You are on page 1of 2

Vai trò của biển đông vs VN:

Nguồn lợi kinh tế: Biển đông cung cấp NLKT lớn cho VN thông qua các ngành công nghiệp (bắt cá, du
lịch, dầu khí tài nguyên.,….;.sd…..) Các hoạt động đó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn
kinh tế và cung cấp việc làm cho nhiều người dân VN.
Giao thương và Hoạt động hàng hải: Biển Đông là một tuyến đường giao thương quan trọng, nơi hàng
hóa quan trọng của Việt Nam được vận chuyển đi và đến. Sự ổn định và an ninh trên biển đảm bảo việc
thông lệ của hàng hóa và hàng hải, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Môi trường và sinh thái: (tự hiểu)
Vai trò vs Thiên nhiên:
Bảo tồn đa dạng sinh học: “Biển Đông là một trong những khu vực biển có đa dạng sinh học cao nhất trên
thế giới.” Đa dạng này cung cấp nguồn lợi kinh tế lớn cho các nền kinh tế trong khu vực và cung cấp thức
ăn và nguồn thuốc quý cho con người VN.
Cân bằng hệ sinh thái: Các sinh vật biển trong Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân
bằng sinh thái của hệ thống biển. Chúng giúp duy trì sự ổn định của các cộng đồng sinh vật biển khác
nhau, và thậm chí hấp thụ lượng lớn CO2 từ khí quyển, giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

Nguyên nhân:
Sự khai thác quá mức của các tài nguyên sinh vật biển như cá, tôm, và san hô là một nguyên nhân chính
dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Các phương pháp khai thác không bền vững, bao gồm đánh bắt quá
mức, sử dụng dụng cụ đánh bắt có hại, và phá hủy môi trường sống, đều gây ra tác động nặng nề lên các
loài sinh vật.
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu: tự hiểu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn 1: Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh
tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch ... Điều kiện tự nhiên của bờ
biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển
Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản
lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng, theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng
sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú; trong đó, có 6.000
loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật
phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển ... Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,1 triệu
tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy
sản thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

Nguồn 2: Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các
nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Khác biệt về điều kiện tự nhiên từ
Bắc đến Nam như sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, mức độ trao đổi môi trường với các vùng xung quanh,
hình thái thềm lục địa… đã tạo nên những nét đặc trưng của các hệ sinh thái giữa các vùng biển ở Việt Nam.
Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ
sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn
300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật
ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển.

Nguồn 3: Biến đổi khí hậu, suy giảm chất lượng môi trường biển và ven biển, các hoạt động khai thác sử dụng
tài nguyên và môi trường biển không bền vững của con người có tác động xấu đến sinh vật biển và mất đa
dạng sinh học biển. Nhiều loài sinh vật biển giảm số lượng, một số loài đã bị tuyệt chủng cục bộ. Sự suy giảm
đa dạng sinh học đã dẫn đến sự suy giảm số lượng các loài có giá trị kinh tế, tác động trực tiếp tới kinh tế và
điều kiện sống của con người.
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc
đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi
trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

Nguồn 4:
Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường biển đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, các nhà khoa học ước tính,
cỏ biển trên toàn vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đã mất khoảng 40 - 60%; rừng ngập mặn
mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá hủy hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi.
Những cánh rừng ngập mặn nguyên sinh hầu như không còn. Sự suy giảm trầm trọng diện tích rừng ngập
mặn đã kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học biển, đặc biệt mất bãi sinh sản và nơi cư ngụ của các loài
thủy sinh.
Hệ sinh thái thảm cỏ biển là một trong những hệ sinh thái biển quan trọng, nhưng hiện nay đang đứng
trước nguy cơ bị tổn thương và suy thoái. Sự suy thoái hệ sinh thái thảm cỏ biển thể hiện trên các khía
cạnh như giảm số lượng cá thể và số loài, thu hẹp diện tích phân bố, ô nhiễm, thoái hóa môi trường sống,
giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi kinh tế của các loài quý hiểm. Thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam
và ven các đảo, ở độ sâu từ 0 - 20 m, hiện chỉ còn khoảng trên 5.583 ha. Một số khu vực, thảm cỏ biển
hầu như không có cơ hội để phục hồi tự nhiên do có quá nhiều tác động từ hoạt động du lịch, nuôi trồng
thuỷ sản ở khu vực này (Cát Bà, Hạ Long, Quảng Nam...).
Trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã mất 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong
tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Diện tích các rạn san hô bị mất, tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư
sinh sống như Vịnh Hạ Long, các tỉnh ven biển miền Trung và một số đảo có người sinh sống thuộc quần
đảo Trường Sa, nhiều nơi độ phủ giảm trên 30%.
Sự suy giảm diện tích và những tổn thương của nhiều rạn san hô làm suy giảm đa dạng sinh học, sinh thái
và chất lượng môi trường biển, thiệt hại cho ngành du lịch, thủy sản và sinh kế của các cộng đồng vùng
ven biển. Hiện nay mặc dù chúng ta đã nghiên cứu trồng và phục hồi, tái tạo thành công san hô ngoài tự
nhiên, nhưng diện tích được phục hồi còn rất thấp.

You might also like