You are on page 1of 5

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Báo:

1Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn kinh tế
của đất nước, ngành du lịch Việt Nam vẫn đón được gần 3,36 triệu lượt du
khách quốc tế (khoảng 52% kế hoạch) trong sáu tháng đầu năm, khách du
lịch nội địa ước đạt 17,5 triệu lượt (gần 54,6% kế hoạch), thu nhập du lịch
ước đạt 75 nghìn tỷ đồng (gần 50% kế hoạch). Tổng số khách quốc tế đến
Việt Nam trong gần ba quý đầu năm đã đạt gần 4,4 triệu lượt khách, đưa
du lịch trở thành điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Từ nay
đến cuối năm, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam chắc chắn sẽ còn tăng
mạnh.

3Ðể đạt được những thành công nhất định này, ngành du lịch hiểu rõ tầm
quan trọng của sự chủ động và đón trước những biến đổi của các nhóm
nhu cầu khách hàng cùng sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Chiến
dịch quảng bá cho Năm du lịch quốc gia duyên hải các tỉnh Bắc Trung Bộ -
Huế 2012 với chủ đề "Du lịch di sản" chính là bước đệm tiền đề để ngành
du lịch nước ta tiếp tục chuẩn bị cho bước tiến tiếp theo trong năm 2013
với phương châm: liên kết ngành giữa các địa phương tạo nên sức mạnh
tổng lực, trong đó khu vực tập trung chính là đồng bằng sông Hồng với
chủ đề quảng bá "Văn minh sông Hồng". Tổng cục trưởng Du lịch Việt Nam
Nguyễn Văn Tuấn cho biết: "Nền văn minh sông Hồng gắn với sản xuất lúa
nước, gắn với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng
và thật sự là giá trị cốt lõi kết nối các tỉnh trong khu vực. Văn minh sông
Hồng hứa hẹn sẽ là chủ đề tạo ra một cảm hứng rất đặc biệt cho Năm du
lịch quốc gia 2013".

4Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, tiến sĩ Hà Văn Siêu khẳng
định: Vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải từ bao đời nay luôn
là cái nôi đặc trưng về tài nguyên du lịch văn hóa sinh thái, tài nguyên tâm
linh lịch sử.  Bởi lẽ đó, cần thiết quy hoạch vùng chính là để xác định mục
tiêu phát triển, xác định những yếu tố tương đồng, đặc trưng để hợp sức
cùng phát triển mở ra một tuyến du lịch liên kết, mới mẻ và hấp dẫn. Ba nội
dung chính được đưa ra cho du lịch Việt Nam năm 2013 gắn với chủ đề
"Văn minh sông Hồng" bao gồm: du lịch đô thị gắn với di sản văn hóa, đô
thị cổ cùng các di sản văn hóa cổ; du lịch biển đảo - duyên hải đông bắc Hạ
Long, Ðồ Sơn, Cát Bà... Xây dựng thương hiệu Hạ Long trở thành trung tâm
thúc đẩy các thương hiệu khác đi lên; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với
thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan vùng ven sông Hồng,
trong đó tối ưu hóa việc kết hợp với các hình thức giải trí hiện đại. Khu vực
du lịch đồng bằng sông Hồng cần thiết phải có ba phân khu chức năng
xoay quanh ba trung tâm lớn là: vùng Hà Nội, vùng duyên hải và vùng nam
sông Hồng trải dài qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nam Ðịnh, Hà Nam,
Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh. Các
sản phẩm du lịch chính sẽ được phân bố hợp lý theo từng địa phương sao
cho hình thành cơ bản một tuyến liên kết du lịch vững chắc.. 1

Giáo trình:

2Là một trong những vùng có hoạt động du lịch phát triến nên vùng du lịch Đồng bằng sông
Hồng có đến 28,57% số cơ sở lưu trú, 25,90% tổng số buồng của cả nước, trong đó số khách
sạn 5 sao chiếm 24,51 % cá nước. Tuy nhiên, tỷ lệ khách sạn 4-5 sao cao cấp (luxury hotel)
trong khu vực chỉ chiếm chưa đến 2% với 17% tống số buồng khách sạn có trong khu vực.
Tính trên toàn bộ số cơ sở luxi trú trong vùng, trung bình mỗi cơ sở cơ sở lưu trú ớ đây chỉ có
trung bình 18 buồng!

5Theo Quy hoạch Tổng thế phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông
Bắc đến năm 2020, tầm nhin 2030, nếu tính chung khách du lịch, năm 2010 số lượt khách du
lịch đến vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng bằng 63,24% tổng lượt khách du lịch của cả
nước. Nếu tính riêng số lượt khách nội địa, tỷ lệ đạt được bằng 81,68%. Tuy nhiên, số lượng
khách đến vùng du lịch này chỉ bằng 18,32% tống số lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

6Thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế và nội địa đều cao hơn mức trung bình của cả
nước lần lượt là 1,12 và 1,10 lần. M ặc dù vậy, đây vẫn là một chỉ tiêu quá thấp, nhất là đối
với một vùng có trình độ phát triên du lịch.

1
Phong Chương, Báo nhân dân 22/03/2023 Phát huy thế mạnh du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc
Bộ.
7Thị trường khách du lịch quốc tế đến vùng khá đa dạng, trước tiên là thị trường Đông Bắc Á
với tỷ trọng trên 45%. Thị trường đứng thứ 2 là khách đến từ các nước Đông Nam Á với tỷ
trọng khoảng 14%. Sau đó là thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ và châu ú c với tỷ trọng lần lượt là
gần 12%, 8% và 4%. So với thời gian đầu, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến vùng đã thay đổi
theo hướng tăng tỷ trọng khách đến vì mục đích du lịch thuần túy (khoảng 40%), du lịch kết
họp công việc (khoảng 30%), thăm thân 10%.... Đối với khách du lịch nội địa, tỷ lệ khách nội
vùng khoảng 30%. Có trên 20% khách du lịch đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc, các địa bàn
xa hơn có khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 50%.

8Thu nhập từ du lịch vùng này chiếm 32,70% thu nhập từ du lịch cả nước. Các số liệu này
cho thấy, vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có du lịch phát triên
nhất cả nước. Neu tính toán theo giá trị gia tăng mà 175.000 lao động trực tiếp trong ngành
du lịch làm ra thì năng suất lao động của họ chỉ là gần 11 triệu đồng/ tháng trong năm 2011.
(Nguồn: Quy hoạch Tong thê phát triên du ì ịch vùng đồng hằng sông Hồng và Duyên hủi
Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030).

Hiện trạng khai thác ( t nghĩ cnay khác htrg phát triển nên k định thêm
vào ppt )
Hiện trạng khai thác: Sự phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB trong

thời gian qua ngoài các yếu tố về cơ chế chính sách, về sự cải thiện các điều kiện hạ

tầng cơ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật và sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công nhân lao

động ngành, luôn gắn liền với việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch hết sức đa

dạng và phong phú của vùng.

Ngoài việc khai thác tài nguyên tại các điểm du lịch truyền thống như Hạ Long,

Đồ Sơn, Ba Vì, Tam Đảo... nhiều tiềm năng du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB đang

được tiếp tục mở rộng khai thác như vườn quốc gia Cát Bà, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc-

Bích Động, cụm di tích thắng cảnh Tràng An, hồ Đồng Mô, Ao Vua, Ba Vì - Suối Hai,

hồ Đại Lải, hồ Tam Chúc.v.v... Có thể nói, trong những năm gần đây tiềm năng tài

nguyên du lịch của vùng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà du lịch mà

còn của các nhà hoạch định kinh tế nói chung. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của

vùng ĐBSH&DHĐB, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển

kinh tế - xã hội vùng.

Bên cạnh các hoạt động khai thác tích cực, nhiều tài nguyên du lịch có giá trị của
vùng ĐBSH&DHĐB, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan vẫn chưa được

đầu tư khai thác tương xứng với tiềm năng. Trước hết đó là vịnh Hạ Long, với vị trí là

"di sản thiên nhiên" lớn nhất ở khu vực, nơi có nhiều thắng cảnh đặc sắc, tài nguyên

sinh vật phong phú song các hoạt động du lịch ở khu vực này còn tương đối đơn điệu,

chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn du lịch lớn tới đầu tư. Ngoài

ra, nhiều điểm tài nguyên có giá trị khác của vùng ĐBSH&DHĐB như hệ thống các di

tích lịch sử - văn hóa đời Trần ở Nam Định, di tích Cổ Loa, hệ thống các làng Việt cổ,

các làng nghề, v.v... vẫn đang còn ở dạng tiềm năng. Đây là một vấn đề cần được quan

tâm nghiên cứu để sớm làm thức dậy những tiềm năng hết sức to lớn của vùng

ĐBSH&DHĐB, nhanh chóng đưa vào khai thác, gúp phần tích cực vào sự nghiệp phát

triển du lịch của vùng và của các địa phương.

Hiện nay ngành du lịch của cả nước nói chung và vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng

đang đứng trước khó khăn hết sức lớn là sự thống nhất giữa hai mặt: khai thác và bảo

tồn phát triển tài nguyên du lịch, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi trình độ dân trí

còn thấp, khi sự phát triển kinh tế - xã hội chưa cao. Điều này được thể hiện rõ nét qua

việc khai thác tài nguyên quá mức, thiếu quy hoạch làm suy kiệt tài nguyên, gây ô

nhiễm môi trường và dẫn đến sự giảm tính hấp dẫn ở một số điểm du lịch như Đồ Sơn,

Tam Đảo. Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị bị xâm phạm, xuống cấp nghiêm

trọng như đền Hai Bà Trưng, Cổ Loa (Hà Nội), đền Đinh, đền Lê (Hoa Lư - Ninh

Bình)... Sự khai thác quá tải ở một số điểm du lịch văn hóa cũng ảnh hưởng đến việc

bảo tồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng như Chùa

Hương (Hà Nội).

Ngoài ra, việc thiếu quan tâm của các ngành, các cấp khiến nhiều di tích lịch sử -

văn hóa bị xuống cấp, việc tự ý tu sửa làm các di tích văn hóa mất đi giá trị vốn có của

mình như di tích làng cổ Đường Lâm, chùa Trăm gian (Hà Nội).

Các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình khai thác tài nguyên
Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch hiện nay trên địa bàn vùng đã nảy sinh những vấn đề
phức tạp mâu thuẫn nhau giữa các ngành:

Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và ngành Lâm nghiệp trong việc khai thác các

tài nguyên sinh vật, đặc biệt tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

- Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và ngành Công nghiệp trong khai thác tài
nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng. Việc khai thác đá tại các khu vực núi karst có

hang động (Ninh Bình, Hà Nam, Hạ Long...) hoặc có cảnh quan đẹp (hệ thống đảo ven

bờ Hạ Long) khai thác than tại Hòn Gai, khai thác san hô tại các đảo ven bờ, vịnh Hạ

Long... vừa huỷ hoại tài nguyên du lịch, vừa ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, làm

giảm đi đáng kể sức hấp dẫn của những khu vực có tiềm năng du lịch lớn, thậm chí rất

lớn như vịnh Hạ Long.

- Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và ngành Thủy lợi thể hiện trong việc khai

thác các hồ chứa nước lớn. Phần lớn các hồ nước trên địa bàn vùng đều là hồ thuỷ lợi,

vì vậy có những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình khai thác du lịch trên mặt hồ.

- Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và ngành Văn hóa thể hiện trong khai thác

phát triển du lịch với công tác bảo tồn các giá trị văn hoá, các di tích.

Những vấn đề nảy sinh trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch giữa ngành

Du lịch và một số ngành kinh tế khác là tất yếu vì thường trong quy hoạch phát triển

ngành trong phạm vi lãnh thổ tỉnh, khu vực hoặc vùng, lợi ích của ngành sẽ được đặt

lên trên, mặc dù trong một số trường hợp các dự án chưa được nghiên cứu một cách

toàn diện với sự tham gia của các ngành có liên quan. Vấn đề này sẽ chỉ được giải

quyết khi có được một quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên quan điểm

khai thác tối ưu tiềm năng tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững gắn với cảnh

quan môi trường và bảo vệ những di sản thiên nhiên, lịch sử văn hóa của đất nước.

You might also like