You are on page 1of 3

Họ và tên: b

Lớp:
Môn: Đa dạng sinh học vn

Đề bài:
Câu 1: Phân tích các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam?
Câu 2: Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Liên hệ tại địa
phương và đơn vị công tác?
Bài làm:
Câu 1: Phân tích nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam:
- Sự suy giảm và mất đi nơi sinh cư
Nơi sinh cư dần trở nên thiếu hụt và suy giảm chủ yếu là do những hoạt động của con người chính là
nguyên nhân mất đi sự đa dạng động thực vật và gây nên những yếu tố tự nhiên, trong đó các hoạt
động của con người có thể kể đến như chuyển đối đất sử dụng, đốt rừng làm rẫy hay khai thác thủy hải
sản quá mức với xu hướng gia tăng từ đó cũng bùng phát dịch bệnh hay động đất và cả cháy rừng tự
nhiên.
- Sự khai thác quá mức
Mặc dù Việt Nam ta sở hữu nguồn đa dạng sinh học ở mức cao nhưng chính bởi những hoạt động khai
thác quá mức được xem là nguyên nhân sự cạn kiện đặc biệt là đối với những tài nguyên thủy hải sản
ven bờ, bên cạnh đó có tồn tại một số phương pháp khai thác và tận thu mang tính hủy diệt gây ảnh
hưởng đến giống nòi của các loài sinh vật như nổ mìn hay sử dụng hóa chất.
- Ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân này vẫn đang hàng ngày hàng giờ diễn ra và có chiều hướng gia tăng theo thời gian, nhiều
nơi bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp bởi khí thải công nghiệp, chính điều này vô hình chung làm ảnh
hưởng đến môi trường sống của những sinh vật động vật, đặc biệt là với những chất thải đô thị.Mặt
khác điểm đáng chú ý hơn cả chính là ô nhiễm dầu lại xảy ra tập trung chủ yếu ở các vùng nước cửa sông
ven bờ hay những hoạt động tàu thuyền lớn. Từ đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm sinh
học ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn gen bản địa và nơi sinh sống của các loài sinh vật bao gồm thực vật
và động vật.
Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học:
* Thuận lợi trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học:
Những vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng trở nên cấp bách. Tín hiệu đáng
mừng là công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã được Chính phủ nhìn nhận và hoàn thiện khung pháp lý.
Đáng kể nhất là Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật Lâm nghiệp năm 2018, Chiến lược quốc gia về
bảo tồn đa dạng sinh học năm 2014. Nhiều kế hoạch hành động bảo tồn cho nhóm loài đang có nguy cơ
tuyệt chủng cao đã được đưa ra, như kế hoạch bảo tồn rùa biển, voi, hổ, linh trưởng, thú ăn thịt nhỏ…
Và nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công tác thực thi pháp luật, bảo tồn đa dạng sinh học như
Nghị định 06/2019/NĐ-CP liên quan đến động thực vật rừng ưu tiên bảo tồn, Nghị định 26/2019/NĐ-CP
liên quan đến thủy sản ưu tiên bảo tồn.

*Khó Khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học:
Vai trò của ngành bảo tồn đa dạng sinh học ngày một tăng lên và đã trở thành một phần mở rộng của xã
hội, kinh tế, chính trị; đồng thời gắn liền với các chiến dịch nâng cao nhận thức như một phần của nền
kinh tế bền vững. Ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học có thể tính từ khi Chính phủ thành lập Vườn
quốc gia Cúc Phương (1962), mở đầu cho một hệ thống vườn quốc gia và các rừng đặc dụng ở Việt Nam.
Sự hình thành nên hệ thống pháp luật liên quan đến đa dạng sinh học về sau khẳng định hệ thống chính
trị của Việt Nam đã đưa bảo tồn đa dạng sinh học là một vấn đề quốc gia, và gắn liền nó với sự phát
triển kinh tế. Tuy vậy trong bối cảnh phát triển như hiện nay, bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam đang
đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội.

Đầu tiên là thách thức trong việc giữ ổn định hệ sinh thái hiện có để đảm bảo điều kiện tồn tại và phát
triển của các loài sinh vật. Mặc dù Việt Nam đã công bố Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh
học, quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng và các khu bảo tồn biển để bảo tồn đa dạng sinh học đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 8/1/2014). Tuy nhiên, có thể thấy diện
tích bảo tồn của các khu vực được bảo vệ không thực sự đủ lớn (phần lớn có diện tích dưới 50.000 ha)
để đảm bảo cho nhiều loài động vật có kích thước lớn như voi, hổ. Bên cạnh đó, sự tác động do biến đổi
khí hậu cũng đe dọa đa dạng sinh học của Việt Nam. Ước tính có ít nhất 38,9% diện tích Đồng bằng sông
Cửu Long và 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập nếu nước biển dâng lên 100 cm. Các hệ
sinh thái ven biển ở Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Rõ ràng đây là một thách thức không hề nhỏ và cần
có thêm các nghiên cứu liên quan để từ đó kịp thời đưa ra được các giải pháp thích ứng.

Thách thức tiếp theo là ổn định được môi trường trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh. Việt Nam
được đánh giá có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong khu vực và trên thế giới, bình quân 6,53%/năm
trong giai đoạn từ năm 2000-2017 (số liệu của Tổng cục Thống kê). Tuy vậy, cùng với sự phát triển kinh
tế, tình trạng ô nhiễm ngày một gia tăng, đe dọa môi trường sống của nhiều loài động, thực vật, đặc biệt
nghiêm trọng đối với các thủy vực. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển nhanh cũng kéo theo tốc độ chuyển
đổi đất và mở rộng các đô thị, đã phần nào làm giảm diện tích các sinh cảnh tự nhiên, làm suy giảm
không gian sống của các loài động, thực vật hoang dã. Thêm nữa, sự hình thành nên hệ thống cơ sở giao
thông và hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế đã làm gia tăng khả năng cách ly giữa các khu bảo tồn. Rõ
ràng áp lực phát triển kinh tế và áp lực bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường đòi hỏi các quốc gia phải
thay đổi cách tiếp cận trong phát triển kinh tế, định hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững, và
có thể thấy rằng Việt Nam cũng không thể tránh khỏi xu thế đó.

Thách thức trong nâng cao nhận thức của cộng đồng. Các chiến dịch nâng cao nhận thức là một phần
quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Trong những năm gần đây, công tác tăng cường
nhận thức cho người dân sinh sống xung quanh các khu rừng đặc dụng (Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên
nhiên) đã được quan tâm. Nhưng có thể thấy rằng trình độ dân trí và mức sống của người dân trong các
khu vực này là một trở ngại lớn trong việc tiếp nhận kiến thức. Bên cạnh đó, nhận thức liên quan đến
bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng chưa được chú trọng ở khu vực đô thị, trong khi tiềm lực xã
hội huy động cho công tác này tập trung chủ yếu ở đây.

Thách thức trong việc thực thi các luật liên quan về đa dạng sinh học. Một điều thuận lợi là hệ thống
pháp luật của Việt Nam liên quan đến các loài quý hiếm và ưu tiên bảo tồn đã được hình thành, bao
gồm cả danh sách loài và hình thức xử phạt. Tuy nhiên, hệ thống luật và chính sách này lại thiếu các
hướng dẫn thực thi, còn có sự chồng chéo về trách nhiệm giữa các chính sách và luật trong khi thiếu sự
giải thích chi tiết, đã dẫn đến tình trạng xung đột giữa các văn bản pháp luật, gây khó khăn trong quá
trình thực thi. Do đó, trong thời gian tới, các dự án hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp luật và chính sách
liên quan đến đa dạng sinh học của Việt Nam nên là một trong những ưu tiên của quốc gia.
Liên hệ tại địa phương và đơn vị công tác:
Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Ban quản lý rừng phòng
hộ Nam Cát Tiên:
+ Khó khăn:
Do khai thác bừa bãi, thói quen canh tác lạc hậu của một bộ phận dân cư; khai thác, vận chuyển,
mua bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật hoang vẫn xảy ra và khó kiểm soát.
Dân số trên địa bàn tăng nhanh; xây dựng hồ thủy lợi, thủy điện, đã phá vỡ hệ sinh thái và sinh cảnh
tự nhiên.
Mặt khác người dân sống tại vùng đệm khu bảo tồn phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống
còn nghèo, chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên rừng. Trình độ và nhận thức còn hạn chế nên việc
tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học gặp
nhiều khó khăn…
+ Thuận lợi:
Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học được tiến hành dưới nhiều hình thức như giao khoán bảo
vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nên nhiều diện tích rừng đã được
gìn giữ, bảo tồn.

You might also like