You are on page 1of 7

PHÒNG GD&ĐT THANH TRÌ

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ I


MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2023 - 2024
PHẦN I - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
A - PHẦN LỊCH SỬ
Câu 1: Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên chủ yếu nổ ra ở đâu
A. Châu Á và châu Phi B. Châu Âu và Bắc Mỹ
C. Châu Âu và châu Phi D. Các nước Mỹ la tinh
Câu 2: Sự kiện nào là đỉnh cao của cách mạng tư sản Anh
A. Năm 1648, phe Nghị viện đánh bại quân đội của nhà vua
B. Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập
C. Năm 1649, Vua Sác-lơ I bị xử tử, nước Anh thành nước cộng hòa
D. Năm 1642, cách mạng bùng nổ
Câu 3: Vua Sác-lơ I bị xử tử vào năm nào?
A. Năm 1660 B. Năm 1688
C. Năm 1649 D. Năm 1642
Câu 4: Sau cuộc cách mạng tư sản, nước Anh trở thành
A. Nước Dân chủ chủ nô
B. Nước Quân chủ chuyên chế.
C. Nước Quân chủ lập hiến
D. Nước Xã hội chủ nghĩa
Câu 5: Cách mạng tư sản Anh có đặc điểm
A. Là cuộc nội chiến B. Là chiến tranh vệ quốc
C. Là chiến tranh giải phóng dân tộc D. Là nội chiến và chiến tranh vệ
quốc
Câu 6: Mục tiêu của cuôc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ là gì
A. Thành lập nước cộng hòa
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
C. Giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào Anh
D. Tạo điều kiện nền kinh tế thuộc địa phát triển
Câu 7: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ được công bố vào thời gian nào
A. 26/10/1774
B. 4/7/1776
C. 17/10/1777
D. 14/7/1789
Câu 8: Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống Mỹ vào năm nào
A. Năm 1788 B. Năm 1789
C. Năm 1776 D. Năm 1792
Câu 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn bản Tuyên ngôn nào trên thế
giới trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam
A. Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ
B. Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền 1789 của nước Pháp
C. Tuyên ngôn của nước Pháp
D. Không có bản Tuyên ngôn nào
Câu 10. Xã hội Pháp trước cách mạng 1789 gồm có những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Nông dân.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác.
Câu 11: Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ với sự kiện nào
A. Sự kiện Phá ngục Basti ngày 14/7/1789
B. Sự kiện tháng 7/1792
C. Sự kiện vua Lu-i 16 bị bắt
D. Sự kiện vua Lu-i 16 bị xử tử
Câu 12: Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền là :
A. « Tự do – Bình đẳng – Bác ái »
B. « Độc lập – Tự do – Hạnh phúc »
C. Mọi người sinh ra đều bình đẳng
D. « Tự do, cơm áo, hòa bình »
Câu 13: Lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh – Mỹ - Pháp lần lượt là
A. Oa-sinh-tơn; Rô-be-spie; Crôm-oen
B. Crôm-oen; Rô-be-spie; Mông-te-xki-ơ
C. Vôn-te; Crôm-oen; Oa-sinh-tơn
D. Crôm-oen; Oa-sinh-tơn; Rô-be-spie
Câu 14: “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng” là câu
nói của ai
A. Lê-nin B. Nguyễn Ái Quốc
C. Các-Mác D. Tôn Trung Sơn
Câu 15: Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng diến ra trên lĩnh vực
nào?
A. Sản xuất
B. Xã hội
C. Văn hóa-giáo dục
D. Kinh tế-xã hội
Câu 16. Cách mạng công nghiêp diễn ra đầu tiên ở nước nào?
A. Anh B. Pháp
C. Đức D. Ý
Câu 17: Ai là người phát minh ra máy hơi nước?
A. Oa- sinh- tơn
B. Ác- crai- tơ
C. Ét- mơn- các- rai
D. Giêm Oát
Câu 18: Năm 1764, Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra:
A. Máy dệt chạy bằng sức nước B. Máy kéo sợi Gien-ni
C. Máy hơi nước D. Tàu thủy Phơn-xơn
Câu 19: Thành tựu nào của cách mạng công nghiệp làm cho ngành giao
thông vận tải tiến bộ nhanh chóng?
A. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời
B. Kỹ thuật luyện kim được cải tiến
C. Phát triển khai thác mỏ
D. Phát minh ra máy hơi nước
Câu 20: Thành tựu nào trong lĩnh vực truyền thông làm thay đổi cách thức
giao tiếp của nhân loại ở thế kỷ XIX
A. Phát minh ra điện toán đám mây
B. Phát minh ra Hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ
C. Phát minh ra email
D. Phát minh hộp thư điện tử
Câu 21: Theo em thế giới đã trải qua bao nhiêu cuộc cách mạng công
nghiệp
A. 2 cuộc cách mạng B. 3 cuộc cách mạng
C. 4 cuộc cách mạng D. Không có cuộc cách mạng nào
Câu 22: Tình cảnh chung của các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI
đến thế kỉ XIX là
A. Kinh tế phát triển, quá trình giao lưu thương mại sôi nổi
B. Bị các nước thực dân phương Tây đến xâm lược và hầu hết trở thành thuộc
địa của chúng (trừ Xiêm)
C. Chế độ phong kiến cải cách theo hướng có lợi cho dân tộc
D. Chế độ tư bản chủ nghĩa dần hình thành
Câu 23: Vì sao các nước Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược
A. Vị trí thuận lợi cho giao thương quốc tế, giàu tài nguyên
B. Giàu tài nguyên
C. Chế độ phong kiến suy yếu, dễ bề cai trị
D. Có vị trí thuận lợi cho giao thương quốc tế, giàu tài nguyên, nhân công rẻ,
chế độ phong kiến suy yếu
Câu 24: Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) là thuộc địa
của ai
A. Mỹ B. Pháp
C. Đức D. Anh
Câu 25: Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập, không trở
thành thuộc địa của phương Tây là
A. Xiêm (Thái Lan ngày nay) B. Việt Nam
C. Philippin D. Lào
Câu 26: Về mặt văn hóa, chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào
Đông Nam Á đã
A. Phá vỡ trật tự xã hội truyền thống, xây dựng một nền văn hóa áp đặt mang
màu sắc kỳ thị và “ngu dân”

B. Xây dựng nền văn hóa tiến bộ, văn minh


C. Đổi mới nền văn hóa bản địa
D. “Khai hóa văn minh” cho cư dân Đông Nam Á
Câu 27: Xã hội Đông Nam Á thay đổi như thế nào dưới chính sách cai trị
và bóc lột của thực dân phương Tây
A. Giai cấp cũ bị phân hóa, giai cấp mới ra đời
B. Giai cấp mới xuất hiện đông đảo
C. Xã hội không có sự phân hóa
D. Xã hội hỗn loạn, đấu tranh giai cấp liên miên
Câu 28: Chính quyền thực dân thực hiện những chính sách nào về nông
nghiệp đối với các nước Đông Nam Á
A. Cướp đoạt ruộng đất
B. Chế độ “cưỡng bức trồng trọt”
C. Lập nhiều đồn điền
D. Tất cả những ý trên
Câu 29: Vào thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á
bước vào giai đoạn
A. Phát triển thịnh vượng
B. Suy thoái và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân phương Tây
C. Cải cách để phát triển
D. Trì trệ, khủng hoảng
Câu 30: Nhận xét gì về cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương
Tây ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
A. Phong trào lẻ tẻ, thất bại
B. Phong trào tự phát, không có người lãnh đạo
C. Phong trào diễn ra mạnh mẽ, liên tục nhưng chưa dành được thắng lợi vì
thiếu đường lối và phương pháp đấu tranh phù hợp
D. Phong trào thắng lợi
PHẦN I - CÂU HỎI TỰ LUẬN
A - PHẦN LỊCH SỬ
Câu 1: Về các cuộc cách mạng tư sản:
a. Nêu điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ thế kỷ
XVII - XVIII?
b. Hãy liệt kê một số quốc gia hiện nay đang theo thể chế quân chủ lập hiến và
liên bang?
c. Hãy viết tiểu sử (khoảng 10 dòng) về các nhân vật lịch sử sau: Crôm- oen;
Oa-sinh-tơn; Rô-be-spie?
Câu 2: Nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp thế kỷ
XVIII- XIX? Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động
sản xuất và đời sống xã hội?
Câu 3: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam
Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Câu 1: Về các cuộc cách mạng tư sản:
a. Nêu điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ thế kỷ
XVII - XVIII?
- Mục tiêu cách mạng: Đánh phong kiến, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát
triển
- Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp tư sản
- Lực lượng cách mạng: Quần chúng nhân dân
- Tính chất cách mạng: Cách mạng tư sản
b. Hãy liệt kê một số quốc gia hiện nay đang theo thể chế quân chủ lập hiến và
liên bang? (kể ít nhất 5 nước mỗi thể chế)
- Các nước quân chủ lập hiến: Anh Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Tây Ban Nha,
Na Uy, Hà Lan, Campuchia ….
- Các nước liên bang: Đức, Nga, Ấn Độ, Mỹ, Malaysia, Irap, Mexico…..
c,Viết tiểu sử (Chọn 1 trong 3 nhân vật Crôm- oen; Oa-sinh-tơn; Rô-be-spie để
viết). Cách viết: Tên, Năm sinh năm mất, quê quán, công lao, những nét chính
đặc biệt trong sự nghiệp của các ông.
Câu 2: Nêu những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp thế kỷ
XVIII- XIX? Cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đến hoạt động
sản xuất và đời sống xã hội?
Những thành tựu tiêu biểu:
Dệt Máy kéo sợi Gien-ni, máy dệt Ét-mơn Các-rai.
Nông nghiệp Máy tỉa hạt bông (1793), máy gặt cơ khí tự động cắt và bó ngũ
cốc (1831).
Truyền Hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ (1838).
thông
Giao thông Tàu hỏa, tàu thủy chạy bằng sức nước.
Năng lượng Máy hơi nước, lò luyện gang, thép sử dụng động cơ hơi nước.
Tác động:
-Tích cực:
+ Năng suất lao động nâng cao, thay đổi cơ bản quá trình sản xuất (ngành giao
thông, vận tải, khai thác mỏ, nông nghiệp).
+ Thay đổi cấu trúc dân số giữa nông thôn và thành thị.
- Tiêu cực (Khía cạnh nghiệt ngã của cách mạng công nghiệp):
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em.
+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,...
Câu 3: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam
Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?
a. Tình hình chính trị
- Chính quyền thực dân chia một nước/ một vùng thuộc địa thành các đơn vị
hành chính.
- Triều đình phong kiến đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.
- Quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương, cử người bản xứ cai quản ở
địa phương.
b. Tình hình kinh tế
- Chính quyền thực dân thực hiện chính sách:
+ Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”.
+ Ép người dân sử dụng đất và sức lao động trồng cây công nghiệp.
- Chính quyền thực dân chú trọng đầu tư, xây dựng:
+ Đồn điền thực dân.
+ Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Khai thác khoáng sản, đẩy mạnh nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.
+ Hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng.
c. Tình hình văn hóa – xã hội
- Chính sách thống trị: Nền thống trị với sự kì thị chủng tộc, chính sách ngu dân
được áp đặt.
- Giai cấp, tầng lớp:
+ Các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) vẫn tồn tại nhưng bị phân hóa.
+ Một số tầng lớp mới xuất hiện, có địa vị xã hội, thái độ, tinh thần dân tộc khác
nhau:
Tư sản dân tộc.
Trí thức mới.
Tiểu tư sản.
Công nhân.
- Sự du nhập văn hóa phương Tây:
+ Công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách phương Tây.
+ Tôn giáo, luật pháp, giáo dục được truyền bá để phục vụ nền cai trị của chính
quyền thực dân.
→ Trên cơ tầng văn hóa bản địa, các quốc gia Đông Nam Á có cơ hội tiếp thu
các yếu tố văn hóa khác nhau từ văn hóa phương Tây, tạo nên sự đa dạng về văn
hóa.

George Washington[c] (22 tháng 2 năm 1732 – 14 tháng 12 năm 1799) là


một nhà lãnh đạo quân sự, chính khách người Mỹ, một trong những
người lập quốc, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từ năm 1789 đến năm
1797. Washington được gọi là "Cha già của nước Mỹ"[10] vì sự lãnh đạo tài
tình của ông trong những ngày hình thành quốc gia mới
17 tuổi ông được bổ nhiệm làm thanh tra ở quận Culpeper
1752, ông làm thiếu tá và gia nhập hội Tam Điểm ( Federisksburg ) .
Thống đốc Dinwiddle thăng chức cho ông thành Đại Tá trung đoàn
Virginia và tổng tư lệch. 1769, ông đệ trình lên nghị viện Virginia nhập
cảng hang hóa Anh. Ông tái xuất vào thời kì cách mạng Mỹ thành tổng tư
lệnh và thiếu tướng. 1781, ông đã thực hiện cú đánh cuối cùng chống
người Anh. 1783 ông từ chức tổng tư lệch. Ông tuyên thệ trở thành tổng
thống đầu tiên Hoa Kỳ 30/4/1789 tại Đại sảnh liên bang New York. Ông
đã chinh phục được người da đỏ và thông qua các hoạt động ngoại giao,
ông còn dàn hòa bộ tộc Creek và bộ tộc da đỏ khác ở phía Nam. Ông giữ
chức 2 nhiệm kì và bài diễn văn của ông có sức ảnh hưởng nhất về chủ
nghĩa cộng hòa. Sau khi kết thúc, 3/1797 ông dành thời gian cho xưởng
rượu và kinh doanh tốt. Tác động của ông đến Mỹ vô cùng mạnh mẽ có
thể kể đến như sinh nhật của ông được coi là ngày nghỉ, hình tem và tiền
có hình ảnh của ông và ông được tôn sung như một vị anh hùng vĩ đại bởi
2 miền Nam Bắc.

You might also like