You are on page 1of 3

Diễn Biến Nạn Đói Năm 1945

Không ai biết bao nhiêu người đã thiệt mạng trong nạn đói. Vào cuối tháng
5, Văn phòng Khâm Sai tại Hà Nội đã yêu cầu thống kê tỷ lệ tử vong trong năm từ
tất cả các tỉnh Bắc Kỳ. Cuối cùng, hai mươi câu trả lời được gửi đến, báo cáo
380.969 người chết vì đói và 20.347 người vì “bệnh tật.” Tuy nhiên, một số ý kiến
trả lời nhấn mạnh việc các quan chức không có khả năng về nông thôn để kiểm tra
kỹ lưỡng. Ngoài ra, những tổn thất ở phía bắc An Nam không được đưa vào thống
kê. Cuối năm 1946, một tài liệu chính sách được soạn thảo để sử dụng trong nội bộ
các quan chức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ước tính rằng 1.000.000 người đã
chết ở miền Bắc Việt Nam và 300.000 ở miền Trung Việt Nam. Vào thời điểm đó,
các phát ngôn viên VNDCCH thường xuyên công khai khẳng định rằng vào đầu
năm 1945, ‘thực dân Pháp và phát xít Nhật’ đã phải chịu trách nhiệm khiến ít nhất
2.000.000 công dân chết đói, một con số sau đó đã được ghi vào sách sử của chính
phủ.
Một triệu người chết dường như là một ước tính đáng tin cậy hơn. Hệ lụy
vẫn còn khủng khiếp: khoảng 10% dân số của khu vực bị ảnh hưởng đã thiệt mạng
trong khoảng thời gian 5 tháng. (Ở đây giả định khu vực bị ảnh hưởng là đồng
bằng sông Hồng đông dân cư và hai tỉnh An Nam là Thanh Hóa và Nghệ An, tổng
số 9.999.200 người vào năm 1943 theo Annuaire Statisticstique de l’Indochine,
vol. 11 (Sài Gòn, 1948), 28). Một số tỉnh bị thiệt hại nặng nề hơn: Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình, Hải Dương và Kiến An, chiếm 81 phần trăm số người chết được
báo cáo trong tổng hợp của Khâm Sai. Riêng Nam Định là 32%. Mặc dù chắc chắn
một số nạn nhân đã từ nơi khác đến, số liệu của Khâm Sai vẫn cho thấy rằng năm
tỉnh này có thể đã mất từ 11 đến 20 phần trăm dân số của họ. Các huyện đặc biệt
còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Ví dụ, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, báo cáo
26.080 người chết, trong khi các huyện lân cận báo cáo từ 4.000 đến 6.000. Huyện
Kiến Xương ở Thái Bình báo cáo 14.920, so với Quỳnh Côi là 1.532. Các làng cụ
thể bị mất một nửa dân số.

Nhiều làng xã chết 50-80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết không còn
ai. Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) có >1.000 người thì chết
đói mất 956 người. Thôn Thạch Lỗi (nay là thôn Quang Minh), xã Thạch Lỗi,
huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc TP. Hà Nội) gần như cả thôn đều chết
đói (trừ trẻ em). Chỉ trong 5 tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên đến 280.000
người, chiếm 25% dân số Thái Bình khi đó. Lịch sử đảng bộ Đảng cộng sản Việt
Nam tỉnh Hà Sơn Bình cũ ghi rõ:

"Trong nạn đói năm 1945, khoảng 8 vạn người (gần 10% dân số trong tỉnh)
chết đói, nhiều nơi xóm làng xơ xác tiêu điều, nhất là ở những nơi nghề thủ công bị
đình đốn. Làng La Cả (huyện Hoài Đức) số người chết đói hơn 2.000/4.800 dân, có
147 gia đình chết không còn một ai. Làng La Khê (xã Yên Nghĩa, Hoài Đức) có
2.100 người thì 1.200 người chết đói, bằng 57% số dân".

Năm 1945, cả tỉnh Thái Bình có 280.000 người chết đói, chiếm 25% tổng dân số.
Nhiều địa phương chết tới trên 50% dân số, như: xã Tây Lương: 67%; Sơn Thọ,
Thụy Anh (Thái Thụy): 79%; xã Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người thì chết
gần 2.000 người; xã Tây Ninh (Tiền Hải) có 171 gia đình chết không còn một
ai...”.

Những con số thống kê trần trụi chỉ có thể bắt đầu truyền tải những tác động
tâm lý đối với những người sống sót sau nạn đói. Không có thảm họa nào có tầm
cỡ như thế đã để lại cho xã hội Việt Nam những ký ức sống động. Những âm thanh
than thở giữa những người đồng bào chết đói, cảnh những thi thể ngổn ngang dọc
theo những con đường nông thôn và bờ rào, hay bắt gặp mỗi sáng trên vỉa hè thành
phố, tiếp tục ám ảnh nhiều thế hệ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. 140. Như
một nhân chứng đã kể lại bằng thơ:
Khắp đường xa những xác đói rên nằm
Trong nắng lửa, trong bụi lầm co quắp.
Giữa đống giẻ chỉ còn đôi hố mắt
Đọng chút hồn sắp tắt của thây ma;
………………………………………………………
Tại Hà Nội cũng như bao tỉnh khác,
Những thây ma ngày lết đến càng đông;
Đem ruồi theo cùng hơi hớm tanh nồng,
Rồi ngã gục khắp đầu đường cuối ngõ.
Thường sớm sớm cửa mỗi nhà hé ngỏ,
Rụt rè xem có xác chết nào chăng!
(chép nguyên văn thơ của Bàng Bá Lân).

You might also like