục địa mới trỗi dậy” là cụm từ dùng để phản ánh phong trào giải phóng dân tộc ở
A. châu Á. B. khu vực Đông Nam Á. C. châu Phi. D. khu vực Mĩ Latinh.
Câu 22. Tình hình chung của các nước châu Á trong nửa sau thế kỉ XX như thế nào?
A. Sau khi giành độc lập, xây dựng đất nước đạt được nhiều thành tựu.
B. Phát triển thần kì, trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ và Tây Âu.
C. Trở thành thị trường phát triển năng động hàng đầu thế giới.
D. Tiếp tục diễn ra các xung đột quân sự kéo dài ở các khu vực.
Câu 23. “Kế hoạch Mácsan” của Mĩ nhằm giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế những năm đầu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai còn được gọi là
A. Kế hoạch hợp tác kinh tế Mĩ - Âu. B. Kế hoạch chinh phục châu Âu.
C. Kế hoạch chi phối châu Âu. D. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
Câu 24. Trong thập kỉ 90 thế kỉ XX, với chiến lược "Cam kết và mở rộng" Mĩ coi trọng việc tăng
cường
A. ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển sản xuất.
B. hợp tác về kĩ thuật với các nước đồng minh để phát triển kinh tế.
C. khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
D. trợ giúp nền kinh tế các nước tư bản đồng minh phát triển.
Câu 25. Ý nào dưới đây không phải nét tương đồng trong chính sách phục hồi đất nước của Nhật Bản
và Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhận được viện trợ của Mĩ và trở thành đồng minh của Mĩ.
B. Chính phủ tiến hành nhiều cải cách dân chủ.
C. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi.
D. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 26. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm đầu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao.
B. tăng cường hợp tác, liên minh với các nước châu Á.
C. chú trọng phát triển mối quan hệ với Liên Xô.
D. quay lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.
Câu 27. Sau Chiến tranh lạnh, các nước tập trung vào phát triển lĩnh vực nào để xây dựng sức mạnh
thực sự của quốc gia?
A. Quân sự. B. Chính trị. C. Kinh tế. D. Văn hóa.
Câu 28. Mĩ thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nhằm mục đích
A. hình thành liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu.
B. chạy đua vũ trang, chuẩn bị gây chiến với Liên Xô và Đông Âu.
C. tạo ra đối trọng với tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D. Khống chế, chi phối các nước tư bản ở châu Âu và châu Á.
Câu 29. Quan hệ quốc tế sau năm 1945 được mở rộng và đa dạng do nguyên nhân nào?
A. Mĩ - Nhật Bản - Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn.
B. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh tham gia vào hoạt động chính trị quốc tế.
C. Sự hình thành, xói mòn, sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
D. Sự ra đời và phát triển của Liên minh châu Âu.
Câu 30. Một hệ quả quan trọng, tất yếu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX

A. thay đổi lớn về cơ cấu dân cư. B. nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. thúc đẩy cải cách kinh tế, xã hội. D. dẫn đến xu thế toàn cầu hóa.
Câu 31. Ý nào dưới đây được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa mang lại?
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, liên kết khu vực diễn ra.
B. Thế giới chuyển dần từ quan hệ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, cùng phát triển.
C. Thu hút nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.
D. Thế giới không còn diễn ra sự phân biệt chủng tộc, xung đột giữa các nền văn hóa.
Câu 32. Để thích ứng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam và các nước trên thế giới phải
A. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
C. khai thác tốt nguồn vốn đầu tư và kĩ thuật tiên tiến.
D. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
Câu 33. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam, những giai cấp
xã hội mới nào ra đời?
A. Công nhân, tư sản. B. Công nhân, tiểu tư sản.
C. Tư sản, tiểu tư sản. D. Công nhân, nông dân.
Câu 34. Yếu tố mới tạo nên ưu thế của giai cấp công nhân trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. có quan hệ gắn bó với nông dân. B. chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột.
C. ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sản. D. phát triển nhanh về số lượng.
Câu 35. Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái
Quốc?
A. Mở lớp đào tạo cán bộ, ra báo Thanh niên. B. Cử cán bộ về nước hoạt động.
C. Thực hiện phong trào “vô sản hóa”. D. Lãnh đạo công nhân đấu tranh.
Câu 36. Hoạt động nào có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam
từ cuối năm 1928?
A. Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Xiêm.
B. Phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C. Xuất bản báo “Thanh niên” và tác phẩm “Đường Kách mệnh”.
D. Nguyễn Ái Quốc mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng tại Quảng Châu.
Câu 37. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929), về
cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu vì lí do gì sau đây?
A. Pháp hạn chế đầu tư vốn vào ngành nông nghiệp.
B. Phương thức sản xuất tư bản chưa được Pháp du nhập.
C. Pháp không đầu tư vốn, nhân lực và kĩ thuật mới.
D. Phương thức sản xuất phong kiến vẫn được duy trì.
Câu 38. Tổ chức chính trị do Nguyễn Ái Quốc thành lập có mục đích “liên lạc với các dân tộc bị áp
bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc” là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Hội những người lao động trí óc Đông Dương.
C. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
D. Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam.
Câu 39. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp mở rộng
ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam?
A. Để hỗ trợ cho sự phát triển nền kinh tế của Pháp.
B. Đây là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam.
C. Là ngành kinh tế duy nhất có thể thu nhiều lợi nhuận.
D. Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, nhân công dồi dào.
Câu 40. Sự kiện nào tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để Việt Nam tiếp thu luồng tư tưởng cách
mạng vô sản?
A. Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Mátxcơva (1919).
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
C. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp (1919 - 1929).
D. Học thuyết Tam dân tiếp tục truyền bá vào Việt Nam.
Câu 41. Phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 và phong trào yêu nước những
năm đầu thế kỉ XX có điểm giống nhau về
A. khuynh hướng chính trị. B. tính cải lương. C. tính cách mạng. D. giai cấp lãnh đạo.
Câu 42. Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1930, hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều nỗ lực
vươn lên giải quyết nhiệm vụ do lịch sử đặt ra là
A. cải cách kinh tế - xã hội. B. giành quyền tự do dân chủ.
C. nâng cao dân trí, dân quyền. D. giành độc lập dân tộc.
Câu 43. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam (1885 -
1930) là gì?
A. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp ở Việt Nam.
B. Sự bế tắc của khuynh hướng phong kiến trước yêu cầu của lịch sử.
C. Truyền thống yêu nước và đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời nên đã kịp thời lãnh đạo đấu tranh.
Câu 44. Trong thời kì 1939 - 1945, khẩu hiệu lập “Chính phủ dân chủ cộng hòa” được đề cập tại
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương (14 đến 15 - 8 - 1945).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7 - 1936).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11 - 1939).
Câu 45. Năm 1941, sau khi về nước Nguyễn Ái Quốc đã chọn địa phương nào là nơi xây dựng căn cứ
địa cách mạng?
A. Bắc Cạn. B. Lạng Sơn. C. Cao Bằng. D. Tuyên Quang.
Câu 46. So với phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác về
A. giai cấp lãnh đạo. B. nhiệm vụ trước mắt.
C. lực lượng nòng cốt. D. nhiệm vụ chiến lược.
Câu 47. Chủ trương chung của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1939 - 1945 là gì?
A. Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ bọn phong kiến”.
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
C. Thành lập Mặt trận Việt Minh để giải phóng dân tộc.
D. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 48. Yếu tố khách quan nào tạo nên thời cơ thuận lợi để cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu?
A. Nhật tiến hành đảo chính Pháp. B. Sự lãnh đạo kịp thời của Đảng.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. D. Liên Xô chiến thắng phát xít Đức.
Câu 49. Khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương không phát lệnh Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền vì lí do nào dưới đây?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc ở châu Âu.
B. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính.
C. Liên Xô chưa tuyên chiến với Nhật Bản.
D. Điều kiện Tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
Câu 50. Sự kiện nào sau đây tác động trực tiếp đến quyết định chuyển hướng đấu tranh của Đảng
Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939). C. Phát xít Đức tấn công Liên Xô (1941).
B. Nhật xâm lược Đông Dương (1940). D. Phát xít Đức tấn công Pháp (1940).
Câu 51. Thực tiễn cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam cho thấy, sức mạnh tổng hợp của chiến
tranh nhân dân Việt Nam là
A. toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng chính trị quyết định.
B. toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm quyết định.
C. thực hiện toàn diện kháng chiến và tự lực cánh sinh.
D. đoàn kết toàn dân thông qua mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 52. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?
A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công - nông.
B. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.
C. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng.
D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 53. Nhận xét nào sau đây phản ánh khái quát nhất về bản Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh
viết và đọc tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2 - 9 - 1945?
A. Tài liệu lịch sử giá trị. B. Một áng văn lập quốc.
C. Một biên niên sử. D. Nguồn sử liệu quý.
Câu 54. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc được
tiến hành bằng con đường
A. đấu tranh chính trị. B. hòa bình cách mạng.
C. bạo lực cách mạng. D. đấu tranh vũ trang.
Câu 55. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở những năm 1950 -
1953 là
A. phục vụ nhân dân. B. phục vụ kháng chiến. C. dân tộc hóa. D. đại chúng hóa.
Câu 56. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách?
A. Tạm thời sử dụng tiền “Quan kim”, “Quốc tệ”.
B. Cho in và lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước.
C. Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.
D. Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của toàn dân.
Câu 57. Vấn đề xã hội lớn nhất cần được chính quyền cách mạng giải quyết sau Cách mạng tháng
Tám năm 19945 là
A. củng cố chính quyền cách mạng. B. giải quyết nạn đói.
C. xóa bỏ các tàn dư của chế độ cũ. D. thanh toán nạn mù chữ.
Câu 58. Các chiến dịch của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -
1954) đều
A. kết hợp đánh du kích, phục kích với công kiên.
B. làm phá sản các chiến lược chiến tranh của Pháp.
C. phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
D. nhằm giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính.
Câu 59. Nội dung nào phản ánh không chính xác về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt
Nam trong giai đoạn 1951 - 1953?
A. Ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
B. Quân dân ta giành được nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện.
C. Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành mọi mặt.
D. Lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta đã hình thành.
Câu 60. Chiến thuật “vây lấn” là đặc điểm nổi bật về cách đánh của ta trong chiến dịch
A. Việt Bắc thu - đông (1947). B. Biên giới thu - đông (1950).
C. Điện Biên Phủ (1954). D. Thượng Lào (1954).
Câu 61. Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) và kế
hoạch Nava (1953) của thực dân Pháp?
A. Ra đời trong thế bị động. B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Thực hiện trong tình thế sa lầy. D. Có sự đồng ý và viện trợ của Mĩ.
Câu 62. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm
mạnh nhất Đông Dương vì nơi đây
A. là vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á.
B. ngay từ đầu được Pháp chọn là tâm điểm của kế hoạch Nava.
C. có vị trí chiến lược then chốt, án ngữ biên giới Việt Nam - Lào.
D. có vị trí chiến lược then chốt ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Câu 63. Nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

A. sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chí Minh.
C. hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt.
D. truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc.
Câu 64. Nội dung nào phản ánh sự linh hoạt, sáng tạo của Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong chiến
dịch Điện Biên Phủ (xuân - hè 1954)?
A. Phương châm tác chiến. B. Cách bố trí binh lực.
C. Đường lối chiến lược. D. Phương hướng chiến lược.
Câu 65. Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương để giữ vững thành quả cách mạng
trong giai đoạn 1945 – 1946 là gì?
A. Tổ chức việc bầu cử Quốc hội và kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại.
B. Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, tập trung giải quyết tàn dư chế độ cũ.
C. Quyết tâm kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược và trừng trị nội phản.
D. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và tập trung xây dựng chế độ mới.
Câu 66. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, trận đánh mở màn của quân ta là đánh vào
A. Quảng Trị. B. Tây Nguyên. C. Sài Gòn. D. Đông Nam Bộ.
Câu 67. Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm
A. củng cố quyền lực cho chính quyền ở nông thôn và đô thị.
B. mở rộng vùng kiểm soát, ngăn cản nhân dân với cách mạng.
C. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập, dễ kiểm soát.
D. tách dân khỏi cách mạng, thực hiện bình định toàn miền Nam.
Câu 68. Chiến thắng quân sự nào được coi là “Ấp Bắc”, đối với quân Mĩ và mở ra cao trào “Tìm Mĩ
mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
A. Trà Bồng (Quảng Ngãi). B. Núi Thành (Quảng Nam).
C. Vạn Tường (Quảng Ngãi). D. Bình Giã (Bình Định).
Câu 69. Trận đánh đầu tiên nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã đánh bại chiến thuật “trực
thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ?
A. Bình Giã (12/1964). B. Ấp Bắc (1/1963).
C. Núi Thành (5/1965). D. Vạn Tường (8/1965).
Câu 70. “Đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm
phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của Việt Nam trong
A. chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
C. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 71. Trong chiến dịch Tây Nguyên (3 - 1975) ở Việt Nam, ngoài yếu tố bí mật - bất ngờ, Bộ
Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam còn sử dụng kế sách gì?
A. “Lừa địch và dụ địch”. B. “Dụ địch để đánh địch”.
C. “Lừa địch và điều địch”. D. “Lấy thế thắng trường trận”.
Câu 72. Chiến lược quân sự của cách mạng Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 -
1975) là gì?
A. Tiến hành chiến tranh toàn dân. B. Thực hiện hợp đồng binh chủng.
C. Dùng sức mạnh tổng hợp ba thứ quân. D. Phát triển chiến tranh du kích hiện đại.
Câu 73. Việc thực hiện đường lối chiến lược và sách lược ở Việt Nam (1954 - 1975) thực chất là biểu
hiện cụ thể của đường lối nhất quán và xuyên suốt của Đảng về
A. xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.
B. giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
D. giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
Câu 74. Thực tiễn 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) ở nước ta cho thấy, việc
củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là
A. yếu tố quyết định đưa kháng chiến đến thắng lợi.
B. điều kiện tiên quyết giúp rút ngắn thời gian chiến tranh.
C. nguồn gốc tạo nên sức mạnh hậu phương.
D. chiến lược cách mạng đề ra từ năm 1930.
Câu 75. Điểm chung giữa kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ ở Việt Nam là
A. nhận được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa ngay từ đầu.
B. kết thúc cuộc kháng chiến là một thắng lợi ngoại giao.
C. đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới.
D. đều bắt đầu khi không sử dụng biện pháp hòa bình được nữa.
Câu 76. Ở Việt Nam, các chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) và Điện Biên Phủ (1954) có điểm khác biệt
lớn về
A. sự huy động cao nhất. B. mục tiêu và khí thế quyết tâm.
C. hợp đồng binh chủng. D. đối tượng và địa bàn tác chiến.
Câu 77. Thực tiễn 30 năm Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng
và giải phóng (1945 - 1975) cho thấy, thắng lợi của đấu tranh ngoại giao
A. phản ánh tính chất hai mặt của đấu tranh chính trị và quân sự.
B. luôn phụ thuộc vào quan hệ và sự dàn xếp của các cường quốc.
C. không thể làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường.
D. có những tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị.
Câu 78. Từ 24 - 6 đến 3 - 7 - 1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên ở
A. Hà Nội. B. Huế. C. Đà Nẵng. D. Sài Gòn.
Câu 79. Nội dung nào không phải nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam khi thực hiện đường lối
đổi mới từ tháng 12 - 1986?
A. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ. B. Đổi mới chính trị là trọng tâm.
C. Đổi mới kinh tế gắn với chính trị. D. Đổi mới kinh tế là trọng tâm.
Câu 80. Trong công cuộc đổi mới đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định đổi mới kinh tế là trọng tâm vì
A. một số nước tiến hành cải cách, mở cửa cũng lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. hậu quả của chiến tranh kéo dài khiến kinh tế nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu.
C. những khó khăn của nước ta bắt nguồn từ những khó khăn về kinh tế.
D. kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới trên các lĩnh vực khác.

You might also like