You are on page 1of 11

NỘI DUNG ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM THI HỌC KÌ I

KHỐI 11 (2023-2024)
1. Mức độ Biết
1, 2
Câu 1. Cuối thế kỷ XVIII, sự kiện nào sau đây đánh dấu Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ?
A. Hội nghị ba đẳng cấp họp tại cung điện Versailles.
B. Quần chúng nhân dân tấn công ngục Bastilles.
C. Quốc hội tuyên bố phế truất vua, lập nền cộng hòa.
D. Vua Louis XVI cho đại bác tấn công quân khởi nghĩa.
Câu 2. Giai cấp nào sau đây lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
thế kỉ XVIII?
A. Tư sản và quý tộc. B. Tư sản và chủ nô.
C. Tư sản và vô sản. D. Tư sản và nông dân.
Câu 3: Sự phát triển mạnh kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã tạo điều kiện cho sự ra
đời giai cấp nào sau đây?
A. Tư sản. B. Lãnh chúa.
C. Nông dân. D. Nô lệ.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập
vào nông nghiệp ở nước Anh cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI?
A. Hiện tượng “Cừu ăn thịt người”. B. Công trường thủ công ra đời.
C. Ngành công nghiệp phát triển. D. Ngành dệt len dạ phát triển.
Câu 5. Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8/1789) ở nước Pháp là
A. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
B. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
C. Quyền Tự do và Mưu cầu hạnh phúc.
D. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
Câu 6 Nội dung nào sau đây là tiền đề về mặt tư tưởng của cuộc cách mạng tư sản ở nước Pháp thể kỉ XVIII?
A. Triết học Ánh sáng. B. Cải cách tôn giáo.
C. Văn hóa Phục hưng. D. Khởi nghĩa nông dân.
Câu 7. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn
A. tự do cạnh tranh. B. đế quốc chủ nghĩa.
C. chủ nghĩa tư bản hiện đại. D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

3, 4
Câu 8: Chính sách xâm lược và mở rộng thuộc địa của các nước tư bản nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu
A. phát triển khoa học – kĩ thuật. B. giải quyết tình trạng thất nghiệp.
C. thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài. D. nguyên liệu và nhân công.
Câu 9. Sự kiện nào sau đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á vào
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị (từ 1868).
B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
C. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam thành công.
D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.
Câu 10. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính là một trong
những đặc trưng của
A. chủ nghĩa đế quốc. B. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. D. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Câu 11: Nội dung nào sau đây là một trong những thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật.
B. Sự sáp nhập của các công ty độc quyền lũng đoạn.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đang phát triển.
D. Khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
Câu 12. Đế quốc nào dưới đây được mệnh danh là đế quốc thực dân “Mặt Trời không bao giờ lặn”?
A. Pháp. B. Đức.
C. Anh. D. Mĩ.
5, 6
Câu 13: Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đang diễn ra, sự kiện nào đánh dấu bước chuyển lớn về
cục diện chính trị thế giới?
A. Nước Nga tuyên bố rút ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Mỹ tuyên chiến với Đức, chính thức tham gia chiến tranh.
C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi.
D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.
Câu 14: Cuộc cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 thắng lợi đã dẫn đến việc
A. thành lập chính quyền Xô viết. B. thành lập chính quyền phong kiến.
C. Nga tham gia Chiến tranh thế giới. D. thành lập Chính phủ lâm thời tư sản.
Câu 15: Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành từ thắng lợi của
A. cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu và Việt Nam.
B. cách mạng dân chủ nhân dân Triều Tiên và Trung Quốc.
C. cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu và Cuba.
D. cách mạng dân chủ nhân dân Đông Âu và Trung Quốc.
Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu trở
thành hệ thống thế giới?
A. Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
B. Sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
C. Sự ra đời của nước Cộng hòa Ấn Độ.
D. Sự ra đời nước Cộng hòa Cuba.
Câu 17. Sự kiện nào sau đây đánh dấu mốc hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (3/1921).
B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (12/1922).
C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (1922).
D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (1/1924).
7
Câu 18. Tổ chức nào sau đây lãnh đạo công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc?
A. Đảng Cộng sản Trung Quốc. B. Đảng nhân dân Trung Quốc.
C. Đảng cách mạng Trung Quốc. D. Trung Quốc Đồng minh hội.
Câu 19. Đường lối chung của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc là
A. lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm.
B. lấy cải cách chính trị làm trọng điểm.
C. tiến hành chính sách cộng sản thời chiến.
D. sản xuất nông nghiệp theo hướng tập thể hóa.
Câu 20. Quan sát hình 1, xác định năm 2003, Trung Quốc đạt được thành tựu
khoa học kỹ thuật nào sau đây?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Thử thành công bom nguyên tử.
C. Phóng tàu vũ trụ Thần Châu V.
D. Phóng tàu thăm dò Mặt Trăng.
Hình 1

Câu 21. Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây về kinh tế trong công cuộc cải cách mở của được
thực hiện từ năm 1978?
A. Vị thế chính trị được nâng cao trên trường quốc tế.
B. thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế phát triển nhanh.
C. phóng thành công liên tiếp 5 con tàu Thần Châu.
D. kinh tế hàng hóa phát triển nhà nước nắm độc quyền.
8
Câu 22: Thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã đẩy mạnh tiến trình
A. đầu tư vào Đông Nam Á. B. giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. xâm lược Đông Nam Á. D. chuẩn bị xâm lược Đông Nam Á.
Câu 23. Để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng một trong những thủ
đoạn nào sau đây?
A. Ép kí hiệp ước bất bình đẳng. B. Buôn bán, truyền giáo.
C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”. D. Thương thuyết hòa bình.
Câu 24. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân
phương Tây?
A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Philippines.
B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Malacca.
C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Malaya.
Câu 25. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia Đông
Nam Á nào sau đây?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Siam, Myanmar, Indonesia.
C. Philippines, Myanmar, Lào. D. Campuchia, Mã Lai, Lào.
Câu 26. Khuynh hướng đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở
Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỷ XX là
A. dân chủ tư sản. B. vô sản. C. phong kiến. D. vũ trang khởi nghĩa.
9
Câu 27: Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được tiến hành
dưới thời vua
A. Ra-ma IV và Ra-ma V. B. Ra-ma V và Ra-ma VI.
C. Ra-ma I và Ra-ma II. D. Ra-ma III và Ra-ma IV.
Câu 28: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực
dân phương Tây trừ
A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-líp-pin.
C. Xiêm. D. Việt Nam.
Câu 29. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia Đông
Nam Á nào sau đây?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Siam, Myanmar, Indonesia.
C. Philippines, Myanmar, Lào. D. Campuchia, Malaysia, Lào.
Câu 30: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Cam-pu-chia cuối thế kỷ XIX được xem như biểu tượng về
liên minh chiến đấu của hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia là
A. khởi nghĩa Si-vô-tha. B. khởi nghĩa Acha Xoa.
C. khởi nghĩa Pu-côm-bô. D. khởi nghĩa Com-ma-đam.
10
Câu 31. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Nhà Lý đã có chủ trương gì ‘
A. đầu hàng nhà Tống để tránh tổn thất. B. “đánh chắc, tiến chắc”.
C. thực hiện kế “vườn không nhà trống”. D. “tiến công trước để tự vệ”.
Câu 32. Quan sát hình 2 và cho biết, kế sách nào sau đây của Ngô
Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi
quân Nguyên xâm lược (1288)?
A. Tiên phát chế nhân.
B. Đánh thành diệt viện.
C. Vườn không nhà trống.
D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng. Hình 2
Câu 33. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
A. “Ngụ binh ư nông”. B. “Tiên phát chế nhân”.
C. “Vườn không nhà trống”. D. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
Câu 34. Chiến thắng nào sau đây của nhà Trần năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước
ta của quân Mông – Nguyên?
A. Đông Bộ Đầu. B. Chương Dương.
C. Hàm Tử. D. Bạch Đằng.
Câu 35. Hai câu thơ sau nói về người anh hùng nào ?
“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khốc quỷ thần”
A. Nguyễn Tri Phương B. Trương Định.
C. Phan Đình Phùng D. Nguyễn Trung Trực.
11, 12
Câu 36. Nhân vật nào trong hình sau đây là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi
chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển
Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom
lưng làm tì thiếp cho người”?
A. Lê Chân. B. Bùi Thị Xuân.
C. Triệu Thị Trinh. D. Nguyễn Thị Định.
Hình 3

Câu 37. Nhà nước Vạn Xuân được Lý Nam Đế thành lập với mong muốn
A. sự trường tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc.
B. dân ta luôn sống trong sung sướng, hạnh phúc.
C. khẳng định chủ quyền lãnh thổ và độc lập dân tộc
D. là Nhà nước tồn tại lâu dài, nhân dân ấm no.
Câu 38. Trận đánh nào sau đây của nghĩa quân Tây Sơn
(1785) đạ đánh tan quân xâm lược Xiêm?
A. Tốt Động - Chúc Động.
B. Rạch Gầm - Xoài Mút.
C. Chi Lăng - Xương Giang.
D. Ngọc Hồi - Đống Đa.
Hình 4
Câu 39 Trong lời Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung, câu “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen
răng” đã thể hiện
A. quyết tâm chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập.
B. tinh thần tự lực tự cường của dân tộc Việt Nam.
C. quyết tâm đánh ngoại xâm, giữ gìn văn hóa dân tộc.
D. quyết tâm đánh ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 40. Nhân vật anh hùng dân tộc nào được đề cập đến qua hai câu thơ sau đây:
Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình.
(Trích Ai tư vãn - Bắc cung Hoàng hậu Ngọc Hân)
A. Nguyễn Huệ. B. Trần Bình Trọng.
C. Bùi Thị Xuân. D. Trần Quốc Toản.

2. Mức độ Hiểu
13, 14
Câu 41: Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì?
A. Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng.
C. Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến.
D. Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hòa.
Câu 42: Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là
A. xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
C. giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân.
D. thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
Câu 43: Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời
cận đại vì lí do nào sau đây?
A. Giai cấp tư sản lãnh đạo liên minh với quý tộc lãnh đạo.
B. Lật đổ chế độ phong kiến, nhân dân làm chủ đất nước.
C. Nông dân có ruộng đất và được các quyền bình đẳng.
D. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
Câu 44: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp được Quốc hội Lập hiến thông qua năm 1789
đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây của cuộc cách mạng tư sản?
A. Nhiệm vụ dân chủ. B. Nhiệm vụ dân tộc.
C. Thống nhất đất nước. D. Lật đổ phong kiến.
Câu 45: Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. có sức sản xuất cao trên nền tảng khoa học - công nghệ.
D. hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 46. Trào lưu tư tưởng Triết học Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với Cách mạng tư sản Pháp
năm 1789?
A. Bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo ở Đức.
B. Phê phán những triết lý lỗi thời của Ki tô giáo.
C. Khai sáng tư tưởng mới về giải phóng con người.
D. Thúc đẩy sự ra đời các giáo phái tôn giáo mới.
Câu 47. Nội dung nào sau đây là một trong những nhiệm vụ chính trị của các cuộc cách mạng tư sản?
A. Phát triển nền kinh tế hàng hóa. B. Xây dựng nhà nước pháp quyền.
C. Thống nhất thị trường dân tộc. D. Phát triển nền sản xuất tập trung.
Câu 48: Điểm tương đồng trong đời sống kinh tế các nước Mỹ, Đức, Anh, Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
B. Sản xuất công nghiệp trì trệ, sa sút.
C. Sản xuất nông nghiệp chậm phát triển.
D. Xuất hiện các tổ chức độc quyền.
15, 16
Câu 49. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã có tác động như thế nào đến tình
hình đất nước?
A. Tạo tiền đề cho cách mạng công nghiệp bùng nổ.
B. Việt Nam trở thành siêu cường thế giới về quân sự
C. Đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội.
D. Trở thành nước phát triển về kinh tế, xã hội tiên tiến.
Câu 50. Điểm giống nhau cơ bản trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và cuộc cải cách mở cửa ở Trung
Quốc là
A. Thực hiện đa nguyên đa đảng. B. Đổi mới đồng bộ và toàn diện.
C. Chú trọng đổi mới chính trị và xã hội. D. Tiến hành khi đất nước khủng hoảng.
Câu 51: Nội dung nào sau đây là một trong những nội dung cải cách trên lĩnh vực văn hóa ở Trung Quốc năm
1978?
A. Văn hóa dân tộc. B. Văn hóa khu vực.
C. Văn hóa nhân dân. D. Văn hóa đại chúng.
Câu 52: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn về thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (năm 1949) là
A. nối liền hệ thống xã hội chủ nghĩa từ châu Âu sang châu Á.
B. đưa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bước vào thời kì phát triển.
C. chấm dứt hơn một thế kỉ Trung Quốc bị chế độ thực dân cai trị.
D. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Câu 53: Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc
(từ năm 1978) với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ năm 1986)?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
C. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
D. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.
17, 18
Câu 54. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đứng trước mối đe dọa xâm lược của chủ nghĩa thực dân,
Siam đã
A. tiến hành công cuộc cải cách tân đất nước.
B. thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.
C. thực hiện chính sách đóng cửa, bế quan tỏa cảng.
D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản chống xâm lược.
Câu 55. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Việt
Nam, Lào, Campuchia vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. các cuộc khởi nghĩa chưa có giai cấp lãnh đạo.
B. các cuộc khởi nghĩa được chuẩn bị chu đáo.
C. chưa có đường lối và giai cấp lãnh đạo đúng đắn.
D. thực dân Hà Lan có tiềm lực mạnh về quân sự.
Câu 56. Nội dung nào sau đây là mục tiêu cao nhất trong các phong trào đấu tranh của khu vực Đông
Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Độc lập dân tộc. B. Tự do tôn giáo.
C. Cải cách dân chủ. D. Cải cách ruộng đất.
Câu 57: Cuộc cải cách, mở cửa ở Xiêm giữa thế kỉ XIX được xem là cuộc cách mạng tư sản vì
A. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến. B. do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. tiếp tục duy trì chế độ quân chủ.
Câu 58: Điểm tương đồng về tình hình các nước Đông Nam Á vào đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Các quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.
B. Đều trở thành thuộc địa của thực dân Anh và Pháp.
C. Đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây.
D. Đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây.
Câu 59: Hình thức đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1920-1939 là
A. bạo động cách mạng và khởi nghĩa. B. chính trị hòa bình và cải cách ôn hòa.
C. đòi dân nguyện và khởi nghĩa. D. cải cách ôn hòa và bạo động vũ trang.

19, 20
Câu 60: Thế kỉ XIII, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, chiến thắng đi vào
lịch sử như biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam là
A. Vân Đồn. B. Vạn Kiếp. C. Bạch Đằng. D. Chương Dương.
Câu 61: Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác
nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, chứng tỏ điều gì?
A. Những tên lính Xiêm khi nhắc đến quân Tây Sơn vô cùng sợ hãi.
B. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn.
C. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn.
D. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta.
Câu 62. Nội dung nào sau đây trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập,
chủ quyền của Việt Nam?
A. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.
B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
C. Nhà Nguyễn nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
D. Nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
Câu 63. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã tổ chức hội nghị
Bình Than (năm 1285) nhằm mục đích nào sau đây?
A. Đoàn kết các vương hầu, quý tộc nhà Trần để lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm.
B. Tập hợp mọi tầng lớp nhân dân để liên kết với triều đình cùng bàn kế chống giặc.
C. Khẳng định sức mạnh đoàn kết dân tộc nhất định sẽ giành chiến thắng trước kẻ thù.
D. Đoàn kết nội bộ triều đình và nhân dân để tạo nên sức mạnh cùng nhau đánh giặc
Câu 64. Hai câu thơ dưới đây được viết sau thắng lợi nào của quân dân Đại Việt năm 1427?
“Xã tắc từ đây vững bền,
giang sơn từ đây đổi mới”
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
A. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. B. Kháng chiến chống Tống thời Lý.
C. Kháng chiến chống Mông Nguyên. D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh.
Câu 65. Việc phụ nữ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn giành lại nền độc lập, tự chủ đã cho thấy
A. vai trò, vị trí quan trọng và nổi bật của phụ nữ trong xã hội.
B. sự áp đảo của chế độ mẫu quyền trước chế độ phụ quyền.
C. nam giới không có vai trò trong đời sống chính trị đương thời.
D. vai trò quyết định của người phụ nữ trong đời sống chính trị.
Câu 66. Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân (544) thể hiện ý nghĩa nào sau đây?
A. Mong muốn chiến thắng quân xâm lược trong mùa Xuân.
B. Ý chí và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc.
C. Quyết tâm duy trì nền hòa bình trong một thời gian.
D. Mong muốn quốc gia được tồn tại lâu dài, yên vui.
Câu 67. Một trong những điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến
chống Tống thời Lý (1075 – 1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là
A. chiến thuật “vườn không nhà trống”.
B. đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.
C. chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh.
D. chủ động tiến công để chặn thế mạnh của địch.
Câu 68: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 có ý nghĩa nào sau đây ?
A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta.
B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực.
C. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
D. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước.
Câu 69. Nghệ thuật quân sự nổi bật trong cuộc tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh (1788 - 1789)
của nghĩa quân Tây Sơn là gì?
A. Thần tốc. B. Táo bạo. C. Bất ngờ. D. Nhanh chóng.
Câu 70: Tinh thần chủ động chuẩn bị đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương
A. vườn không nhà trống.
B. lập phòng tuyến để chặn giặc.
C. ngồi yên đợi giặc đến đánh.
D. tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí.

3. Mức độ Vận dụng


21
Câu 71: Mục tiêu cao nhất của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. độc lập dân tộc. B. đòi tự do kinh doanh.
C. cải cách dân chủ. D. đòi quyền tự quyết dân tộc.
Câu 72: Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoạicủa
nhóm năm nước sáng lập ASEAN?
A. Coi trọng sản xuất háng hóa để xuất khấu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài.
B. Chú trọng phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh.
D. Có chiến lược kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới.
Câu 73. Bài học kinh nghiệm nào sau đây được rút ra từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ
năm 1978)?
A. Chú trọng phát triển nền kinh tế nông nghiệp.
B. Tăng cường quan hệ với mọi tổ chức quốc tế.
C. Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Chú trọng phát triển kinh tế công nông nghiệp.
Câu 74. Yếu tố quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
D. ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
Câu 75. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đều đã bị xâm lược,
vì sao Siam vẫn giữ được độc lập dân tộc?
A. Tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.
B. Kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.
C. Nước Siam nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.
D. Dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.
Câu 76. Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2000) được đánh giá là
A. Góp phần củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
B. Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.
C. Đưa Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng năng lượng.
D. Phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc những năm 80.
Câu 77. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á trong những năm từ 1920
- 1945 là
A. phong trào đấu tranh do tư sản lãnh đạo. B. phong trào đấu tranh do vô sản lãnh đạo.
C. dưới sự lãnh đạo của sĩ phu phong kiến. D. chịu tác động của học thuyết Tam dân.
22, 23
Câu 78. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm
lược của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại là gì?
A. Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.
B. Nhà Hồ không xây dựng được thành lũy kiên cố.
C. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.
D. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi, quân đội mạnh.
Câu 79. Bài học kinh nghiệm nào sau đây rút ra từ sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc trong việc bảo vệ
độc lập chủ quyền đất nước?
A. Cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.
B. Cầu viện sự giúp đỡ, viện trợ từ bên ngoài.
C. Xây dựng thành lũy, chế tạo vũ khí hiện đại.
D. Luôn hòa hoãn, nhân nhượng để giữ hòa bình.
Câu 80. Trong cuộc kháng chiến chống quân Siam (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc
đáo?
A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
C. Triệt để thực hiện kế sách “tâm công”.
D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.
Câu 81. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm trong lịch sử Việt Nam là
A. lòng nhân ái, yêu chuộng hòa bình của người Việt.
B. tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt.
C. nghệ thuật quân sự sáng tạo, tài tình của binh sĩ.
D. tinh thần cần cù sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
Câu 82. Câu nói của Trần Hưng Đạo: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi
đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt…” khẳng định bài học nào trong
cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc?
A. Phát huy truyền thống trong đánh giặc, giữ nước.
B. Kết hợp giữa truyền thống yêu nước với lao động sản xuất.
C. Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc.
D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt giặc có thể vận dụng về sau.
Câu 83: Điểm khác biệt về kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (năm 938)
với các cuộc đấu tranh khác thời Bắc thuộc là gì?
A. Lần đầu tiên khôi phục nền độc lập tự chủ cho dân tộc.
B. Lần đầu tiên thành lập nhà nước độc lập cho dân tộc.
C. Buộc chính quyền phương Bắc công nhận quyền tự chủ.
D. Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc ta.
Câu 84: Nét độc đáo trong cách kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1077) của Lý
Thường Kiệt là
A. giả thua để bất ngờ phản công tiêu diệt.
B. giam chân giặc ở phòng tuyến rồi bất ngờ tấn công.
C. kết hợp tấn công quân sự với vận động tâm lý.
D. chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh trên thế thắng.
Câu 85: Sự kiện nào trong lịch sử Việt Nam thế kỉ XX đã vận dụng được bài học về yếu tố bất ngờ
trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa (1789)?
A. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. B. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
24
Câu 86. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp
gì cho lịch sử dân tộc?
A. Giúp nhà Lê khôi phục quyền lãnh đạo.
B. Xóa bỏ sự chia cắt, bước đầu thống nhất đất nước.
C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
D. Thiết lập một vương triều mới, tiến bộ.
Câu 87. Một trong những bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong
lịch sử dân tộc Việt Nam là
A. luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.
B. chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
C. cần phải chủ động tấn công giặc trước để giành thế chủ động.
D. phải có vũ khí hiện đại mới có thể chiến thắng quân xâm lược.
Câu 88. Vì sao nói “Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đã phát triển từ phong trào nông dân thành phong
trào dân tộc”?
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất, đem lại các quyền lợi dân chủ cho nông dân.
B. Khi đảm nhiệm sứ mệnh đánh đuổi Xiêm, Thanh bảo vệ chủ quyền dân tộc.
C. Khi đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Nguyễn, Lê -Trịnh, bước đầu thống nhất đất nước.
D. Đánh đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, đánh đuổi Xiêm, Thanh bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Câu 89. Một trong những điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến
chống Tống thời Lý (1075 – 1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) là
A. chiến thuật “vườn không nhà trống”.
B. đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.
C. chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh.
D. chủ động tiến công để chặn thế mạnh của địch.
Câu 90. Sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước được phát huy và kế thừa như thế nào
trong thời đại ngày nay?
A. Thực hiện đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nhân - nông dân - trí thức do Đảng Cộng
sản lãnh đạo.
B. Đại đoàn kết toàn dân tộc quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc
xây dựng Tổ quốc.
C. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết
quốc tế.
D. Xây dựng sức mạnh nội tại quốc gia, củng cố khối đoàn kết dân tộc, hình thành thế trận quốc
phòng toàn dân.

---HẾT---

You might also like