You are on page 1of 10

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN MÔI TRƯỜNG HÀNG HẢI

1. The concept of the environment; marine environment?


- Môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
trao đổi chất hay các hành vi của con người và các cơ thể sống hay các loài, bao
gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác
- Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển,
bao gồm ánh sáng, không khí trên biển, nước biển, đất tại đáy biển (trầm tích
biển) và các cơ thể sống trong biển.
2. What is sustainable development?
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường
3. What are the solutions to reduce greenhouse gas emissions?
- Tổ chức thực hiện các hoạt động giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xây
dựng lộ trình, phương án giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều
kiện quốc gia theo cam kết quốc tế;
- Kiểm kê khí nhà kính và thực hiện đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn cấp cơ sở, cấp ngành, lĩnh vực và cấp quốc gia
- Kiểm tra tuân thủ các quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải,
thực hiện theo cơ chế, phương thức hợp tác về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính.
- Triển khai, xây dựng các cơ chế, phương thức hợp tác giữa các quốc gia về việc
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp theo quy định của pháp luật và điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Phát triển thị trường Carbon trong nước.
Bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh, Sử dụng năng lượng đúng cách, Sử dụng
năng lượng sạch, Cải tạo nâng cấp hạ tầng, Sử dụng phương tiện giao thông
công cộng, Tái sử dụng và tái chế, Đầu tư công nghệ sạch vào sản xuất,Tuyên
truyền, nâng cao ý thức,Ưu tiên dùng hàng Việt Nam chất lượng cao,Tiết kiệm
giấy
4. What is marine ecosystem and biodiversity?
- Hệ sinh thái biển là hệ sinh thái thủy sinh lớn nhất trên thế giới bao gồm đại
dương, ruộng muối, và hệ sinh thái bãi triều, cửa sông, thực vật ngập mặn và
các rạn san hô ngầm, biển sâu và sinh vật đáy
- Các hệ sinh thái biển và ven biển có các giá trị dịch vụ rất quan trọng như điều
chỉnh khí hậu, điều hòa dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các quá trình
sinh địa hóa, nhiều khu vực của HST còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu
trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà còn từ ngoài
khơi vào theo mùa, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
- Đa dạng sinh học: đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình
thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ
sinh thái
5. What are the characteristics and roles and benefits of coral reef
ecosystems?
- Rạn san hô là tập hợp các cá thể hữu cơ có hình dạng khác nhau gọi là Polyp.
Rạn san hô phát triển là do các polyp hấp thụ vôi và tạo ra các xương san hô
vươn ra cả lên phía trên cả ra xung quanh.
- Năng suất và tính đa dạng: - Productivity and diversity:
- Hiệu suất sinh sản sơ cấp của một rạn san hô là rất cao, giá trị cao nhất trên
mỗi mét vuông ở mức 5-10g/m2 /ngày.
- Các rạn san hô là nơi trú ngụ của nhiều loài cá nhiệt đới hoặc một số loài cá
chuyên sống trong rạn san hô như cá thia, cá mó…theo nghiên cứu có 4000 loài
cá sống tại rạn san hô.
- Các rạn san hô thường tồn tại ở các khu vực có mức dinh dưỡng thấp và
thường tồn tại cùng với các khu vực rừng ngập mặn hay thảm cỏ biển gần đó.
Rừng ngập mặn hay thảm cỏ biển cung cấp chất dinh dưỡng cho rạn san hô còn
rạn san hô bảo vệ rừng ngập mặn hay thảm cỏ biển khỏi các tác dụng của sóng.
• Vai trò, lợi ích của rạn san hô: Role and benefits of coral reefs:
-Do đa dạng sinh học lớn của các rạn san hô nên rạn san hô có vai trò đặc biệt
quan trọng trong hệ sinh thái biển.
-Là nhà của nhiều loài sinh vật khác, trong đó có bọt biển, một số loài thích ti
(san hô và sứa), giun…, một số loài lấy trực tiếp lấy san hô làm thức ăn.
- Ngoài ra rạn san hô còn có tác dụng chắn sóng tự nhiên, làm lắng đọng trầm
tích, làm vật liệu xây dựng, làm thuốc và là tài nguyên du lịch
6. Can you tell us, propose solutions to protect and develop coral reef
ecosystems?
Nguyên nhân suy thoái:
Do Con người
- Các hoạt động của con người tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất và duy nhất
đối với các rạn san hô trong các đại dương của Trái Đất. Cụ thể, sự ô nhiễm, Lạm
dụng nghề cá và hoạt động giao thông hàng hải
Do tự nhiên
- Có nhiều nhân tố, trong đó có vai trò của các đại dương như chìm lún
điôxít cacbon, các thay đổi trong khí quyển Trái Đất, tia cực tím, sự axít hóa đại
dương, virus sinh học, ảnh hưởng của bão cát, các chất ô nhiễm khác nhau, ảnh
hưởng của sự bùng nổ tảo v.v.
- Một trong những giải pháp bảo tồn và khôi phục các rạn san hô là hạn chế
đánh bắt cá.
- Hiện nay nhiều chính phủ cấm lấy san hô từ các rạn san hô để giảm thiệt hại
do những người lặn dùng bình dưỡng khí.
- Một phương pháp bảo tồn các rạn san sô ven biển đã ngày càng trở nên nổi
trội là việc tổ chức các khu bảo tồn biển. Các khu bảo tồn này đã được thành lập
ở Đông Nam Á và nhiều nơi khác trên thế giới nhằm nỗ lực khuyến khích quản lý
có trách nhiệm và bảo vệ sinh thái.
- Có thể khôi phục các rạn san hô bằng phương pháp nuôi, cấy.
7. Tell us about the characteristics and roles and benefits of seagrass bed
ecosystems?
• Thảm có biển là các loại thực vật biển có cấu trúc chính tương tự như các loại
thực vật trên cạn. Chúng có lá hình oval hoặc hình đai, dài, mầu xanh, mọc
thành từng đám như cỏ trên cạn và nở hoa nhỏ xíu.
• Điều kiện tồn tại và phát triển: cần chất dinh dưỡng và ánh sáng vì vậy
chúng thường mọc ở vùng ven biển nhiệt đới và ôn đới tại vùng nước khá nông,
sạch, độ chiếu sáng tốt và không có tác động sóng mạnh.
• Năng suất: là một trong những hệ sinh thái có năng suất cao nhất .Có đa
dạng sinh học và sản lượng sinh khối lớn. Đây là nơi ngụ cư của nhiều loại cá,
tôm, cua và nhiều loại hải sản khác.
• Chức năng: có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ sinh thái vùng ven bờ, làm
giảm tốc độ dòng chảy, tạo điều kiện cho bùn cát lắng đọng, làm ổn định đáy,
chóng xói mòn, là nơi ngụ cư của nhiều loại sinh vật biển, cung cấp oxy cho
nước biển, tốc độ sinh sản sơ cấp của thảm có biển rất cao.
- Nguyên nhân suy thoái: Do phú dưỡng nước biển, bùng nổ của tảo biển,
tăng độ đục của nước làm giảm ánh sáng trong biển, các hoạt động phá hoại
như nạo vét, khai thác bùn hoặc lấn biển, hoạt động đánh bắt quá mức.
8. Please tell us, propose measures to protect and develop seagrass bed
ecosystems?
- Các giải pháp bảo vệ:
- Các giải pháp bảo vệ cỏ biển là giảm lượng dinh dưỡng thải vào nước biển và
mức ô nhiễm, xây dựng các khu bảo tồn biển và trồng lại cỏ biển.
- Protection solutions: Seagrass protection solutions are reducing the amount of
nutrients released into seawater and pollution levels, building marine protected
areas and replanting seagrasses.
- Trồng cỏ biển trong các bể sinh cảnh, aquarium làm tăng sự đa dạng, hài hoà
của sinh cảnh và bền vững của bể nuôi như là một tiểu hệ sinh thái.
- Di trồng phục hồi trong tự nhiên như là một biện pháp gia tăng đa dạng sinh
học, gia tăng nguồn lợi, gia tăng sản lượng sinh vật cho một vùng biển và các
vùng lân cận do nguồn giống các sinh vật non trong thảm cỏ biển được phát tán
9. Can you tell us about the characteristics and roles and benefits of the
mangrove ecosystem?
- Rừng ngập mặn (RNM) bao gồm các loài thực vật bậc cao (sú, vẹt, mắm, đước,
bần,…) nhưng có khả năng sống trong vùng nước mặn
• Đặc điểm: Phát triển rất nhanh và mọc ở những vùng bờ biển có thuỷ triều
lên xuống lớn, trên những vùng bùn cát mặn thường thiếu oxy và đôi khi chua,
có khả năng thích nghi cao, có thể tồn tại ở những môi trường tương đối thất
thường, vẫn cần có nước ngọt, chất dinh dưỡng và oxy để tồn tại và phát triển.
• Điều kiện tồn tại và phát triển: Độ mặn vừa phải, nhiệt độ ấm, nước luân
chuyển đều, có sự tiếp xúc với các dòng chảy tràn từ mặt đất liền.
• Vai trò đối với hệ sinh thái và giá trị sử dụng: Cung cấp chất dinh dưỡng cho
môi trường biển, là nơi trú ẩn và sinh sống của một số loài sinh vật biển, đặc
biệt là những sinh vật quý hiếm (cásấu...), bảo vệ bờ biển khỏi sóng, bão, xói lở,
bảo vệ chất lượng nước ven bờ, hỗ trợ cho cuộc sống cộng đồng của dân cư ven
biển.

10. Can you tell us, propose measures to protect and develop the mangrove
ecosystem?
• Nguyên nhân suy thoái: Do lắng đọng trầm tích, bùn quá mức, nước bị tù
đọng hay bị ô nhiễm, do rừng bị khai thác quá mức hay bị chuyển đối thành các
hình thức sử dụng đất khác.
• Bảo tồn: Tăng cường bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn.
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ và
phát triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực
tiếp quản lý bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn,
đào tạo chuyên môn… lồng ghép với chương trình giáo dục pháp luật của các
Sở, ban, ngành và các lớp tập huấn do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ.
Thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các
cơ quan chức năng đóng quân trên địa bàn quản lý để kiểm tra, truy quét ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ biển.
- Hãy chú ý khi bạn đi trong rừng ngập mặn, đảm bảo rằng bạn không vô tình
làm gãy cây rừng hay giẫm đạp lên cây con khi đi vào trong rừng.
- Giữ sạch môi trường nước. Không vứt rác thải, hóa chất và thuốc trừ sâu ra
sông, rạch hay biển, bởi vì nó sẽ trôi theo dòng nước để đến rừng ngập mặn.
Tham gia vào các sự kiện trồng rừng ngập mặn – càng nhiều rừng ngập mặn
được trồng, chúng ta càng có nhiều thủy sản trong tương lai và con người nhận
được nhiều từ sự bảo vệ rừng ngập mặn.
- Tuyên truyền lợi ích và các biện pháp bảo vệ rừng.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các
cơ quan chức năng đóng quân trên địa bàn quản lý để kiểm tra, truy quét ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ biển.
- Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý hệ sinh thái rừng, biển, trong đó
người dân được phối hợp quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững
theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển
như nuôi sò, nuôi vạng hoặc các loài cá có giá trị kinh tế cao để dần dần thay thế
nghề nuôi tôm ở các vùng rừng ngập mặn. Cũng cần thiết phải cải thiện cơ cấu
và đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị
trường và giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch.

11. Nguyên nhân gây ra dầu tràn làm ô nhiễm môi


trường biển do các hoạt động hàng hải?
Nguyên nhân tràn dầu
• Trên đất liền:
+ Rạn nứt các thể tích các ống dẫn dầu: có thế do động đất, các mối hàn
không đảm bảo chất lượng nên xảy ra trường hợp rạn nứt mối hàn khiến
dầu bị tràn ra môi trường.
+ Do phụt bể chứa: Các bể chứa chỉ có một thể tích nhất định, khi lượng
dầu được xả vào bể quá mức sẽ gây ra hiện tượng tràn hoặc do sự thay
đổi thời tiết làm cho thể tích dầu tăng lên cũng là nguyên nhân làm dầu từ
các bể chứ trào ra.
+ Rò rỉ từ quá trình tinh chế, lọc dầu.
+ Rò rỉ từ quá trình khai thác, thăm dò trên đất liền.
• Trên biển:
+ Rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt động ngoài biển và trong các vịnh: Các tàu
thuyền đều sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu do đó khi các bình chứa dầu
của tàu không đảm bảo chất lượng khiến dầu bị rò rỉ ra biển.
+ Rò rỉ từ các giếng khoan dầu trên vùng biển thềm lục địa: Công tác xây
dựng không đảm bảo làm cho dầu từ các giếng này đi ra môi trường.
+ Các sự cố tràn dầu do tàu và sà lan trở dầu bị đắm hoặc va đâm: Đây
là nguyên nhân rất nguy hiểm không những tổn thất về mặt kinh tế, môi
trường mà còn đe dọa tới tính mạng con người.
+ Sự cố do hư hỏng các đường ống ngầm chuyển dầu dưới đáy biển.
+ Sự cố tràn dầu trong quá trình chuyển dầu từ tàu sang tàu, tàu lên bờ
và ngược lại.
+ Sự cố dầu thải ra từ các tàu do không tuân thủ các quy định về việc xử
lý dầu cặn, nước có lẫn dầu ở trên các tàu biển.
+ Dầu rò rỉ từ các cơ sở phá dỡ tàu biển không tuân thủ các quy định.
TÁC ĐỘNG CỦA DẦU TRÀN
SCTD làm ảnh hưởng đến môi trường đất, khí và đặc biệt gây nguy
hại nghiêm trọng môi trường nước do hầu hết các vụ tràn dầu xảy ra
trên biển hay các kênh rạch nơi có tàu thuyền qua lại.
Khi xảy ra sự cố tràn dầu trên sông biển, các loài sinh vật như ấu
trùng, trứng cá, các loài thủy sản, hải sải, các loài thực vật như rong
biển, tảo… ở nơi xảy ra sự cố và nơi dầu loang đến đều chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng.
Ô nhiễm dầu gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc
biệt là hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng
triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô.
Dầu tràn gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người.
Dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu
gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành
khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản.
Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy
hòa tan.
Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó
chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề.
Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ
sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy
móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
Căn cứ vào mức độ sự cố tràn dầu, việc tổ chức, thực hiện ứng
phó được tiến hành ở 3 cấp sau đây:
1. Cấp cơ sở:
a) Sự cố tràn dầu xảy ra ở cơ sở: Chủ cơ sở phải tổ chức, chỉ huy lực
lượng, phương tiện, thiết bị của mình hoặc lực lượng, phương tiện,
thiết bị trong hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực hiện
ứng phó kịp thời. Chủ cơ sở xảy ra sự cố tràn dầu chịu trách nhiệm
chỉ huy hiện trường.
b) Trường hợp sự cố tràn dầu vượt quá khả năng, nguồn lực tại chỗ
không đủ tự ứng phó, cơ sở phải kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản,
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh) trợ giúp.
c) Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng hoặc sự cố tràn
dầu xảy ra trong khu vực ưu tiên bảo vệ, Thủ trưởng các cơ quan
đang giữ trách nhiệm là chỉ huy hiện trường phải báo cáo Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu và Ủy ban Quốc gia Tìm
kiếm Cứu nạn để chỉ đạo, kịp thời ứng phó.
2. Cấp khu vực:
a) Sự cố tràn dầu xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở
hoặc sự cố tràn dầu xảy ra không rõ nguyên nhân trôi vào bờ biển
của các địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố
tràn dầu có trách nhiệm trực tiếp chủ trì và chỉ định người chỉ huy
hiện trường để tổ chức ứng phó theo kế hoạch của địa phương, đồng
thời được phép huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ
sở, các Bộ, ngành trên địa bàn, của Trung tâm ứng phó sự cố tràn
dầu khu vực để ứng phó.
b) Đầu mối chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức ứng phó
sự cố tràn dầu là Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu
nạn cấp tỉnh hoặc Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.
3. Cấp Quốc gia
a) Trường hợp sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả
năng của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn
dầu kịp thời báo cáo để Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp
chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó.
b) Trường hợp sự cố tràn dầu vượt quá khả năng ứng phó của các
lực lượng trong nước, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn kiến nghị
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc yêu cầu trợ giúp quốc
tế.
c) Trong quá trình tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu ở các cấp nêu trên,
cơ quan chủ trì hoặc chỉ huy hiện trường phải chủ động xử lý, báo cáo
kịp thời diễn biến sự cố, đề xuất các kiến nghị cần thiết đến cấp có
thẩm quyền và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
1. Sự cố tràn dầu được phân theo số lượng dầu tràn ở 3 mức từ
nhỏ, trung bình đến lớn. Cụ thể:
Sự cố tràn dầu nhỏ (mức nhỏ) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn dưới
20 tấn;
Sự cố tràn dầu trung bình (mức trung bình) là sự cố tràn dầu có lượng
dầu tràn từ 20 tấn đến 500 tấn;
Sự cố tràn dầu lớn (mức lớn) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn lớn
hơn 500 tấn.
Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty phải có mặt ngay
tại hiện trường sau khi phát hiện ra sự cố tràn dầu tại khu vực.
Xác định được sự cố bao gồm các thông tin sau:
- Thời gian xảy ra tràn dầu.
- Vị trí vệt dầu hay sự cố.
- Nguồn và nguyên nhân tràn dầu (tên và loại tàu: đụng tàu, chìm tàu
v.v...).
- Ước lượng khối lượng tràn và khả năng xảy ra sự cố tràn tiếp theo.
- Mô tả về vệt dầu: hướng, độ dài, rộng và màu sắc.
- Loại và các đặc tính của dầu tràn.
- Hành động, bao gồm các hành động đã và dự định thực hiện để ứng
cứu sự cố và ngăn ngừa dầu tràn tiếp theo.
- Tên và nghề nghiệp của người thấy sự cố và người làm báo cáo, địa
chỉ liên hệ.
KỸ THUẬT RẢI PHAO QUÂY DẦU
Khi xảy ra sự cố tràn dầu, đội ứng cứu sự cố sẽ điều động 2 tàu trực
sự cố để triển khai thiết bị phao quây dầu. Một tàu được neo ở vị trí
cố định và tàu kia thực hiện việc kéo và triển khai phao quây.
Thông báo ngay cho các bên liên quan và triển khai ngay các phương
án ứng cứu để ngăn chặn sự lan rộng, đảm bảo an toàn cho tài sản
và tính mạng con người, tiến hành thu gom nhằm giảm thiểu tác hại
tới môi trường.
Tàu rải phao quây loại nhỏ, có thể cơ động và linh hoạt. Cần chú ý
tốc độ dòng chảy để kéo phao với tốc độ phù hợp, tránh kéo nhanh
quá gây đứt phao. Có thể triển khai phao theo hai phương án, chữ J
hoặc chữ V.
Phương án chữ J dùng 1 đoạn phao duy nhất, phương án chữ V có
thể dùng 1 hoặc 2 đoạn phao, đáy chữ V đặt thiết bị thu gom dầu và
hút lên tàu lai hay bể chứa dã chiến trên tàu.
Tàu rải phao khi cần thiết sẽ triển khai tiếp phao hút dầu lót bên trong
đường phao quây dầu nhằm tăng cường khả năng khống chế dầu
khỏi loang rộng ra môi trường.

You might also like