You are on page 1of 7

I.

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG


XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.
1. Vị trí địa lí:
Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm 30,7% diện tích và
14,4% dân số cả nước. Là một phần của miền Bắc nước ta. Vùng
lãnh thổ này có vị trí địa lý đặc biệt và đang được đầu tư, nâng cấp
mạng lưới giao thông vận tải, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu
với các vùng khác trong nước và phát triển kinh tế mở. Với diện
tích rộng nhất trong các vùng kinh tế, Trung du và miền núi Bắc Bộ
bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang,
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Nơi đây được chia nhỏ
làm 2 tiểu vùng là: Đông Bắc và Tây Bắc.

Vị trí tiếp giáp:

1.Phía Bắc: giáp với Trung Quốc cụ thể là Quảng Tây


và Vân Nam

2. Phía Tây: giáp với Lào qua đất liền

Phía Nam và phía Đông Nam: giáp trực tiếp với khu
3.
vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

2. Tài nguyên du lịch của vùng:

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên:


Theo Tiến sĩ Phạm Quang Tiến, Viện Khoa học và Giáo
dục Việt Nam: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những
nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất
nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ
như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “mái nhà của
Đông Dương”, với đỉnh cao nhất là Phanxipang 3.142m và
hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Những
dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính
phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự
nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và
vực thẳm. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ
cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao
nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà
Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)…được ví như
bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng,
có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các
khu du lịch miền núi. Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ còn có những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả,
những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng và cánh đồng ngát
xanh men theo các dòng sông đỏ nặng phù sa, tạo nên một
cảnh sắc thân thuộc gắn liền với lịch sử dựng nước của dân
tộc Việt Nam. Bằng vẻ hùng vĩ cộng với không gian khoáng
đạt, cảnh vật tĩnh mịch, êm đềm và môi trường trong lành,
vùng này đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu
đậm cho mọi du khách. Mặt khác, nơi đây còn có thêm những
hệ thống hang động của địa hình Kaxto thuộc vùng núi đá vôi.
Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ
thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai
Châu và Hòa Bình. Ngoài giá trị thiên nhiên, các hang động
này còn có các sự tích hoặc gắn với các sự kiện lịch sử như
Hang Pắc Bó (Cao Bằng).
Với độ cao trung bình từ 100- 1600m so với mực nước
biển và là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các đợt gió mùa
Đông Bắc, TDMNBB có nền nhiệt độ thấp hơn so với các
vùng khí hậu khác trong cả nước, khí hậu mát mẻ , ôn hoà
quanh năm tạo nên các cảnh quan vùng núi tuyệt đẹp góp
phần thu hút nhiều khách du lịch trải nghiệm( cao nguyên
Mộc Châu, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Đồng Văn…) đặc
biệt ở một số nơi vào màu đông có khí hậu lạnh giá kích thích
sự tò mò, trải nghiệm của các du khách phía Nam( Sa Pa- Lào
Cai).

Vùng này có nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng đa dạng,


phong phú phân hoá theo vùng và theo độ cao tạo nên các
cánh rừng, vườn quốc gia- thu hút khách du lịch và tạo ra nền
tảng cho phát triển du lịch sinh thái.Du lịch sinh thái tập trung
chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên vốn rất
phong phú gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia và
20 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường, với những danh lam
thắng cảnh hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, lòng hồ sông
Đà, Thác Bản Giốc, Thác Bạc…
b)Tài nguyên du lịch nhân văn:

Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên


7.000 di tích lịch sử – văn hóa các loại, trong đó có 560 di tích
được xếp hạng quốc gia và 19 di tích cấp quốc gia đặc biệt. di
tích lịch sử văn hóa như di chỉ khảo cổ Nậm Tun (Lai Châu),
di chỉ khảo cổ Thẳm Khương (Hòa Bình), di tích khảo cổ
Hang-Đồng Thới (Hòa Bình), Động Tiên (Hòa Bình), di tích
lịch sử đền Đông Cuông,bia Lê Lợi (Lai Châu), di tích mộ
Nguyễn Thái Học,… di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y (Yên
Bái),...
Vùng còn có 3 di sản văn hóa phi vật thể thế giới là dân ca
quan họ (tỉnh Bắc Giang, cùng với tỉnh Bắc Ninh), hát Xoan và tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ). Đây chính là tài
nguyên văn hóa đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ,
tạo nên các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn khách du lịch trong và
ngoài nước.

Một trong những hình ảnh đặc trưng của văn hóa Đông Bắc
là sinh hoạtvăn hóa ngày chợ. Chợ là nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ,
giao lưu, múa hát(sli, lượn, then), là nơi hẹn hò (chợ tình Khâu
Vai). Đây cũng là một điều kiệnrất thuận lợi để ngành du lịch tiểu
vùng xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn cho khách du lịch.

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có văn hóa ẩm thực mang


sắc thái núi rừng phía Bắc đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc; rêu
đá nướng; cá suối, rêu đá nướng, rau bò khai, cá suối, cá bống, thịt
trâu gác bếp, thịt lợn Mán, ... Các món ăn đặc trưng của vùng núi
Tây Bắc có thế được khai thác để trở thành sản phẩm du lịch ẩm
thực đặc trưng vùng miền như cá suối nướng (“pỉnh tộp”), thịt trâu
gác bếp, cơm lam người Thái, mật ong rừng Tây Bắc, lợn cỏ thui
luộc, xôi ngũ sắc...

Đời sống tinh thần của người Tây Bắc thế hiện qua sự đa dạng
của các làn điệu dân ca, dân vũ. Hát Then - điệu hát “thần tiên” của
đồng bào Tây Băc, là một di sản văn hóa đặc săc ở vùng núi rừng
này. Dưới góc nhìn địa văn hóa, khách du lịch có thể cảm nhận
được những giai điệu ở đâythường rất cao, giống như địa hình của
vùng này vậy.

3.Những thuận lợi và khó khăn trong xậy dựng sản phẩm du lịch của
vùng:
 Thuận lợi:
- Với ưu thế địa hình và các
kiểu khí hậu đa dạng, phong phú,
TDMNBB có ưu thế về các dạng tài
nguyên du lịch đa dạng, góp phần thúc
đẩy phát triển du lịch sinh thái. Sự đa
dạng của tự nhiên cũng là nền tảng dẫn
đến sự khác biệt của các nền văn hoá
khác nhau, nếp sống và phong tục tập
quán khác nhau, tạo nên bản sắc đa
dạng, nhiều làng nghề, ẩm thực vô cùng
phong phú.
- Lợi thế về tự nhiên cùng với
sự quan tâm và đầu tư đúng chuẩn của
Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xây dựng các sản
phẩm du lịch, góp phần phát triển du
lịch, phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống của người dân
 Khó khăn:
Sự phức tạp của địa hình cùng với sự khắc nghiệt của khí hậu
đã dẫn đến các khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật- hạ
tầng, y tế khiến cho việc xây dựng sản phẩm du lịch gặp nhiều bất
cập; đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn,…

You might also like