You are on page 1of 9

Câu 1: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, với sự hình thành của giai cấp mới đó là:

A. Tư sản và phong kiến.


B. Tư sản và vô sản.
C. Tư sản và tiểu tư sản.
D. Tư sản và nông dân.
Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến xuất hiện mâu
thuẫn A. Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản.
B. Chế độ phong kiên với nông dân.
C.Tư sản với nông dân.
D. Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.
Câu 3: Vùng đất Nê- Đéc –Lan nay thuộc hai nước:
A. Hà Lan và Pháp.
B. Hà Lan và Bỉ.
C. Hà Lan và Nga.
D. Hà Lan và Đức.
Câu 4: Cách mạng Hà Lan nổ ra vào thời gian nào ?
A. 6/1566.
B. 7/1566.
C. 8/1566.
D. 9/1566.
Câu 5: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nổi tiếng nhất ở Anh là:
A. Thủ công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. len dạ.
D. Thủy tinh.
Câu 6: Trước cách mạng Pháp là nước có thể chế chính trị:
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Phong kiến.
C. Tư bản.
D. Chiếm nô.
Câu 7: Xã hội pháp trước cách mạng có những đẳng cấp:
A. Tăng lữ, quý tộc, nôn dân.
B. Tăng lữ, Qúy tộc, Đẳng cấp thứ 3.
C. Tăng lữ, quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản và tầng lớp khác.
Câu 8: Trong xã hội Pháp trước cach mạng đẳng cấp thứ 3 gồm:
A. Tư sản, nông dân, công nhân.
B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
C. Tư sản, quý tộc phong kiến.
D. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.
Câu 9: Trong xã hội Pháp trước cách mạng tầng lớp nghèo nhất là:
A. Đẳng cấp thứ 3.
B. Nông dân.
C. Thợ thủ công.
D. Những ngươi buôn bán nhỏ.
Câu 10: Phái lập hiến ở Pháp thuộc tầng lớp nào?
A. Tư sản công thương.
B. Đại tư sản.
C. Qúy tộc mới.
D. Đại địa chủ.
Câu 11: Cách mạng tư sản Pháp đưa giai cấp nào lên nắm quyền?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Thợ thủ công.
Câu 12: Những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc phát minh sử dụng đầu tiên ở Anh
trong ngành nào ?
A. Dệt.
B. Luyện kim.
C. Khai mỏ.
D. Rèn sắt.
Câu 13: Vào giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là:
A. Nhà xưởng thế giới.
B. Công xưởng thế giới.
C. Nhà máy lớn.
D. Xưởng lớn.
Câu 14: Vào thời gian nào các nước châu Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa của
PhươngTây?
A. Đầu thế kỉ XVII.
B. Cuối thế kỉ XVIII.
C. Đầu Thế kỉ XIX.
D. Cuối thế kỉ XIX.
Câu 15: Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp:
A. Tư bản, công nhân.
B. Vốn, đội ngũ công nhân làm thuê.
C. Tư bản, công nhân, khoa học kĩ thuật.
D.Tư bản và các thiết bị máy móc.
Câu 16: Cách mạng cộng nghiệp ở Anh bắt đầu vào:
A. Cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII.
B. Đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII.
C. Đầu những năm 70 của thế kỉ XVIII.
D. Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII.
Câu 17: Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới ?
A. Thứ 1.
B. Thứ 2.
C. Thứ 3.
D. Thứ 4.
Câu 18: Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ bằng văn kiện
nào?
A. Hòa ước Mác xây.
B. Hòa ước Brer-li-tốp.
C. Hiệp ước Véc-xai.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 19: Hòa ước Véc-xai kí ở Anh vào thời gian nào?
A. 1781.
B. 1782.
C. 1783.
D. 1784.
Câu 20: Số nợ của Nhà nước phong kiến Pháp vay của tư sản đến năm 1789 là bao
nhiêu?
A. 4 tỉ livrơ.
B. 5 tỉ livrơ.
C. 6 tỉ livrơ.
D. 7 tỉ livrơ.
Câu 21: Ở Pháp cách mạng công nghiệp bắt đầu muộn nhưng lại phát triển nhanh, vì
sao?
A. Do tiếp thu những thành tựu kĩ thuật ở Anh.
B. Nhờ đẩy mạnh sản xuất, sử dụng hơi nước.
C. Pháp có nền sản xuất tương đối phát triển.
D. Do tiếp thu những thành tựu kĩ thuật ở Anh và nhờ đẩy mạnh sản xuất, sử dụng
hơi nước.
Câu 22: Ở Pháp cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm nào?
A. 1829.
B. 1830.
C. 1831.
D. 1832.
Câu 23: Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra vào những năm nào?
A. Từ những năm 40 của thế kỉ XIX.
B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII.
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVIII.
D. Từ cuối những năm 30 của thế kỉ XIX.
Câu 24: Vì sao nói cuộc đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Đức, cuộc cải cách nông nô
ở Nga đều là những cuộc cách mạng tư sản?
A. Tạo điều kiện cho cách mạng công nghiệp phát triển ở các nước này.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,
C. Cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạ
D. Động lực chính của cách mạng là quần chúng nhân dân.
Câu 25: Đầu thế kỉ XX, 5 Ngân hàng ở Luân Đôn chiếm bao nhiêu % số vốn của
Anh?
A. 40%.
B. 50%.
C. 60%.
D. 70%.
Câu 26: Đầu thế kỉ XX, Thuộc địa của Anh rộng bao nhiêu triệu km?
A. 23 triệu km2.
B. 33 triệu km2..
C. 43 triệu km2.
D. 53 triệu km2.
Câu 27: Lê Nin gọi đế quốc Anh là :
A. Thực dân.
B. Đế Quốc.
C. Thực dân đế quốc.
D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Câu 28: Từ sau cách mạng 4/9/1870, nền cộng hòa nào được thiết lập ở Pháp?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 29: Vào đầu thế kỉ XX, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ mấy thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 30: “Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến” là đặc trưng của đế quốc nào đầu thế kỉ
XX?
A. Pháp.
B. Anh.
C. Đức.
D. Hà Lan.
Câu 31: Trong các nước Đông Nam Á, nước nào là “vùng đệm” tranh chấp của Anh
và Pháp?
A. Việt Nam.
B. Cao miên.
C. Ai Lao.
D. Xiêm.
Câu 32: Tính chất của Cách mạng Nga 1905-1907 là:
A. Là cuộc cách mạng tư sản.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
C. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Là cuộc cách mạng vô sản.
Câu 33: Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là:
A. 20 triệu km, dân số 300 triệu người,bằng 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới.
B. 25 triệu km, dân số 300 triệu người,bằng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới.
C. 28 triệu km, dân số 300 triệu người,bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới.
D. 33 triệu km dân số 400 triệu người,bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới.
Câu 34: Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu sự ra đời của Quốc tế thứ hai?
A. Kỷ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Bastille.
B. Công nhân Anh và đại biểu của công nhân nhiều nước tham gia mít tinh ở Luân
Đôn.
C. Gần 40 vạn công nhân biểu tình ở Si-ca-gô.
D. Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật.
Câu 35: Quá trình tập trung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong các ngành
A. luyện kim, than đá, điện, hóa chất?
B. công nghiệp nhẹ.
C. Khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải.
D. Tài chính, ngân hàng.
Câu 36: Học thuyết nào sau đây được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng
của loài người?
A. Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học.
B. Kinh tế-chính trị học tư sản.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. Học thuyết Tam Dân.
Câu 37: Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì?
A. Đây là bộ máy nhà nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động Pari
bầu ra.
B. Hội đồng công xã Pari vừa là cơ lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, chịu trách
nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
C. Công xã Pari ban hành nhiều chính sách xã hội tiến bộ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 38: Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là
cuộc cách mạng tư sản vì:
A. Cho ra đời một quốc gia mới/Hợp chủng quốc Hoa Kì.
B. Mĩ là nước cộng hòa liên bang theo chế độ tổng thống.
C. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường cho
kinh tế tư bản Mĩ phát triển.
D. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
Câu 39: Cách mạng Tân Hợi (1911) là:
A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
B. Là cuộc khởi nghĩa nông dân.
C. Là cuộc cách mạng vô sản.
D. Là cuộc biểu tình của công nhân, trí thức.
Câu 40: Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê-nin thành lập là Đảng của:
A. Phong kiến.
B. Tư sản.
C. Nông dân.
D. Vô sản.
………………………..Hết…………………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM
1-B 2-D 3-B 4-C 5-C 6-A 7-B 8-B 9-A 10-B
11-C 12-A 13-B 14-D 15-C 16-B 17-C 18-C 19-C 20-B
21-D 22-B 23-A 24- B 25-A 26-B 27-D 28-C 29-B 30-C
31-D 32-C 33-D 34-A 35-A 36-A 37-D 38-C 39-A 40-D

You might also like