You are on page 1of 38

Chương 3.

HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG


HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC

Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) gồm các tỉnh
thành đồng bằng như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam và
duyên hải như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh gắn với vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB là du lịch tham quan thắng cảnh biển (du lịch biển đảo), du lịch văn hóa
trên cơ sở khai thác các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền
thống đồng bắc Bắc Bộ (du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái nông nghiệp –
nông thôn), du lịch đô thị, du lịch MICE, vui chơi giải trí cao cấp) [3, tr. B11], [5, tr.312].

3.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch vùng

3.1.1. Hệ thống đường giao thông kết nối tuyến

Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) có diện tích gần
21.000 km2. Có đường biên giới bộ với Trung Quốc dài 133km với cửa khẩu quốc tế
Móng Cái (Quảng Ninh).

Hệ thống giao thông đa dạng thủy, bộ, sắt và đường không phát triển. Vùng có 3 sân bay
là Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng) và Vân Đồn (Quảng Ninh), đây đều là các sân
bay, cửa khẩu quốc tế. Trong đó Nội Bài là cửa khẩu sân bay quốc tế quan trọng hàng
đầu của cả nước. Hệ thống giao thông thủy chủ yếu với hai hệ thống sông là sông Hồng
và sông Thái Bình chảy qua hầu hết các tỉnh trong vùng

Hệ thống đường sắt liên kết tốt với các vùng khác và nội vùng. Với Hà Nội là trung tâm,
đường sắt nội vùng có tuyến Hà Nội – Lạng Sơn và Hà Nội – Hải Phòng. Hệ thống
đường sắt liên vùng có Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai và tuyến đường sắt Bắc
Nam chạy qua vùng là Hà Nội – Ninh Bình.

Hệ thống đường bộ của vùng tương đối phát triển với hệ thống quốc lộ và đường cao tốc
kết nối các tỉnh trong vùng và kết nối vùng với vùng khác.
Đường quốc lộ 1 nằm trong hệ thống đường Bắc Nam đi qua vùng từ Ninh Bình – Hà
Nội – Lạng Sơn. Song song với đường quốc lộ 1 là hệ thống đường cao tốc Lạng Sơn -
Hà Nội – Ninh Bình (đoạn chạy qua tỉnh Ninh Bình là Cao Bồ - Mai Sơn đang được xây
dựng). Hệ thống đường này đã nối vùng với Trung du miền núi phía Bắc và Bắc trung bộ.
Các tuyến quốc lộ nối vùng với trung du miền núi phía Bắc theo hướng Bắc Nam khác
bao gồm quốc lộ 3 (Hà Nội – Thái Nguyên), quốc lộ 2 và Cao tốc Hà Nội – Lào Cai,
quốc lộ 6 (Hà Nội – Hòa Bình), quốc lộ 12 (Ninh Bình – Hòa Bình). Liên kết với Trung
du miền núi phía Bắc theo hướng Đông – Tây có hệ thống quốc lộ số 4 đều bắt đầu từ
Quảng Ninh và quốc lộ 37 bắt đầu từ Thái Bình.

Hệ thống quốc lộ nội vùng gồm có Quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 18 Hà Nội –
Quảng Ninh. Hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Quốc lộ 10 nối
liền các tỉnh duyên hải Đông Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình còn gọi là tuyến đường
hành lang ven biển, hệ thống đường cao tốc hành lang ven biển của vùng cũng đang được
xúc tiến xây dựng. Với ba hệ thống đường quốc lộ nội vùng đã hình thành tam giac phát
triển du lịch của vùng là Hà Nội – Quảng Ninh – Ninh Bình – Hà Nội.

Hệ thống đường giao thông phục vụ liên kết nội vùng và liên vùng của ĐBSH&DHĐB
ngày càng hoàn thiện là nền tảng khai thác tài nguyên du lịch tạo nên những tuyến du lịch
hấp dẫn của vùng.

3.1.2. Đặc trưng tài nguyên du lịch

3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Cảnh quan thiên nhiên của khu vực gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn, dự trữ
sinh quyền và đồng bằng sông Hồng, biển và đảo ở các tỉnh duyên hải Đông Bắc. Địa
hình vùng ĐBSH&DHĐB chủ yếu là dạng địa hình đồng bằng châu thổ gắn liền với một
phần trung du, đồi núi và phần địa hình ven biển và hải đảo. Trong đó nổi bật nhất là
dạng địa hình cácxtơ (ngập nước và trên cạn) và địa hình biển đảo. Dạng địa hình cácxtơ
ngập nước chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng, dạng địa hình cácxtơ trên cạn ở khu vực
phía Tây Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, dạng địa hình này tạo ra cảnh quan được ví như
“vịnh Hạ Long trên cạn”. Giá trị du lịch được tạo nên bởi dạng địa hình này ở vùng
ĐBSH&DHĐB là vô cùng độc đáo được UNESCO công nhận. Trong đó Vịnh Hạ Long
được UNESCO xếp hạng là Di sản thiên nhiên thế giới (1994) và Di sản địa chất – địa
mạo thế giới (2000). Khu vực Tràng An được UNESCO công nhận Di sản hỗn hợp của
thế giới. Địa hình biển đảo của khu vực này có mật độ đảo cao chiếm tới 83,7% số đảo
của cả nước và khoảng 600km bờ biển với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà [5,
tr.298-299].

Về mặt khí hậu, đây cũng là vùng có một mùa đông lạnh đặc trưng, nhiệt độ khá chênh
lệch theo mùa làm cho hoạt động du lịch của vùng mang tính mùa sâu sắc. Mùa hè một số
hang động có thể ngập nước do mưa bão, nên việc di chuyển tham quan có thể phải tạm
dừng trong những ngày này.

Thủy văn phục vụ du lịch của vùng khá đa dạng chủ yếu là hệ thống nước mặt bao gồm
sông và hồ, một số nguồn khoáng. Hoạt động khai thác thủy văn phục vụ du lịch hiện nay
chủ yếu là hệ thống hồ và các nguồn khoáng để hình thành các khu du lịch, khu vui chơi
giải trí.

Hệ thống sinh vật đa dạng với 6 vườn quốc gia (Ba Vì, Cát Bà, Bái Tử Long, Cúc
Phương, Tam Đảo, Xuân Thủy). VQG Cúc Phương là VQG được thành lập đầu tiên ở
Việt Nam – 1962). Bên cạnh Cát Bà thì Đất ngập nước Đồng Bằng sông Hồng là khu dự
trữ sinh quyển thứ 2 của vùng. Điểm đặc biệt bên cạnh những giá trị về tự nhiên, vùng có
những khu rừng có giá trị di tích lịch sử văn hóa như Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương),
Hoa Lư (Ninh Bình)…

3.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa đặc thù của vùng ĐBSH&DHĐB là hệ thống di tích lịch sử
văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng gồm các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội,
các làng nghề thủ công truyền thống, biên giới đường bộ và cửa khẩu khu vực Đông Bắc.
Ngoài ra các giá trị tài nguyên văn hóa nổi bật khác của vùng như văn hóa ẩm thực, các
loại hình diễn xướng.
Các di tích lịch sử - văn hóa, với lịch sử hàng ngàn năm khai phá, vùng ĐBSH&DHĐB là
vùng có số lượng di tích lớn nhất cả nước với hơn 2300 di tích được xếp hạng các cấp.
Tính đến năm 2018 vùng có 6 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới, trong đó có 1
di sản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long), 1 di sản hỗn hợp (Quần thể danh thắng
Tràng An) các di sản phi vật thể thế giới bao gồm hát Ca Trù, Hội Gióng đền Phù Đổng
và đền Sóc, tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ, Dân ca quan họ Bắc Ninh và 30/85 di tích
quốc gia đặc biệt.

Hệ thống di tích lịch sử của vùng rất đa dạng về loại hình gồm các di tích khảo cổ, di tích
lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật và các danh lam thắng cảnh. Các di tích khảo cổ bao
gồm Động Người Xưa (Cúc Phương, Ninh Bình), Soi Nhụ (Bái Tử Long), Hoàng thành
Thăng Long (Hà Nội).... Các di tích lịch sử như Gò Đống Đa, Quảng trường Ba Đình,
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương). Di tích kiến trúc nghệ
thuật tiêu biểu như Văn miếu – Quốc Tử Giám, hệ thống chùa như chùa Một Cột, chùa
Trấn Quốc, chùa Tây Phương, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Phổ Minh, chùa Bái Đính,
chùa Tam Trúc… Đình làng thờ thành hoàng là nét văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của
vùng như đình Đình Bảng, đình Thổ Tang… Nhà thờ thiên chúa giáo như nhà thờ Lớn
(Hà Nội), nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình)… Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như
Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng
Ninh)... Ngoài ra còn các kinh đổ cổ từ Cổ Loa đến Hoa Lư và Thăng Long, phố cổ Hà
Nội và phố cổ phục dựng (Hoa Lư).

Hệ thống lễ hội được đánh giá là phong phú và có tính hấp dẫn cao với du khách, đặc biệt
các lễ hội thường có thời gian diễn ra khá dài như lễ hội chùa Hương, Hội Gióng, Hội
Lim, lễ hội Đền Đô, lễ hội Trường Yên, lễ hội Hoa Lư, lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc…Các
lễ hội du lịch trong những năm gần đây cũng được tổ chức nhằm thu hút khách như Mùa
vàng Tam Cốc – Tràng An, Carnaval Hạ Long…

Các làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống trong vùng chiếm gần 50% tổng số làng
nghề trong cả nước. Đa dạng các loại làng nghề, có những làng nghề có lịch sử gần ngàn
năm. Làng nghề gốm tiêu biểu như Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc); Chu
Đậu (Hải Dương)… Làng nghề, phố nghề kim hoàn như Hàng Bạc, Định Công (Hà Nội),
Chạm bạc Đồng Sâm (Thái Bình)… Làng nghề dệt, thêu ren tiêu biểu như dệt lụa Vạn
Phúc (Hà Nội), thêu Văn Lâm (Ninh Bình)…Làng nghề mộc, khắc gỗ như La Xuyên
(Nam Định), Đồng Kị (Bắc Ninh)… Làng đúc đồng Ngũ Xá (Hà Nội), Đại Bái (Bắc
Ninh), ngoài ra còn các làng nghề như chạm khắc đá Ninh Vân (Ninh Bình), tranh dân
gian Đông Hồ (Bắc Ninh)…

Những giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu của vùng như bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã
Vọng, Bánh tôm Hồ Tây (Hà Nội), rượu Làng Vân (Bắc Ninh), bánh đậu xanh (Hải
Dương), bánh đa cua (Hải Phòng), chả mực (Hạ Long)

Các hình thức diễn xướng đa dạng như múa rối nước, là loại hình diễn xướng độc đáo
duy nhất tồn tại ở đồng bằng sông Hồng; Hát quan họ, Ca Trù là hai di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại. Ngoài ra còn Chèo được coi là loại hình sân khấu tự sự.

3.1.3. Sản phẩm du lịch của vùng

Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của vùng đã tập trung vào 5 dòng sản phẩm chính
bao gồm Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng là s ản phẩm đặc
trưng/đặc thù của vùng gắn liền với tìm hiểu cuộc sống, tập quán canh tác, sinh ho ạt
truyền thống, ẩm thực. Du lịch lễ hội, tâm linh: Các sản phẩm này c ũng nh ư nhóm s ản
phẩm trên, gắn liền với sự đa dạng cao, đặc thù về tài nguyên du l ịch v ăn hóa c ủa vùng,
các hoạt động lễ hội và các hoạt động tâm linh phong phú, đa dạng. Du lịch biển đảo: Với
các tài nguyên có giá trị đặc biệt quan trọng là thắng cảnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh
Hạ Long và bên cạnh đó là Cát Bà, các sản phẩm du lịch biển đảo có vai trò h ết s ức quan
trọng trong phát triển du lịch vùng, thời gian vừa qua đã thu hút lượng khách l ớn. S ản
phẩm du lịch tham quan thắng cảnh biển và chiêm ngưỡng giá trị địa ch ất V ịnh Hạ Long
là sản phẩm mang tính đặc thù cao. Du lịch MICE: với thế mạnh về hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật và lợi thế về vai trò, vị trí của thủ đô Hà Nội, loại hình sản phẩm du lịch này
phát triển khá mạnh mẽ và thuận lợi. Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp: đây cũng
là sản phẩm mang tính lợi thế cao của vùng và có khả năng tạo s ức thu hút đáp ứng nhu
cầu du khách. Trong thời gian qua loại hình s ản phẩm du l ịch này c ũng ch ưa được chú
trọng phát triển nhiều, một số khu du lịch, giải trí chưa đáp ứng nhu c ầu hi ện đại. Hi ện
nay, sự ra đời của một số tổ hợp vui chơi giải trí và thương mại tổng h ợp quy mô và t ầm
cỡ được đầu tư tại Hà Nội sẽ giúp cải thiện tình hình này.

Nhìn chung sản phẩm du lịch của khu vực này gắn liền với các di sản thiên nhiên thế giới
và nền văn minh sông Hồng. Định hướng phát triển trong thời gian tới về sản phẩm du
lịch của vùng bao gồm hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chính và sản
phẩm du lịch bổ trợ.

Sản phẩm du lịch đặc thù

Du lịch tham quan thắng cảnh biển: Tập trung chủ yếu tại Khu du lịch tổng hợp biển, đảo
Hạ Long - Cát Bà:

+ Đi thuyền tham quan thắng cảnh di sản TNTG Vịnh Hạ Long

+ Tham quan, tìm hiểu địa chất, hệ thống hang động, núi đá vôi vịnh Hạ Long

+ Vui chơi giải trí, tắm biển, tham quan hệ sinh thái biển Cát Bà

- Du lịch làng nghề, lễ hội: Du lịch lễ hội (Phủ Dầy, Cổ Lễ , Chợ Viềng); lễ hội Chọi
Trâu, làng nghề gốm Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc…

- Du lịch nông thôn: Du lịch trải nghiệm làng quê vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng

Sản phẩm du lịch chính

- Du lịch đô thị: Phát triển các hoạt động tham quan đô thị, du lịch MICE và du lịch mua
sắm cao cấp.

- Du lịch tâm linh:


+ Khu du lịch văn hoá, tâm linh Hương Sơn: Phát triển khu du lịch sinh thái gắn với l hội
văn hóa chùa Hương Tích.

+ Du lịch văn hóa – tâm linh núi Yên Tử

+ Du lịch văn hóa – tâm linh chùa Bái Đính

- Du lịch tìm hiểu văn hóa-lịch sử: Tham quan Hoàng Thành, Văn Miếu,Thành cổ Loa,
cố đô Hoa Lư; Tham quan các di tích văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, danh lam, thắng
cảnh; Du lịch văn hóa lịch sử thăm đền Nhà Trần; Thưởng thức dân ca quan họ, ca trù)

- Du lịch sinh thái khu du lịch Tràng An – Hoa Lư

Sản phẩm du lịch bổ trợ

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Vì - Suối Hai: Phát triển du lịch sinh thái núi, hồ và
vui chơi giải trí cuối tuần của thủ đô Hà Nội.

Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan
và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương; phát triển du lịch làng nghề và du lịch
cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân.

3.2. Hệ thống tuyến du lịch vùng

3.2.1. Các tuyến du lịch quốc gia và liên vùng

Tuyến du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tuyến này nổi bật với các giá trị văn
hóa lịch sử và thắng cảnh ở Hà Nội, du lịch biển đảo và tâm linh, cửa khẩu ở Quảng
Ninh, Hải Phòng. Tuyến này có nhiều tiềm năng khai thác du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần
với nguồn khách từ Hà Nội và các điểm lân cận.

Tuyến Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình tuyến này nổi bật với các giá trị văn hóa lịch sử và
thắng cảnh ở Hà Nội, thắng cảnh, tâm linh ở Hà Nam, Ninh Bình. Trên cơ sở tuyến này
hiện nay đang phát triển tuyến du lịch tâm linh qua các điểm Hà Nội – chùa Hương –
Tam Chúc – Tam Cốc - Bích Động – Tràng An – Bái Đính.
Tuyến Hà Nội – Lạng Sơn nổi bật với các giá trị văn hóa lịch sử và thắng cảnh của cả hai
điểm đến, ngoài ra lợi thế khá nổi bật của tuyến này là du lịch cửa khẩu.

Tuyến cao tốc CT05: Hà Nội – Việt Trì – Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai – Sapa; tuyến
Sông Đà: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu đây là hai tuyến tiêu biểu
kết nối vùng ĐBSH&DHĐB với Tây Bắc. Dựa trên nền tảng của các tuyến này kéo dài
tuyến xuống vùng duyên hải Đông Bắc lấy Hà Nội làm điểm trung tâm sẽ kết nối các giá
trị độc đáo của du lịch biển với nghỉ dưỡng núi cao hình thành tuyến Quảng Ninh – Hải
Dương - Bắc Ninh – Hà Nội – CT05, hoặc kết nối theo hướng Quốc lộ 10 lấy Ninh Bình
làm trung tâm sẽ hình thành tuyến vành đai biển với tuyến Sông Đà.

Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng là tuyến kết nối vùng
ĐBSH&DHĐB với vùng Đông Bắc nổi bật với các giá trị lịch sử kháng chiến chống
Pháp của khu Việt Bắc.

Tuyến Tây Bắc: Các tỉnh Tây Bắc - Hoà Bình - Hà Nam - Hà Nội - Ninh Bình (về Hà
Nam theo quốc lộ 21): Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Chùa Tiên (Hoà Bình), Tam
Chúc (Hà Nam), Chùa Hương (Hà Nội), Bái Đính (Ninh Bình) [11, tr.7]

3.2.2. Các tuyến du lịch nội vùng

Ngoài các tuyến du lịch quốc gia kể trên, sự kết hợp các điểm đến tạo ra cho vùng những
tuyến du lịch hấp dẫn độc đáo khác dẫn đến sự đa dạng sản phẩm lữ hành và kéo dài thời
gian tham quan.

Tuyến Hà Nội – Ninh Bình; tuyến Hà Nội – Hà Nam là hai tuyến khá tương đồng nhau
về sản phẩm du lịch của hai điểm đến Hà Nam và Ninh Bình, nổi bật của sự tương đồng
này là du lịch tâm linh và thắng cảnh hang động đá vôi cùng với các giá trị văn hóa lịch
sử và thắng cảnh của Thủ đô

Tuyến Hà Nội – Bắc Ninh nổi bật với các giá trị tâm linh, làng nghề, quan họ, hệ thống
chùa, đền và đình ở Bắc Ninh gợi nhiều về hình ảnh nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Các
giá trị tài nguyên du lịch văn hóa là nét nổi bật của điểm đến Bắc Ninh, đồng thời cũng là
nét nổi bật của tuyến này.

Tuyến vành đai biển duyên hải Đông Bắc bắt đầu từ Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng –
Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình. Tuyến nổi bật với du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng,
tham quan thắng cảnh di sản thế giới. Năm 2022 cao tốc Hạ Long – Móng Cái đã được
thông xe hứa hẹn phát triển mạnh mẽ du lịch khu vực Móng Cái với du lịch cửa khẩu,
mua sắm.

Tuyến Hà Nội – Ninh Bình – Nam Định – Quảng Ninh đây là tuyến phát trển trên nền
tảng tuyến du lịch vành đai biển nổi bật với các giá trị văn hóa lịch sử của Hà Nội, tâm
linh ở Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh và các thắng cảnh dạng địa hình cácxtơ ngập
nước và trên cạn của Ninh Bình và Hạ Long. Bên cạnh những giá trị nổi bật của tài
nguyên du lịch Hà Nội góp vào tuyến, tuyến này còn có lợi thế về vị trí trung tâm của Hà
Nội là nơi phân phối khách của cả vùng.

Tuyến Quảng Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình (theo quốc lộ 38):
Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Yên Tử (Quảng Ninh), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải
Dương), Đa Hoà, Phố Hiến (Hưng Yên), Đền Lảnh Giang, làng nghề trống Đọi Tam,
Tam Chúc (Hà Nam), Bái Đính (Ninh Bình).
Tuyến Hà Nội - Hà Nam - Nam Định - Thái Bình (theo quốc lộ 21): Tổng chiều dài toàn
tuyến khoảng 150km. Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Chùa Hương (Hà Nội), Phủ Lý,
Tam Chúc, điểm du lịch nhân văn Nam Cao (Hà Nam), đền Trần, đền Bảo Lộc, Phủ Dầy
(Nam Định), khu du lịch Đồng Châu (Thái Bình).
Tuyến du lịch sông Hồng kết nối Hà Nội - Hưng Yên - Hà Nam - Thái Bình - Nam Định:
Khởi đầu từ Hà Nội bằng tàu du lịch du khách được tham quan các điểm du lịch thuộc địa
phận Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định. Trên địa phận Hà Nam có các điểm tham
quan như: Đền Lảnh Giang, đền Bà Vũ, đền Trần Thương, Khu du lịch tưởng niệm nhà
văn liệt sỹ Nam Cao, làng Vũ Đại [11, tr.8].
Tuyến du lịch sông Đáy kết nối Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính: Xuất phát từ chùa
Hương, theo sông Đáy xuống Tam Chúc rồi đến Bái Đính và ngược lại. Các điểm tham
quan gồm: Phủ Lý, Tam Chúc, Bái Đính, Chùa Hương [11, tr.8].
3.2.3. Hệ thống tuyến đểm du lịch nội tỉnh

3.2.3.1. Hà Nội

Hệ thống tuyến điểm du lịch tại Hà Nội có thể chia thành 2 loại tuyến điểm. Loại tuyến
du lịch nội thành với các đặc điểm tham quan, khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến
trúc và thắng cảnh Hà Nội. Tuyến này tiêu biểu với các điểm tham quan như chợ Đồng
Xuân, Phố cổ Hà Nội, Hồ Hoàn Kiếm – đền Ngọc Sơn, Hồ Tây - Chùa Trấn Quốc,
Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn miếu – Quốc Tử Giám, nhà tù
Hỏa Lò, nhà Hát lớn Hà Nội.

Tuyến du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần phía Tây Hà Nội với các điểm đến nổi bật như Vườn
quốc gia Ba Vì, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thiên Sơn Suối Ngà và Khoang
Xanh Suối Tiên, Thiên đường Bảo Sơn. Phía Hà Tây cũ nổi bật với các điểm tham quan
tâm linh như chùa Hương, chùa Tây Phương.

3.2.3.2. Bắc Ninh

Hệ thống tuyến du lịch của Bắc Ninh chủ yếu nằm trên tuyến quốc lộ 1A đi Bắc Giang
qua các huyện Từ Sơn (Đền Đô, đình Đình Bảng…) Huyện Tiên Du với chùa Phật Tích,
Đồi Lim. Thành phố Bắc Ninh với Đình Diềm thuộc làng Diềm, đây được coi là quê
hương quan họ, Đền Cùng – Giếng Ngọc, di tích Văn Miếu Bắc Ninh, đền bà Chúa Kho.

Hệ thống tuyến điểm theo quốc lộ 17 đi Hải Dương qua huyện Thuận Thành với các
điểm tham quan hệ thống chùa Tứ Pháp – Man Nương, chùa Bút Tháp thành cổ Luy Lâu,
đền thờ Kinh Dương Vương. Huyện Gia Bình với các điểm như Di tích đền thờ Tam Phủ,
đền thờ Lê Văn Thịnh, Lăng và đền thờ Cao Lỗ.

3.2.3.3. Hải Dương


Hệ thống đường quốc lộ chính chạy qua Hải Dương bao gồm quốc lộ 18 từ Bắc Ninh qua
Quảng Ninh, ngoài ra quốc 5B (CT04) và quốc lộ 5 (đường xuyên Á) cả hai tuyến quốc
lộ này đều từ Hưng Yên chạy qua và đến Hải Phòng. Bên cạnh đó quốc lộ 37 kết nối ba
tuyến đường này và nối với Bắc Giang, hệ thống điểm du lịch của Hải Dương chủ yếu
nằm trên tuyến đường này và quốc lộ 18.

Tuyến Chí Linh - Nam Sách – Hải Dương với các điểm tham quan nổi bật như Khu di tích
Côn Sơn – Kiếp Bạc, Di tích lịch sử thắng cảnh Phượng Hoàng, Di tích lịch sử và kiến
trúc nghệ thuật Quần thể Đền Cao, Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sinh – Đền Hóa, (Chí
Linh), di tích chùa Trăm gian, Làng nghề gốm Chu Đậu, di tích đền Long Động (Nam
Sách), Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Động Ngọ và Miếu - Đình Cập Nhất, Di tích lịch sử -
văn hóa Đền - Đình Sượt (TP. Hải Dương).
Tuyến Hải Dương – Kinh Môn tiêu biểu với Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc
gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương.
Hệ thống tuyến điểm du lịch của Hải Dương có nét nổi bật là những di tích lịch sử, nghệ
thuật kiến trúc và thắng cảnh.
3.2.3.4. Vĩnh Phúc

Là một vùng đất của xứ Đoài xưa. Xứ Đoài là vùng đất nằm hai bên tả, hữu ngạn sông
Hồng, có 2 dãy núi Tam Đảo và Ba Vì bao quanh. Vĩnh Phúc là điểm đến gần Hà Nội
tiếp cận với vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc mang nhiều giá trị văn hóa cổ và các làng nghề
truyền thống.

Lấy Thành phố Vĩnh Yên làm trung tâm di chuyển từ Hà Nội lên theo cao tốc CT05 hoặc
quốc lộ 2A hoặc đi hướng Thị xã Sơn Tây theo quốc lộ 2C. Các tuyến du lịch của Vĩnh
Phúc thường tỏa ra xung quanh từ thành phố Vĩnh Yên.

Tuyến Vĩnh Yên – KDCKCH Đồng Đậu – đền Bắc Cung đặc trưng của tuyến này là các
di chỉ khảo cổ học và tín ngưỡng thờ thần Tản Viên Sơn Thánh.
Tuyến Vĩnh Yên – Đình Tam Canh – làng gốm Hương Canh đặc trưng của tuyến này là
du lịch làng nghề. Hệ thống đình Tam canh bao gồm Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên
Hường đều thuộc thị trấn Hương Canh.

Tuyến Vĩnh Yên – Đại Lải, Hồ Đại Lải nằm dưới chân núi Tam Đảo có khí hậu mát mẻ,
gần Thành phố Vĩnh Yên, đây là điểm đến nghỉ dưỡng vui chơi giải trí vào cuối tuần.

3.2.3.5. Hưng Yên

Hưng Yên là điểm đến tiếp giáp bên cạnh Hà Nội, hệ thống đường quốc lộ xuất phát từ
Hà Nội đi qua Hưng Yên bao gồm Quốc lộ 5, CT04 qua Hải Dương

Tuyến Văn Giang – Mễ Sở - TP. Hưng Yên với các điểm đến tiêu biểu như Ecopark,
Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt, Chợ Đông Tảo, Cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch thờ
Đức Thánh Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung

Tuyến Phố Hiến – Làng Nôm đặc trưng là các điểm du lịch văn hóa, tâm linh đặc sắc 
như: Khu du lịch phố Hiến với 16 công trình tôn giáo, tín ngưỡng được xếp hạng di tích
lịch sử như Văn Miếu, đền Mẫu, chùa Chuông, đền Trần, Đông Đô Quảng Hội, Thiên
Hậu Thượng – Hạ Phố…, Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Cây đa và Đền La Tiến, đền
thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân, Đền Đậu An; Chùa Hương Lãng, chùa Nôm,
làng Nôm.

Tuyến du lịch dọc sông Hồng bắt đầu từ bến Chương Dương cũng hiện nay đang thu hút
khách. Các điểm đến trên tuyến này bao gồm Cụm di tích đến Đa Hòa – đến Dạ Trạch
(đền Hóa) thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, từ Quần thể di tích
Phố Hiến du khách sẽ di chuyển bằng đường bộ tham quan tuyến Phố Hiến – Làng Nôm
(Di tích địa điểm cây đa và đền La Tiến, quần thể di tích làng Nôm).

3.2.3.6. Thái Bình

Đường quốc lộ 10 đi từ Nam Định qua Hải Phòng chạy qua Thái Bình, tuyến du lịch nội
tỉnh Thái Bình phần lớn nằm trên các đường tỉnh nối với quốc lộ 10. Về cơ bản hệ thống
tuyến du lịch của Thái Bình có thể phân thành hai tuyến là tuyến trên bộ và tuyến ven
biển.

Tuyến TP. Thái Bình – Hưng Hà – Quỳnh Phụ tuyến du lịch này nổi bật với các di tích
lịch sử, văn hóa và kiến trúc với các điểm tham quan như Chùa Keo, Đền Trần Thái Bình
– Lăng mộ 3 vua Trần, Đền Tiên La và đền Đồng Bằng.

Tuyến TP. Thái Bình – Tiền Hải – Thái Thụy, nét nổi bật của tuyến du lịch này là vui
chơi, nghỉ dưỡng biển với hai khu du lịch sinh thái biển đang phát triển ở đây là Khu du
lịch Cồn Vành và khu du lịch Cồn Đen

3.2.3.7. Hà Nam

Hệ thống tuyến điểm du lịch của Hà Nam chạy theo hai hướng Bắc Nam và Đông Tây.
Hướng Bắc Nam dựa trên đường quốc lộ 1A và cao tốc CT01 Hà Nội – Ninh Bình.
Hướng Đông tây dựa trên các tuyến đường quốc lộ 21A và 21B [11, tr.7].

Tuyến du lịch đường bộ:


Tuyến Phủ Lý - Kim Bảng : Theo đường quốc lộ 21 A. Các điểm du lịch trên tuyến gồm:
Các điểm du lịch của Phủ Lý, Ngũ Động Sơn, đền Trúc, chùa Thi, Chùa Bà Đanh, làng
nghề gốm Quyết Thành, Khu Tam Chúc, Hồ Ba Hang.
Tuyến Phủ Lý - Bình Lục - Lý Nhân: Theo đường quốc lộ 21 A hoặc đường tỉnh lộ. Các
điểm du lịch trên tuyến gồm: Các điểm du lịch của Phủ Lý, Từ đường Nguyễn Khuyến,
đình Vị Hạ, đình Ngọc Lũ, khu di tích Nam Cao, đình Văn Xá, đền Bà Vũ, đền Trần
Thương.
Tuyến Phủ Lý - Duy Tiên: Theo đường tỉnh lộ 492. Các điểm du lịch trên tuyến gồm:
Các điểm du lịch của Phủ Lý đến chùa Long Đọi Sơn, làng trống Đọi Tam, đình Lũng
Xuyên, đền Lảnh Giang, làng dệt lụa Nha Xá.
Tuyến Phủ Lý - Thanh Liêm: Theo tuyến quốc lộ 1 A. Các điểm du lịch trên tuyến gồm:
Các điểm du lịch của Phủ Lý, Chùa Châu, Chùa Tiên, núi và chùa Trinh Tiết, khu di tích
Đinh Lê, đền Lăng, Khu văn hoá Liễu Đôi, đình An Hòa, Làng nghề thêu ren An Hoà,
Hoà Ngãi, Khu Núi Chùa....
Tuyến du lịch đường sông:
Tuyến Sông Châu kết nối Phủ Lý - Duy Tiên - Lý Nhân (chỉ thực hiện khi sông Châu
được khai thông): Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Các điểm du lịch của Phủ Lý; Các
điểm du lịch của Duy Tiên như Long Đọi Sơn, Làng nghề Trống Đọi Tam; Các điểm du
lịch của Lý Nhân, Bình Lục như: Đền Trần Thương, Khu du lịch tưởng niệm nhà văn liệt
sỹ Nam Cao, Đình Ngọc Lũ...
Tuyến Sông Đáy kết nối Phủ Lý - Kim Bảng: Các điểm du lịch chính trên tuyến gồm:
Các điểm du lịch của Phủ Lý, chùa Bà Đanh, Đền Trúc, chùa Thi, đền Bà Lê Chân, Ngũ
Động Sơn, Tam Chúc.
Tuyến Sông Đáy kết nối Phủ Lý - Thanh Liêm: Các điểm du lịch trên tuyến gồm: Các
điểm du lịch của Phủ Lý, chùa Trinh Tiết, đình An Hòa, Làng nghề thêu ren Hoà Ngãi,
Hang Gióng Lở, Kẽm Trống.

3.2.3.8. Ninh Bình

Hệ thống giao thông của Ninh Bình phải nói đến quốc lộ 1A và gần đây là đường cao tốc
Cao Bồ - Mai Sơn chạy song song với đường quốc lộ 1A, bên cạnh đó đường sắt Bắc
Nam chạy qua Ninh Bình với Ga Ninh Bình là điểm dừng chân. Ngoài ra đường quốc lộ
10, quốc lộ 12 là những hệ thống đường tiếp cận với các điểm tham quan thuộc hệ thống
tuyến du lịch của Ninh Bình.

Tuyến Kim Sơn – Yên Mô – Tam Điệp điểm nổi bật của tuyến này là kiến trúc nhà thờ đá
Phát Diệm, các thắng cảnh như Hồ Đồng Thái, Hồ Đồng Chương và nông trường Đồng
Dao.

Tuyến Gia Viễn – Nho Quan đặc điểm nổi bật của tuyến này là du lịch sinh thái với các
điểm đến như Đầm Vân Long, suối nước khoáng Kênh Gà, Động Thiên Hà, Vườn Quốc
Gia Cúc Phương, trên tuyến này có thể đi qua nông trường Đồng Giao.
Tuyến Ninh Bình – Hang Múa - Tam Cốc – Bích Động điểm nổi bật của tuyến này là các
thắng cảnh tự nhiên như Núi Múa, Đền Thái Vi, Tam Cốc, chùa, động Bích Động, Thung
Nham, Thung Nắng.

Tuyến Tràng An – Cố đô Hoa Lư – Chùa Bái Đính nổi bật với thắng cảnh Tràng An
thuộc di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, cố đô Hoa Lư với lăng, đền vua Lê, vua
Đinh và chùa Bái Đính. Đây là tuyến đặc sắc kết hợp du lịch sinh thái, khám phá văn hóa
lịch sử và tâm linh. Có thể nói tuyến này hội tụ những đặc điểm nổi bật của du lịch Ninh
Bình.

3.2.3.9. Nam Định

Hệ thống giao thông của tỉnh Nam Định bao gồm đường quốc lộ 10 từ Ninh Bình qua
Thái Bình. Theo hướng Đông Tây có tuyến CT01, quốc lộ 37 và quốc lộ 21.

Tuyến du lịch ven biển Hải Hậu – Giao Thủy với các điểm du lịch tham quan, vui chơi,
nghỉ dưỡng như Bãi tắm Thịnh Long, nhà thở Xương Điềm, bãi biển Quất Lâm và cánh
đồng muối Bạch Long.

Kết nối với tuyến ven biển là tuyến du lịch nội địa bắt đầu từ Ý Yên theo quốc lộ 10 đến
Thành phố Nam Định và đi về phía biển đến Nam Trực, Xuân Trường. Tuyến này nổi bật
với các giá trị tâm linh, văn hóa, lịch sử và kiến trúc các điểm tham quan nổi bật của
tuyến này bao gồm làng gỗ La Xuyên, đền Trần - Chùa Phổ Minh, chùa Cổ Giả, Tòa
Giám mục Bùi Chu và Vương cung thánh đường Phú Nhai.

3.2.3.10. Hải Phòng

Du lịch Hải Phòng nổi bật với hai tuyến là tuyến đất liền và tuyến hải đảo. Tuyến hải đảo
nổi bật với các đảo Hòn Dáu (Đồ Sơn), Cát Bà, Vịnh Lan Hạ, Đảo Long Châu, đảo Bạch
Long Vĩ. Điểm nổi bật của các tuyến du lịch biển đảo là khám phá, tham quan thắng cảnh
biển với các điểm tham quan nổi bật như Đảo Khỉ, Vườn quốc gia Cát Bà, làng Chài Cửa
Vạn, Hải đăng Long Châu, chùa Bạch Long tự.

Tuyến đất liền với Vĩnh Bảo – Thủy Nguyên – Hải Phòng – Đồ Sơn với các bãi biển nổi
tiếng, tháp chùa tháp Tường Long, khu di tích Tràng Kênh, khu di tích Trạng Trình, tuyệt
tình cốc.

3.2.3.11. Quảng Ninh

Hệ thống đường giao thông của Quảng Ninh chủ yếu là tuyến đường liên tỉnh QL18 chạy
từ Hải Dương đến thành phố Móng Cái. Nối Quảng Ninh với vùng trung du là đường 279
và đường số 4. Hệ thống tuyến điểm của Quảng Ninh cũng phân thành hai tuyến là tuyến
biển đảo và tuyến đất liền. Quảng Ninh với 4 thành phố trong đó có 3 thành phố phát
triển du lịch nổi bật với các giá trị khác nhau Thành phố Uông Bí với du lịch Tâm Linh
nổi bật là Chùa Ba Vàng và khu du lịch tâm linh Yên Tử. Thành phố Hạ Long với du lịch
biển đảo và thành phố Móng Cái với du lịch cửa khẩu.

Tuyến biển đảo nổi bật là vịnh Hạ Long và Bái tử long đối với tuyến đảo Hạ Long có 5
tuyến chính bao gồm

Tuyến 1: Cảng tàu - Khu trung tâm bảo tồn công viên Vạn Cảnh với các điểm tham
quan Động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hòn Chó Đá, hang Ba Hang, hòn Đỉnh Hương,
hòn Trống Mái (Gà Chọi)
Tuyến 2: Cảng tàu - Khu Trung tâm bảo tồn Công viên Hang động với các điểm tham
quan Đảo Soi sim, đảo Ti Tốp, hang Sửng Sốt,  hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Hồ Động
Tiên, hang Trống, hang Trinh Nữ, động Mê Cung
Tuyến 3: Cảng tàu - Khu Trung tâm bảo tồn Văn hóa biển các điểm tham quan gồm
Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn, khu vực Rừng Trúc, hang Tiên Ông, Áng Dù, Hồ Ba
Hầm, đền Bà Men.
Tuyến 4: Cảng tàu - Khu Trung tâm bảo tồn phát triển giải trí biển với các điểm
tham quan hang Cỏ, hang Thầy, khu vực đảo Cống Đỏ, hang Cạp La, Khu sinh thái Tùng
- Áng Cống Đỏ, công viên Hòn Xếp, khu vực Vung Viêng.
Tuyến 5: Cảng tàu - bến Gia Luận (Cát Bà - Hải Phòng) với các điểm tham quan
Động Thiên Cung,  hang Đầu Gỗ, hòn Chó Đá, hang Ba Hang, hòn Đỉnh Hương, hòn
Trống Mái (Gà Chọi)

Tuyến nội địa

Khu vực Hạ Long có 3 tuyến chính gồm

Tuyến 1: Trung tâm thành phố Hạ Long với các điểm tham quan  Trung tâm Văn hóa
núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn, Bài Thơ cổ trên vách
đá núi Bài Thơ, nhà thờ Hòn Gai, công viên Hoa Hạ Long, Quảng Trường 30/10, Bảo
tàng Quảng Ninh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh, chợ Hạ Long I, Trung tâm thương mại
Vincom Center Hạ Long.
Tuyến 2: Khu du lịch Bãi Cháy - Đảo Tuần Châu với các điểm tham quan Cầu Bãi
Cháy, Khu du lịch Bãi Cháy, Công viên Đại Dương, Trung tâm thương mại giải trí
Marine Plaza, Trung tâm Mỹ Ngọc (Công ty cổ phần Ngọc trai Hạ Long), Khu du lịch
quốc tế Tuần Châu.
Tuyến 3: Du lịch tâm linh với các điểm tham quan chùa Lôi Âm, đến Cái Lân, chùa
Long Tiên, Bài Thơ cổ trên vách đá núi Bài Thơ, Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn,
Trung tâm Văn hóa núi Bài Thơ

3.3. Các điểm đến nổi bật

3.3.1. Hà Nội

Khu du lịch quốc gia Ba Vì – Suối Hai là khu du lịch gần Hà Nội và giáp với Thanh Thủy
(Phú Thọ). Hồ Suối Hai được tạo thành bởi hai con suối Yên Cự và Cầu Rồng nằm dưới
chân núi Ba Vì với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ. Khu du lịch bao gồm
nhiều khu du lịch khác nhau như Khu di tích K9 được chọn làm căn cứ cho Trung ương
trong trường hợp chiến tranh lan rộng ra cả nước, Đồi Đá Chông của khu di tích cũng là
nơi bảo quản thi hài của Bác trước khi lăng được hoàn thành (1975). Khu du lịch Long
Việt được xây dựng, quy hoạch tổng thể tái hiện kiến trúc theo các vùng miền của Bắc
bộ, mỗi khu tham quan đều có trưng bày hiện vật theo từng vùng miền để khách tham
quan có thể hình dung được phần nào cuộc sống của đồng bào các dân tộc, thưởng thức
nghệ thuật múa rối nước, nghe Quan họ. Vườn quốc gia Ba Vì với các hoạt động khám
phá vườn xương rồng, cau dừa quốc gia, đỉnh Tản Viên, đỉnh Vua nơi có đền thờ Đức
thánh Tản Viên và đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích lịch sử cách mạng và khu
phế tích biệt thự thời Pháp, ngoài ra có thể tham quan rừng nguyên sinh, cây Bách xanh
nghìn năm và quần thể Bách Xanh. Khu du lịch Ao Vua là nơi trải nghiệm các hoạt động
vu chơi giải trí. Khu nghỉ dưỡng Thiên Sơn – Suối Ngà với các hoạt động nghỉ dưỡng,
tắm hồ và tham quan nhiều loại thú quý hiếm. Khu du lịch Trang trại đồng quê cung các
các dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp và giao lưu với cư dân bản địa Mường, Dao sống tại
khu vực. Khu du lịch Hồ Tiên Sa, Khu du lịch Đầm Long với các hoạt động vui chơi giải
trí như một công viên nước thích hợp với thanh niên. Đặc biệt ở Đầm Long còn có đầm
Sen rộng tới 20ha và khám phá khu rừng Bằng Tạ. Nhìn chung các khu du lịch ở Ba Vì –
Suối Hai cung cấp đa dạng các dịch vụ từ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan khám
phá đến ẩm thực và lưu trú.

Điểm du lịch quốc gia Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế
giới vào tháng 8/2010. Điểm du lịch bao gồm các di tích Cột Cờ Hà Nội, Đoan Môn,
Điện Kính Thiên, nhà cách mạng D67, Hậu Lâu, Cửa Bắc và khu di tích khảo cổ, nhà
trưng bày hiện vật. Các dịch vụ tham quan chủ yếu của điểm du lịch là các tour thông
thường cho khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra còn các tour chuyên đề cho trẻ
em và tour du lịch ban đêm vào tối thứ 6 và thứ 7 kéo dài khoảng 1,5 giờ.

Điểm du lịch quốc gia Chùa Hương gồm các tuyến du lịch như Tuyến điểm di tích
Hương – Thiên  đây là tuyến chính hay còn gọi là tuyến Hương Tích bao gồm các đền -
chùa và chùa động: đền Ngũ Nhạc, hang Sơn Thủy Tữu Tình, chùa Thiên Trù, động Đại
Binh, động chùa Tiên Sơn, chùa Giải Oan, đền Trấn Song (còn gọi là đền Cửa Võng),
chùa động Hương Tích và chùa động Hinh Bồng. Hai tuyến phụ còn gọi là tuyến Chùa
bao gồm tuyến điểm di tích Long Vân – Thanh Sơn: gồm các chùa và động : chùa Thanh
Sơn – động Hương Đài, chùa Long Vân, động Long Vân, chùa động Cây Khế và hang
Sũng Sàm (động Người xưa), tức di chỉ khảo cổ học hang Sũng Sàm, thuộc di chỉ Văn
hoá Hoà Bình. Tuyến điểm di tích Tuyết Sơn: gồm các chùa, động và đền: Đền Trình Phú
Yên, chùa Bảo Đài, chùa Ngư Trì, chùa động Tuyết Sơn và am Phật Tích. Nếu không đi
tham quan theo tuyến này trên bờ khu vực làng Yến Vỹ có các điểm tham quan Khu vực
dân cư bao gồm Đền Đục Khê, Chùa Hương Chản (Trản), Đình chùa Tiên Mai, Đình
Yến Vỹ (Đình Vũ).
Phố cổ Hà Nội là hệ thống các phố và phường được hình thành từ thời Lý với 61 phường
nghề vừa sản xuất vừa buôn bán. Phố cổ ngày nay thu hút lượng lớn du khách khám phá
tham quan về đêm bởi vị trí thuận tiện của nó. Phần lớn các con phố cổ hiện nay nằm ở
quận Hoàn Kiếm, các ngả đường đều hướng về hồ này nên du khách dễ dàng khám phá.
Các tuyến phố có những đặc trưng để thu hút khách như phố Tràng Tiền náo nhiệt với
Kem Tràng Tiền, phố Đinh Lễ trầm mặc với không gian sách, phố Lý Thái Tổ với những
quán cà phê thu hút khách du lịch nước ngoài, ẩm thực, bar là nét nổi bật của phố Tạ
Hiện. Di chuyển ở phố cổ thông thường khách đi bộ hoặc đi xích lô để khám phá. Ngoài
việc đi khám phá, mua sắm ở các phố khách có thể tham quan Chợ Đồng Xuân, Ô Quan
Chưởng (Ô Thanh Hà), Hồ Hoàn Kiếm. Xung quanh phố cổ có những điểm được cấm xe
24/24 vào 3 ngày cuối tuần để trở thành phố đi bộ, nổi bật nhất là phố đi bộ Hồ Gươm và
một số tuyến đường hướng ra hồ, ngoài ra các tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào,
Hàng Giấy, Tạ Hiện, Hàng Buồm, Đào Duy Từ, Lương Ngọc Quyến, Mã Mây cũng trở
thành phố đi bộ vào 3 buổi tối cuối tuần Tổng cộng hiện nay Hà Nội có 26 tuyến phố đi
bộ

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt gồm hai quần thể kiến trúc là Văn
miếu và Quốc Tử giám. Hiện nay, khu Văn Miếu bao gồm các hạng mục như Hồ văn (đối
diện Văn miếu môn), Văn Miếu môn Đại trung môn, Khuê văn các, Thiên quang tỉnh và
bia tiến sĩ. Đại thành môn và khu điện thờ Khổng Tử, tứ phối (Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử
Tư, Mạnh Tử) tại điện Đại Thành gồm 2 dãy tả, hữu vu và chính giữa là Đại Bái và điện
Đại Thành. Khu Quốc tử giám bắt đầu từ cổng Thái Học tiếp vào khu Thái Học là nơi thờ
Chu Văn An, tầng hai của Hậu Đường thờ các vua có công sáng lập đạo học ở Đại Việt
như Lê Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thánh Tông. Ngoài ra còn các kiến trúc như tả,
hữu vu, lầu chuông, lầu trống.

Hồ Tây – chùa Trấn Quốc thắng cảnh Hồ Tây với các điểm tham quan nổi bật phía
đường Thanh Niên là chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ và đền Kim Ngưu, công viên nước
Hồ Tây. Hồ Tây nổi tiếng với món bánh tôm, xung quanh khu vực hồ là nơi tọa lạc của
nhiều khách sạn lớn.

Cụm di tích Ba đình bao gồm các di tích Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Phủ chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó phủ chủ
tịch được chia thành 3 khu A, B, C. Khu A là khu vực tham quan của du khách bao gồm
các di tích như Di tích nhà 54 nơi Bác làm việc từ 1954 đến 1958, Nhà sàn gỗ nơi Người
ở và làm việc từ 1958 đến khi qua đời, di tích nhà 67 nơi Bác làm việc khi Mĩ đánh phá
miền Bắc lần thứ nhất, ngoài ra còn các di tích cảnh quan như vườn cây, áo cá, đường
xoài, nhà bếp và xe ô tô Người đã sử dụng. Ngay bên cạnh cụm di tích Ba Đình là di tích
chùa Một Cột được xây từ thời Lý nhưng qua thời gian và chiến tranh nhiều lần chùa và
Liên Hoa đài bị phá hủy hoàn toàn. Chùa hiện nay được phục dựng lại sau khi giải phóng
Hà Nội theo thiết kế của KTS Nguyễn Bá Lăng.

3.3.2. Bắc Ninh

Điểm du lịch quốc gia TP. Bắc Ninh là vùng đất Kinh Bắc, nơi Phật giáo thâm nhập từ rất
sớm và hệ thống chùa, tháp cũng được xây dựng sớm và khá nhiều ở Bắc Ninh. Đây là
những công trình kiến trúc – nghệ thuật có giá trị cao như chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích,
chùa Dâu. Đây cũng là nơi khai sinh ta triều Lý, triều đại mở đầu nền văn minh Đại Việt
Dân ca quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại từ năm 2009
[5, tr.328-330].

Có thể xem trung tâm Phật giáo của Bắc Ninh thuộc huyện Thuận Thành với hệ thống
chùa tứ pháp bao gồm chùa Dâu thờ Pháp Vân, chùa Đậu (Đạo Thành tự) thờ Pháp Vũ,
chùa Dàn thờ Pháp Điện, chùa Tướng (chùa Phi Tướng) thờ pháp lôi và chùa Tổ (chùa
Mãn Xá) thờ mẫu tổ Man Nương, trong đó chùa Dâu được coi là ngôi chùa cổ nhất Việt
Nam. Ngoài ra cũng tại vùng đất Luy Lâu này còn chùa Bút Tháp, đối diện chùa Bút
Tháp bên kia Sông Đuống là Huyện Tiên Du nơi có chùa Phật tích ngôi chùa có tượng
phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam.

Di tích đền Đô – đình Đình Bảng, đây chính là quê hương của nhà Lý, nơi đây hiện nay
còn nhiều di tích liên quan đến triều đại này. Đầu tiên là khu di tích đền Đô (Cổ Pháp)
nơi thờ 8 vị vua triều Lý (trừ vua Lý Chiêu Hoàng). Đình Đình Bảng cũng như mọi ngôi
đình khác, công trình quan trọng nhất của Đình về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái
đường (Đại Đình). Tòa Bái đường có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy
gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua
phần mái toả rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có
đường kính từ 0,55 - 0,65m được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức. Diễn ra từ ngày
14-16/2 âm lịch, Lễ hội Đình Bảng để tưởng nhớ 3 nhiên thần là Cao Sơn Đại Vương
(Thần Núi), Thủy Bá Đại Vương (Thần Nước), Bạch Lệ Đại Vương (Thần Đất) và 6 vị
thần là 6 vị tổ của 6 dòng họ có công xây dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh
vào thế kỷ XV

3.3.3. Hải Dương

Khu du lịch quốc gia Côn Sơn – Kiếp Bạc gồm hai khu di tích là Côn Sơn và Kiếp Bạc.
Khu di tích Côn Sơn gắn liền với danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi bao gồm hàng loạt các
di tích và danh thắng như Chùa Côn Sơn, đền Ức Trai, đền Thanh Hư, Ngũ nhạc linh từ
(Nam nhạc, Bắc nhạc, Đông nhạc, Tây nhạc và Trung nhạc miếu), Am bạch vân (Bàn cờ
tiên) suối Côn Sơn, nền nhà Nguyễn Trãi, cầu Thấu Ngọc. Tổng thể di tích nằm giữa hai
núi Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc. Di tích Kiếp Bạc gắn liền với Trần Hưng Đạo với đền
Kiếp Bạc, đền Nam Tào, Bắc Đẩu, miếu thờ Cửu Thiên Vũ đế. Phía đền thờ Nam Tào
còn có Núi Dược Sơn nơi xưa kai Trần Hưng Đạo cho người trồng cây thuốc để chữa
bệnh cho nhân dân và vết thương cho quân lính.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đang là một trong 4 di tích quốc gia đặc biệt thuộc Quần
thể di tích và danh thắng Yên Tử đang được làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di
sản thế giới. Quần thể này là một hệ thống hơn 70 điểm di tích, được cấu thành từ cụm du
tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc và 3 cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
gồm: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh); Khu di tích
lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh); Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử
(Bắc Giang).

3.3.4. Vĩnh Phúc

Khu du lịch quốc gia Tam Đảo ngoài các điểm tham quan liên quan đến văn hóa lịch sử ở
Vĩnh Phúc nổi bật với khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo được mệnh danh là “Đà Lạt xứ
Bắc”. Đến Tam Đảo có thể tham quan Nhà thờ đá một công trình kiến trúc cổ được xây
dựng từ đầu thế kỉ XX, Quảng trường Trung tâm Tam Đảo (công viên Tam Đảo). Các
điểm tham quan như Cổng trời Tam Đảo, Thác Bạc, đền Bà chúa Thượng Ngàn, tháp
truyền hình Tam Đảo, thung lũng hoa, Cầu Mây, đền cậu Tây Thiên, đền thờ Nhị vị công
nương nhà Trần, chùa Địa Ngục, Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên. Ngoài các điểm tham
quan trên Vườn Quốc gia Tam Đảo có các dịch vụ đưa khách đi xem chim và các điểm
tham quan nổi bật bao gồm Rốn Rồng, Rừng Thông, Bãi đá Mom Cày, Hồ Xạ Hương,
Trường Rừng, Trung tâm cứu hộ Gấu, trekking đang là sản phẩm du lịch mới mẻ ở VQG.

3.3.5. Hưng Yên

Điểm du lịch quốc gia Phố Hiến gồm 16 di tích được xếp hạng Văn Miếu Xích Đằng,
đền Mây, đền Kim Đằng (phường Lam Sơn); đền Trần, đến Mẫu, đền Thiên Hậu,
Võ Miếu, chùa Phố, đền Bà Chúa Kho (phường Quang Trung), chùa Chuông, đình
An Vũ, đền Nam Hòa (phường Hiến Nam); đền Cửu Thiên Huyền Nữ (phường Lê
Lợi), đình- chùa Hiến, Đông Đô Quảng Hội (phường Hồng Châu) và chùa Nễ Châu
(xã Hồng Nam).

Văn Miếu Xích Đằng được xây dựng từ thời Hậu Lê và được tu bổ dưới thời
Nguyễn, ngoài các công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn cung đình Huế thì văn
miếu còn lưu giữ 9 tấm bia đá ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của Hưng Yên từ thời
Trần đến thời Nguyễn.
Đền Mây là nơi thờ tướng Phạm Bạch Hổ một trong 12 sứ quân buổi đầu dựng nền
độc lập sau theo Đinh Tiên Hoàng. Đền có ba dịp lễ hội thời gian mỗi dịp từ 6 đến 12
ngày kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của tướng quân và ngày mất của thân mẫu Phạm
Bạch Hổ.

Đền Kim Đằng thờ Đinh Điền và phu nhân và một số vị tướng khác đã từng theo
ông chinh chiến. Lễ hội đền Kim Đằng tổ chức vào tháng 11 âm lịch để tưởng nhớ
ngày mất của tướng quân.

Chùa Chuông nổi tiếng bởi hệ thống tượng Phật phong phú, đặc sắc như: Thập Bát La
Hán, Thập Điện Diêm Vương cùng bộ Tứ Trấn và Bát Bộ Kim Cương. Mỗi pho tượng
mang một sắc thái, dáng vẻ khác nhau, được các nghệ nhân đương thời tạo tác rất công
phu, sống động và uyển chuyển.

Đình An Vũ thờ Cao Sơn Đại vương một vị danh tướng thời Hùng Duệ Vương. Hiện nay,
đình An Vũ còn bảo lưu được nhiều hiện vật, đồ thờ có giá trị như: Tượng Cao Sơn Đại
Vương, đỉnh đồng, chuông đồng và đặc biệt là 05 đạo sắc phong thời Nguyễn.

Đền Nam Hoà thờ ba vị thiên thần gồm Đức Thiên Quan, Đức Thổ Địa Long thần và
Đức Thuỷ Phủ - những vị thần đại diện cho sức mạnh của tam giới là Thiên, Địa, Thủy
(trời, đất và nước). Lễ hội đền Nam Hoà thường được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3
cùng dịp với lễ hội đền Mẫu, đền Trần và lễ hội đình, chùa Hiến,... Đây cũng là dịp khai
mạc lễ hội dân gian Phố Hiến với nhiều hoạt động tạo thành sự kiện văn hoá mang đậm
sắc thái tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng cư dân Phố Hiến.

Đền Trần thờ người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị tướng
trụ cột của vương triều Trần. Hiện nay, đền Trần còn bảo lưu được nhiều hiện vật rất có
giá trị về lịch sử - văn hóa và mỹ thuật, đó là hệ thống cửa võng, câu đối, ngai thờ, bia
đá… và đặc biệt là 15 đạo sắc phong thời Nguyễn. Hàng năm, vào ngày 8/3 và 20/8 âm
lịch, đền Trần thường tổ chức lễ hội nhằm kỷ niệm ngày chiến thắng Bạch Đằng lịch sử
và ngày hóa của Đức Thánh Trần.
Đền Mẫu thờ bà Dương Quý Phi triều Tống, Trung Quốc. Theo sử sách, vào thế kỷ XIII,
đế quốc Nguyên - Mông xâm chiếm nước Tống. Triều đình Mạt Tống tan vỡ, vua quan
phải chạy trốn ra đảo Nhai Sơn. Bị quân Mông Cổ truy kích bà nhảy xuống biển tự vẫn
xác trôi vào khu vực phố Hiến nhân dân đắp mộ và dựng đền thờ bà. Đền Mẫu còn bảo
lưu được nhiều cổ vật, đồ thờ quý rất có giá trị như: bộ long sàng, long kỷ, cỗ kiệu bát
cống, thất cống tạo tác vào thời Hậu Lê còn khá nguyên vẹn, đường nét tinh xảo với các
đề đài độc đáo. Ngoài ra, tại đền còn lưu giữ được đôi lọ lục bình men rạn thời Nguyễn,
bức châm của tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (1896) và 15 đạo sắc phong từ thời Hậu Lê đến
thời Nguyễn. Ngay tại sân đền là sự hội tụ độc đáo của ba cây đa, sanh, si cổ thụ khoảng
800 năm, tạo nên một kỳ quan hùng vĩ và cổ kính bao trùm toàn bộ ngôi đền. Theo các
nhà sử học thì đây là cây đa cổ nhất vùng châu thổ Bắc Bộ.

Chùa Phố còn gọi là Quan Âm các. các hạng mục chùa Phố mang đậm nét kiến trúc
Trung Hoa cách tân kết hợp với kiến trúc truyền thống của người Việt và phương Tây.
Đây là loại hình kiến trúc mà chúng ta ít gặp ở tỉnh Hưng Yên nói riêng, đồng bằng sông
Hồng nói chung.

Đền Thiên Hậu còn gọi là Thiên Hậu cung thờ bà Lâm Tức Mặc (Phúc Kiến – Trung
Quốc) tương truyền là thần biển của người Hoa. Đền Thiên Hậu được khởi dựng vào cuối
thế kỷ XVI nửa đầu thế kỷ XVII do 14 dòng họ người Hoa ở Quảng Đông, Quảng Tây và
Phúc Kiến quyên góp vật liệu chuyển sang bằng đường biển, đồng thời kết hợp với các
nghệ nhân người Việt cất dựng lên. Hiện nay, ngôi đền là một công trình nghệ thuật kiến
trúc độc đáo, tương đối đồng bộ, hài hòa với các hạng mục: Tam quan, Giải vũ, Thiêu
hương và Hậu cung. đền Thiên Hậu còn gìn giữ được nhiều đồ thờ tự, cổ vật có giá trị
liên quan tới việc đi sông biển và ngợi ca tài danh của vị nữ thần như: Sắc phong, bia đá,
nghê đá, hoành phi, câu đối, kiệu Mẫu,… và nhiều đồ tế tự được mang từ Trung Quốc
sang. Nổi bật là những mảng chạm khắc, trang trí kiến trúc mang đậm dấu ấn, màu sắc
văn hóa Trung Hoa đan xen kiến trúc của người Việt với các đề tài: bát mã quần phi,
phượng hàm thư…
Võ Miếu thờ Quan Thánh Đế Quân hay còn gọi là Thượng Hữu Phục Ma Đại Đế, dân
gian gọi là Quan Công hay Quan Vũ. Hiện nay, Võ Miếu còn lưu giữ nhiều đồ thờ tự có
giá trị về mặt lịch sử văn hóa cũng như mỹ thuật như: Tượng Quan Vũ, bộ tam sự, sập
chân quỳ dạ cá, bát tô thời Minh, bát hương thời Lê, hương án đá,…

Đền Bà Chúa Kho có tên chữ là Thương Tỉnh linh từ hay đền Gốc Sanh thờ bà Lê Bạch
Nương, một mỹ nhân trung quân ái quốc thời Lê. Đền Bà Chúa Kho còn bảo lưu được
nhiều hiện vật, đồ thờ có giá trị như: 02 đạo sắc phong thời Nguyễn, trâm bạc, lục bình
sứ,… đặc biệt là bộ tượng đồng được tạo tác vào thế kỷ XVII.

Đền Cửu Thiên Huyền Nữ còn gọi là đền Bắc Hòa hay Cửu Thiên cung thờ Đức Thánh
Cửu Thiên Huyền Nữ Chân Quân, là vị thánh có công giúp đỡ nhân dân trong lúc hoạn
nạn, nguy nan, được nhân dân tôn làm Thành hoàng.

Đông Đô Quảng Hội - Thiên Hậu cung là nơi hội họp của các thương nhân nước ngoài để
mua bán, hợp đồng xuất nhập khẩu, định giá hàng hoá, điều hành các thương vụ ở Phố
Hiến thế kỷ XVI - XVII, đồng thời đây cũng là trụ sở giao tiếp của người đồng hương
Trung Hoa. Thiên Hậu cung còn lưu giữ nhiều đồ tế tự quý như: bát hương, bia đá, bát
men Lam Ngọc thời Càn Long, đèn đồng thế kỉ XVII, bộ ngũ sự bằng đồng thau… cùng
hệ thống câu đối, đại tự, ngai thờ có giá trị lịch sử và mỹ thuật cao.

Đình, chùa Hiến có tên chữ là Thiên Ứng tự, tên nôm là Hoa Dương hay Hoa Giang. Tuy
nhiên, tên gọi phổ biến nhất vẫn là đình, chùa Hiến được định danh từ thế kỷ XV, khi vua
Lê Thánh Tông đặt trị sở Hiến ty tại vùng đất này, mở đầu cho  thời kỳ hưng thịnh của
Phố Hiến thế kỷ XVI - XVII. Phía trước sân chùa Hiến là cây nhãn Tổ còn gọi là nhãn
Tiến hay nhãn tiến Vua có tuổi gần 400 năm. Đây là một trong những sản vật quý báu mà
thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Phố Hiến - Hưng Yên. Năm 1992, hội làm vườn
Việt Nam đã công nhận kỷ lục Guinness ngôi chùa có cây nhãn Tổ quý hiếm và độc đáo
ở Việt Nam. Đình Hiến nằm liền kề với chùa Hiến là nơi thờ quan Thái giám họ Du - nội
thị trung thành của Dương Quý Phi, vị Thánh mẫu được tôn thờ tại di tích đền Mẫu. Hiện
nay, đình - chùa Hiến còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị như: Hệ thống
tượng thờ, bát hương, câu đối, đại tự… với nội dung phong phú và có giá trị lịch sử, mỹ
thuật cao. Đặc biệt là hai tấm bia đá tại sân chùa Hiến có niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 7 (1625)
và Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), nội dung ghi lại quá trình tụ cư, phát triển và tên gọi các
phường, thị của thương cảng Phố Hiến xưa.

Chùa Nễ Châu có tên chữ là Thụy Ứng tự tọa lạc tại thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam, thành
phố Hưng Yên. Chùa là nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mầu Ni, thờ Mẫu và thờ Tổ. Phía
trước chùa Nễ Châu là đền thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh vợ của Lê Hoàn. Ngôi đền
được xây dựng ngay sau khi bà mất.

Nhìn chung các di tích ở Phố Hiến là những công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng
khi Phố Hiến thịnh đạt khoảng trước thế kỉ XVI – XVII. Sự giao thoa văn hóa của một đô
thị cổ đã khiến các giá trị kiến trúc và văn hóa của Phố Hiến ngày nay mang ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa kết hợp với kiến trúc cổ Việt.

3.3.6. Thái Bình

3.3.7. Hà Nam

Khu du lịch quốc gia Tam Chúc có diện tích vùng lõi lên đến 4000ha khu du lịch Tam
Chúc đa dạng các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội (tham quan các
công trình kiến trúc Phật giáo; nghiên cứu Phật học, các biểu tượng điêu khắc, tham dự
các lễ hội, tìm hiểu văn hóa lịch sử địa phương). Du lịch tham quan nghỉ dưỡng sinh thái
Hồ Tam Chúc; du lịch cộng đồng gắn với hệ sinh thái nông nghiệp; du lịch golf; các sản
phẩm bổ trợ bao gồm ẩm thực mua sắm, sự kiện, MICE. Khu du lịch Tam Chúc được quy
hoạch xây dựng với 6 khu chức năng chính gồm Khu trung tâm đón tiếp (bờ Bắc hồ Tam
Chúc) là nơi đón tiếp, cung cấp thông tin du lịch và chuyên chở khách vào các khu vực
khác. Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc là khu vực tham quan, hành hương, thực hành tín
ngưỡng và chiêm bái các công trình tôn giáo; tham quan bảo tàng văn hóa truyền thống
vùng ĐBSH&DHĐB; tìm hiểu đạo Phật; tổ chức sự kiện văn hóa văn nghệ; tổ chức các
khóa học về Phật học. Khu bảo tồn tự nhiên Quền Vồng và hồ Tam Chúc với các dịch vụ
tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và động thực vật đặc hữu; tham quan hồ Tam
Chúc, các công trình tôn giáo, biểu diễn nghệ thuật, ảm thực, lễ hội và thể thao rèn luyện
sức khỏe. Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở phía Tây Nam hồ Tam Chúc
chuyên cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng cuối tuần, điều dưỡng dài ngày, trị liệu và sinh
hoạt cộng đồng. Khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang tổ chức các giải thi đấu thể thao,
hội nghị hội thảo, nghỉ dưỡng, chơi golf và các hoạt động thể thao ngoài trời. Trung tâm
dịch vụ hậy cần phục vụ hoạt động của khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao cung cấp các dịch
vụ nghỉ dưỡng quy mô nhỏ xen kẽ khu dân cư [12, tr.4]

3.3.8. Ninh Bình

Khu du lịch quốc gia Tràng An là khu vực có diện tích rộng đến 10.000ha bao gồm 3 khu
vực Khu danh thắng Tràng An, khu danh thắng Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lư

Quần thể hang động Tràng An xuất phát từ Bến thuyền Tràng An có 3 tuyến tham quan
chính:

Tuyến số 1 tham quan 3 điểm tâm linh và 9 hang động theo một vòng tròn khép kín. Để
khám phá các hang đá và tìm hiểu về lịch sử của triều đại nhà Đinh qua các di tích và
truyền thuyết về Hang nấu Rượu, đền Trình, Phủ Khống… đặc biệt là Đền Trần trái tim
của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Các điểm tham quan chính Bến thuyền –
Đền Trình – Hang Tối – Hang Sáng – Hang Nấu Rượu – Đền Trần – Hang Ba Giọt –
Hang Seo – Hang Sơn Dương – Phủ Khống – Chùa Báo Hiếu – Hang Khống – Hang
Trần – Hang Quy Hậu – quay về bến thuyền (thời gian khoảng 3,5 tiếng – 4,5 tiếng tùy
thuộc vào thời gian du khách ở lại trên các điểm dừng chân)

Tuyến du lịch số 2 với 4 hang động (hang Lấm, hang Vạng, hang Thánh Trượt, hang
Đại), và 3 điểm tâm linh (đền Trình, đền Suối Tiên và cụm tâm linh đặc biệt Hành cung
Vũ Lâm). Từ đó ngược dòng lịch sử tìm hiểu về lịch sử của triều đại nhà Trần tại Hành
cung Vũ Lâm. Cuối cùng sẽ đi qua nơi được làm bối cảnh trong bộ phim nổi tiếng thế
giới Kong: Skull Island. (Từ tháng 7/2019, quý khách sẽ không dừng chân trên đảo này
mà chỉ đi qua). Các điểm tham quan chính Bến thuyền – Hang Lấm – Hang Vạng – Hang
Thánh Trượt – Đền Suối Tiên – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – quay về bến thuyền
(thời gian khoảng 2,5 tiếng – 3 tiếng)

Tuyến du lịch số 3 là tuyến mới nhất được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2017, sở hữu
hang động dài nhất và tất cả những khu sinh thái cùng loại khác ở Ninh Bình. Du khách
sẽ ngỡ ngàng trước hệ thống nhũ đá của hang Mây kéo dài hơn 1000m mà người mẹ
thiên nhiên đã gọt dũa qua hàng ngàn năm. Sau đó du khách tìm về với di tích lịch sử
Đền Suối Tiên để khám phá về cội nguồn với vị Thánh Quý Minh Đại Vương. Các điểm
tham quan chính Bến thuyền – Đền Trình – Hang Mây – Suối Tiên – Hang Địa Linh –
Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – phim trường Kong (làng thổ dân) – quay về bến
thuyền (thời gian 3 tiếng – 3,5 tiếng)

Chùa Bái Đính với hai khu vực là Bái Đính cổ tự và chùa Bái Đính mới. Chùa Bái Đính
cổ có các công trình kiến trúc như nhà Tiền Đường, hang Sáng (thờ thần Cao Sơn), hang
Tối thờ Tam tòa thánh mẫu. Chùa Bái Đính mới gồm nhiều hạng mục quy mô như Tam
quan nội, tháp chuông, điện Quan thế âm Bồ Tát, Điện Pháp Chủ, vườn tượng phật, tháp
Bồ Đề 9 tầng, Tòa Tam thế; hành lang La Hán, giếng ngọc… Chùa Bái Đính mới có 8
công trình được xác nhận kỷ lục Việt Nam: Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và
nặng nhất Việt Nam; Ngôi chùa có bộ tượng tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam; Đại
hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam; Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam; Hành lang
La Hán dài nhất Việt Nam; Ngôi chùa có nhiều cây Bồ Đề nhất Việt Nam; Tượng phật Di
Lặc lớn nhất Việt Nam; Khu chùa rộng nhất Việt Nam [5, tr. 323-324].

Cố đô Hoa Lư có các đền vua Đinh, đền vua Lê và lăng vua Đinh; tham quan đền vua
Đinh có các đối tượng đáng chú ý như bộ long sàng bằng đá, hệ thống tượng vua và
hoàng hậu Dương Vân Nga. Lễ hội Hoa Lư diễn ra tại cố đô vào ngày 8/10 âm lịch hàng
năm với nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian [5, tr.324].

Tam Cốc – Bích Động là hai khu khác nhau bao gồm Tam Cốc với ba hang (hang Cả,
hang Hai và hang Ba) được liên kết với nhau bởi dòng sông Ngô Đồng hai bên người dân
trồng lúa nước, đây cũng chính là nơi xuất phát của lễ hội “Sắc vàng Tam Cố - Tràng An
khoảng tháng 5 hàng năm. Bích Động đúng hơn là động và chùa Bích Động còn được
mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” lên Bích Động có thể tham quan ba chùa Hạ,
Trung, Thượng.

Điểm du lịch quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan nơi chứa đựng nhiều di tích
khảo cổ học và cũng là điểm tham quan như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Người
Xưa…VQG Cúc Phương có các dịch vụ đa dạng cho du khách bao gồm đi bộ tham quan
vườn thực vật; leo núi lên Chòi quan sát; cắm trại, xem động vật ban đêm trong rừng
hoặc ngủ ở bản Mường, tham quan các trung tâm bảo tồn; các hang động; cây Chò ngàn
năm, cây sấu cổ thụ, bản mường, chèo mảng… các hoạt động tham quan có thể kéo dài từ
1 giờ đến vài ngày. Đây là điểm ưa thích cho các hoạt động dã ngoại, du lịch mạo hiểm
và khám phá thiên nhiên. Bên cạnh những hoạt động tham quan, khám phá trên ở Cúc
Phương vào ban đêm tháng 3 – 4 có thể bắt gặp mùa đom đóm và tháng 4 – 5 vào ban
ngày có thể bắt gặp cả đàn bướm bướm rừng với hơn 400 loài khác nhau đủ màu sắc.

Điểm du lịch quốc gia Vân Long là khu bảo tồn quốc gia đất ngập nước lớn nhất Đồng
Bằng sông Hồng. Tham quan đầm Vân Long bằng việc đi thuyền trên đầm và tham quan
các địa điểm du lịch tâm linh trên bờ như đền Thánh Mẫu, chùa Thanh Sơn, chùa Địch
Lộng,… các hang động như Hang Bóng, hang Cá, hang Rùa, nổi bật nhất là hang Cá với
chiều dài lên đến 250m cao 8m và rộng 10m… Vùng đầm ngập nước với cảnh quan núi
đá sẽ trở nên đẹp huyền ảo khi hoàng hôn buông xuống.

3.3.9. Nam Định

Điểm du lịch quốc gia Đền Trần – Phủ Giầy bao gồm hai điểm du lịch là Đền Trần và
đền Phủ Giầy. Khu di tích đền Trần gồm các đền Thiên Trường (đền Thượng) thờ 14 vua
Trần; đền Cố Trạch thần Trần Hưng Đạo, đền Bảo Lộc thờ gia tộc và các bộ tướng của
Trần Hưng Đạo. Gần cạnh khu đền Trần là chùa Phổ Minh với ngọn tháp nổi tiếng Chùa
Phổ Minh là nơi vua Trần Nhân Tông tu trước khi lên Yên Tử. Khu vực đền Trần nổi
tiếng với lễ khai ấn đền Trần vào rằm tháng Giêng cùng với lễ khai ấn vào tháng giêng,
tháng 8 hàng năm là Lễ hội đền Trần. Nếu khu di tích đền Trần gắn với dòng dõi nhà
Trần thì khu vực Phủ Giầy gắn liền với tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh, Phủ Giầy tập
trung tới 18 di tích đình, đền, chùa, phủ chủ yếu trên hai thôn Vân Cát và Tiên Hương.
Phủ Tiên Hương (phủ Chính) là trung tâm của tín ngưỡng thờ mẫu được xây dựng từ thời
Nguyễn với 4 cung thờ chính từ đệ nhất đến đệ tứ, trong đó cung đệ nhất thờ cộng đồng
quan lớn, quan lớn thủ phủ, cung đệ tam và đệ nhị thờ hội đồng các quan, Ngọc Hoàng,
Nam Tào, Bắc Đẩu, bố, mẹ và chồng mẫu Liễu Hạnh. Cung đệ nhất (chính cung) có 5
pho tượng bao gồm thánh phụ, thánh mẫu và tam tòa thánh mẫu. Phủ Vân Cát cũng được
xây dựng giống như phủ Chính có 4 cung thờ trong đó cung đệ tam và đệ nhị thờ mẫu,
thánh mẫu, tứ vị chầu bà; cung đệ nhất thờ tam tòa thánh mẫu, Quỳnh Hoa và Quế Hoa
công chúa. Lăng Mẫu cũng là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh nhưng được xây dựng muộn hơn
vào khoảng năm 1938 bởi Nam Phương Hoàng Hậu là người khởi xướng [5, tr.334-335

Quanh khu vực Phủ Giầy chính là nơi diễn ra chợ Viềng hàng năm vào dịp ngày 7 – 8
tháng Giêng. Từ ngày 3-8/3 âm lịch hàng năm là thời gian diễn ra lễ hội Phủ Giầy.

3.3.10. Hải Phòng

Quần đảo Cát Bà cùng với Vịnh Hạ Long là khu du lịch quốc gia Hạ Long – Cát Bà. Cát
Bà hội tụ các giá trị rừng, biển và đảo. Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất huyện Cát Hải nối liền
với vịnh Hạ Long. Đảo Cát Bà có những bãi tắm đẹp như Cát Cò, Cát Dứa… Các dịch vụ
ở đảo bao gồm tham quan vườn quốc gia Cát Bà ngắm loài vọc đầu trắng là loài thú đặc
hữu của đảo đồng thời là biểu tượng của đảo, tham quan các hang động hoặc đi thuyền
trên Vịnh Lan Hạ, các hoạt động khác như leo núi, lặn biển. Ngoài ra có các làng bè nổi
nuôi Trai lấy ngọc, cá. Làng Việt Hải cũng là một điểm dừng chân đáng chú ý để tìm hiểu
những nét văn hóa địa phương [5, tr.314-316].

Các loại hình du lịch chủ yếu ở đảo bao gồm Du lịch sinh thái rừng với các hệ sinh thái
rừng khác nhau và các kiểu rừng khác nhau như  rừng nguyên sinh thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới, rừng ngập mặn, rừng ngập nước trên núi đá vôi hay khu rừng gỗ quý Kim Giao
… Du lịch sinh thái biển như như tham quan cảnh đẹp Vịnh Lan Hạ, Vạn Bội, Việt Hải,
Vạn Tà, Trà Báu…chèo thuyền kayak khám phá hệ sinh thái vịnh, tùng áng (là những
giếng (hoặc phễu), hồ bị ngập nước biển, với hình thái khép kín hoặc thông với biển qua
hang ngầm, được hình thành do quá trình bào mòn, phong hoá của tự nhiên). Tham quan
địa chất, địa mạo với các hang động đặc sắc, hàng năm thu hút hàng vạn khách tham
quan như động Trung Trang. Hang Ủy Ban, động Thiên Long. Quan sát linh trưởng, xem
chim: Vườn có loài linh trưởng đặc hữu là Voọc Cát Bà. Du khách có thể dễ dàng xem
được các loài linh trưởng khác như khỉ vàng, khỉ mặt đỏ ở đảo Cát Dứa hay các khu vực
khác như Eo Bùa, Đồng Cỏ, Mé Cồn…. Cát Bà có 205 loài chim thuộc 46 họ và
16 bộ.Đến Cát Bà, du khách không những có thể xem được các loài chim rừng, chim
nước,  chim định cư mà còn có cả chim di cư. Tham quan các di tích lịch sử văn hóa cũng
là những điểm thu hút khách du lịch của Vườn quốc gia và quần đảo Cát Bà như: di chỉ
Cái Bèo, đền Hiền Hào, Hang Quân Y, hang Ủy ban, hang Huyện Ủy, lễ hội chèo bơi..vv

Các tuyến điểm tham quan nổi bật của Cát Bà gồm Trung tâm giáo dục môi trường và
dịch vụ biển tìm hiểu được mô hình của Vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển thế giới
thu nhỏ thông qua các hình thức giới thiệu như sa bàn, bản đồ, các biển hướng dẫn diễn
giải, màn hình led chiếu phim video giới thiệu về Vườn, khu sinh quyển Cát Bà, nhà tiêu
bản trưng bày các mẫu vật tiêu biểu của nhiều loài động thực vật quý hiếm của quần đảo
Cát Bà. Tuyến rừng Kim Giao – đỉnh Ngự Lâm khu rừng gỗ quý thuần loài Kim Giao
mọc tự nhiên cùng với hành trình trải nghiệm trinh phục, khám phá khu vực rừng núi đá
vôi qua những bậc thang nâng gót du khách tới đỉnh Ngự lâm để đắm say với núi non
trùng điệp như những kim tự tháp xanh. Từ nơi đây du khách sẽ được ngắm nhìn toàn
cảnh khu vực trung tâm Cát Bà trải dài theo thung lũng Trung trang trong một phong
cảnh hết sức hùng vĩ. Động Trung Trang Đây là một trong những hang động lớn nhất,
tiêu biểu cho quần thể hang động trong khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà,
là một điểm du lịch thắng cảnh rất hấp dẫn,  động có chiều dài khoảng 300m xuyên qua
lòng núi với hàng ngàn vạn thạch nhũ với muôn vàn hình dạng kỳ thú khác nhau. Hàng
năm Trung Trang thu hút  hàng trăm nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham
quan. Động được hình thành sớm nhất trong vùng và hiện nay đã bị nâng cao trên mực
nước biển vài chục mét. Động nằm sâu trong lòng khối núi đá vôi, có kích thước rất lớn
và có nhiều cửa ra.  Quá trình hình thành các hang ngầm cổ liên quan đến kiến tạo và tác
động của nước ngầm, còn các dòng chảy ngầm cổ trong điều kiện cụ thể của vùng thì liên
quan đến mực nước biển cổ. Không chỉ phát triển theo diện rộng hoặc kéo dài, các hang
ngầm cổ thường có biên độ theo chiều cao khá lớn. Tuyến du lịch giáo dục môi trường
giới thiệu một số điểm đặc biệt của đảo Cát Bà  bao gồm những loài dộng thực vật và
nhiều loại hình môi trường sống khác nhau. Trung tâm Vườn – Ao Ếch Bắt đầu từ Trụ sở
Vườn, tuyến du lịch sẽ mang đến nhiều thử thách cho du khách (dành cho những người
sức khoẻ tốt, trang bị giày đi rừng). Khởi đầu tuyến đi trùng với tuyến du lịch giáo dục
môi trường dìa 2,5km, đi tiếp khoảng 500m tới đỉnh Mây Bầu nơi có  cây Đa cổ thụ,
xuyên qua khu rừng nguyên sinh với loài động thực vật quý hiếm, bạn sẽ tới một khu
rừng ngập nước trong thung núi đá vôi trên một độ cao khá lớn so với mực nước biển.
Đây là hồ nước ngọt lớn nhất trên đảo, cung cấp sinh cảnh ngập nước cho các loài động,
thực vật tại khu vực này (từ Trung tâm Vườn tới Ao Ếch: 2 – 2,5 giờ). Sau đó bạn có thể
theo lối cũ quay về Trụ sở vườn hoặc tiếp tục hành trình khám phá nhiều điều bí ẩn, đặc
sắc và ký thú của thiên nhiên hoang dã. Điểm đến tiếp theo sẽ là làng Việt Hải, cách Ao
Ếch 3km. Tuyến trung tâm Vườn-Ao Ếch – Làng Việt Hải - bến Việt Hải (14km) -
Vịnh Lan Hạ ( đi tàu, kayark : 2h) - bến Bèo (thị trấn Cát Bà) sau khi thăm quan
tuyến du lịch sinh thái từ trung tâm Vườn đến Ao Ếch (6km), qua nhiều sinh cảnh sống
với những loài động thực vật hoang dã khác nhau và khu vực rừng nguyên sinh ẩm nhiệt
đới trên đảo đá vôi lớn nhất Đông Nam Á. Từ Ao Ếch nếu bạn không theo theo lối cũ
quay về Trụ sở Vườn thì có thể tiếp tục hành trình khám phá nhiều điều bí ẩn, đặc sắc và
ký thú của thiên nhiên hoang dã cùng đời sống văn hoá cộng đồng bản địa của người dân
sống tại ngôi làng biệt lập Việt Hải, một khu dân cư truyền thống nằm trọn trong Vườn
quốc gia Cát Bà, nơi còn lưu giữ được một số nét văn hoá độc đảo của người dân trên
đảo. Từ Việt Hải, du khách có thể thuê xe đạp hoặc đi xe điện ra bến để lên tàu thăm
Vịnh Lan Hạ, một tuyệt tác của thiên nhiên, đã được gia nhập và công nhận trong nhóm
các vịnh đẹp trên thế giới. Sau khi thăm quan vịnh Lan Hạ, chèo kayark hay tắm biển,
thăm quan các bè nổi nuôi trồng các hải sản đặc sắc của Cát Bà, bạn sẽ lên bến Bèo tại thị
trấn Cát Bà là điểm cuối cùng của chuyến đi (Trụ sở Vườn tới làng Việt Hải mất khoảng
4 – 5h). Ngoài ra còn các tuyến Trung tâm Vườn – Mây Bầu – hang Quân Y, tuyến hang
Tiền Đức – Đỉnh Hải Quân, Tham quan Hồ Hới, Thung Lũng Hoa.

3.3.11. Quảng Ninh

Vịnh Hạ Long với 5 tuyến du lịch đi đến các điểm tham quan nổi tiếng gồm các đảo được
đặt tên theo hình thù như đảo Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn
Trống Mái… hoặc các đảo được đặt tên theo sự tích như đảo Trinh Nữ, Tuần Châu, Núi
Bài Thơ… hoặc các đặc sản có trên đảo như đảo Ngọc Vừng, đảo Khỉ, đảo Kiến Vàng…
Các hang động gồm các hang ngầm như hang Đầu Gỗ, Sửng Sốt, động Tam Cung, Thiên
Cung. Các hang nền Cácxtơ như Trinh Nữ, Bồ Nâu, các hang hàm ếch như hang Ba
Hầm, Luồn và Ba hang. Làng chài Cửa Vạn là điểm tham quan đang thu hút khách du
lịch. Dịch vụ tại đây khá đa dạng gồm tham quan vịnh, nghỉ đêm trên vịnh, tắm biển, bơi
thuyền, thả dù, câu cá, khám phá san hô [5, tr314].

Các điểm tham quan tiêu biểu như Hòn Chó đá thuộc tuyến du lịch số 1 và số 5, cách
cảng tàu du lịch quốc tế Tuần Châu khoảng 2,5 km và cách cảng tàu khách quốc tế Hạ
Long 6,4km… Hòn Chó đá nằm dưới chân ngọn núi sát với mép nước, chiều cao khoảng
8m, có hình dáng giống một chú chó khổng lồ.

Bên trong Đảo Đầu Bê có 6 hồ nước, trong đó nổi tiếng nhất là Hồ Ba Hầm. Hồ Ba Hầm
là một trong những cảnh đẹp kì thú của vịnh Hạ Long mà du khách không thể bỏ qua khi
đã đến khu vực đảo Đầu Bê. Khu vực Hồ Ba Hầm là điểm tham quan nằm trong tuyến du
lịch số 3. Hồ gồm 3 áng thông với nhau qua những hang ngầm trong lòng núi đá. Để
được chiêm ngưỡng vẻ đẹp Hồ Ba Hầm, du khách phải chờ khi thủy triều xuống, rồi
dùng thuyền nan hay kayak đi qua hang luồn để vào thăm từng hồ. Cứ đi qua một hang
nhỏ hẹp, du khách lại có cảm giác ngỡ ngàng trước không gian yên bình, thơ mộng trên
mặt hồ. Vào trong hồ, chỉ có mặt nước phẳng lặng, sóng nhẹ lăn tăn kết hợp tiếng khua
thuyền rẽ nước, du khách được thả hồn vào thiên nhiên thơ mộng, ngắm nhìn cây cối
xanh tươi vươn cành từ những khe hốc đá, những dải hoa lan rừng dịu dàng trổ bông, đua
sắc thắm… Đâu đó còn văng vẳng tiếng chim hót hay bóng dáng thoắt ẩn hiện của vài
chú khỉ vàng đang đùa giỡn trên cành cây. Có thể thấy rằng, với cảnh đẹp thiên nhiên
hùng vĩ kết hợp hệ động thực vật phong phú, Hồ Ba Hầm là một trong những điểm nghỉ
đêm lý tưởng cho các tour du lịch sinh thái trên Vịnh Hạ Long.

Đảo Bồ Hòn nằm cách cảng tàu Tuần Châu 20 km và cảng tàu khách quốc tế Hạ Long
khoảng hơn 10km. Đảo có diện tích khoảng 3,8km2 với đỉnh cao khoảng 189m, là nơi tập
trung nhiều hang động nổi tiếng như: hang Sửng Sốt, hang Luồn, hồ Động Tiên, hang
Trinh Nữ, hang Trống…. Khu vực đảo cũng là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật đặc
hữu Hạ Long như Si, Vạn tuế, Phong lan…

Nằm cách động Thiên Cung khoảng 300m, động Đầu Gỗ được mệnh danh là “Động của
các kỳ quan”. Động có cửa mở rộng, đón ánh sáng tự nhiên, nên các măng nhũ đá đều
được phủ một lớp rêu xanh cổ kính, trầm mặc. Sâu trong lòng động, các cột đá sừng sững
được thiên nhiên chạm khắc tinh xảo, khỏe khoắn giống nhưng một quần thể kiến trúc cổ
xưa, uy nghi, độc đáo. Năm 1957, trong chuyến thăm vịnh Hạ Long, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đến thăm động.

Khu sinh thái tùng – áng Cống Đỏ nằm trong tuyến du lịch số 4, cách Cảng tàu du lịch
quốc tế Tuần Châu khoảng 23km, cách Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long khoảng 18km..
Đây là khu vực có nhiều hệ tùng, áng; đặc biệt có 02 áng điển hình là áng Cá Bống và
áng Cống Đỏ. Áng Cá Bống nằm cách khu vực có diện tích 1ha, nước nông, là nơi sinh
sống của loại cá Bống. Lối vào áng phải leo lên vách đá, đi đường rừng dốc khoảng
500m. Áng Cống Đỏ có diện tích khoảng 0,5ha. Lối vào áng có thể đi qua hang Cống Đỏ
(khi mực nước thủy triều thấp khoảng 1,5m) hoặc trèo qua vách đá cao khoảng 10m để
vào tham quan áng, đáy áng kết cấu địa chất là cát, sỏi và các thảm thực vật thuỷ sinh. 

Khu vực Cửa Vạn nằm trong tuyến du lịch số 3, cách cảng tàu du lịch Tuần Châu và cảng
tàu khách quốc quốc tế Hạ Long khoảng 20km. Đây là khu vực được bao bọc bởi các đảo
đá tự nhiên, nhiều luồng lạch, là vị trí lý tưởng cho các tàu bè neo, đậu tránh gió bão và
giao thông thuận lợi an toàn. Đến Cửa Vạn, du khách sẽ được đến thăm Trung tâm văn
hoá nổi Cửa Vạn, một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong
và ngoài nước trong hành trình tham quan vịnh Hạ Long.  Trung tâm là nơi trưng bày các
hình ảnh, hiện vật …giúp du khách có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về cuộc sống
mưu sinh hàng ngày, những nét đẹp văn hoá cũng như phong tục tập quán mang đậm sắc
thái vùng biển của một cộng đồng ngư dân sinh sống trên Vịnh và khu tái định cư mới
trên bờ tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long. Không chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu
các tài liệu, hiện vật, hình ảnh về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ngư dân làng
chài Hạ Long trước và sau khi di dời dân lên bờ, đây còn là nơi diễn ra các hoạt động
trình diễn, sân khấu hóa các loại hình văn hóa phi vật thể như hát giao duyên, hò biển,
đám cưới phục vụ khách tham quan du lịch; là nơi giới thiệu về các nghề thủ công truyền
thống và phương thức kiếm sống của ngư dân làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long; trình
chiếu các bộ phim tài liệu, phóng sự... về quá trình của công tác quản lý, bảo tồn và phát
huy các giá trị Di sản, nét văn hóa, phong tục, tập quán và cuộc sống, sinh hoạt của ngư
dân vạn chài trên vịnh Hạ Long xưa và nay. Đến đây du khách có dịp xem các ngư dân
biểu diễn đan các dụng cụ đánh cá, hoạt động tập làm ngư dân, chèo thuyền nan, chèo
thuyền kayak và tham quan khu nuôi trồng thủy sản của ngư dân.

Hang Luồn là điểm tham quan nằm trong tuyến du lịch số 2, nằm trên dãy đảo Bồ Hòn,
cách cảng tàu du lịch quốc tế Tuần Châu khoảng 13km, cách cảng tàu khách quốc tế Hạ
Long khoảng 11km về phía Đông Nam. Đây là một điểm tham quan khá đặc biệt. Hang
có hình dáng giống như một đường hầm có phần nền ngập nước. Sâu trong lòng hang có
một hồ nước nhỏ, hang chính là đường thông giữa biển với hồ nước này. Hồ được bao
quanh bởi các vách đá dựng đứng hình vòng cung. Muốn vào trong hồ, du khách phải đi
bằng thuyền nan hoặc chèo kayak.

Động Mê Cung nằm trong tuyến du lịch số 2 trên vịnh Hạ Long, cách cảng tàu du lịch
quốc tế Tuần Châu khoảng 14km, cách cảng tàu khách quốc tế Hạ Long khoảng 13km.
Động Mê Cung là ngôi nhà của người Việt cổ - một trong những di chỉ khảo cổ thuộc nền
văn hóa Soi Nhụ cách ngày nay khoảng 18.000 - 7.000 năm với mảng trầm tích ốc suối,
ốc núi dày hàng mét trước cửa động - những tàn tích thức ăn của người Việt cổ. Không
chỉ có giá trị văn hóa - lịch sử, động Mê Cung còn thu hút du khách bởi cảnh quan thiên
nhiên, mà đặc biệt là khu vườn trên núi đá vôi với nhiều loài thực vật lâu năm, có loài đặc
hữu, quý hiếm của vịnh Hạ Long.

Hang Bồ Nâu nằm trong tuyến du lịch số 2 trên vịnh Hạ Long, cách cảng tàu du lịch quốc
tế Tuần Châu khoảng 13km về phía Đông Nam, cách cảng tàu khách quốc tế Hạ Long
khoảng 11km. Theo một số tư liệu của người Pháp và báo chí chữ Việt đầu thế kỷ XX thì
hang Bồ Nâu là một trong những hang được biết đến sớm nhất trên vịnh Hạ Long và
được đánh giá là nơi có cảnh quan đẹp, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với khách muôn
phương thời bấy giờ. Hang Bồ Nâu là một trong những hang được người yêu thiên nhiên
biết đến sớm bởi tấm ảnh nổi tiếng chụp từ trong hang nhìn ra. Tấm ảnh chụp cảnh cửa
hang Bồ Nâu với những dải nhũ đá buông rủ, phía trước cửa hang là dãy núi xanh mướt
nhấp nhô trên mặt biển xanh trong, và nổi bật giữa khung cảnh non nước hữu tình ấy là
hình ảnh cánh buồm đỏ thắm. Đây là bức ảnh được tác giả Nguyễn Duy Kiên chụp năm
1958 và trở thành một trong những tấm ảnh đẹp nhất của vịnh Hạ Long. Nếu có dịp lên
thăm hang, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp này. 

Hang Sửng Sốt nằm trên dãy đảo Bồ Hòn, cách cảng tàu du lịch quốc tế Tuần Châu
khoảng 14km, cách cảng tàu khách quốc tế Hạ Long khoảng 11km. Đây là một hang
động karst điển hình rộng nhất được phát hiện trên vịnh Hạ Long và có giá trị khoa học
địa chất cao. Sâu trong lòng độnghang là khối thạch nhũ lung linh, huyền ảo được hóa
thân vào vô số hình thù kỳ lạ, đặc sắc, chuyển động trong một thế giới như thực như mơ,
khiến mỗi du khách đều say sưa chiêm ngưỡng, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
khác, phải chăng vì thế động được đặt tên là “Sửng Sốt - Ngạc nhiên”.

Khu du lịch quốc gia Vân Đồn hợp thành bởi hai quần đảo là Cái Bầu và Vân Hải nằm
trong vịnh Bái Tử Long, lớn nhất là đảo Cái Bầu. Các điểm tham quan gồm hang Soi
Nhụ, Hà Giắt, Nhà Trò… các bãi tắm như Sởn Hào, bãi Mặt Trăng Đầu Núi, Minh Châu,
Ngọc Vừng. Vân Đồn, Bãi Dài – Việt Mỹ cũng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa như
cụm di tích lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật Quan Lạn gồm đình Quan Lạn là một
ngôi đình được xây dựng thể thờ vị tướng thời Trần - Trần Khánh Dư. Đây là vị tướng đã
có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Ngoài ra, đình
Quan Lạn còn thờ Dương Không Lộ và Tứ vị thánh nương, những vị thần được người
dân địa phương ngưỡng mộ, truyền tụng. Thương cảng Vân Đồn – bến Cái Làng, Thiền
viện Giác Tâm (chùa Cái Bầu) ngôi chùa này có niên đại từ thời Trần, cách hiện tại
khoảng hơn 700 năm. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch tâm linh đẹp nổi
tiếng ở đảo Vân Đồn…Đảo Ngọc Vừng với bãi tắm Ngọc Vừng

Khu du lịch quốc gia Trà Cổ nổi bật với bãi biển Trà Cổ được coi là “Bãi biển trữ tình
đẹp nhất Việt Nam” Ngoài ra, bãi tắm Trà Cổ còn có cả những nơi tham quan thú vị như
rừng ngập mặn nguyên sinh, rặng phi lao, Mũi Sa Vĩ – điểm khởi đầu trên biển của Việt
Nam hay di tích Bác Hồ… Bên cạnh đó, biển Trà Cổ - Móng Cái Quảng Ninh nằm gần
biên giới Việt Trung nên du khách đến đây có thể tha hồ mua sắm. Các di tích văn hóa
lịch sử như Đình Trà Cổ thờ 6 vị tiên công, với kiến trúc độc đáo.

Điểm du lịch quốc gia Yên Tử quê hương của thiền phái Trúc Lâm, đỉnh Yên Tử thời Lý
đã có chùa thờ Phật là chùa Phù Vân nơi Đạo sĩ An Kỳ Sinh đắc đạo. Từ thời Trần Yên
Tử gắn liền với vua Trần Nhân Tông. Tham quan Yên Tử có thể đi bằng cáp treo hoặc đi
bộ. Hành trình bắt đầu từ Suối Giải Oan và chùa Giải Oan từ đó đi lên chùa Hoa Yên
(chùa Cả, chùa Phù Vân…). Cuối cùng là chùa Đồng (chùa mới được xây dựng năm
2007 nặng 70 tấn cao 3,35m). Ngoài ra còn các điểm tham quan suốt dọc 3 chùa như
Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá An Kỳ Sinh, Ngọa Vân am, bàn cờ tiên,
Thác Vàng, Thác Bạc.

3.4. Dịch vụ của điểm đến

Dịch vụ ăn uống

Dịch vụ lưu trú, chăm sóc sức khỏe

Dịch vụ mua sắm

Các dịch vụ vận chuyển tại điểm

You might also like