You are on page 1of 37

NGUỒN LỢI CÁ BIỂN

GVHD: Trần Văn Phước


01
GIỚI THIỆU
1. GIỚI THIỆU
• Việt Nam có khi hậu gió mùa, thời tiết, môi trường, địa hình phân hóa rất rõ ràng. Với
độ dài bờ biển là 3.260 km, vùng biển Việt Nam là một trong những khu vực có nguồn
lợi hải sản phong phú trên thế giới và có tính đa dạng sinh học cao.
• Theo một số công trình nghiên cứu đã công bố, ở vùng biển Việt Nam có khoảng 2.458
loài cá thuộc 206 họ và nhiều loài hải sản khác ngoài cá, trữ lượng nguồn lợi hải sản
biển nước ta ước tính khoảng 4,18 triệu tấn (không tính trữ lượng mực, tôm biển, các
loài động vật đáy và rong biển sống ở vùng triều ven bờ)
• Nguồn lợi cá biển có thành phần loại đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo
nguồn lợi cao. Tính hợp đàn của cá biển không cao (đàn nhỏ chiếm 84%, đàn vừa 15%,
đàn lớn 0,7%, đàn rất lớn chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng số đàn quan sát được), do vậy
nguồn lợi cá mang tính phân tán, tản mạn.
1. GIỚI THIỆU
• Trên cơ sở đặc điểm địa hình, điều kiện vật lí hải dương và khu hệ sinh vật,
có thể chia vùng biển Việt Nam thành 4 khu vực khai thác các biển chính:
vịnh Bắc Bộ, biển Miền Trung, biển Miền Đông Nam Bộ và vịnh Thái Lan.

• Khu hệ cá chính của vịnh Bắc Bộ là các loài ven bờ, không di cư ra khỏi
vịnh. Đoàn khảo sát Việt - Xô (1981 - 85) đã xác định được ở đây có 961
loài cá, trong đó có 60 loài cá kinh tế, thuộc 4 nhóm sinh thái chính: nhóm
cá tầng trên (trích, lẹp, thu, khế, chim trắng, chim đen, vv.), nhóm cá đáy (cá
đuối, bơn, bống biển, vv.) và nhóm cá san hô (cá bướm, mú, nóc, vv.).
1. GIỚI THIỆU
• Biển Miền Trung có thềm lục địa hẹp, đáy dốc, đường đẳng sâu 200 m nằm
gần bờ. Đoàn khảo sát Việt - Xô đã đánh bắt được ở đây 177 loài cá, thuộc
81 họ, chủ yếu là cá nổi (cá ven bờ và cá đại dương) và cá tầng giữa; sản
lượng cao có các loài cá mú, cá hố, cá thu hố, cá mối

• Biển Miền Đông Nam Bộ có thềm lục địa rộng, tiềm năng khai thác lớn,
nhiều bãi cá chất lượng tốt, sản lượng cao. Đoàn khảo sát Việt - Xô đã bắt
được ở đây 369 loài cá thuộc 105 họ, có sản lượng cao hơn cả là cá mối, cá
nục, cá trác, cá khế, vv.
1. GIỚI THIỆU
• Vịnh Thái Lan có đáy nông, bằng phẳng. Đoàn khảo sát Việt - Xô đã đánh
bắt được 271 loài cá, thuộc 71 họ, sản lượng cao hơn cả là cá liệt, cá khế.
Ngoài ra, còn phát hiện được 4 bãi cá trên các gò nổi vùng biển sâu ngoài
khơi Việt Nam với trữ lượng cá đáng kể.
• Nguồn lợi cá biển của các khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
cũng rất phong phú nhưng chưa được nghiên cứu kĩ. Biến động trong sự
phân bố cá trong từng khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông
bắc và tây nam.
• Ngoài ra, cá còn nhiều biến động theo quy luật ngày đêm: ban ngày, tập
trung thành đàn nhiều hơn ban đêm, sản lượng khai thác ban ngày cao hơn
ban đêm 18 - 28%. Phần lớn các loài cá kinh tế chính ở biển Việt Nam đều là
cá định cư (địa phương), chúng di cư gần (từ bờ ra khơi và ngược lại) chỉ để
kiếm mồi hoặc đi đẻ. Các loài cá mang tính đại dương di cư xa hơn, thường
dọc bờ biển theo tuyến bắc nam, biến động theo mùa
1. GIỚI THIỆU
• Nguồn lợi cá biển mang vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và
phát triển kinh tế thủy sản, đảm bảo cho sự cân bằng sinh học cho thủy vực,
cung cấp thực phẩm cho cuộc sống cộng đồng.

• Không những vậy, nguồn lợi cá biển còn mang vai trò quan trọng trong kinh
tế, là công việc, thu nhập chính của nhiều ngư dân. Nắm giữ vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nông thôn cũng như kinh tế cả nước.

• Nguồn lợi cá biển đang bị khai thác quá mức, triệt để và quy hoạch kém
khiến nguồn lợi thủy sản nói chung cũng như nguồn lợi cá biển nói riêng ở
nước ta đang suy giảm đáng kể. Vì vậy, việc đề suất ra các giải pháp bảo vệ
nguồn lợi cá biển là rất cần thiết nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nghề cá
Một số loài cá chủ đạo

Cá ngừ Cá mối

Cá bạc má Cán nục


Một số loài cá chủ đạo

Cá hố Cá mú

Cá thu Cá cơm
02
HIỆN TRẠNG
Hiện trạng

• Theo số liệu 1994, trong các vùng cửa sông nước ta có khoảng 580 loài thuộc 110 họ, 25 bộ

• Theo số liệu 2003, tổng trữ lượng cá biển Việt Nam vào khoảng 3.072.000 tấn, khả năng khai thác là
1.426.500 tấn

• Theo số liệu 2005, biển nước ta có khoảng 2.527 loài, 230 họ, 41 bộ cá ở thềm lục địa
Hiện trạng
Giai đoạn 2010 - 2019, nuôi biển đã có những
bước phát triển đáng kể, diện tích và sản lượng đã
không ngừng tăng. Cụ thể, tổng diện tích nuôi
biển năm 2010 đạt 38.800 ha, đến năm 2019 đạt
trên 256.000 ha với tốc độ tăng trưởng bình quân
đạt 23,3%/năm. Năm 2010, sản lượng nuôi biển
chỉ đạt hơn 156.000 tấn, đến năm 2019 đạt gần
598.000 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân
16%/năm.
Hiện trạng
Các loài cá biển có giá trị kinh tế cao như: cá bớp, cá mú trân châu, cá chim, cá thu,....

Cá bớp Cá mú trân trâu Cá chim


Hiện trạng
Một số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng

Cá chình hoa Cá cháo biển Cá măng sữa


03
VẤN ĐỀ BẤT CẬP
1.Vấn đề khai thác và nhận thức người dân

• Khai thác triệt để, dùng các loại hóa chất độc hại, bom mìn, thuốc nổ,
điện ,khai thác trắng đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nguồn lợi cá nước
mặn, hủy diệt môi trường và làm mất khả năng khôi phục quần thể loài
• Nếu duy trì phương pháp đánh cá này thì sẽ làm cho nhiều loại cá bắt
đầu quá trình tuyệt chủng. Ý thức của người dân còn kém nên vẫn có
người sử dụng các phương pháp độc hại và gây tổn thất lớn như vậy để
đánh bắt và khai thác cá biển
2. Vấn đề quy hoạch và quản lý
• Các quy định về khai thác, phân vùng và mùa vụ khai thác còn nhiều bất cập,
chưa được giải quyết triệt để, quản lý kém còn nhiều thiếu xót,... từ đó gây ra tình
trạng đánh bắt tràn lan, vượt quá mức cho phép, không đồng nhất ảnh hưởng nặng
nề đến nguồn lợi thủy sản
3. Vấn đề về trình độ-vốn-rủi ro
• Thiên tai bão lũ, rủi ro, trình độ lao động còn thấp, hạn chế về mặt tài chính đã và
đang tác động nhiều đến các hộ dân khai thác thủy sản, từ đó sản lượng và chất
lượng thấp, làm suy giảm nguồn tài nguyên
4. Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu

• Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, hủy hoại môi trường sống và môi trường
sinh sản của nguồn lợi cá biển, biến đổi khí hậu toàn cầu… cũng tác
động rất lớn đến nguồn lợi cá biển nói riêng và thủy sản nói chung
5. Tác động của NTTS đến nguồn lợi cá biển, hải sản

 Làm mất hoặc ô nhiễm nơi sinh sản, nơi sinh trưởng, nơi trú ngụ và kiếm
ăn của các loài cá
 Cả con bố mẹ và con giống cá đều bị khai thác triệt để và cạn kiệt
 Các loài cá biển và thân mềm, nhuyễn thể, giáp xác bị khai thác quá mức
 Thải nước trực tiếp ra các kênh thủy lợi hoặc xả trực tiếp ra biển khiến
nguy cơ lây lan dịch bệnh, vừa gây ô nhiễm trực tiếp cho nguồn nước
ngầm
5. Tác động của NTTS đến nguồn lợi cá biển, hải sản
04
GIẢI PHÁP
1. NÂNG CAO NHẬN THỨC NGƯỜI DÂN
 Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường, phổ cập
kiến thức bảo vệ nguồn lợi và khuyến cáo người dân thực hiện.

 Tích cực phát động những hành động như dọn dẹp vệ sinh, rác thải ở vùng biển.

 Ngoài ra cần phải mở các diễn đàn, hội thảo, các cuộc thi về biển đảo nhằm tuyên
truyền cho người dân, có các hình thức khuyến khích và cổ vũ thích hợp…
1. NÂNG CAO NHẬN THỨC NGƯỜI DÂN
2. CẢI THIỆN QUY HOẠCH, QUẢN LÝ KHAI THÁC

 Qui hoạch hợp lí và khai thác cá đúng với mùa vụ, đồng loạt làm sản lượng cá
tăng nhưng không ảnh hưởng đến nguồn lợi và chất lượng sản phẩm phải được cải
thiện.

 Cần xử phạt nặng các hành vi khai thác quá mức, tràn lan không đúng tiêu chuẩn
và pháp luật. Nâng cao các chế tài xử phạt răn đe các hành vi vi phạm
2. CẢI THIỆN QUY HOẠCH, QUẢN LÝ KHAI THÁC
3. GIẢI THIỂU NGUỒN NƯỚC VÀ Ô NGHIỄM MÔI TRƯỜNG

 Tích cực giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường bằng việc xây
dựng hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.

 Phải đổ rác và chất thái đúng nơi qui định, xử lí nghiêm các hành vi xả nước thải
chưa qua xử lí ra môi trường và dọn vệ sinh các vùng bị ô nhiễm… Tăng cường
kiểm tra, thanh tra, giám sát về tình trạng xử lí nước thải để kịp thời đưa ra các
biện pháp để khắc phục những vấn đề làm ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó
cần đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải,
lệ phí ô nhiễm.
4. XÂY DỰNG CÁC KHU BẢO TỒN VÀ TÁI TẠO MÔI TRƯỜNG

 Để công tác bảo tồn biển có hiệu quả thì cần phải xây dựng các cơ chế, chính sách
đảm bảo phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phương ven biển.

 Ngoài ra cần phải tái tạo và phục hồi môi trường sống và sinh sản của cá, xây
dựng các khu bảo tồn, các khu cấm khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi cá biển, tăng
khả năng tái tạo quần đàn của khu hệ cá biển.
4. XÂY DỰNG CÁC KHU BẢO TỒN VÀ TÁI TẠO MÔI TRƯỜNG

Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm Khu bảo tồn biển Phú Quốc
5. NGĂN CHẶN NHỮNG HÀNH VI ĐÁNH BẮT MANG TÍNH HỦY DIỆT

 Ngăn chặn và có biện pháp cưỡng chế phù hợp với những hành vi đánh bắt hủy
diệt.

 Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển.

 Nghiêm cấm đánh bắt cá biển bằng điện, dùng thuốc nổ, chất độc, hóa chất độc
hại và lưới mắt nhỏ.
6. HỖ TRỢ VÀ ĐÁNH BẮT XA BỜ HỢP LÝ

 Để cải thiện tình hình, tận dụng triệt để tiềm năng lợi thế phát triển nuôi biển, bên
cạnh các định hướng về quy hoạch ngành nghề, cần thiết lập khung chính sách hỗ
trợ thu hút đầu tư phát triển cộng đồng doanh nghiệp nuôi biển từ các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
 Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp phát triển các chuỗi giá trị nuôi biển có cơ chế
khuyến khích tích hợp đa ngành và hợp tác quốc tế để tranh thủ công nghệ hiện
đại phục vụ cho nuôi biển công nghiệp, hướng đến nuôi biển công nghiệp xa bờ
6. HỖ TRỢ VÀ ĐÁNH BẮT XA BỜ HỢP LÝ

Bàn giao tàu vỏ thép 800cv cho Tàu của ngư dân Quảng Trị được đóng
ngư dân theo chính sách hỗ trợ
6. HỖ TRỢ VÀ ĐÁNH BẮT XA BỜ HỢP LÝ

 Từ đó từng bước khắc phục hạn chế, bất cập để nuôi biển có thể tham gia vào
chuỗi giá trị cao, hạn chế khai thác tài nguyên, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu
cho chế biến và xuất khẩu thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần
phát triển bền vững nghề cá.
6. QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ GIÁM SÁT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 Việc nuôi trồng thủy sản một cách tự phát, thiếu quản lí và qui hoạch dễ dẫn đến ô
nhiễm môi trường biển, phá hoại các khu vực cư trú và sinh sản tự nhiên của cá,
rối loạn sinh thái gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi cá biển Việt Nam.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỰNG NGHỀ NUÔI Ở VIỆT NAM TỪ NAY
ĐẾN 2030

 Phát triển nuôi cá biển bao gồm nuôi trên lồng bè đơn giản, đầu tư thấp phân tán
trong các eo vịnh cửa sông ven biển, nuôi lồng bè tập trung qui mô công nghiệp ở
các vùng vịnh bán kính xa bờ ở một số tỉnh trọng điểm (Quảng Ninh, Phú Yên,
Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang) và nuôi trong ao đất nước mặn, nước lợ.
 Nuôi đa loài, ưu tiên một số loài có giá trị cao, sản lượng lớn, có thể chế biến xuất
khẩu (cá giò, cá tráp, cá hồng Mỹ, cá hồng bạc...).
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỰNG NGHỀ NUÔI Ở VIỆT NAM TỪ NAY
ĐẾN 2030
 Phát triển nuôi cá biển trên tất cả các khu vực được quy hoạch, từng bước nâng dần mật độ
lồng bè, năng suất và sản lượng của từng khu vực khi đã đáp ứng được yêu cầu về con
giống, thức ăn và nhu cầu thị trường.

 Kết hợp nuôi cá biển với phát triển nuôi tổng hợp đa đối tượng trên cùng một khu vực:
nhuyễn thể (vẹm xanh, ốc hương, hầu biển...) rong biển (rong câu, rong sụn...) để phát huy
hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và bền vững với môi trường, giảm nguy cơ dịch
bệnh. Diện tích đặt lồng bè nuôi cá biển không vượt quá 10% diện tích có thể nuôi. Các khu
vực nuôi bao gồm các cụm lồng bè riêng biệt, diện tích mỗi cụm không quá 1 ha lồng bè, các
cụm cách nhau từ 500-1000m. Các đối tượng khác được nuôi xen kẽ với tỷ lệ xác định theo
mô hình nuôi tổng hợp.
THANKS FOR
WATCHING!!!

You might also like