You are on page 1of 5

Về vị trí địa lý

An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
với diện tích 3406,2 km2, chiếm 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 ở Đồng
bằng sông Cửu Long (chỉ sau Kiên Giang, Cà Mau và Long An). An Giang nằm ở
vị trí giữa sông Tiền và sông Hậu, chạy dọc theo phía hữu ngạn sông Hậu thuộc hệ
thống của sông Mê Công. An Giang một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên,
phía Tây Bắc có chung đường biên giới với Campuchia (104km) qua hai tỉnh
TaKeo và Kandal, chạy dọc theo con kênh Vĩnh Tế, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp
(107,6km), phía đông nam giáp với thành phố Cần Thơ (44,7km) và phía tây nam
giáp với tỉnh Kiên Giang (70km) (Lê Thông, 2006). An Giang có các cửa khẩu quốc
tế giáp với Campuchia là Xuân Tô (huyện Tịnh Biên), Vĩnh Xương (thị xã Tân
Châu) và hai cửa khẩu quốc gia gồm Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông (thuộc huyện
An Phú).

Nằm ở vị trí địa đầy Tây Nam của tổ quốc, nơi mà con sông Mê Công đổ vào
với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tạo điều kiện cho giao thông thủy bộ khá
thuận lợi. Đường bộ có quốc lộ 91 nối với quốc lộ 2 của Campuchia. Sông Tiền,
sông Hậu với cùng với hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi hợp thành mạng
lưới giao thông quan trọng không chỉ dễ dàng cho việc di chuyển trong nước mà
còn liên kết với những tuyến giao lưu quốc tế, nối An Giang với các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long, nối với Campuchia, Lào, Thái Lan qua cửa khẩu Vĩnh Xương và
Tịnh Biên. Việc kết nối mạng lưới giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế trong và ngoài nước.

Về sự phân chia hành chính, An Giang là vùng đất được khai phá muộn nhất
ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Vùng đất được xác lập chủ quyền vào lãnh thổ Việt
Nam vào năm 1757 thường được biết với tên gọi Tầm Phong Long, còn địa danh
với tên gọi chính thức An Giang xuất hiện vào đời vua Minh Mạng (1832). Vào thời
Tự Đức sau nhiều lần tách nhập thì An Giang có 3 phủ, 10 huyện. Vào thời thuộc
Pháp (1867-1945), An Giang được chia thành 5 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần
Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc (1867). Năm 1899, Pháp quy định bãi bỏ hạt và chia An
Giang thành hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên.

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Uỷ ban kháng chiến hành chính
Nam Bộ chia hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành hai tỉnh mới là Long Châu
Tiền và Long Châu Hậu. Năm 1950, Long Chậu Hậu sát nhập với Hà Tiên thành
tỉnh Long Châu Hà, Long Châu Sa cùng với Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Tiền, hai
địa danh này tồn tại cho đến năm 1954.Thời kỳ kháng chiến chống Mĩ (1954-1975),
tỉnh An Giang theo sắc lệnh 143/VN của Ngô Đình Diệm kí ngày 22-10-1956 bao
gồm hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên. Tháng 9-1964 theo sắc lệnh 264/VN, chính
quyền Sài Gòn chia An Giang thành hai tỉnh Châu Đốc và An Giang cho đến hết
năm 1975, bao gồm 4 quận: Chợ Mới, Núi Sập, Châu Thành, Thốt Nốt (Nguyễn
Hữu Hiệp, 2009).

Sau 1975, theo nghị quyết 19/NQ của Bộ Chính trị, tỉnh An Giang được
thành lập trên cơ sở hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc bao gồm thị xã Long Xuyên
và Châu Đốc cùng 6 huyện: Phú Châu, Phú Tân, Châu Phú, Bảy Núi, Chợ Mới và
Châu Thành. Ngày nay, An Giang bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Thành
phố Long Xuyên và Châu Đốc, 1 thị xã là Tân Châu cùng với 8 huyện: An Phú,
Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn với
21 phường, 16 thị trấn và 199 xã.

Điều kiện tự nhiên- Về địa hình, có thể thấy địa hình An Giang cũng rất đa
dạng vừa có những đồng bằng trũng thấp (Tứ giác Long Xuyên), nhiều huyện cù lao
với nhiều cồn nổi, tứ bề đều là các bãi bồi phù sau màu mỡ. Bên canh đó, địa hình
bán sơn địa đặc trưng với đồi thấp, núi cao tập trung tại các huyện Thoại Sơn, Tri
Tôn và Tịnh Biên, Châu Đốc, Châu Phú, Long Xuyên (Nguyễn Hữu Hiệp, 2009).
Đồi núi ở An Giang có nhiều hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau kéo dài gần
100km, bắt đầu từ địa phận xã Phú Hữu (huyện An Phú) qua thành phố Châu Đốc
rồi bao trùm cả hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, cuối cùng dừng lại ở thị trấn Núi
Sập, huyện Thoại Sơn. Núi ở An Giang mọc sừng sững giữa đồng bằng, vị trí cũng
có khi lẻ loi rời rạc, cũng có lúc kết lại thành từng cụm, che chắn hầu hết mặt hậu
vùng tứ giác Long Xuyên. Những ngọn núi này dù không cheo leo, hiểm trở như
các vùng núi ở Tây Bắc, hoặc không trùng trùng điệp điệp như ở miền Trung, Tây
Nguyên nhưng cũng gây không ít khó khăn hiểm trở cho người đi. Đặc biệt, khu
vực Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn với 7 ngọn núi: núi Năm Giếng, núi Két, núi
Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi Nước và núi Cô Tô là ngọn núi cao nhất với 710m có
địa hình hiểm trở và hệ sinh thái đa dạng. Ngoài ra còn có các ngọn núi như Ba Thê,
núi Sam, núi Sập nổi lên giữa mênh mông cánh đồng lúa tạo nên vẻ đẹp sinh động
cho vùng đất này. Nhà nghiên cứu Nam Bộ Sơn Nam (2018) trong Danh thắng
miền Nam từng có miêu tả: “Nói đến đồi núi là ta liên tưởng đến sự nghèo nàn, so
với vùng đồng bằng, lắm khi chẳng ai cư trú lâu dài cho được. Ấy thế mà Thất Sơn
là nơi có thể tực túc về lương thực, ở xứ nhiệt đới, với kỹ thật canh tác cổ truyền.
Qủa thật vậy, trên núi có củi, có thể lập vườn cây ăn trái như dừa, chuối, mít. Sát
chân núi đồi là đất bằng phẳng, dễ làm ruộng, với cá tôm khá nhiều vào mùa mưa,
nước lụt. Về thuốc uống, trên núi còn nhiều dược thảo (Sơn Nam, 2018, trang 109).
Với địa hình đồi núi tự nhiên đa dạng, hiện nay An Giang có hơn 583 ha rừng tự
nhiên cùng 11884 rừng trồng với nhiều loài động, thực vật đa dạng, nhiều loài nằm
trong sách Đỏ Việt Nam.

An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mê Công (thuộc Việt Nam),
với nhiều phụ lưu, chi lưu. Thêm vào đó, địa hình kênh rạch tự nhiên chằn chịch tạo
thành mạng lưới giai thông thủy lợi chằng chịt như mạng nhện, không chỉ phục vụ
tưới tiêu mà còn thau chua rửa phèn, mang phù sa bồi dắp cho đất đai và cây ăn trái
ngày một màu mỡ hơn. Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh lớn của hạ lưu sông Mê
Công trước khi đổ ra biển Đông. Ngoài hai con sông này, chảy trong địa bàn tỉnh
còn có hai con sông là Vàm Nao và Bình Di giúp cân bằng dòng chảy giữa sông
Tiền và sông Hậu. Tuy nhiên, một điều khó khăn là chế độ thủy văn phụ thuộc chặt
chẽ vào chế độ nước sông Mê Công gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế-xã hội
vào những mùa ngập lụt.
Ngoài các con sông lớn trên, sự phát triển An Giang còn nhờ sự đóng góp
của hai con kênh đào Thoại Hà và Vĩnh Tế do Nguyễn Văn Thoại theo lệnh vua Gia
Long đốc thúc đào trong các năm 1818, 1819 đến 1823. Trong đó con kênh Vĩnh Tế
chạy dọc song song theo đường biên giới Việt Nam - Campuchia tạo điều kiện cho
việc phát triển kinh tế và phòng thủ biên giới. Bênh cạnh đó, Búng Bình Thiên cùng
với một số hồ nước nhân tạo góp phần cung cấp nguồn nước sinh hoạt cũng như
đảm bảo sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cho người dân.

Về khí hậu, An Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mang tính chất
cận xích đạo. An Giang chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, mùa khô
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 với gió mùa Đông Bắc thịnh hành. Lượng mưa
trong những tháng này ít gây khó khăn cho việc trồng trọt và sinh hoạt. Bên cạnh
đó, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10 do gió mùa Tây Nam mang khối khí
biển nhiệt đới và xích đạo, lượng ẩm dồi dào gây mưa nhiều. Trong thời gian này,
lượng nước Mê Công đổ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội của
người dân. Nhìn chung, chế độ khi hậu An Giang tương đối ôn hòa, thời tiết ít thất
thường. Tuy nhiên, những khó khăn trong việc thiếu nước vào mùa khô hay lũ vào
mùa mưa để vừa đối phó vừa tận dụng nguồn lợi tự nhiên do lũ mang lại thì cần có
giải pháp cấp thiết.

Về thành phần dân cư, An Giang là tỉnh đông dân nhất vùng đồng bằng sông
Cửu Long với dân số 2.142.709 triệu người. Trên địa bàn tỉnh, ngoài dân tộc Kinh
chiếm đa số với 2.029.888 người thì còn có 28 dân tộc thiểu số với 119.219 người,
chiếm 5,26% dân số cả tỉnh, bao gồm: Dân tộc Khmer 90.271 người (chiếm 4,2%
dân số toàn tỉnh); dân tộc Chăm 14.209 người (chiếm 0,67%); dân tộc Hoa 8.075
người (chiếm 0,38%) và 25 dân tộc thiểu số khác với tổng số 96 người sinh sống
(Tổng điều tra dân số và nhà ở, 2010).

Hoạt động kinh tế xã hội


An Giang là nơi hội tụ đến 4 tộc người chủ đạo ở khu vực Tây Nam Bộ, lần
lượt theo trình tự thời gian là : Khmer, Việt, Hoa, Chăm. Bốn tộc người này cùng
sinh sống hòa hợp trên một vùng đồng bằng rộng lớn, bức tranh chủ thể văn hóa ở
Tây Nam Bộ nói chung, vùng An Giang nói riêng mang tính đa tộc người rất đặc
sắc. Từ những buổi đầu khai phá vùng đất này, đã có rất nhiều dân tộc cùng sinh
sống chung và xen kẽ với nhau. Mỗi dân tộc sinh sống ở An Giang đều có tập quán
truyền thống và nét văn hóa riêng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng
dân tộc. Trong quá trình cộng cư và sinh sống ấy, các tộc người đã diễn ra quá trình
giao lưu văn hóa rất đa dạng, vừa góp phần vừa bảo lưu, vừa truyền bá văn hóa của
riêng tộc người, vừa tiếp xúc, tiếp biến văn hóa của tộc người khác góp phần giúp
cho mỗi văn hóa tộc người trở thành một bức tranh văn hóa rất sinh động. Nhà
nghiên cứu Ngô Văn Lệ (2010) nhận xét cho rằng về thành phần tộc người thì nơi
đây là “một trong số những vùng khá đặc biệt không những đối với Việt Nam mà
còn đối với cả thế giới (Ngô Văn Lệ, 2010, trang 91).

You might also like