You are on page 1of 8

Trường THPT Thiên Hộ Dương NGÂN HÀNG KIỂM TRA GIỮA KÌ I-MÔN LỊCH SỬ

Tổ Văn-Sử-Địa-GDKT/PL KHỐI 11 - NĂM HỌC (2023 – 2024)

A. PHẦN TỰ LUẬN – VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO (3,0 điểm)


VẬN DỤNG (2,0 ĐIỂM)
Câu 1. Nhũng tiền đề kinh tế nào đã đưa đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản?
- Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh ở Tây Âu và
Bắc Mỹ.
- Nhiều trung tâm công - thương nghiệp, tài chính xuất hiện như: Am-xtec-đam, Luân Đôn,...
- Kinh tế nông nghiệp:
+ đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công, thương nghiệp
+ nhiều lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê.
=> quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mỹ, dẫn tới sự thay đổi về chính
trị và xã hội.
Câu 2. Nhũng tiền đề tư tưởng nào đã đưa đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản?
* Tư tưởng:
- Cùng với sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tư sản dần được hình thành và
được biểu hiện trên các mặt khác nhau.
- Phong trào Cải cách tôn giáo đã cho ra đời những giáo phái mới phù hợp hơn với giai cấp tư sản như Tân
giáo (Nê-đéc-lan), Thanh giáo (Anh),...
- Ở Pháp, xuất hiện trào lưu tư tưởng “Triết học Ánh sáng” với những cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực như
Triết học, Sử học, Văn học,...
Câu 3. Các cuộc CMTS thời kì cận đại có những điểm chung nào về kết quả và ý nghĩa?
* Kết quả
Các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ, xóa bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, thiết lập quan hệ sản xuất
mới, xây dựng nhà nước pháp quyền.
* Ý nghĩa:
- Cách mạng tư sản thắng lợi là mốc đánh dấu chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời.
- Các bản tuyên ngôn, hiến pháp được công bố sau các cuộc cách mạng tư sản (Mỹ, Pháp) mang những tư
tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người, quyền công dân đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách
mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Mỹ La-tinh.
VẬN DỤNG CAO (1,0 điểm)- HS tự tìm hiểu các nội dung sau:
Câu 1: Hãy chỉ ra giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ nước Mỹ năm 1776?
Câu 2: Hãy chỉ ra ảnh hưởng bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ tới bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch
Hồ Chí Minh?
Câu 3: Nhà nước cộng hòa tư sản nào đã ra đời từ thắng lợi của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc
địa Anh ở Bắc Mỹ? Hãy nêu ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập này.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Bài 2.
BIẾT
Câu 1: Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa vì
A. đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh.
B. tạo điều kiện cho nền kinh tế thuộc địa phát triển.
C. thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào.
D. mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu.
Câu 2: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là
A. “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”. B. “Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng”.
C. “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”. D. “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
Câu 3: Nước đế quốc nào sau đây có hệ thống thuộc địa đứng đầu thế giới?
A. Đức. B. Mỹ. C. Anh. D. Pháp.
Câu 4: “Mặt Trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” mang hàm ý nào sau đây?
A. Nước Anh là một liên bang. B. Nước Anh ở gần Mặt Trời.
C. Nước Anh gần xích Đạo. D. Nước Anh có nhiều thuộc địa.
Câu 5. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền vào khoảng thời gian nào sau
đây?
A. Giữa thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX. B. Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
C. Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXI. D. Cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI.
Câu 6. Tơ – rớt là hình thức tổ chức độc quyền phổ biến ở nước:
A. Anh. B. Đức. C. Pháp. D.Mỹ.
Câu 7. Một trong những cơ sở để chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền là
A. sự tiến bộ về khoa học-kĩ thuật. B. các phát kiến địa lý mới.
C. chiến tranh. D. thiên tai xảy ra thường xuyên.
Câu 8. Xanh-đi-ca là hình thức tổ chức độc quyền tiêu biểu ở nước:
A. Anh và Pháp B. Đức và Mỹ C. Pháp và Anh D. Nga và Pháp
Câu 9. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản vào thời gian nào?
A. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất B. Sau chiến tranh thế giới thứ hai
C. Sau khi Liên Xô sụp đổ D. Sau khi Hội Quốc Liên ra đời
Câu 10. Chủ nghĩa tư bản hiện đại có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc các mạng
công nghiệp lần thứ mấy?
A. Lần 1 B. Lần 2 C. Lần 3 D. Lần 4
Câu 11. Một trong những thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt là
A. sự tiến bộ về khoa học-kĩ thuật. B. các phát kiến địa lý mới.
C. khủng hoảng kinh tế D. thiên tai xảy ra thường xuyên.
Câu 12. Sự gia tăng bất bình đẳng xã hội ngày càng cao. Đó là
A. một trong những thách thức đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại.
B. một trong các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. một trong những bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
D. một trong các hệ quả của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Câu 12. Cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản
A. được xác lập ở Hà Lan và Anh. B. mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu.
C. được xác lập ở I-ta-li-a và Đức. D. trở thành một hệ thống thế giới.
Câu 13. Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) có tác động như thế nào đến
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?
A. Đánh dấu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia Anh, Pháp, Đức,…
B. Đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ra ngoài phạm vi châu Âu.
C. Góp phần khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ.
D. Dẫn đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
Câu 14. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc nào dưới đây được mệnh danh là “đế quốc mà
Mặt Trời không bao giờ lặn”?
A. Pháp. B. Đức. C. Anh. D. Mĩ.
Câu 15. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (bắt đầu từ năm 1868) đã
A. xóa bỏ quyền lực chính trị của bộ phận quý tộc tư sản hóa, lật đổ ngôi vua.
B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa tới sự xác lập của chế độ cộng hòa.
C. lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành lại nền độc lập dân tộc.
D. đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 16. Cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (năm 1911) đã
A. lật đổ ách thống trị của các nước thực dân phương Tây.
B. mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
C. lật đổ triều đại Mãn Thanh, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. mở đường cho Trung Quốc phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 17. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước tư bản, sự tập trung sản xuất và tập trung
nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự xuất hiện của các
A. thương hội. B. phường hội. C. công trường thủ công. D. tổ chức độc quyền.
Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế
kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…
B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.
D. Chỉ hình thành các liên kết giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.
Câu 19. Hình thức tiêu biểu của các tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX, là
A. các-ten và tơ-rớt. B. các-ten và xanh-đi-ca.
C. tơ-rớt và công-xooc-xi-om. D. con-sơn và công-gô-lô-mê-rết.
Câu 20. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của
chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?
A. Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị.
B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.
Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc?
A. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.
B. Xuất hiện những tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
C. Lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
D. Có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
Câu 22. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính là một trong
những đặc trưng của
A. chủ nghĩa đế quốc. B. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. D. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Câu 23: Chủ nghĩa tư bản độc quyền vào những năm đầu thế kỉ XX được Lê-nin khái quát có mấy đặc
điểm lớn?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 24: Thuộc địa không có vai trò nào sau đây đối với các nước đế quốc?
A. Nơi cung cấp nhiên liệu và nhân công B. Thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa.
C. Là cơ sở cho các cuộc tranh chấp, chiến tranh. D. Phát triển chính trị chính quốc.
Câu 25: Các nước Châu Phi là thuộc địa chủ yếu của:
A. Pháp B. Đức C. Anh D. Mỹ
Câu 26: Cuộc khủng khoảng dầu mỏ diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. 1973 B. 1974 C. 1975 D. 1976
Câu 27: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn:
A. Tư hữu hoá sản phẩm quốc dân B. Quốc hữu hoá sản phẩm tư nhân
C. Độc quyền D. Tự do cạnh tranh
Câu 28: Trong số các nước đế quốc, nước nào được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao
giờ lặn”?
A. Anh B. Pháp C. Mỹ D. Đức
Câu 29. Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. có sức sản xuất cao trên nền tảng khoa học - công nghệ.
D. hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 30. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.
B. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.
C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
D. Các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Câu 31. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản từ
A. sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. B. nửa sau thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX.
C. sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. D. cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 32. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc là
A. việc các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
B. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.
C. lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
D. có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
HIỂU
Câu 33. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.
B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.
C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.
D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.
Câu 34. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.
B. xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
C. lực lượng lao động có nhiều chuyển biến về cơ cấu, chuyên môn, nghiệp vụ.
D. các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
Câu 35. Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở
A. Hà Lan và Anh. B. I-ta-lia-a và Đức. C. Anh và Bắc Mĩ. D. Pháp và Bắc Mĩ.
Câu 36. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
(năm 1911)?
A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
B. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
C. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, xác lập chế độ quân chủ lập hiến ở Trung Quốc.
Câu 37. Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức,
Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của
A. cách mạng 4.0. B. cách mạng nhung.
C. cách mạng công nghiệp. D. cách mạng công nghệ.
Câu 38. Giai cấp tư sản Anh chú trọng xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa hơn là đầu tư sản
xuất trong nước vì
A. đầu tư ở thuộc địa thu lại nhiều lợi nhuận hơn.
B. mức sống của cư dân Anh thấp, nhu cầu tiêu thụ không nhiều.
C. nước Anh không có tài nguyên để sản xuất công nghiệp.
D. năng lực lao động của công nhân ở Anh thấp.
Câu 39. Hình thức tổ chức độc quyển phổ biến ở Đức là
A. Các-ten. B. Xanh-đí-ca. C.Tơ-rớt. D. Công-xoóc-xi-om.
Câu 40. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Anh được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không
bao giờ lặn” vì
A. hệ thống thuộc địa của Anh bị thu hẹp về vùng xích đạo.
B. phần lớn thuộc địa của Anh tập trung ở vùng xích đạo.
C. hệ thống thuộc địa của Anh trải rộng ở khắp các châu lục.
D. nhà nước Anh tập trung vào phát triển năng lượng Mặt Trời.
Câu 41. Sự kiện nào dưới đây phản ánh về thách thức cùa chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Rô-bốt Xô-phi-a được cấp quyền công dân (2017).
B. Phong trào “99 chống lại 1” bùng nổ ở Mỹ (2011).
C. Khủng hoảng thừa (1929 - 1933).
D. Khủng hoảng hoa Tulip (1637).
Câu 42. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thách thức đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
B. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
C. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
Câu 43. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Khoảng cách giàu - nghèo được thu hẹp, các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
B. Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
C. Có bề dày kinh nghiệm, phương pháp quản lí kinh tế và hệ thống pháp chế hoàn chỉnh.
D. Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
Câu 44. Vào giữa thế kỉ XIX, trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tếtưbản chủ nghĩa ở Đức là
A. thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
B. đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc.
C. quan hệ sần xuất phong kiến vẫn được duy trì trong nông nghiệp.
D. thiếu nguồn nguyên liệu để phục vụ phát triển của công nghiệp.
Câu 45. Điểm tương đồng trong đời sống kinh tế các nước Mỹ, Đức, Anh, Pháp ở nửa sau thế kỉ XIX là
gì?
A. Kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái. B. Sản xuất công nghiệp trì trệ, sa sút.
C. Sản xuất nông nghiệp chậm phát triển. D. Xuất hiện các tổ chức độc quyền.
Bài 3.
BIẾT
Câu 46. Đại hội Xô viết toàn Nga lần Thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 đã
A. ban hành “Chính sách Cộng sản thời chiến”.
B. phát động cuộc chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.
C. thông qua “Chính sách kinh tế mới” do Lê-nin soạn thảo.
D. tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
Câu 47. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là
A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.
B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.
D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.
Câu 48. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền
Xô viết là
A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. huy động tối đa nhân tài, vật lực để phục vụ cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc.
D. ban hành Hiến pháp mới và chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.
Câu 49. Nội dung nào dưới đâu không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên
bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Dùng bạo lực để xây dựng nền chuyên chính vô sản.
Câu 50. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 3/1921. B. Tháng 12/1922. C. Tháng 3/1923. D. Tháng 1/1924.
Câu 51. Trong những năm 1918 - 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành
A. chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
B. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
C. cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.
D. tiến hành Chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức.
Câu 52. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).
B. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).
C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).
D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).
Câu 53. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế sự ra đời của Liên bang Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Xô viết?
A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 54. Tháng 12-1922, ở Liên Xô đã diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
C. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Cộng sản thời chiến.
D. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Kinh tế mới (NEP).
Câu 55. Mục tiêu của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là
A. chống lại sự tấn công của 14 nước đế quốc.
B. thực hiện hiệu quả Chính sách Kinh tế mới.
C. hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
D. chống lại cuộc tấn công của phát xít Đức.
Câu 56. Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành
A. Chính sách kinh tế mới (NEP).
B. Sắc lệnh Hòa bình.
C. Chính sách Cộng sản thời chiến.
D. Đạo luật Trung lập.
Câu 57. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như
thế nào?
A. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.
D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.
Câu 58. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).
B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).
C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).
D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).
Câu 59. Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho
nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch Nga), Chính quyền Nga Xô viết đã
A. thông qua Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
B. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
C. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.
D. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.
Câu 60. Đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm bao nhiêu nước cộng
hòa?
A. 11 nước. B. 15 nước. C. 4 nước. D. 10 nước.
Câu 61. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như
thế nào?
A. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
C. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.
D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.
Câu 62. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Xô viết đối với Liên Xô?
A. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 63. Sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với
quốc tế?
A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 64. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 65. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
D. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.
Câu 66. Trong những năm 1918 - 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành
A. chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
B. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
C. cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.
D. tiến hành Chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức.
Câu 67. Tháng 12/1922 diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
C. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Cộng sản thời chiến.
D. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Kinh tế mới (NEP).
Câu 68: Trong những năm 1918- 1920 quân đội 14 nước do nước nào đứng đầu đã liên kết với lực
lượng chống đối trong nước tấn công Nga Xô viết?
A. Anh B. Pháp C. Mỹ D. Nhật
Câu 69: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cách mạng văn hóa.
Câu 70: Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở
Nga?
A. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu
C. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động
Câu 71: Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng
lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa để quốc
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 72: Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai chính
quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Đảng Mensêvích B. Đảng Bônsêvích
C. Đảng Xã hội dân chủ D. Đảng Thống nhất công nhân
Câu 73: Tại sao Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng và hóa bình thế giới?
A. Chính phủ Liên Xô có nhiều chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực.
B. Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng
so với Mĩ.
C. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mĩ)
D. Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ
Câu 74: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
B. Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.
C. Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.
Câu 75: Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) giải thể vào năm nào?
A. 1991 B. 1992 B. 1993 C. B. 1994
Câu 76: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô năm 1985 do ai khởi xướng?
A. Putin B. Goóc-ba-chốp C. Lê-nin D. Stalin
HIỂU
Câu 77: Đâu không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đối hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
B. Đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 78: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã
A. trở thành hệ tư tưởng mà mọi đất nước trên thế giới tuân theo.
B. trở thành một hệ thống trên thế giới.
C. bị xoá bỏ hoàn toàn.
D. trở thành mô hình xã hội chung của toàn cầu.
Câu 79: Cuộc cách mạng nào sau đây đã làm rung chuyển thế giới?
A. Cách mạng tư sản pháp. B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng Tháng Hai ở Nga . D. Cách mạng tháng Mười.
Câu 80. Mở ra một kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận hàng
triệu con người ở Nga. Đó là
A. mục đích của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
C. nguyên tắc của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
D. nội dung của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 81. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mang tính chất của một cuộc cách mạng
A. xã hội chủ nghĩa. B. dân chủ tư sản kiểu mới.
C. dân chủ nhân dân. D. dân tộc dân chủ.
Câu 82: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng
dân tộc ở Việt Nam?
A. Mở ra con đường giải phóng mới cho dân tộc Việt Nam.
B. Tạo điều kiện cho sự ra đời của đảng cộng sản việt nam.
C. Giải quyết thành công cuộc khủng hoảng.
D. Khẳng định con đường độc lập gắn với CNXH ở Việt nam.
Câu 83: thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy
nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế B. Chủ nghĩa tư bản
C. Chủ nghĩa đế quốc D. Chủ nghĩa xã hội
Câu 84: Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?
A. Lật đổ chính phủ tư sản, lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
B. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời,thay thế bằng chính phủ chính thức
C. Lật đổ chính phủ Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền
D. Lật đổ chính phủ Nga hoàng, thiết lập chuyên chính vô sản
Câu 85: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm nào?
A. Sau khi thắng Pháp năm 1954
B. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975
C. Sau Đổi mới năm 1986
D. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước năm 1976
Câu 86. Tình hình Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu từ cuối những năm 80 của thế kỉ
XX có điểm gì nổi bật?
A. Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.
B. Tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp.
C. Đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
D. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Câu 87. Trong những năm 1944-1945, các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền xuất phát từ điều
kiện khách quan nào sau đây?)
A. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt ở Châu Á.
D. Thất bại của chủ nghĩa phát xít ở Châu Âu.
Câu 88. Hiện nay, quốc gia nào kiên trì theo con đường xã hội chủ nghĩa ở khu vực Mĩ Latinh?
A. Iran. B. Irắc.C. Thổ Nhĩ Kì. D. Cuba.
Câu 89. Năm 1959 Cách mang nước nào thành công đã mở rộng chủ nghĩa xã hội sang Mĩ Latinh?
A. Mêhicô. B. Braxin. C. Cuba. D. Ecuađo.
Câu 90. Năm 1954, quốc gia Đông Nam Á nào sau đây một nửa đất nước bước đầu xây dựng chủ nghĩa
xã hội?
A. Triều Tiên. B. Cu Ba. C. Việt Nam. D. Lào.
HẾT.

You might also like