You are on page 1of 2

Bài 9 : SỰ PHÁT TRIỂN VÀ

PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

I. LÂM NGHIỆP
* Dựa vào bảng 9.1 (SGK trang 34) hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở
nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng?

- Trong cơ cấu tổng diện tích rừng nước ta (Năm 2002). Rừng phòng hộ chiếm
khoảng 46,6% , tiếp theo là rừng sản xuất (40,9%) sau đó là rừng đặc dụng (12,5%).

- Rừng có vai trò lớn đối với sản xuất và đời sống con người, cho ta nhiều sản vật
nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu; bảo vệ đất, chống xói mòn đất,
điều hòa dòng chảy sông ngòi, hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột
gây lũ lụt, chống khô hạn; bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn
gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

 * Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa
khai thác vừa bảo vệ rừng?

- Lợi ích của việc đầu tư trồng rừng:

      + Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen, điều hoà khí hậu, điều hòa
dòng chảy sống ngòi, chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát
bay,…

+ Cung cấp sản lượng nhu cầu về đời sống và sản xuất: gỗ cho công nghiệp ,
xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy; dược liệu chưa bệnh và nâng cao sức
khỏe con người.

- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi
với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái,
làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp,
công nghiệp, chế biến lâm sản, thủy điện…) và dân sinh.

II. NGÀNH THỦY SẢN

  * Hãy xác định trên bản đồ 9.2(SGK trang 35), những ngư trường này

Dựa vào các bãi tôm, bãi cá trên lược đồ để xác định bốn ngư trường trọng điểm:

Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa –
Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa.
*Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản.

- Biển động do Bão và gió mùa Đông Bắc

- Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

- Bão, gió lớn ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản.

- Lũ lụt, mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến các ao hồ, các vùng khoanh nuôi thủy sản,
làm cho thủy sản có thể bị chết hoặc tràn ra ngoài gây thiệt hại kinh tế lớn.

- Thời tiết thất thường, rét buốt; ẩm ướt dễ phát sinh dịch bệnh (nhất là trong nuôi
tôm).

  *Hãy so sánh số liệu năm 1990 và năm 2002, rút ra nhận xét vể sự phát triển
của ngành thuỷ sản.

Trong giai đoạn 1990 - 2002:

- Tổng sản lượng thủy sản, thủy sản khai thác, nuôi trồng đều tăng. Sản lượng thủy
sản tăng gấp 2,97 lần; khai thác tăng 2,47 lần; nuôi trồng tăng 5,2 lần.

- Sản lượng nuôi trồng thuyền sản tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.

- Trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản năm 2002, tỉ trọng sản lượng khai thác
chiếm 68%, nuôi trồng chiếm 32%.

Các vùng phân bố rừng chủ yếu:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ (có độ che phủ rừng lớn nhất).

- Vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.

- Tây Nguyên.

Các tỉnh trọng điểm nghề cá:

Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà
Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh
Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh.

You might also like