You are on page 1of 4

Đề án:

1 Tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội:


Tọa độ địa lí: Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ
Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc
Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.
1.1. Vị thế của Hà Nội
Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước, có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, nằm ở trung tâm châu
thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam
Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó, các dòng sông cũng tụ Thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về
phía Biển Đông (sông Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu). Hà Nội Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, kéo
dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần 10km (phía Bắc huyện Sóc
Sơn) đến trên 30km (từ xã Tây Tựu, Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm).
Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.
Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm
lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng
đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi
quốc tế.
1.2. Tiềm năng tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
- Đặc điểm địa hình
Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện
tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy
của sông Hồng. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội của Thành phố.
Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về mùa lũ
cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển
Thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng
ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận
lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.
- Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình Thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông
lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Lượng bức xạ tổng cộng năm dưới 160 kcal/cm2 và cân bằng
bức xạ năm dưới 75 kcal/cm2. Hàng năm, chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh. Nhiệt
độ trung bình năm tuy không dưới 230C, song nhiệt độ trung bình tháng 01dưới 180C và biên độ
năm của nhiệt độ trên 120C).
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm. Mùa ít mưa
chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc
tháng 01 có lượng mưa ít nhất.
Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số front lạnh cao hơn, số
ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa
phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng
Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới.
- Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa
các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên
có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc
trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng
do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ,
đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế
giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp
cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng
Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước khổng lồ chảy qua sông Hồng,
sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.
Tài nguyên đất
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%,
diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.
Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát
triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội
Thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm,
nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.
- Tài nguyên sinh vật
Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh
thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ
sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả.
Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng.
Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc
thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476
loài thực vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội. Trong số các
loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thành với tổng diện tích là 138 ha và
377 ha thảm cỏ. Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực
vật trồng trên các đường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng,
sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me...
Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân,v.v... đã có
truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình Thành thêm
ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các
loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của
Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú.
1.3 .Tài nguyên du lịch văn hoá
Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi tập trung nhiều nhất các di tích văn hoá – lịch sư của cả
nước, có nhiều lễ hội nổi tiếng, mánh đất  của trăm nghề cùng với nhiều món ăn đặc sản và nền
văn hoá đặc trưng.
-Tổng số di tích và số di tích được xếp hạng của Hà Nội đứng đầu cả nước với mật độ di tích toàn
thành phố là 36 di tích/100 km2. Những di tích nổi tiếng có sức thu hút cao đối với du khách là
Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tứ Giám, thành cổ Loa, chùa Một Cột, Lăng Chủ tịch
HCM,..
   -  Các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc luôn tạo ra sức hấp dẫn khách như hội Đống Đa, hội Cổ
Loa, hội đền Hạ Lôi (tưởng niệm Hai Bà Trưng), hội đền Và (thờ đức thánh Tán Viên),…
- Là vùng đất trăm nghề, Hà Nội nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như làng gốm sứ Bát
Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng mộc chạm Vân Hà và nay lại thêm các làng
lụa Vạn Phúc,..
   -  Hà Nội có nhiều món ăn đặc sản như chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày Quán Gánh;
giò, chả, nem chua Ước Lễ; nem chạo Phùng; cốm Vòng chè lam Hương Ngái, Canh Nậu,… Hà Nội còn
đượm thắm sắc hoa và cây cánh với các làng hoa trước đây như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm,…
1.4 Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch:
Vị trí địa lý của Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam.
Nằm ở trung tâm miền Bắc, Hà Nội là điểm giao thoa của các tuyến đường và phương tiện vận
chuyển từ các tỉnh thành. 
• Giao thông đường bộ: Hà Nội là trung tâm của mạng lưới đường bộ quốc gia và tỉnh lộ. Các tuyến
quốc lộ chính như Quốc lộ 1, Quốc lộ 2 và Quốc lộ 5 đều đi qua Hà Nội, kết nối với các tỉnh thành lân
cận và các khu vực khác của Việt Nam. Thủ đô cũng có hệ thống đường cao tốc phát triển, bao gồm
đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường cao tốc Hà Nội – Thái
Nguyên.
• Giao thông đường sắt: Ga chính của Thủ đô là ga Hà Nội nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Hệ
thống đường sắt nối Hà Nội với các tỉnh thành khác trong cả nước và là phương tiện vận chuyển
quan trọng cho hàng hóa và hành khách.
• Giao thông hàng không: Hà Nội có Sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm cách trung tâm thành phố khoảng
45km về phía Tây. Đây là sân bay lớn nhất và quan trọng nhất của miền Bắc Việt Nam, phục vụ hàng
triệu lượt khách hàng năm và là điểm kết nối với các thành phố lớn trong nước và quốc tế.
• Giao thông đường thủy: Mặc dù không có sông lớn chảy qua trung tâm thành phố, Hà Nội vẫn có
hệ thống giao thông đường thủy phát triển. Sông Hồng là tuyến đường thủy quan trọng, cho phép
vận chuyển hàng hóa và du khách qua các vùng lân cận.
Vị trí địa lý Hà Nội khá thuận lợi và đã tạo điều kiện để phát triển và liên kết hệ thống giao thông vận
tải đa dạng. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch của thành phố.
1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống: các cơ sở dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, Hà
Nội có 29 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 35 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 6 cơ sở kinh
doanh vui chơi giải trí, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã được Sở Du lịch quyết định
công nhận. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch đã thu hút, phuc vụ đông đảo lượng du khách và người dân đến tham quan và mua
sắm.
Dịch vụ vui chơi giải trí: có nhiều khu vui chơi giải trí như công viên Bách Thảo, Khu vui chơi Kubo,…
2.Thực trạng du lịch Hà Nội hiện nay
khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 316,3 nghìn lượt, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2022;
khách du lịch nội địa ước đạt 1,9 triệu lượt, tăng 11,8% so với tháng 5/2023. Như vậy, trong 6
tháng đầu năm 2023, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 12,33 triệu lượt, tăng 42% so với cùng kỳ
năm 2022.
Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 2,03 triệu lượt, tăng 7 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Khách du lịch nội địa đạt 10,3 triệu lượt, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng khách du lịch
tăng mạnh kéo theo tổng thu từ khách du lịch ước đạt 44,9 nghìn tỷ đồng, tăng 74,4% với cùng kỳ
năm trước.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng xong HN vẫn đang dần hoàn thiện và tiếp thu cái mới để nền du
lịch của thành phố phát triển vững mạnh hơn.
3.Đánh giá của khách du lịch tới Hà Nội:
Hà Nội không chỉ được biết đến với hình ảnh con người Tràng An thanh lịch, hiếu khách, thân
thiện, thủ đô ngàn năm văn hiến, có bề dày lịch sử mà còn biết đến bởi có văn hóa ẩm thực vô
cùng phong phú, đa dạng làm săy đắm biết bao du khách và hệ thống giao thông "đặc biệt" bậc
nhất thế giới.
Có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử nổi tiếng,..
Những con phố đông đúc, ồn ào, vui nhộn, những gánh xe hoa nhiều màu sắc,…
4.Định hướng tương lai:
Thủ đô Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 sẽ đón và phục vụ trên 30 triệu lượt khách du lịch (trong
đó có trên 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế). Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 130.000 tỷ đồng.
Tỷ lệ đóng góp tổng hợp của ngành Du lịch vào GRDP thành phố phấn đấu đạt trên 8%. Công suất
sử dụng buồng phòng trung bình khối khách sạn, lưu trú đạt trên 55%.
Để đạt được những mục tiêu đó, thời gian tới, ngành du lịch Thủ đô sẽ nỗ lực, tạo bước phát triển
toàn diện, đồng bộ cho toàn ngành cả về quy mô, chất lượng, cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển
nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Từng bước khẳng vai trò là ngành kinh tế tổng hợp, mũi nhọn,
động lực quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực khác. 
=> Từ những tiềm năng du lịch trên và tình hình phát triển du lịch không ngừng của HN các nhà
quản lí Hà Nội nên tích cực đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.
Kết: Dự án “HN Xịn” rất mong được các nhà đầu tư quan tâm và đầu tư cho nền kinh tế du lịch Hà
Nội được phát triển bền vững

You might also like