You are on page 1of 15

Vùng văn hoá Bắc Trung Bộ

A. Khái niệm văn hóa, vùng văn hóa


I. Khái niệm Văn hóa:
“Văn hóa là toàn bộ những đặc điểm riêng biệt về vật chất, tinh thần, trí tuệ và
cảm xúc của một dân tộc, một xã hội hoặc một nhóm xã hội, giúp phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác, xã hội này với xã hội khác, nhóm xã hội này với nhóm xã hội
khác.” (khúc này thuyết trình lược đi 1 xíu hoặc đọc nhanh)

Ví dụ: Người Việt Nam chúng ta có ngày Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống
quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới, trong dịp này diễn ra các hoạt
động gắn kết cộng đồng như cúng tổ tiên, dọn dẹp nhà cửa, lì xì chúc Tết với ý
nghĩa cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến với nhau. Hình minh họa sơ lược

II. Khái niệm Vùng văn hóa:

-Vùng là một khái niệm tiếng Việt có nghĩa phổ thông là “ phần đất đai , không
gian tương đối rộng, có những đặc điểm nhất định về tự nhiên hoặc xã hội, phân
biệt các phần khác ở xung quanh. Ví dụ: Vùng trồng lúa, vùng mỏ, vùng trồng cây
ăn trái….

- Vùng văn hóa: “ vùng văn hóa là một không gian văn hóa tương đối rộng lớn có
những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên và thường tương ứng với một vùng địa lý
tự nhiên, trên đó tồn tại những tộc người có quan hệ tương đồng về nguồn gốc và
lịch sử hoặc có quan hệ giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, từ đó hình thành
những đặc trưng chung về văn hóa, có thể phân biệt được với các vùng văn hóa
khác”.

Ví dụ: khi nhắc đến Vùng văn hóa Tây Nguyên thì chúng ta sẽ nhớ ngay đến:

+ Lễ hội Cồng Chiêng: được tổ chức vào những dịp như mừng mùa mới, mừng nhà
mới, cầu mưa… ( chèn ảnh)

+ Ẩm thực: cơm lam là món ăn đặc trưng của người dân nơi đây, được nấu từ gạo
nếp nương trong ống tre. (chèn ảnh)

+ Kiến trúc: Nhà Rông là những ngôi nhà chung, là nơi sinh hoạt cộng đồng.(chèn
ảnh)

Phần highlight bỏ vào ppt


B. Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ
I. Đặc điểm tự nhiên
1. Vị trí địa lý
- Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch
Mã phía Nam
- Diện tích hơn 51,5 nghìn km2, chiếm 15,5% diện tích cả nước bao gồm các tỉnh
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

- Dân số 11 triệu người (năm 2020), chiếm 11,3% dân số cả nước


- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc: giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông
Hồng.
+ Phía Nam: giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Tây: giáp dãy Trường Sơn và Lào.
+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam của đất
nước, giữa nước ta với Lào
+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông
+ Là cửa ngõ hành lang Đông Tây của tiểu vùng sông Mê Công
+ Là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và
danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
+ Dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật với Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền
kinh tế phát triển năng động của cả nước, văn hóa và khoa học phát triển.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Đặc điểm:
Do địa hình kéo dài và hẹp ngang và có sự khác nhau về địa hình nên đối với khu
vực này có 2 sự phân hóa : bắc - nam, tây- đông
- Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang
đông:
+ Phân hóa Bắc - Nam:

Phía Bắc Phía Nam


Đặc Tài nguyên rừng và khoáng sản Diện tích rừng ít hơn, khoáng sản
điểm khá giàu có nghèo nàn

Phía bắc là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản khá giàu có, tuy
nhiên vào mùa hạ đón gió Tây khô nóng; phía nam là dải Trường Sơn Nam với
diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.
- Phân hóa Tây - Đông: từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng,
biển -> mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.

* Thuận lợi:
- Rừng và khoáng sản phong phú (phần lớn tập trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn)
→ phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.
- Địa hình phân hóa → phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc
lớn (trâu, bò).
- Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá, cửa sông
ven biển => thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Vùng có tài nguyên du lịch thiên nhiên đa dạng như các hang động, bãi tắm đẹp,
các vườn quốc gia… (Động Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên đường).
* Khó khăn:
- Khí hậu: Vùng Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt:
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Vùng Bắc
Trung Bộ thường phải chịu ảnh hưởng của các thiên tai, bão lũ, gió phơn khô nóng
gây hạn hán hàng năm → khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.
- Cát bay, cát chảy lấn ven biển làm ảnh hưởng đến vùng sản xuất lúa và để khắc
phục bà con thường trồng các cánh rừng phòng hộ ven biển dạng phi lao để chắn
gió, chắn cát
- Sông ngòi: ngắn, dốc, thường có lũ vào mùa mưa.
3. Lịch sử hình thành và dân cư
* Lịch sử hình thành:
- Vùng Bắc Trung Bộ là một trong những vùng có lịch sử lâu đời của Việt Nam
- Có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh - Nghệ - Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên
từ thời Lý - Trần - Lê. Đây cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm, từ thời nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn, đến thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ.
* Dân cư
- Số dân: Trung bình
- Vùng Bắc Trung Bộ không chỉ có vị trí địa lý đắc địa, mà còn có đa dạng về dân
tộc, văn hóa và lịch sử với 25 dân tộc sinh sống tại đây. Người Kinh chiếm đa số
sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển, trong khi vùng núi, đồi phía Tây lại là địa bàn
cư trú của các dân tộc ít người, chủ yếu là Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều
và nhiều dân tộc khác. => Điều này đã góp phần làm nên văn hóa đa dạng của
vùng đất này.
- Phân bố dân cư không đồng đều
- Mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp.
- Tỉ lệ hộ nghèo cao
- Đời sống dân cư đặc biệt khó khăn nhất lại tập trung ở vùng cao, biên giới và hải
đảo. Trên một số chỉ tiêu phát triển dân cư-xã hội, Bắc Trung Bộ vẫn là một trong
những vùng khó khăn nhất của cả nước → tác động lớn đến đời sống của người
dân ở đây, khiến cho họ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc
sống hàng ngày.
II. Văn hóa vật chất

1. Đặc điểm kinh tế:

Vùng Bắc Trung Bộ là một trong những vùng có tiềm năng kinh tế phát triển ở
Việt Nam. Các ngành kinh tế chủ đạo của vùng bao gồm nông nghiệp, chế biến
thủy sản, công nghiệp và du lịch.

* Trong lĩnh vực nông nghiệp:

- Vùng Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng như
lúa, cây ăn trái và cà phê. Ngoài ra, vùng còn sản xuất được các sản phẩm nông
nghiệp khác như mía đường, sắn, khoai lang và các loại rau củ.
* Về chế biến thủy sản:

- Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều cảng biển và các vùng ngập mặn, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá tra, cá basa và hải sản khác.
Các sản phẩm này được chế biến và xuất khẩu sang các nước trên thế giới.

* Trong lĩnh vực công nghiệp:

- Các tỉnh thành trong vùng Bắc Trung Bộ đang phát triển các khu công nghiệp và
khu chế xuất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Các ngành
công nghiệp phát triển như sản xuất ô tô, điện tử, dệt may và các sản phẩm gia
dụng.

* Về du lịch:

- Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều địa danh nổi tiếng như khu di tích Huế, đền Hùng
tại Phú Thọ, động Phong Nha và các bãi biển đẹp. Với địa điểm du lịch phong phú
và đa dạng, vùng Bắc Trung Bộ đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm.

=>Tổng quan về tiềm năng kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ cho thấy rằng
vùng này có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với các
điều kiện tự nhiên và hạ tầng phát triển, vùng Bắc Trung Bộ đang trở thành
một trong những vùng kinh tế phát triển nhất của Việt Nam.

2. Văn hóa cư trú - kiến trúc:

* Các di tích lịch sử và văn hóa tiêu biểu tại vùng:


- Khu di tích Huế nằm ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong
những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Khu di tích này bao gồm nhiều
công trình kiến trúc độc đáo và lịch sử như cung điện Hoàng Gia, lăng tẩm của các
vị vua triều Nguyễn, hầm mộ và các đài tưởng niệm.(chèn hình ảnh giới thiệu)
- Đền Thành và đền Chùa ở Nghệ An là hai địa điểm lịch sử và văn hóa quan trọng
của vùng Bắc Trung Bộ. Đền Thành là nơi tưởng niệm vua Quang Trung - một
trong những vị vua nổi tiếng của Việt Nam. Đền Chùa là nơi tôn nghiêm các vị
thần linh và được xây dựng theo kiến trúc độc đáo và đẹp mắt.(hình)
=>Văn hóa và lịch sử của vùng Bắc Trung Bộ đã để lại nhiều di sản văn hóa
và lịch sử quan trọng cho dân tộc Việt Nam. Các di tích lịch sử và văn hóa
như khu di tích Huế, đền Hùng tại Phú Thọ, Lăng Bác ở Hà Nội, đền Thành
và đền Chùa ở Nghệ An là các biểu tượng của văn hóa và lịch sử của vùng Bắc
Trung Bộ.

……………………………………………………………………………………

3. Văn hóa ẩm thực:

* Tập quán và khẩu vị trong ăn uống

- Đặc điểm nổi bật của khẩu vị ăn miền Bắc Trung Bộ là các món ăn có vị cay.. Đồ
ăn miền Bắc Trung Bộ với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị
riêng biệt, nhiều món ăn cay, chua và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu
sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu đậm.

- Ớt được sử dụng rộng rãi và phổ biến, , có thể dùng để chế biến món ăn, đặc biệt
trong những món ăn gắn liền với mắm.

- Tiêu biểu khẩu vị ăn vùng này là khẩu vị ăn uống của người Huế... Vùng này
kinh tế còn khó khăn nhưng do ảnh hưởng của nền văn hóa cung đình nên các món
ăn rất phong phú, thể hiện nét lịch lãm như con người xứ Huế. Có thể kể ra hàng
loạt các món ăn đặc sản của Huế như: cơm hến, tôm chua, bún bò giò heo,...(ảnh)
- Bữa cơm vùng Bắc Trung Bộ thường chỉ đơn giản vài ba món, như cá: bống thệ
kho rau răm, canh rau tập tàng có sẵn trong vườn

- Ăn uống theo mùa cũng là một điểm nổi bật của cơm Huế “Mùa nào thức nấy“,
mùa nào cũng đều có món ăn riêng.

- Những món ăn của người Huế được chế biến từ những nguyên liệu rất dân dã,
phổ thông, không đắt nhưng trình bày rất đẹp và quyến rũ. Các món ăn rất ngon,
luôn làm hài lòng những thực khách khó tính như cơm hến, tôm chua, giò heo, bún
bò.

-Với bờ biển dài, bề hẹp ngang, khẩu vị của miền Bắc Trung Bộ có mắm ruốc, cá
khô đã đi vào mâm cơm của số đông thay cho “tương cà gia bán” của truyền thống
miền bắc. Món cá ngừ kho chan bún, bánh tráng là đặc sản của dọc suốt chiều dài
miền Trung.

* Tập quán và khẩu vị trong uống

- Người Bắc Trung Bộ có phong tục uống rượu và uống chè.

- Rượu là loại đồ uống đặc sản của người miền Bắc Trung Bộ được làm từ loại gạo
nếp cái hoa vàng. Miền Bắc Trung Bộ nổi tiếng với các loại rượu chưng, còn gọi là
rượu đế.

- Trà là thức uống phổ thông trong ẩm thực Bắc Trung Bộ. Nổi bật là trà cung đình
Huế, một loại trà gia truyền của Huế và chỉ có ở Huế. Trà thơm ngon mang phong
vị cổ truyền, được giới quý tộc vua chúa thời xưa rất ưa thích, được vị vua xem
như một trong những vị ẩm thực Nhất Dạ Đế Vương trong Hoàng Cung.

- Bên cạnh đó, miền Trung có rất nhiều nhà máy bia hoạt động. Bia Huda
Huế(hình) là một trong những sản phẩm vô cùng tự hào của người dân nơi đây, với
mỗi năm tung ra trên thị trường hơn 30 triệu lít và xuất khẩu ra cả nước ngoài.

* Cách ứng xử và nghi thức ăn uống

- Nếu như ở miền Bắc, chúng ta phải mời hết tất cả người lớn trong mâm cơm
trước khi ăn, thì ở miền Trung, cũng đợi ba mẹ ăn trước, nhưng không nhất thiết
phải mời từng người vì miền Trung coi vậy là quá khách sáo, không tự nhiên.

- Khi ăn, phải ngồi ngay ngắn, không chồm người để gắp, không gắp quá nhiều lần
một món ăn không nên ngồi quá sát mâm hay quá xa mâm cơm.

- Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói, cũng không được thổi đồ ăn nóng
mà phải múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát.

- Khi nhai, tối kỵ chép miệng hay tạo ra tiếng ồn khi ăn. Bạn nên chú ý cách chấm
đồ ăn, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn
dở không được chấm.

- Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là
khăn trải bàn vẫn sạch.

- Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món
ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này tưởng chừng như đơn giản mà lại cực kỳ có ý
nghĩa trong việc giáo dục nhân cách con người.

- Chủ nhà không buông đũa trước khách, ăn xong trẻ nhỏ rót nước mời ông bà...
Tất cả đều từ khuôn phép mà lâu ngày thành thói quen trong phong cách dọn ăn,
mời uống của người Huế xưa và ngày nay vẫn còn ở một số gia đình.
4. Văn hóa trang phục:

->Nổi bật nhất trong trang phục của cư dân vùng này là cách ăn mặc của người
Huế.
Nói tới phong cách riêng của Huế trong trang phục người ta thường nhắc tới những
nét đặc trưng thể hiện qua chiếc áo dài Huế, nón bài thơ, chiếc áo nối choàng gốc
gác từ các cô gái lái đò trên dòng Hương Giang, thể hiện qua màu sắc Huế và phục
sức Huế. Phụ nữ Huế chăm chút mái tóc và cách thức chải tóc cũng là một dấu
hiệu về từng lớp người. Khi đã có chồng con, các bà các cô chải ngược tóc lên rồi
búi gọn sau gáy. Hương ướp tóc từ nước gội, nhưng cũng có khi trên mái tóc kín
đáo cài thêm bông hoa lý.
III. Văn hóa tinh thần:

1. Văn hóa tôn giáo:

Vùng này có sự giao thoa văn hóa đa dạng, thể hiện qua tín ngưỡng và tôn giáo
phong phú:

*PHẬT GIÁO:

-Là tôn giáo phổ biến nhất với nhiều ngôi chùa cổ kính như chùa Thiên Mụ, chùa
Bửu Long,…ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân, các lễ hội
Phật giáo thu hút đông đảo người dân tham gia (kiếm hình Phật hoặc chùa thờ
phật)

*ĐẠO GIÁO:

Có ảnh hưởng nhất định, thể hiện qua các tín ngưỡng thờ Mẫu, Tứ Phủ, Quan
Công,.. các nghi lễ của Đạo giáo mang tính chất cầu cúng, giải hạn.(tìm hình )

*THIÊN CHÚA GIÁO:

Du nhập vào nước ta từ thế kỉ 16, phát triển mạnh mẽ ở một số địa phương như
Nghệ An, Hà Tĩnh. Có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và kiến trúc của người
dân, thể hiện qua kiến trúc nhà thờ, các nghi lễ tôn giáo. Một số địa danh nổi tiếng
như: Nhà thờ Phủ Cam ( Huế), Nhà thờ La Vang( Quảng Trị)..

*TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN:

Thể hiện qua tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, các vị thần linh như Lạc Long
Quân, Âu Cơ, Chử Đồng Tử…

2. Văn hóa Lễ Hội

Văn hóa lễ hội của người dân Bắc Trung Bộ là một phần quan trọng trong đời sống
tinh thần, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo cho khu vực này. Bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của lễ hội là trách nhiệm của mỗi người dân
và cộng đồng.

Hàng năm có các lễ hội ở nơi đây như:

*LỄ HỘI ĐỀN CUÔNG: ( Nghệ An)(hình)

Là một trong những lễ hội lớn và thu hút nhiều du khách nhất ở tỉnh Nghệ An. Lễ
hội được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch hàng năm tại đền Cuông,
xã Diễn Trung, huyện Diễn C
Được tổ chức để tưởng nhớ công lao của Thục Phán An Dương Vương, vị vua
thứ 6 của nước Âu Lạc, người có công dựng nước và giữ nước. Tương truyền rằng,
sau khi thất bại trong cuộc chiến chống quân Triệu Đà, An Dương Vương đã cùng
con gái là Mỵ Châu chạy về phía Nam. Khi đến Diễn Châu, ông đã dừng lại và lập
đền thờ để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh.
Có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: rước kiệu, tế lễ, hát chầu văn, thi nấu
bánh chưng, bánh giầy, đánh cờ thẻ,... Đặc biệt, phần lễ rước kiệu từ nhà thờ họ
Cao và đình Xuân Ái về đền Cuông là một trong những hoạt động thu hút nhiều du
khách nhất.
*LỄ HỘI CẦU NGƯ: ( Quảng Bình)(hình)
Là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của ngư dân ven biển Quảng
Bình. Lễ hội được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm tại các làng biển ven
biển như: Cảnh Dương, Nhật Lệ, Hải Ninh,...
- Được tổ chức nhằm mục đích cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an,
và một mùa đánh bắt bội thu. Lễ hội là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với
biển cả đã cho họ nguồn sống dồi dào, và cầu mong cho những chuyến ra khơi
được bình an, may mắn.
- Có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: rước kiệu, tế lễ, hát bả trạo, đặc biệt là
lễ cúng tế cá Ông. Lễ cúng tế cá Ông được tổ chức trang trọng với nhiều lễ vật
như: hoa quả, bánh trái, heo quay,... nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với cá Ông - vị
thần linh được ngư dân tin rằng sẽ bảo vệ họ trên những chuyến ra khơi.

You might also like