You are on page 1of 20

Nhóm 01:

Đề bài: Tìm hiểu một số hoạt động ảnh hưởng đến môi trường ở nghệ an hoặc trong
thực tiễn. Phân tích các hoạt động đó
I. Khái quát thực trạng môi trường tại nghệ an
1. Điều kiện tự nhiên
Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.997,1 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả
nước.
Vị trí địa lý:
Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 1050
48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
Phía Đông giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà
Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.
Nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt
Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện.
Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của
cả khu vực Bắc Trung bộ.
Địa hình:
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị
chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông -
Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Đỉnh núi cao
nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện
Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là
xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn
tỉnh.
Khí hậu:
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông.
Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, Nghệ An chịu ảnh hưởng của gió phơn tây
nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24°C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng
trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là
33°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7°C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12
năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,5°C. Số giờ nắng
trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 -
2.000 mm/năm. Độ ẩm trung bình hàng năm 80-90%. Tổng số giờ nắng trong năm
khoảng 1.460 giờ.
Thủy văn:
Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt) với tổng chiều dài sông suối
trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả
(sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532
km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng
ở Nghệ An là 15.346 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3.
2. Địa chất và tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất toàn tỉnh hiện có là 1.648,64 nghìn ha, trong đó đất nông
nghiệp 1.485,45 nghìn ha (chiếm 90,11%), đất phi nông nghiệp 139,43 nghìn ha (chiếm
8,46%), đất chưa sử dụng 23,75 nghìn ha (chiếm 1,43%).
Tài nguyên rừng
Theo Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 23/2/2021 của UBND tỉnh, tổng diện
tích đất có rừng của Nghệ An là 964.474,27 ha; trong đó, diện tích có rừng tự nhiên
786.550,3 ha, diện tích có rừng trồng 177.923,97 ha. Độ che phủ rừng đạt 58,5%.
Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam; là
nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp của địa
phương. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m³, trong đó có tới 42,5 vạn m³ gỗ
Pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây.
Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận
và xếp hạng Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An gồm rừng nguyên sinh - Vườn quốc gia
Pù Mát có diện tích 93.523 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tích 41.127 ha,
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có diện tích trên 34.723 ha với nhiều loài động vật, thực
vật quý hiếm có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Khu dự trữ này
trải dài trên 9 huyện miền núi của tỉnh.
Tài nguyên biển:
Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ
biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ
sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào.
Nguồn lợi hải sản khu vực biển Nghệ An có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó,
có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chi thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 loài
chiếm 45,3% (trong đó, cá nổi có 20 loài bằng 7,5% cá đáy và gần đáy 101 loài, tương
ứng 37,8%). Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,7% (trong đó, cá nổi 39 loài bằng 14,6%, cá
đáy và gần đát 107 loài bằng 40,1%). Có nhiều loại cá có giá trị kinh tế xuất khẩu cao.
Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 75.000 – 80.000 tấn. Khả năng cho phép khai thác
hàng năm khoảng 35.000 tấn. Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 hộ trong đó có tôm he,
tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm… Trữ lượng 680 – 700
tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như: Bãi tôm từ Cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện
Quỳnh Lưu), Bãi tôm vịnh Diễn Châu, Bãi tôm vùng Đảo Ngư đến ngoài Đảo măt. Mực
phân bố khắp vùng biển và khá đa dạng về thành phần loài nhưng chỉ có một số nhóm
loài đạt sản lượng cao như Mực cơm, mực ống và mực nang.
Ngoài ra, biển Nghệ An còn có các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như: Ốc
hương, Ngao, Điệp, Sò Lông…
Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi tắm Cửa Lò, Nghi
Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương... nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải,
độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch,
Nghệ An còn có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển. Trong đó, có cảng Cửa Lò, cảng
cá Cửa Hội, Cảng Vissai - Nghi Thiết, Cảng biển nước sâu Cửa Lò.
Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nghệ An có trữ lượng nước mặt rất dồi dào, chủ yếu là nước
mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đập. Nghệ An có hệ thống sông ngòi khá
dày đặc, mật độ mạng lưới sông trung bình khoảng 0,62km/km2 và rất nhiều khe suối lớn
đan xen giữa các dãy núi, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, điều hòa khí
hậu.
Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các
sông ngắn. Trừ sông Cả, các con sông còn lại có lưu vực nhỏ, khoảng 2.000 - 3.000km2
với chiều dài trung bình khoảng 60 - 70km. Sông Cả bắt nguồn từ thượng Lào, chảy qua
Nghệ An dài 375km với 117 thác lớn nhỏ, trong đó có một số thác có tiềm năng xây dựng
thuỷ điện. Bên cạnh đó còn có: Sông Hoàng Mai dài 44km, nước mặn lên quá 20km;
Sông Dâu và sông Thơi (Quỳnh Lưu) là sông nước mặn hoàn toàn; Sông Bùng dài 53km;
Sông Cấm dài 47km... bắt nguồn trong tỉnh chảy thẳng ra biển với đặc trưng đều ngắn,
trữ lượng nước không lớn, lòng sông hẹp, nước chảy chậm, phần lớn là sông nước mặn.
Ngoài các con sông trên, Nghệ An còn có hệ thống kênh đào nối các sông với
nhau như kênh nhà Lê, là hệ thống sông đào nối Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc vào
đến Hưng Nguyên, với mục tiêu chính là dẫn nước ngọt, ngăn nước mặn và phục vụ giao
thông, thuỷ lợi cho các huyện ven biển. Hệ thống thuỷ lợi Bắc, hệ thống thuỷ lợi Nam và
các hồ đập lớn như hồ Vực Mấu, đập Bà Tuỳ, hồ Vệ Vừng... có tác dụng cung cấp nước
cho sản xuất và điều hoà nước, khí hậu tiểu vùng. Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn cung
cấp nguồn nước mặt tương đối dồi dào, đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm qua điều tra sơ bộ được đánh giá là khá
phong phú. Trừ vùng đất bazan ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, khả năng nước ngầm ở các nơi
còn lại đều đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt.
Tài nguyên khoáng sản:
Nghệ An là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Kết quả
điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản cho thấy các loại khoáng sản có giá trị kinh tế và
tiềm năng như đá hoa trắng, quặng thiếc, vàng, chì - kẽm, sắt, đá quý, đá vôi xi măng,
khoáng sản làm vật liệu xây dựng... Trong đó:
- Khoáng sản kim loại (thiếc, vàng, chì - kẽm, mangan, sắt) phân bố tập trung chủ
yếu tại các huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quế Phong, Tương Dương, Anh Sơn, Con Cuông…
Trong đó, khoáng sản chủ đạo, có giá trị kinh tế cao là quặng thiếc (Quỳ Hợp), quặng
vàng (Quế Phong, Tương Dương).
- Khoáng sản nguyên liệu hóa và phân bón (đá hoa trắng, barit, than bùn, than đá,
phosphorit) phân bố tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Tương Dương, Anh Sơn,
Con Cuông, Tương Dương, Yên Thành, Nghi Lộc…
- Khoáng sản nguyên liệu gốm sứ và vật liệu chịu lửa (sét gốm, kaolin, felspat,
dolomit, bột màu). Trong đó, sét kaolin và dolomit có triển vọng để khai thác, phân bố
tập trung ở các huyện Đô Lương, Nghi Lộc, Tân Kỳ và Kỳ Sơn.
- Khoáng sản nguyên liệu kỹ thuật và đá quý (corindon, rubi, saphir, granat, thạch
anh) phân bố chủ yếu ở các huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong và Tân Kỳ.
- Khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi, sét xi măng, bazan phụ gia xi măng, sắt
phụ gia xi măng, cát silic, đá xây dựng, đá ốp lát, cát, cuội sỏi xây dựng, laterit, sét gạch
ngói, đất san lấp) phong phú về chủng loại và có quy mô trữ lượng lớn, phân bố rộng trên
địa bàn các huyện, đáp ứng đủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất và
xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dân sinh trên địa bàn tỉnh.
Nước khoáng đã phát hiện và đăng ký 8 điểm nước nóng - nước khoáng. Trong đó
2 điểm Bản Khạng (Quỳ Hợp) và Giang Sơn (Đô Lương) đã được tìm kiếm thăm dò, đáp
ứng điều kiện để khai thác quy mô công nghiệp.
3. Tình hình xã hội:
Lao động, việc làm, đời sống dân cư
Nghệ An là tỉnh có dân số đứng thứ 4 cả nước, với 3.441,9 nghìn người. Uớc năm
2023 tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.600,5 nghìn người, trong đó số
người đang việc làm 1.514 nghìn người. Hàng năm bổ sung hơn 30 nghìn người và đang
ở trong thời kỳ “dân số vàng”, đây là lợi thế về nguồn lao động dồi dào nhưng cũng là
thách thức về giải quyết việc làm cho người lao động.
Công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động tiếp tục được
quan tâm thực hiện tốt. Hoạt động kết nối cung - cầu lao động tiếp tục được tăng cường;
các phiên giao dịch việc làm thu hút nhiều doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
người lao động, học sinh - sinh viên tham gia.
Công tác đào tạo nghề: Trong 10 tháng năm 2023, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo
cho 54.287 lượt người, đạt 82,88% kế hoạch; trong đó, có 7.388 người được hỗ trợ học
nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, đạt 51,37% kế hoạch. Dự kiến năm 2023, số
lượng tuyển sinh đạt 98% kế hoạch đề ra, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của
tỉnh lên 69%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 28,6%.
Công tác an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo; thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ,
chính sách đối với người có công, đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động.
Trong 10 tháng năm 2023 đã thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho 66.700 đối tượng
với số tiền trên 130 tỷ đồng/tháng; tiếp nhận, giải quyết chế độ chính sách cho 7.430
trường hợp. Đã phê duyệt kết quả rà soát danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn
đa chiều mới.
Giáo dục
Ngành giáo dục đã chủ động, linh hoạt, hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học
2022-2023; tổ chức các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia đảm bảo nghiêm túc, an toàn, chất
lượng; triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đồng bộ, khoa học và đúng kế hoạch.
Tiếp tục giữ vững thành tích chất lượng giáo dục mũi nhọn, 41 thuộc tốp dẫn đầu cả nước
về số học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế. Năm 2023, có 3 học sinh đạt Huy
chương Vàng Olympic khu vực và quốc tế; 9 em đạt Huy chương Bạc và 1 em đạt giải
Khuyến khích kỳ thi Olympic Toán quốc tế TIMO năm 2023; Tại Kỳ thi học sinh giỏi
quốc gia năm 2023 Nghệ An có 87 em đạt giải (trong đó, có 7 giải Nhất, 32 giải Nhì, 30
giải Ba và 18 giải khuyến khích), đứng thứ 2 cả nước. Chất lượng giáo dục toàn diện của
tỉnh được nâng lên, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Nghệ An xếp thứ 22 toàn
quốc; chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được quan
tâm.
Trật tự xã hội - Phạm pháp kinh tế:
Tình hình phạm pháp kinh tế chủ yếu buôn bán hàng cấm, hàng không rõ nguồn
gốc. Trong quý IV năm 2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra 255 vụ, bắt giữ 283 đối tượng. So
với cùng kỳ năm trước giảm 26,93% (- 94 vụ), giảm 27,06% (-105 đối tượng). Lũy kế
năm 2023 đã xảy ra 1.567 vụ, tăng 5,66% (+84 vụ) với 1.742 đối tượng, tăng 1,63%(+28
đối tượng) so cùng kỳ. - Phạm pháp hình sự: quý IV năm 2023 xảy ra 212 vụ với 350 đối
tượng, tội phạm chủ yếu là trộm cắp, cướp giật tài sản công dân. So cùng kỳ năm trước
giảm 9,4% (-22vụ), số đối tượng tăng 11,115 (+35 đối tượng). Lũy kế năm 2023 xảy ra
867 vụ, tăng 0,35% (+3 vụ) với 1.362 đối tượng, tăng 6,49%(+83 đối tượng).
- Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma tuý trong quý IV năm 2023 xảy ra 133 vụ,
giảm 16,88%(-27 vụ), với 175 đối tượng, giảm 24,89%(-58 đối tượng). Lũy kế năm 2023
xảy ra có 959 vụ, giảm 9,53%(-101 vụ); bắt giữ 1.260 đối tượng, giảm 9,81% (-137 đối
tượng) so với cùng kỳ năm trước.
- Sử dụng ma túy bị phát hiện trong quý IV năm 2023 là 32 vụ, giảm 57,33% (-43
vụ) với 51 đối tượng, giảm 51,43%(-54 đối tượng) so cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế năm
2023, xảy ra 229 vụ, giảm 43,87%(-179 vụ) với 333 đối tượng, giảm 37,99%(-204 đối
tượng) so với cùng kỳ năm trước.
- Mại dâm: quý IV năm 2023 xảy ra 2 vụ với 8 đối tượng. Lũy kế năm 2023, số vụ mại
dâm bị phát hiện là 4 vụ, giảm 33,33%(-2 vụ) với 12 đối tượng vi phạm, giảm 42,86% (-9
đối tượng). 46 - Tệ nạn xã hội khác: trong tháng 12 phát hiện 36 vụ đánh bạc với 36 đối
tượng tham gia. Thu giữ 49 triệu đồng và một số tài sản khác.
II. Tình hình phát triển kinh tế hạ tầng
1, Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường bộ
- Gồm 17 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài quản lý: 1.795,7 km
- 38 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 910,5 km
- Đường đô thị dài: 1.680 km
- Các tuyến đường huyện, đường xã và đường giao thông nông thôn với tổng
chiều dài 25.498 km.
Hệ thống đường sắt
Toàn tỉnh có 2 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 128 km (Trong đó tuyến đường
sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh dài 95,5 km; tuyến nhánh đường sắt Cầu Giát - Nghĩa
Đàn dài 32 km hiện đang tạm ngừng hoạt động)
Hệ thống đường hàng không
Cảng hàng không Quốc tế Vinh hiện nay có một đường cất cánh dài 2.400m rộng
45m. Ga hành khách của sân bay Vinh có tổng diện tích 11.706m 2 gồm 4 cửa ra máy bay
đáp ứng 1.000 hành khách giờ cao điểm, công suất thiết kế 2 triệu hành khách/ năm; có từ
22-25 chuyến đi và đến /ngày.
Hệ thống đường thủy nội địa
Tỉnh Nghệ An có 15 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 1.159,6 km.
Trong đó tuyến đường thủy nội địa quốc gia gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 217,1 km;
tuyến đường thủy nội địa địa phương gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 45,5 km; các tuyến
sông, kênh đổ ra biển qua 6 cửa lạch (Cửa Cờn, Cửa Quèn, Cửa Thơi, Cửa Vạn, Cửa Lò và
Cửa Hội).
Hệ thống Cảng biển
Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển; trong đó có Cảng Cửa Lò,
Cảng cá Cửa Hội, Cảng chuyên dùng xi măng The Vissai tại Nghi Thiết - Nghi
Lộc, Cảng xăng dầu DKC chuyên dùng phục vụ xuất nhập khẩu xăng dầu cho tàu lớn đến
49.000 DWT và Cảng Đông Hồi đang được triển khai xây dựng.
Cảng Cửa Lò là cảng tổng hợp container, đầu mối của nhóm cảng biển Bắc Trung
Bộ với 05 bến cho tàu 10.000 DWT; hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn rộng
lớn, đa dạng. Với chiều dài bến cảng là 3.020m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải
30.000 DWT - 50.000 DWT, cùng nhiều thiết bị xếp dỡ tiên tiến, hệ thống kho bãi hiện
đại Cảng Nghệ Tĩnh đang từng bước vươn lên hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu
vận tải hàng hóa của khách hàng Nghệ An và cả khu vực.

Phát triển về mặt giao thông đem đến những tích cực trong phát triển và giao lưu
với các tỉnh thành phố khác nhưng những tiêu cực mà nó đem đến làm ảnh hưởng nặng
nề đến môi trường cũng không nhỏ. Trong đó:
Giao thông qua lại trên các tuyến đường để tạo ra khí thải từ các phương tiện giao
tiện ích, góp phần làm tăng lượng khí CO2, NOx và các chất khác trong không khí, gây ô
nhiễm ô nhiễm không khí và gây hại cho sức khỏe con người.
Các phương tiện giao thông thường thải ra nhiều chất độc hại khi vận hành, như
dầu, hợp chất thải từ hệ thống phanh và lốp xe, có thể gây ô nhiễm cho các nguồn nước
mà hệ thống đường xá đi qua.
Việc xây dựng hệ thống đường xá mới thường đi kèm với công việc phá rừng làm
thay đổi cảnh quan tự nhiên và môi trường sống của các loài sinh vật địa phương.
Xây dựng đường đô thị hoặc giao thông gây tiêu hao lớn nguồn đất đai, làm giảm
diện tích rừng, đất canh tác và ảnh hưởng đến tự nhiên của khu vực.
Việc quản lý và phát triển hệ thống điện đường của tỉnh Nghệ An cần được thực
hiện một cách bền vững và cân nhắc đến hoạt động của nó đến môi trường, cũng như
nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
2, Các công trình, nhà máy, khu công nghiệp
- Hiện nay nghệ an có 6 KCN đang hoạt động:
KCN VSIP (367,6ha); KCN WHA (498ha); KCN Hoàng Mai I (264,77ha); KCN
Đông Hồi (457,07ha); KCN Nam Cấm (371,15ha); KCN Bắc Vinh (60,16ha). Và nhiều
công ty về nhiều ngành nghề khác nhau cùng hoạt động
Việc kiểm tra và rà soát các KCN và công ty hoạt động trên địa bàn trong việc
tuân thủ bảo vệ môi trường trong khâu sản xuất cũng diễn ra nghiêm ngặt
Theo điều tra của PV, tại khu công nghiệp Nam Cấm, các công ty hoạt động trong các
lĩnh vực chế biến hải sản, sơ chế nguyên liệu giấy, công ty đông lạnh có những dấu hiệu
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)/ Cam kết bảo vệ môi trường
nhưng vẫn còn mang tính đối phó, hình thức, hợp lý hóa hồ sơ, chưa đầy đủ, chỉ tiêu phân
tích còn thiếu, không đúng với nội dung đã cam kết
Một số đơn vị khai thác và chế biến không xây dựng hệ thống xử lý chất thải gây
ra tình trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường
Ngoài các đơn vị được cấp phép khai thác, hiện tượng khai thác trái phép loại
khoáng sản quặng thiếc, quặng vàng gây hậu quả sạt lở đất nông nghiệp, gây ảnh hưởng
đến khu dân cư, gây biến đổi dòng chảy, phá huỷ đất canh tác ở một số nơi; khai thác chế
biến thiếc sa khoáng gây bùn, bụi tại một xã của huyện Quỳ Hợp... tạo nên bùn đỏ lọt qua
các khe carto đi rất xa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân, gây bức xúc
trong nhân dân. Khai thác vật liệu xây dựng trái phép phổ biến ở hệ thống sông ngòi trên
địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng gây biến đổi dòng chảy, mất cân bằng dòng chảy.
-Các công trình công cộng như trường học, bệnh viện… trong khâu xử lý nước
thải chưa xử lý tốt làm ô nhiễm nguồn nước
 Nguyên nhân:
Một số dự án vận hành không hiệu quả hoặc không đủ kinh phí để hoạt động; vấn
đề thu gom chất thải rắn tại nhiều điểm du lịch, các cơ sở lưu trú, dịch vụ còn gây ô
nhiễm môi trường cục bộ, ảnh hưởng đến mỹ quan.
17 đô thị loại V ở các huyện, 5/6 khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung ngoài
Khu kinh tế Đông Nam, 12/24 cụm công nghiệp và 182 làng nghề chưa có hệ thống xử lý
nước thải tập trung.
Việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, vận hành hạ tầng kỹ thuật về môi
trường còn thiếu đồng bộ nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số nơi vẫn chưa
được giải quyết dứt điểm.
Công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường chưa được thực hiện
thường xuyên, kịp thời; công tác phối hợp của các sở, ngành, địa phương trong việc theo
dõi, kiểm tra, xử lý vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường của các đơn vị có lúc, có nơi
chưa nghiêm nên vẫn còn một số đơn vị vi phạm, tái phạm các hành vi kéo dài.
Việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, vận hành hạ tầng kỹ thuật về môi
trường còn thiếu đồng bộ nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số nơi vẫn chưa
được giải quyết dứt điểm.
Công tác kiểm soát, thu gom, xử lý các điểm ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa
chất bảo vệ thực vật đạt tỷ lệ chưa cao; việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng do lịch sử để lại còn chậm, đặc biệt là đối với các đơn vị
công ích.
Trong số 16 cơ sở ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa
được xác nhận hoàn thành xử lý triệt để có 11 cơ sở công ích.
III. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 ước tăng
9,08%. Trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,78%; công nghiệp - xây dựng
ước tăng 10,96%; dịch vụ ước tăng 10,77%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng
2,13%.
Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói
riêng gặp nhiều khó khăn do hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, nhất là giá nguyên vật liệu,
các yếu tố đầu vào biến động mạnh, bên cạnh đó, tình hình thế giới diễn biến phức tạp,
khó lường, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu… ảnh hưởng nặng nề cho sản xuất kinh
doanh và đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy,
chính quyền, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng ủng hộ và nỗ
lực của các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An năm 2022 đã
đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên nhiều ngành, lĩnh vực, thể hiện qua một
số nội dung sau:
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 ước tăng
9,08%. Trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,78%; công nghiệp - xây dựng
ước tăng 10,96%; dịch vụ ước tăng 10,77%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng
2,13%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 21.805 tỷ đồng, vượt 45,2% so với dự toán,
tăng 9,1% so với năm 2021. Tổng chi ngân sách địa phương 32.542,8 tỷ đồng, đạt
104,77% dự toán.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 104.550 tỷ
đồng, tăng 36,81%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,49 tỷ USD, tăng 2,55%. Thu hút
đầu tư đạt kết quả tích cực, tăng cả về quy mô, số lượng và chất lượng dự án. Tính đến
ngày 31/12/2022, tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 45.764,5 tỷ đồng, tăng
3,74% so với cùng kỳ năm 2021, lần đầu tiên Nghệ An lọt vào nhóm 10 địa phương thu
hút đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất cả nước (tổng vốn cấp mới và điều chỉnh 961,3 triệu
USD).
Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng cao
so với bình quân cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,34% so với năm
2021. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, như: đá xây dựng, xi
măng, sữa chế biến, bia các loại, linh kiện điện tử, điện sản xuất… Một số nhà máy đã đi
vào hoạt động từ đầu năm và có sản phẩm thương mại ổn định (như xi măng Tân Thắng,
may An Hưng, Luxshare ICT Nghệ An...).
Nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân 4.943,617 tỷ đồng, đạt
66,4% tổng kế hoạch. Các công trình trọng điểm trên địa bàn được tập trung chỉ đạo đẩy
nhanh tiến độ, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc -
Nam, đường ven biển… được chỉ đạo quyết liệt. Tập trung chỉ đạo thúc đẩy giải ngân
vốn đầu tư công, thực hiện các quy trình thủ tục để triển khai Chương trình phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thành lập mới 2.110 doanh nghiệp, tăng 7,81% so với cùng kỳ năm 2021 với tổng
số vốn đăng ký 23.451 tỷ đồng; có 948 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, tăng 144
doanh nghiệp so cùng kỳ 2021.
Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Trong năm 2022, có 10
xã đạt chuẩn nông thôn mới, 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu; 02 huyện Đô Lương và Diễn Châu đang gấp rút hoàn thiện hồ
sơ để trình Trung ương thẩm định huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh có
309/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 42 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 06 xã đạt
chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 09 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và
đạt chuẩn nông thôn mới.
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm và có kết quả
tích cực. Ngành Y tế đã thực hiện tốt việc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 và sẵn
sàng đáp ứng với các diễn biến bất thường của dịch bệnh. Với phương châm “thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”, Nghệ An đã thực hiện quyết
liệt, đồng bộ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ tiêm
chủng vắc-xin Covid-19. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế
biến và kinh doanh thực phẩm; thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề y,
dược tư nhân; khám chữa bệnh, sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức
năng được tăng cường. Công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao
động tiếp tục được quan tâm và thực hiện tốt. Năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm
cho trên 45.000 người, tăng 11,68% so với năm 2021, trong đó, đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khoảng 24.500 người, tăng 118,55% so với năm
2021; thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo
trợ xã hội, người nghèo, người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn. Đặc
biệt, ngay sau khi xảy ra lũ quyét ở huyện Kỳ Sơn ngày 02/10/2022, các cấp, các ngành,
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã tích cực chung tay
giúp người dân bị thiệt hại khắc phục hậu quả, hỗ trợ ổn định cuộc sống và phát triển sản
xuất. Tổ chức Chương trình Tết vì người nghèo Xuân Quý Mão 2023 (tính đến ngày
03/01/2023 đã có hơn 131,8 tỷ đồng đăng ký ủng hộ). Chất lượng giáo dục toàn diện
được khẳng định, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Nghệ An xếp thứ 20 cả nước,
tăng 14 bậc so với năm 2021; tiếp tục giữ vững thành tích chất lượng giáo dục mũi nhọn,
thuộc top 5 địa phương của cả nước về số học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Giáo dục nghề nghiệp được nâng lên, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, giải
quyết việc làm.
Hoạt động du lịch mở cửa trở lại và đón khách du lịch quốc tế trong điều kiện bình
thường mới và tổ chức thành công các hội nghị kích cầu du lịch. Tổng lượt khách du lịch
cả năm ước đạt 6,73 triệu lượt, gấp 3,56 lần so với năm 2021. Doanh thu du lịch ước đạt
5.602 tỷ đồng, gấp 5.02 lần so với năm 2021.
Tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn như: chuỗi hoạt động kỷ niệm 132 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 120 năm ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong; 120 năm
ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu, Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200
năm năm mất nữ sĩ Hồ Xuân Hương...Các hoạt động văn hoá, thể thao được quan tâm tổ
chức dưới nhiều hình thức đa dạng, sôi nổi, tạo sự phấn khởi, nâng cao đời sống tinh thần
Nhân dân; tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao cấp huyện và Đại hội Thể dục thể
thao toàn tỉnh lần thứ IX, 5 đội bóng đá trẻ vô địch ở các lứa tuổi và đội U17, U19 đạt
Huy chương Đồng toàn quốc, Huy chương Vàng môn bóng đá nam tại Đại hội Thể dục
thể thao toàn quốc.
Công tác cải cách hành chính, quản lý nhà nước tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.
Thực hiện quyết liệt công tác chuyển đổi số, triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày
06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân
cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025,
tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chấn chỉnh công tác tham
mưu, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính trong năm 2022, đề cao trách nhiệm người
đứng đầu trong chỉ đạo công tác cải cách hành chính ở cơ quan, đơn vị; tập trung thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước; đẩy mạnh
việc rà soát, cắt giảm thời gian, đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị.
Kết quả, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 của
Nghệ An thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố đạt chỉ số cao nhất cả nước; Chỉ số cải cách
hành chính (Par Index) năm 2021 xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(tăng 01 bậc so với năm 2020 và đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay); chỉ số hài lòng
về sự phục vụ hành chính (SIPAS) tăng 13 bậc (từ thứ hạng 48/63 lên thứ hạng 35/63).
Quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự tỉnh, 05 huyện và diễn
tập huy động nhân lực, phương tiện tàu thuyền dân sự theo Nghị định số 30/2010/NĐ-CP
và Nghị định số 130/2015/NĐ-CP của Chính phủ; chỉ đạo triển khai tốt công tác phối hợp
huy động lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn và giúp dân khắc phục hậu
quả do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng chống tham nhũng được thực hiện tốt.
Hoạt động đối ngoại được triển khai chủ động, đồng bộ, hiệu quả, toàn diện; đã
đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn khách nước ngoài; tiếp tục tăng cường hoạt động hợp
tác, kết nối với các nước. Tổ chức nhiều hoạt động nhân kỷ niệm năm đoàn kết Việt Nam
– Lào, tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam – Lào và 45 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào.
Bên cạnh kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2022
cũng còn không ít khó khăn, hạn chế như: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công
đạt thấp, nhất là nguồn vốn nước ngoài; tiến độ triển khai thực hiện 3 chương trình mục
tiêu quốc gia còn chậm; công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh mặc dù đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt và có chuyển biến nhưng chưa đáp
ứng yêu cầu để giải quyết những vấn đề đặt ra cho người dân, doanh nghiệp.
Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực
hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm
(2021-2025) và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Tuy nhiên, dự báo đây là năm có nhiều
khó khăn, thách thức; sức ép lạm phát, lãi suất tăng, dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến
bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Với những
thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát
triển kinh tế xã hội, tỉnh Nghệ An cần xác định tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm như sau:
- Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn
2021-2025. Phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị
quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; tham mưu cụ thể hoá để ban hành các cơ
chế, chính sách đặc thù cho tỉnh phát triển. Tổ chức công bố và triển khai thực
hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050. Tập trung xây dựng Đề án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị
thành phố Vinh; xây dựng Đề án điều chỉnh mở rộng Khu kinh tế Đông Nam để có
thêm dư địa thu hút đầu tư, thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ,
thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm có trọng tâm, trọng
điểm để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng trọng điểm, có tính kết
nối, lan toả phát triển. Đặc biệt là tập trung đẩy nhanh thủ tục, triển khai thực hiện
02 dự án hạ tầng chiến lược là Cảng biển nước sâu Cửa Lò và nâng cấp, mở rộng
Cảng hàng không quốc tế Vinh. Chủ động triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải
pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục
tiêu quốc gia ngay từ đầu năm.
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung thu hút đầu tư, phát
triển doanh nghiệp. Hỗ trợ và giải quyết thủ tục đầu tư; rà soát những khó khăn,
vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ, giải quyết dứt
điểm... Kết nối, phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng để kêu gọi thu hút nhà đầu tư
vào tỉnh Nghệ An.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ văn hoá - xã hội, chăm lo đời sống cho người dân, bảo
đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội. Thực hiện đồng bộ các biện
pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh. Quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời và
có hiệu quả các chính sách đối với người có công với cách mạng, các đối tượng
chính sách; thúc đẩy tiến bộ trong phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo
dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, thể dục, thể thao và các vấn đề xã hội khác.
- Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ
môi trường sống; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai; khắc phục hậu quả thiên tai.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, trọng tâm là
cải cách thủ tục hành chính. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ, đồng bộ trong thực hiện cải cách hành chính, thực thi đạo đức công vụ ở các
cấp, các ngành. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội
số.
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường, nâng
cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin truyền thông, nâng cao hiệu quả công tác
dân vận, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh của toàn xã hội, phấn đấu hoàn
thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
- Với sự quyết tâm, nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành
đúng hướng, quyết liệt, thường xuyên, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh
cùng tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chung sức của Nhân dân là điều kiện thuận lợi
để tỉnh Nghệ An phát triển nhanh, toàn diện và bền vững về tất cả các mặt chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo động lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
IV. Giải pháp cải thiện môi trường ở nghệ an
1, Các giải pháp cải thiện và bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường là 1 chuỗi những hành động, bao gồm: giảm thiểu tối đa những
tác động tiêu cực đến môi trường, giữ gìn môi trường sống luôn xanh – sạch – đẹp, ứng
phó với các sự cố môi trường... Có thể nói, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe
và cuộc sống của chúng ta.
Tại sao cần phải có biện pháp bảo vệ môi trường
Ngày nay, thực trạng ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn đáng báo động ở
nhiều quốc gia. Theo WHO (tổ chức Y Tế Thế Giới) đã có hơn 7 triệu người tử vong do
ô nhiễm môi trường nước và không khí. Các loại bệnh phổ biến thường gặp bao gồm: lao
phổi, dịch tả, viêm gan, thiếu máu, nhiễm trùng...
Cũng theo 1 số nghiên cứu, chỉ số bụi mịn đo được ở các thành phố lớn tại châu Á
đã trên mức 35Ug\m3 khí. Hơn 95% dân số đang sống chung với bầu không khí kém chất
lượng, gây nên nhiều bệnh lý nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người dân
sống gần khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm không khí có thể lên đến mức đỉnh điểm.
Mặt khác, ô nhiễm môi trường còn gây ra nhiều tác động xấu đến thiên nhiên như
biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, thủng tầng ozone, thiên tai lũ lụt...
Điều này làm ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của nhiều loài động, thực vật và
gây mất cân bằng hệ sinh thái. Chính vì thế con người cần đưa ra các biện pháp bảo vệ
môi trường thực sự hiệu quả.
Các biện pháp bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp hiện nay
Ô nhiễm môi trường hiện nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối mà con người đang
phải đối mặt. Để giảm thiểu được tình trạng này, mỗi người trong chúng ta cần phải nâng
cao ý thức và có trách nhiệm hơn với hành động của mình. Dưới đây là 10 biện pháp bảo
vệ môi trường cực kỳ hiệu quả và đơn giản mà bạn có thể thực hiện:
- Sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu tự nhiên:
Để thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm giúp bảo vệ môi trường, bạn có thể sử dụng các
sản phẩm với thành phần tự nhiên, chiết xuất thực vật để dễ phân hủy trong môi trường
và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bạn.
Chẳng hạn như, thay vì sử dụng các loại ống hút nhựa dùng 1 lần, bạn có thể thử các
loại ống hút hữu cơ như ống hút bã mía, ống hút giấy, ống hút tre nứa, ống hút gạo...
Công dụng của chúng đều giống nhau nhưng so với ống hút nhựa, các dòng ống hút tự
nhiên sẽ dễ dàng phân hủy và thân thiện với môi trường hơn.
Thay đổi các dạng nước tẩy rửa như: nước giặt, nước rửa chén, nước lau nhà... nhiều
thành phần hóa học sang các sản phẩm hữu cơ, có chiết xuất thực vật cũng là 1 biện pháp
bảo vệ môi trường và sức khỏe cực kỳ hiệu quả.
- Trồng nhiều cây xanh:
Trong suốt nhiều năm qua, hành động trồng cây gây rừng vẫn là 1 trong những biện
pháp bảo vệ môi trường cực kỳ hiệu quả và ý nghĩa. Bởi cây xanh đóng một vai trò quan
trọng trong bầu khí quyển của trái đất, chúng hấp thụ khí CO2 và cung cấp nguồnn Oxi
tự nhiên cho con người.
Mặt khác, trồng nhiều cây xanh trong nhà còn giúp lấy đi tia UV hoặc ánh sáng xanh
độc hại từ các thiết bị điện tử. Trồng rừng giúp cho nguồn nước ngầm được lưu thông,
cân bằng hệ sinh thái thực vật và hạn chế các thiên tai nguy hiểm như: lũ lụt, sạt lở...
- Hạn chế sử dụng sản phẩm từ nhựa:
Theo Bộ Tài Nguyên và môi trường, rác thải nhựa nằm trong top 4 các loại rác thải
nguy hiểm nhất và là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó,
con người cần nâng cao ý thức hạn chế sử dụng đồ dùng nhựa để giảm thiểu tình trạng
này.
Khi đi chợ hoặc đi mua sắm, bạn có thể dùng túi vải thay cho túi nilon để đựng các
thực phẩm khô (rau, củ, quả) và dùng hộp thủy tinh để đựng các thực phẩm tươi sống (cá,
tôm, thịt). Túi vải và hộp thủy tinh không những có thể tái sử dụng nhiều lần mà còn giúp
bạn tiết kiệm chi phí hiệu quả.
- Xử lý nước thải tránh ô nhiễm môi trường nước:
Hiện nay, môi trường nước đang đứng thứ 2 về mức độ ô nhiễm mà nguyên do phần
lớn đến từ nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần
thực hiện các biện pháp sau: lắp đặt hệ thống bể phốt chất lượng, sử dụng chất xử lý nước
thải, phân loại kỹ càng rác thải rắn và nước thải, không đổ trực tiếp các thức ăn dầu mỡ,
cặn bã xuống cống\bồn rửa...
- Tiết kiệm nguồn năng lượng điện năng:
Điện năng vốn được tạo ra từ việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như: than, gas,
dầu mỏ... Tuy nhiên các thành phần này đều có thể cạn kiệt bất cứ lúc nào nếu chúng ta
không biết cách sử dụng tiết kiệm.
Việc lãng phí điện nặng còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều tác động tiêu cực cho
thiên nhiên như băng tan, trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính... đặc biệt là biến đổi khí
hậu và ô nhiễm môi trường do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra hiện tượng
mưa axit và các chất khí độc hại cho bầu khí quyển.
Điện còn được tạo ra từ các đập thủy điện lớn, việc xây dựng đập khiến nhiều con
sông bị ngăn cách và nguy cơ cao gây nên lũ lụt và hạn hán. Chính vì vậy tiết kiệm điện
năng cũng chính là 1 biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế:
Nếu đang tìm kiếm về biện pháp bảo vệ môi trường, bạn cũng có thể sử dụng các sản
phẩm tái chế như chai lọ thủy tinh, túi vải, hộp giấy, ống hút inox... vừa giúp tiết kiệm chi
phí lại cực kỳ an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Đối với các vật phẩm không thể xử lý tại nhà, chẳng hạn như pin tiểu, đồ kim loại, đồ
điện tử... bạn có thể thu gom và gửi đến các trung tâm, cơ sở có chuyên môn để xử lý 1
cách an toàn.
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch:
Năng lượng nước, gió, mặt trời và tuyết được coi là những nguồn năng lượng sạch vì
trong quá trình sản sinh không hề tạo ra các chất độc hại cho môi trường. Sử dụng các
dạng năng lượng sạch 1 cách hiệu quả, tiết kiệm cũng là biện pháp bảo vệ môi trường rất
thiết thực hiện nay.
- Tận dụng ánh sáng mặt trời:
Tận dụng ánh sáng mặt trời trong sinh hoạt hằng ngày cũng là cách giúp bạn tiết kiệm
điện năng và bảo vệ môi trường cực hiệu quả. Ánh sáng mặt trời không những giúp bạn
dễ dàng thực hiện mọi sinh hoạt thường ngày mà còn rất tốt cho sức đề kháng, thị lực, da
và hệ xương khớp.
- Tiết kiệm giấy:
Bạn có biết tần suất sử dụng giấy càng nhanh sẽ tương đương với lượng cây rừng bị
chặt phá ngày càng lớn. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi
trường cực kỳ đáng quan ngại.
Để giảm thiểu tình trạng này, các chuyên gia khuyến khích hãy tái sử dụng giấy tối đa
5 lần trước khi xả thải ra môi trường hoặc đốt chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế
giấy bằng các dạng khăn lau để có thể tái sử dụng nhiều lần và tiết kiệm hơn.
- Nâng cao ý thức con người:
Biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả nhất phải đến từ ý thức của con người. Nếu
chúng ta không nhận thức được những tác tại từ việc ô nhiễm môi trường đang dần tàn
phá cuộc sống thì tất cả những phương pháp nói trên đều trở nên vô nghĩa.
Mỗi chúng ta đều có thể hành động từ những điều nhỏ nhất để cải thiện và thay đổi
chất lượng cuộc sống như tham gia giờ trái đất, tích cực thu gom và tái chế rác thải nhựa,
tiết kiệm điện năng và nguồn nước... Hãy hành động ngay hôm nay để có thể sống trong
1 môi trường xanh – sạch – đẹp hơn, nói không với ô nhiễm.
2, Thực trạng và các giải pháp cải thiện và bảo vệ môi trường ở nghệ an
Thực trạng
Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước (16.490 km2), dân số lớn thứ tư
trong cả nước (hơn 3,3 triệu người), tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có tỷ lệ
che phủ rừng đạt 58% (xếp thứ 08\63 tỉnh thành); nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
ướt mưa nhiều hệ thống sông ngòi khá dày đặc; là 1 trong những tỉnh trực tiếp chịu ảnh
hưởng lớn bởi thiên tai và tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết diễn biến phức
tạp, nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài, bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và lụt ở
nhiều địa phương ảnh hưởng đến sản xuất, lao động và đời sống của người dân, doanh
nghiệp. Từ khi nghị quyết số 08 – NQ\TU được ban hành đến nay, nhận thức, ý thức của
người dân về công tác bảo vệ môi trường được nâng lên, chất lượng môi trường sống của
người dân được cải thiện, hạ tầng cấp nước sạch và nước sinh hoạt được đảm bảo. Hệ
thống thu gom, xử lý nước thải khu công nghiệp, khu vực đô thị loại IV trở lên và các cơ
sở y tế, hạ tầng xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm được quan tâm đầu tư xây dựng. Tập
trung khoanh vùng, lập dự án xử lý để khắc phục ô nhiễm tại các khu vực đất bị tồn lưu
hóa chất bảo vệ thực vật, thu gom xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, giảm dần số cơ sở ô
nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thu hút, khuyến khích và lựa chọn
các nhà đầu tư, các loại hình sản xuất có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên vẫn còn những bất cập như: việc vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và
rác thải nhựa; bải rác chưa đảm bảo về khoảng cách; chủ yếu sử dụng công nghệ chôn lấp
lạc hậu, quá tải; còn nhiều bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
phục vụ công tác thu gom, quản lý và xử lý chất thải còn thiếu, việc triển khai thực hiện
các dự án, nhà máy xử lý rác còn chậm. Công tác cải tạo, phục hồi môi trường, xử lý ô
nhiễm môi trường đối với các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý
triệt để. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý ô nhiễm có lúc chưa kịp thời,
chưa nghiêm, mức răn đe chưa cao. Việc quy hoạch hạ tầng về môi truòng chưa đồng bộ,
nhất là khu vực thành phố, đô thị. Tác động xấu về môi trường do các doanh nghiệp,
trang trại lớn và vừa ngày càng phức tạp chưa khắc phục triệt để.
Giải pháp cải thiện và bảo vệ môi trường
Tăng cường tuyên tuyền phổ biến đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn
những quy định mới của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh phong trào
toàn dân bảo vệ môi trường thông qua các phong trào đã phát huy hiệu quả (Ngày chủ
nhật xanh, các mô hình về tiết kiệm sinh thái, xử lý chất thải, cải tạo cảnh quan...). Tăng
cường sự giám sát của cộng đồng dân cư và khuyến khích, động viên các cá nhân, tổ
chức thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Sớm xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại các bãi rác thải, khu xử lý rác thải
trên đại bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm túc và đúng các quy định, quy chuẩn của các khu
công nghiệp, cụm công nghiêp, làng nghề để khuyến khích phát triển và hạn chế làm ảnh
hưởng đến môi trường.
Quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải và kêu gọi các nhà đầu tư triển khai các
dự án có công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp các nhà đầu tư vào địa bàn nhưng phải đảm bảo đúng quy định,
đúng luật; những dự án, công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì kiên quyết
không cho triển khai.
Tiếp tục chỉ đạo việc hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt;
chất thải nguy hại phát sinh trong nông nghiệp, sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn
tỉnh. Đầu tư trang thiết bị, nhân lực cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường. Bố trí đầy đủ kinh phí cấp huyện, xã để đảm bảo
đủ bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
Tăng cường công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư trong xây dựng hạ tầng cấp nước, xử
lý rác thải tại các địa phương. Xây dựng lộ trình thực hiện và nguồn lực tài chính để triển
khai thực hiện các công trình bảo vệ môi trường tại làng nghề, cụm công nghiệp, xử lý ô
nhiễm triệt để tại các bãi rác.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khi cấp phép các dự án. Chỉ cấp phép cho cơ
sở hoạt động chính thức khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, vận hành
thử nghiệm đạt quy chuẩn môi trường được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi
trường của các cơ quan chức năng. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo
vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tăng cường phối hợp tổ chức kiểm tra,
thanh tra các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và
chấn chỉnh, xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất với
người có thẩm quyền xử phạt. Đồng thời, thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác thi đua,
khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi
trường.

You might also like