You are on page 1of 12

BẢN TÓM TẮT BÀI GIỮA KÌ MÔN TÀI NGUYÊN DU LỊCH: ĐÁNH GIÁ VÀ

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI KHU DỰ


TRỮ SINH QUYỂN CÁT BÀ

BỐ CỤC CỦA BÀI BAO GỒM


- PHẦN MỞ ĐẦU
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
CÁT BÀ
- CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DỰ TRỮ
SINH QUYỂN CÁT BÀ
- CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TOUR DU
LỊCH SINH TỒN TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÁT BÀ
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam vẫn đang đối mặt với tình trạng suy thoái về đa dạng sinh học cùng với
những thách thức to lớn khác như ô nhiễm môi trường và nguồn nước, suy thoái đất
đai, rác thải nhựa đại dương và những ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu cũng
như từ các hoạt động du lịch.
Trong 11 Khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam, Cát Bà đã được Ủy ban UNESCO thế
giới công nhận, đặt dấu mốc quan trọng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát
triển bền vững kinh tế - xã hội của nước ta.
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn, phát triển du lịch liên
quan đến quần đảo Cát Bà như:
+ Nghiên cứu, đánh giá nhanh hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển Cát Bà, thành phố
Hải Phòng (Phạm Thị Thu Hằng - 2016)
+ Đánh giá địa chất của Quần đảo Cát Bà (Tạ Hoàng Phương và cộng sự - 2013), ...
Tuy nhiên các hướng phát triển trên chưa thực sự bền vững và giải quyết được những
vấn đề nan giải trong phát triển du lịch nơi đây như: quá tải lượng khách du lịch, ô
nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch…
- Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được nhóm sử dụng: thu thập thông tin, phân tích, tổng
hợp.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Các khái niệm
1.1.1. Du lịch bền vững
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) trong buổi Hội nghị về Môi trường và Phát
triển tại Riode Janeriro (1992): “Du lịch bền vững là sự phát triển toàn diện về các
hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, đồng thời quan tâm
đến người dân bản địa, bảo tồn các nguyên tài nguyên và có kế hoạch quản lý nguồn
tài nguyên một cách hợp lý. Phát triển du lịch bền vững cũng cần duy trì được các giá
trị văn hóa, sự đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái, đồng thời góp phần
hỗ trợ cho cuộc sống của con người.”
1.1.2. Tài nguyên du lịch
“Tài nguyên là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và những sản phẩm do con người tạo
ra, có thể được con người sử dụng vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả
kinh tế - xã hội và môi trường trong quá trình lịch sự phát triển của loài người”. 1
(Phạm Hồng Long).
1.1.3. Khu dự trữ sinh quyển
Theo định nghĩa của UNESCO: Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ
sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa

2
dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế
công nhận.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong du lịch
- Cơ sở hạ tầng
- Tài nguyên du lịch
- Nguồn nhân lực
- Cách thức quản lí ngành Du lịch
- Chất lượng dịch vụ du lịch
- Liên vùng du lịch
1.3. Khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững
Cho đến nay, Việt Nam đã có tổng cộng 9 KDTSQ đã được công nhận, với tổng diện
tích hơn 4,1 triệu ha, chiếm khoảng 12,1% diện tích cả nước. Đây là nơi sinh sống của
hơn 2,3 triệu người và cũng là những khu vực có giá trị tài nguyên thiên nhiên, đa
dạng sinh học vô cùng phong phú.
, Khu DTSQTG tại Việt Nam không chỉ là danh hiệu được UNESCO công nhận mà
đang dần trở thành mô hình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương. Các
khu DTSQ không chỉ nhằm bảo tồn tự nhiên, đa dạng sinh học mà còn là nơi gắn kết
giữa con người và thiên nhiên, nơi có thể áp dụng những kiến thức tích luỹ được trong
quá trình nghiên cứu vào việc bảo tồn và phát triển của xã hội hiện tại và tương lai.
1.4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
1.4.1. Vị trí địa lý
Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Quần đảo Cát Bà là một quần đảo gồm 367 đảo, trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam
vịnh Hạ Long.
Quần đảo Cát Bà được (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày
02/12/2004
Ngày 09/12/2013, Danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được Thủ tướng Chính phủ
công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Tháng 01/2020, Vịnh Lan Hạ được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (MBBW)
công nhận thành viên chính thức, trở thành một trong các vịnh đẹp nhất thế giới.
1.4.2. Điều kiện tự nhiên
Quần đảo Cát Bà là nơi hội tụ nhiều tài nguyên thiên nhiên rừng, biển vô cùng quý giá
và là trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế.
Quần đảo Cát Bà là mẫu hình tốt nhất về tập trung cao của các hệ sinh thái nhiệt đới,
cận nhiệt đới điển hình vượt trội so với các khu vực khác của Châu Á
Rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà có đa dạng sinh học cao, đã thống kê được 1.588
loài thực vật, hệ động vật trên cạn có trên 343 loài động vật có xương sống. Sinh vật
biển thuộc vùng biển - đảo Cát Hải cũng rất phong phú, đa dạng.
1.4.3. Khái quát về du lịch trên Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Cát Bà là từ tháng 4 đến tháng 8.

3
Du khách có thể trải nghiệm vịnh Lan Hạ - một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Và
còn rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, khám phá, trải nghiệm như ngắm bình minh
hoặc hoàng hôn trên biển. Leo núi, chèo thuyền kayak, lặn biển ngắm san hô, đạp xe
tới các xã trên đảo cùng trải nghiệm với những người nông dân miền biển đảo đầy
sóng và gió. Đi bộ hoặc khám phá hang động kỳ bí với những nhũ đá còn đang sống
lấp lánh thạch nhũ với nhiều hình thù kỳ dị; thăm vườn Quốc gia Cát Bà với hệ sinh
thái nguyên sơ, kỳ vĩ; chinh phục đỉnh ngự lâm, hay câu cá, câu mực trên biển.
Văn hóa và con người rất bình dị và chất phác, không gian văn hóa đặc sắc là các lễ
hội của người dân miền biển. Ở mỗi làng, mỗi xã trên đảo có 1 lễ hội truyền thống
mang 1 sắc thái riêng.
 Cát Bà đang dần trở thành thiên đường nghỉ dưỡng cho cả 4 mùa trong năm, đồng
thời có sức hút rất lớn đối với nhiều nhà đầu tư trong nước.
1.5. Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã khái quát chung hầu hết các khái niệm cũng như những hiểu biết chung
nhất về chủ đề và địa điểm mà bài nghiên cứu hướng đến - Quần Đảo Cát Bà hay
KDTSQ Cát Bà. Các khái niệm về mảng du lịch cũng như kiến thức chung về quần
đảo, du lịch Cát Bà sẽ là căn cứ để nghiên cứu và tìm hiểu kĩ hơn về các vấn đề liên
quan đến địa điểm đó. Quần đảo Cát Bà là địa điểm vô cùng lí tưởng, xứng danh
KDTSQ thế giới nhờ có tài nguyên thiên nhiên vô cùng giàu có, phong phú. Du lịch
quần đảo Cát Bà cũng sẽ là từ khóa được tìm kiếm nhiều trong thời gian sắp tới nhờ
vào những điều kiện phát triển du lịch đầy hấp dẫn. Cũng từ đó, việc tìm ra phương
hướng phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế của quần đảo Cát Bà sẽ bớt khó
khăn hơn.
CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÁT

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1. Địa hình
- Chia thành các dạng địa hình khác nhau:
 Núi thấp
 Núi trên đảo
 Hang, động
 Đáy biển nguyên
 Bờ biển xung quanh quần đảo Cát Bà
 Ở Phù Long còn có kiểu bờ biển cửa sông hình phễu.
 Luồng lạch
Nhìn chung địa hình Cát Bà so với các khu vực khác ở miền Bắc và miền Trung là
tương đối đặc biệt và khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên tạo nên những
nét đẹp độc đáo và phong phú, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch cùng một lúc
như du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch nghiên cứu, du lịch lặn
biển và du lịch thể thao dưới nước, du ngoạn bằng thuyền...

4
2.1.2. Khí hậu
Cát Bà có khí hậu đại dương, đặc biệt là nơi có khí hậu lý tưởng cho khách du lịch
muốn thoát khỏi những ngày hè nóng nực oi ả trong đất liền. Do sự chi phối hoàn lưu
gió mùa Đông Nam Á, khí hậu Cát Bà mang tính nhiệt đới nóng ẩm và gió mùa chia
làm hai mùa rõ rệt:
 Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm gần trùng với mùa mưa nhiều,
rất thuận lợi cho hoạt động du lịch đặc biệt là tắm biển. Mùa hè cũng là mùa
đông khách của hoạt động du lịch trên đảo. Tháng 4 và tháng 10 là các tháng
chuyển tiếp.
 Mùa đông mang tính lạnh hạn chế các nhu cầu nghỉ ngơi tắm biển từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau đồng thời cũng chính là mùa vắng khách trên đảo.
 khí hậu Cát Bà khá thuận lợi cho đời sống của con người, thuận lợi cho việc phát
triển các hoạt động du lịch dài hạn.
2.1.3. Tài nguyên nước
Đảo Cát Bà có nguồn nước biển, có suối ngầm cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, có
suối khoáng chữa bệnh và làm nước giải khát.
 Nước biển: nước biển tại Cát Bà có độ đục thấp, thường là dưới 10g/m3. Nước
khá trong, vào những ngày thường có thể nhìn qua lớp nước xuống độ sâu 5 –
7m. Chế độ nhật triều lớn có biên độ lớn, 4 – 4,3m, tạo nên những thay đổi về
diện mạo bờ, tăng thêm tính đa dạng cho cảnh
 Tài nguyên nước khoáng có giá trị lớn về du lịch. Nước khoáng Cát Bà còn có
tác dụng chữa một số bệnh về tuần hoàn, tiêu hóa, phụ khoa, hô hấp và giải
khát.
2.1.4. Tài nguyên động, thực vật
Đảo Cát Bà là thảm rừng nhiệt đới xanh quanh năm, có khu rừng nguyên sinh với
nhiều loài chim, thú, bò sát và thảm thực vật quý hiếm. Ngoài ra, đảo còn có giá trị lớn
về hải sản, hệ sinh thái rừng ngập mặn, có ao hồ trên núi đá vôi, góp phần làm phong
phú về các hình thức du lịch trên đảo.
 Thực vật rừng: xanh tốt và sinh trưởng mạnh mẽ quanh năm. Rừng trên đảo
nguyên là rừng rậm nhiệt đới.Tại trung tâm đảo Cát Bà hiện vẫn còn rừng rậm
nhiệt đới xanh quanh năm được bảo tồn khá nguyên vẹn.
 Động vật: 282 loài động vật trên cạn, trên 343 loài động vật có xương sống. Hệ
động vật trên đảo mang sắc thái đặc thù của hệ sinh thái vùng núi đá ven biển,
thể hiện sự phong phú của các loài động vật thích nghi với sinh cảnh.
 Các dạng san hô ngầm tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam đảo Cát Bà phát
triển khá nhanh. Sự có mặt của các rạn san hô này đã tạo nên sức hút đặc biệt
đối với du khách nhất là khách du lịch thích lặn ngầm.
Thời gian thích hợp nhất để du lịch rừng quốc gia Cát Bà là từ tháng 4 đến tháng 10
trong năm. Thời điểm này Cát Bà rất dễ chịu, không có mưa nhiều, thời tiết ủng hộ
nên rất phù hợp leo núi và khám phá hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động du lịch ở Cát bà
vừa khai thác nhưng song song với đó cũng cần phải bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
môi trường sinh thái. Đặc biệt đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, phát triển gắn với
bảo tồn bền vững.

5
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Dân cư
Mật độ dân cư phân bố không đều tập trung tại thị trấn khá đông, số còn lại rải rác ở
các xã. Người dân trên đảo Cát Bà hầu hết là dân di cư từ đất liền ra sống chủ yếu
bằng nghề đánh cá, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi trồng trọt và kinh doanh dịch vụ.
Nhìn chung, đời sống cư dân trên đảo Cát Bà khá ổn định.
2.2.2. Truyền thống lịch sử và các di tích cách mạng
Cát Bà có lịch sử hình thành từ hàng vạn năm nhưng có dạng biệt lập như ngày nay thì
vào khoảng 7.000 năm trước đây. Trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ, Cát
Bà cũng trở thành điểm trọng yếu thuộc căn cứ chống Mỹ của tỉnh Quảng Ninh và sau
này là của thành phố Hải Phòng. Ngày nay, trên đảo còn nhiều chứng tích minh chứng
cho tinh thần anh dũng của nhân dân huyện đảo, đặc biệt là của quân đội Việt Nam.
2.2.3. Các di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội
Trên đảo Cát bà hiện còn nhiều di tích lịch sử - văn hóa chứng tỏ truyền thống văn
hiến của địa phương: Trên mảnh đất của làng Nghĩa Lộ ngày nay vẫn còn ngôi miếu
thờ người phụ nữ đã sinh ra người trai dũng cảm Hùng Sơn. Tại thị trấn Cát Bà còn
phát hiện dấu tích, nơi là đền thờ các bà có công trong cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm phương Bắc.
Ngày 1/4/1959, nhân dân đảo Cát Bà đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Để kỉ
niệm sự kiện này, hàng năm cứ vào ngày 1/4, nhân dân Cát Bà lại long trọng tổ chức lễ
hội “Bác Hồ về thăm làng cá”.
2.2.4. Các di tích khảo cổ
- Có tới 15 điểm có dấu tích của người cổ xưa như hang Eo Bùa thuộc xã Hiền Hào,
Tùng Bà thuộc VQG, Bờ Đá, Khoăn Mui thuộc xã Trân Châu, Áng Giữa thuộc xã Việt
Hải.
Gần đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 400 hiện vật bằng đá, 15000 mảnh gốm,
5000 mảnh đá nguyên liệu có niên đại cách đây khoảng 5000 năm thuộc một phần của
nền văn hóa Hạ Long vừa được khai quật tại khu Cát Đồn, Xuân Đám, Cát Hải.
2.3. Tiểu kết chương 2
Có thể thấy, KDTSQ Cát Bà có nhiều lợi thế về đa dạng sinh học, mỹ học, cấu trúc địa
chất, địa mạo và di chỉ khảo cổ học…, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát
triển du lịch một cách bền vững.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DỰ TRỮ
SINH QUYỂN CÁT BÀ
3.1. Các loại hình du lịch tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
3.1.1. Du lịch nghỉ dưỡng
- Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Quần đảo Cát Bà được thiết kế theo hướng du lịch sinh
thái và thông minh, không có khí thải Carbon. Tổng thể dự án được quy hoạch trên
tổng diện tích đạt trên 7.000ha.
- Một số sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ở Cát Bà: Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển
( thế mạnh của Cát Bà); sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại làng chài; nghỉ dưỡng kết

6
hợp du lịch ẩm thực; sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh; sản phẩm du lịch nghỉ
dưỡng kết hợp với tham quan, tìm hiểu văn hóa, đời sống cộng đồng.
- Hạn chế còn tồn tại: Thời gian lưu trú của khách nội địa thường không nhiều
( khoảng 1,5-2 ngày/khách) và chi tiêu khá tiết kiệm.
3.1.2. Du lịch sinh thái, cộng đồng
Du lịch sinh thái biển, du lịch cộng đồng ở Cát Bà có sức hút mạnh mẽ đối với du
khách không chỉ vào mùa hè mà cả mùa đông.
Một số sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng: Trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập nước
trên địa hình núi đá vôi ở Ao Ếch, trên hành trình tuyến tracking Vườn Quốc gia Cát
Bà - Việt Hải; Trải nghiệm hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi: tham quan rừng
Kim Giao; Đỉnh Cao Vọng , Đỉnh Mây Bầu và một số tuyến tracking; Trải nghiệm hệ
sinh thái rừng ngập mặn Phù Long;....
Hạn chế còn tồn tại: tài nguyên du lịch đa dạng nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở
bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên, tầm nhìn ngắn hạn và
hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục
đích…Đánh giá mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.
3.1.3. Du lịch khám phá, thể thao mạo hiểm
Tiềm năng để phát triển loại hình du lịch thể thao ở Cát Bà là rất lớn. Địa phương đã
và đang sở hữu một số loại hình du lịch thể thao có sức hút lớn đối với du khách như:
du lịch golf, hoạt động dã ngoại, đi bộ, đạp xe khám phá các điểm đến du lịch,
trekking, leo núi mạo hiểm, chèo thuyền kayak, đua thuyền, dù lượn,...
Một số sản phẩm du lịch khám phá, thể thao mạo hiểm: Leo vách núi tại khu vực Việt
Hải và trên một số đảo nhỏ ở vịnh Lan Hạ; Lặn biển ở khu vực hòn Tai Kéo, Ba
Rang...; Chèo thuyền Kayak ở Vinh Lan Hạ.
Hạn chế còn tồn tại: chưa có sự quan tâm và đầu tư của các cấp chính quyền cũng như
các đơn vị kinh doanh du lịch mạo hiểm dẫn đến sự phát triển của loại hình du lịch này
chưa tương xứng với tiềm năng to lớn tại Cát Bà. Nhiều đơn vị tổ chức và kinh doanh
du lịch mạo hiểm tự phát, thiếu trách nhiệm với điểm đến, chưa chuyên nghiệp và hiểu
biết về loại
hình du lịch này còn hạn chế cho nên chưa tạo được hiệu quả cao.
3.1.4. Du lịch văn hóa
Một số sản phẩm du lịch văn hóa: Lễ hội ngày Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Bà - Cát
Hải, Lễ cầu Ngư (31- 3 dương lịch); Lễ hội cầu tài cầu lộc đầu năm Đền Hiền Hào
(12-1 âm lịch)…
Hạn chế còn tồn tại: quy mô lễ hội không lớn. Bên cạnh đó, không có khu vui chơi giải
trí tổng hợp có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách, đây là một trong
những nguyên nhân không giữ được khách lưu lại dài ngày.
3.1.5. Du lịch MICE
- Chủ yếu nhà hàng vừa và nhỏ chưa đủ năng lực phục vụ đoàn khách MICE lớn.

7
Hệ thống phòng họp, hội nghị, hội thảo của các khách sạn 3 sao trở lên được nâng cấp
hoặc xây mới đều có phòng hội thảo, về cơ bản đáp ứng được khách du lịch MICE ở
mức trung bình.
3.2. Khách du lịch tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
Theo thống kê năm 2022, khách du lịch đến với Cát Bà nói riêng và huyện Cát Hải
(Hải Phòng) nói chung trong tháng 6 ước đạt 602.560 lượt 2, 6 tháng ước đạt 922.060
lượt, đạt 59% kế hoạch HĐND huyện giao, tăng 510% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 6 năm 2022 ước đạt 549,5 tỉ đồng,
lũy kế 6 tháng ước đạt 818,1 tỉ đồng, đạt 68,2% kế hoạch và tăng 522,6% so với cùng
kỳ năm 2021.
Khách du lịch đến từ nước ngoài thường tới Cát Bà vào tháng 11 tới tháng 3 để hưởng
thụ tiết trời ấm áp. Còn khách du lịch trong nước thì ngược lại, họ thường tới vào
tháng 4 tới tháng 10 để tránh nóng.
Khách du lịch đến Cát Bà với mục đích nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, phục hồi sức khỏe
chiếm tỉ lệ cao nhất là 45%; du khách đến Cát Bà với mục đích vui chơi giải trí chiếm
tỉ lệ 33%, các mục đích còn lại như: tham quan, tìm hiểu văn hóa- đời sống cộng đồng;
du lịch tâm linh và du lịch thăm thân chiếm tổng tỉ lệ là 22%. Các số liệu trên đã chỉ ra
rằng, xu hướng du lịch hàng đầu hiện nay của du khách khi đến với Cát Bà là để thực
hiện mục đích nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
3.3. Cơ sở lưu trú tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch đến thời điểm năm
2020 gồm: 314 khách sạn, nhà nghỉ tại khu du lịch Cát Bà và các xã, thị trấn thuộc
huyện Cát Hải.
3.4. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
3.4.1. Strengths (Điểm mạnh)
Thứ nhất, về tài nguyên du lịch tự nhiên. Cát Bà có tài nguyên du lịch tự nhiên vô
cùng đa dạng: hệ sinh thái biển, rừng nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, hệ
thống hang động núi đá vôi... ngoài ra còn có hệ thống rạn san hô đã góp phần giúp
Cát Bà trở thành điểm đến thu hút khách du lịch.
Thứ hai, về tài nguyên du lịch nhân văn. Hiện nay đảo Cát Bà có 11 di tích được xếp
hạng, trong đó có 3 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Ngoài những di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh, Cát Bà còn rất nhiều lễ hội gắn liền với biển.
Thứ ba, về nguồn nhân lực. Theo thống kê, Cát Bà có dân số trẻ, những người ở độ
tuổi lao động có tỉ lệ cao. Cát Bà có nguồn dân lực dồi dào phục vụ cho du lịch.
Thứ tư, về cơ sở vật chất tài chính. Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật: đường giao thông, điện nước được đầu tư và ngày càng hoàn thiện.
3.4.2. Weaknesses (Điểm yếu)
Thứ nhất, thiếu các chương trình du lịch hấp dẫn
Thứ hai, chưa có sân bay lớn cũng như các chuyến bay dài, các dịch vụ về tàu thủy
chưa đa dạng

8
Thứ ba, không có nhiều các khách sạn cũng như chuỗi khách sạn cao cấp, có ít nhà
hàng ăn ngon.
Thứ tư, nhiều quán bar, sàn nhảy ầm ĩ, không nhiều các hoạt động vui chơi giải trí,
không có trang web chính thức, tờ rơi, bản đồ, trung tâm thông tin.
Thứ năm, chính quyền địa phương không tuân thủ chặt chẽ quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch.
Thứ sáu, lực lượng lao động tuy dồi dào những chất lượng chưa được đảm bảo.
Thứ bảy, không có các mặt hàng lưu niệm đặc trưng.
Thứ tám, ít các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương.
3.4.3. Opportunities (Cơ hội)
 Cơ hội phát triển du lịch sinh thái ở đảo Cát Bà dựa vào những tài nguyên du
lịch có sẵn.
Quần đảo Cát Bà hội tụ các danh hiệu quốc gia và quốc tế gồm: Danh lam thắng cảnh
và Di tích quốc gia đặc biệt, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Vườn quốc gia, Khu Bảo
tồn biển. Cát Bà còn là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.
 Phát triển cơ sở vật chất
Tại Cát Bà, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất lên đến
85,37%, nguồn vốn địa phương quản lý là 3,3%; nguồn vốn thành phố đầu tư là
10,13% và do Trung ương đầu tư là 1,2% tổng nguồn vốn có tại địa phương. Những
dự án này tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng du lịch biển, những cơ sở lưu trú, giao
thông, cấc dịch vụ giải trí, phục vụ cho khách du lịch. Từ đó giúp Cát Bà ngày càng
phát triển, thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
3.4.4. Threats (Thách thức)
Thứ nhất, ô nhiễm môi trường
Thứ hai, nạn tàn phá rừng
Thứ ba, quy hoạch đô thị không phù hợp
Thứ tư, nhận thức hiện nay về đảo Cát Bà trong khách du lịch còn rất hạn chế
3.5. Tiểu kết chương 3
Có thể thấy du lịch Cát Bà hiện nay còn gặp nhiều thách thức lớn như cạnh tranh giữa
các điểm đến, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được lượng khách, ô nhiễm môi trường…
Với tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú như vậy đòi hỏi cần phải có phương án
phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng sẵn có tại nơi đây.

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TOUR DU


LỊCH SINH TỒN TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÁT BÀ
4.1. Cơ sở xây dựng phương án
4.1.1. Cơ sở khoa học
Theo cơ sở khái niệm về du lịch và định nghĩa về sinh tồn, có thể hiểu như sau: Du
lịch sinh tồn là sự kết hợp du lịch với những chương trình, hoạt động liên quan đến
9
sinh tồn tự nhiên. Các sản phẩm, chương trình du lịch sinh tồn được thiết kế không
nằm ngoài mục đích giúp con người học tập, áp dụng những kỹ năng sống cơ bản (kỹ
năng sinh tồn) trong không gian và khoảng thời gian nhất định.
Một số điểm khác biệt của một chương trình du lịch sinh tồn:
 Chương trình có nhiều cấp độ từ dễ đến khó
 Yêu cầu về đối tượng tham gia: có thể trạng tốt, ưa thích thử thách, trải
nghiệm,...
 Đội ngũ nhân viên cùng đồng hành: đội ngũ y tế, các chuyên gia/ người hướng
dẫn cùng tham gia chương trình. Tuy nhiên, người tham gia sẽ không nhận
được sự giúp đỡ mọi lúc mọi nơi, mà chỉ nhận được những hỗ trợ khi thực sự
cần thiết
 Khách hàng được tham gia vào buổi huấn luyện trước chương trình
 Khách hàng được cung cấp một số vật dụng cần thiết để tự “sinh tồn” trong
khoảng thời gian và không gian nhất định theo nội dung và cấp độ của chương
trình
 Lịch trình linh hoạt, không cố định
 Các hoạt động diễn ra trong chương trình được giám sát nghiêm ngặt, đảm bảo
không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Những nguyên tắc xây dựng sản phẩm như sau:
 Đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe và tính mạng người tham gia
 Các hoạt động diễn ra trong chương trình đảm bảo tính pháp lý, đồng thời
không gây tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và cộng đồng địa phương
 Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội; phải phù
hợp với địa phương, phù hợp với quy hoạch mà địa phương giao cho, sự phát
triển đó mới bền vững và lâu dài.
 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển sản phẩm
 Đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực
 Tham khảo ý kiến của các bên liên quan và cộng đồng dân cư, các tổ chức trong
và ngoài nước, phi chính phủ, chính phủ với các ý kiến cho việc xây dựng và
phát triển sản phẩm, ... chia sẻ lợi ích của các bên nhằm mục đích hài hòa về lợi
ích trong quá trình thực hiện.
- Một số điều kiện không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm của loại
hình này. Cụ thể như sau:
 Về pháp luật: cần có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền và sự hợp tác
của cộng đồng địa phương
 Về không gian tổ chức: ưu tiên khu vực có địa hình và hệ sinh thái đa dạng
(rừng, núi, ...) có nguồn nước ngọt, đảm bảo an toàn tính mạng cho người tham
gia.
 Về nhân lực: đội ngũ nhân viên y tế, cứu hộ, chuyên gia, người hướng dẫn có
trình độ chuyên môn cao, thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp.
 Về vốn: nguồn vốn cần có cho các chi phí bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, cộng
đồng địa phương, chi phí cho nhân lực, trang thiết bị, bảo hiểm, ...

10
4.1.2. Cơ sở thực tiễn
Du lịch sinh tồn là loại hình du lịch mới nhưng rất được những người yêu thích thiên
nhiên, khám phá, mạo hiểm ưu chuộng. Trên thế giới đã có nhiều công ty đã và đang
khai thác mô hình du lịch này. Một số doanh nghiệp với các sản phẩm du lịch sinh tồn
nổi bật như:
 Docastaway
 Incredible Adventures – Basic survival
 Blacktomato – Get lost
Tại Việt Nam, đây là loại hình du lịch mới lạ và chưa phổ biển. Phần lớn tour “sinh
tồn” Việt Nam hiện chỉ là các tour du lịch dã ngoại kết hợp các “trải nghiệm sinh tồn”
như kiếm củi, bắt cá, nấu cơm ngoài trời. Lấy ví dụ là tour “Hà Nội – Son - Bá-Mười”
của Vietmountain Travel, các trải nghiệm sinh tồn của khách du lịch chỉ diễn ra trong
khoảng hơn 2 giờ dưới dạng các trò chơi teambuilding. Trích từ lịch trình ngày 1 của
tour:
- “15h00:  Tập trung tại sân cỏ ngoài trời, chơi các trò chơi teambuilding vui vẻ
“Trải nghiệm sinh tồn” vượt qua thử thách tại các trạm trải nghiệm.
- 17h00: Quý khách chia team chuẩn bị bữa tối với các món ăn
- Là KDTSQ thế giới, Cát Bà có tài nguyên du lịch tự nhiên có thể đáp ứng điều kiện
xây dựng mô hình du lịch sinh tồn. 
 Môi trường sinh tồn: rừng mưa nhiệt đới, hạng động, núi đá vôi, bờ biển, các
đảo nhỏ hoang sơ; nơi đây hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu, sở thích khác
nhau của khách hàng về lựa chọn môi trường sinh tồn.
 Hệ thống động thực vật phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thức ăn
của người tham gia tour
 Đảo có dân cư thưa thớt, mật độ dân số khoảng 100 người/km2, tập trung tại thị
trấn Cát Bà, phù hợp cho trải nghiệm hoang dã của du khách tại các đảo nhỏ
xung quanh.
4.2. Nội dung phương án
 Ý tưởng chủ đạo:
Xây dựng một chương trình sinh tồn thực tế nơi du khách có thể tự tạo nên câu chuyện
về chuyến phiêu lưu của riêng mình. Chương trình sinh tồn này yêu cầu du khách phải
tự làm tất cả, phải hiểu rõ tự nhiên, biết cách tận dụng những thứ có sẵn và cả cách xử
lý cách tình huống bất ngờ.
 Đối tượng khách hàng: trên 18 tuổi, yêu thích mạo hiểm, khám phá thiên nhiên,
thể lực tốt và có kiến thức nhất định về các hoạt động trekking cũng như sinh
tồn.
 Số lượng khách tham gia 1 tour: tối đa 10 người.
 Độ dài tour: Từ 5-7 ngày, trong đó dành 3-5 ngày cho trải nghiệm sinh tồn.
 Chương trình mẫu:

Ngày 1 Đón khách, tập trung di chuyển về khách sạn.

11
Tổ chức dạy các kĩ năng sinh tồn cơ bản: định hướng, đánh lửa, tìm nguồn
nước, thức ăn, sử dụng các công cụ…

Sáng sớm ngày tiếp theo, tập trung đưa khách đến nơi sinh tồn. Khách sẽ
Ngày 2 – tự trải qua 3-5 ngày sinh tồn tại đây. Trưa ngày cuối cùng, tất cả khách
trưa ngày 6 hàng hoàn thành thử thách được đưa trở lại khách sạn nghỉ ngơi, chuẩn bị
cho tiệc chúc mừng.

Tổ chức gala dinner chúc mừng khách hàng hoàn thành thử thách: thưởng
thức bữa ăn, tổng kết, chia sẻ về trải nghiệm sinh tồn, xem lại những
Tối ngày 6
khoảnh khắc nổi bật của hành trình, trao giấy chứng nhận và quà tặng cho
khách hàng.

Tổ chức cho khách hàng tham quan đảo Cát Bà (đoạn này ý t kiểu cho họ
Ngày 7 xem nếu kphai sinh tồn thì nó đẹp như nào:v kbiet ổn k)
Trả khách tại điểm tập trung/sân bay. Kết thúc hành trình.

 Các cấp độ của trải nghiệm:

Cấp độ Dễ Trung Bình Khó

Thời gian 3 ngày 4 ngày 5 ngày


sinh tồn

Môi trường sinh tồn Môi trường sinh tồn khó Môi trường sinh tồn
khá an toàn, dễ dàng khăn khắc nghiệt
Có thể được đội ngũ Ít nhận được hướng dẫn Không nhận được sự
hỗ trợ hướng dẫn sinh sinh tồn của đội ngũ hỗ hướng dẫn từ đội ngũ
tồn nhiều hơn trợ hỗ trợ về cách sinh tồn,
Đặc điểm Ngoài dung cụ cơ bản Được cung cấp dụng cụ xử lý trừ trường hợp
còn được cung cấp cơ bản và ít dụng cụ bổ khẩn cấp, đặc biệt (thời
thêm 1 số dụng cụ bổ sung hơn mức độ dễ tiết cực đoan, đoàn có
sung người có vấn đề sức
khỏe nghiêm trọng..)
Chỉ được cung cấp các
dụng cụ cơ bản

12

You might also like