You are on page 1of 4

BÀI 17 :

HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á


1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
*Quan sát hình 17.1, cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông
Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam?

Trả lời :
+ Năm nước đầu tiên tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a,
In-đô-nê-xi-a, Xin-go-po, Phi-líp-pin.

+ Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

Tóm tắt bài :


- ASEAN viết tắt của từ Association of Southeast Asian Nations hay còn gọi là Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại BangKok Thái Lan,
hiện nay gồm 10 nước thành viên bao gồm:

1 Việt Nam 28/07/1995

2 Thái Lan 08/08/1967

3 Singapore 08/08/1967

4 Philippines 08/08/1967

5 Myanma 23/07/1997

6 Malaysia 08/08/1967

7 Lào 23/07/1997

8 Indonesia 08/08/1967

9 Campuchia 30/04/1999

1 Brunei 07/01/1984
0

-  Đông Timor cũng là 1 nước Đông Nam Á nhưng hiện tại chưa thuộc ASEAN
Hai quan sát viên và ứng cử viên:

 Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.


 Cộng hoà dân chủ Đông Timor: ứng cử viên của ASEAN.

* Mục tiêu của Hiệp Hội các nc ĐNÁ đã thay đổi qua thời gian thế nào ?

+ Mục tiêu trong 25 năm đầu : liên kết về quân sự

+ Mục tiêu năm 1990 : Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực. Xây dựng 1 cộng
đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế, xã hội

+ Mục tiêu từ T12/1998 cho đến nay : Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn
định, phát triển đồng đều.

- Các nước hợp tác vs nhau trên tinh thần tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.

2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội


  *Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát
triển kinh tế?

Trả lời :
+ Vị trí gần nhau, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi. Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-
ga-po và In-đô-nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI từ năm 1989

+ Truyền thống văn hóa, sản xuất nhiều nét tương đồng.

+ Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ
hợp tác với nhau.

Tóm tắt bài :


- Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội biểu hiện qua :

+ Nước phát triển hơn giúp đỡ cho nước thành viên chậm phát triển

+ Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước


+ Xây dựng tuyến đường qua các nước

+ Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công

* TÌNH HÌNH ASEAN NĂM 2018

Trong bối cảnh nền kinh tế Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) còn phải đối mặt với
nhiều rào cản thuế quan lẫn phi thuế quan, thanh toán thương mại và đầu tư vẫn còn chưa rõ
ràng, Singapore - nước Chủ tịch ASEAN năm 2018 - đang hướng tới xây dựng khả năng phục
hồi của ASEAN, khai thác cơ hội từ những công nghệ để đổi mới và làm cho khu vực trở nên
cạnh tranh hơn.

Tuy nhiên, những người tiêu dùng ở Đông Nam Á hiện mới chỉ chi 30 tỷ USD cho mua
sắm trực tuyến. Các chuyên gia dự đoán rằng chi tiêu có thể tăng 6,5 lần hoặc 500%
lên 200 tỷ USD vào năm 2025 do được thúc đẩy bởi mua sắm hàng điện tử, quần áo,
hàng gia dụng và hàng tạp hóa cũng như sự gia tăng về du lịch trong khu vực.

Như vậy các nền kinh tế ASEAN được hưởng lợi từ tiềm năng của nền kinh tế kỹ thuật
số đang phát triển này. 

3. Việt Nam trong ASEAN


*Từ đoạn văn trên em hãy cho biết những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và
hợp tác với các ASEAN la gì? Hãy liên hệ với thực tế đất nước, nêu thêm một vài ví dụ về sự
hợp tác này.

* Lợi ích của Việt Nam:

      +Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, xuất khẩu lúa gạo và nhập khẩu nhiều mặt
hàng nguyên liệu sản xuất.

      + Phát triển hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển.

 * Liên hệ thực tế:

      + Tạo điều kiện phát triển kinh tế đa quốc gia, nhiều tập đoàn có cơ hội phát triển.

      + Thu hút nguồn vốn đầu tư kinh tế, các quỹ khuyến học, phát triển con người,…
* Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành viên của ASEAN?

+ Thuận lợi là: Việt Nam cơ hội để phát triển đất nước,tăng cường hợp tác giữa các
nước trong khu vực. 
+ Khó khăn là: Việt Nam thường gặp những thách thức rất lớn như chênh lệch về
trình độ phát triển kinh tế-xã hội, sự khác biệt về chính trị, bầt đồng ngôn ngữ...

* SỰ HỢP TÁC CỦA VN VỚI ASEAN


Năm 2010, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị
WEF Đông Á. Năm 2016, Hội nghị WEF về khu vực Mekong lần đầu tiên được tổ chức
tại Hà Nội nhằm kết nối, quảng bá khu vực Mekong với các tập đoàn lớn của thế giới

Việt Nam đang tích cực tham gia các sáng kiến, hoạt động của WEF trong các lĩnh vực
như nông nghiệp, thương mại, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin,... qua đó tiếp cận và
tăng cường hợp tác với các tập đoàn hàng đầu của thế giới nhằm mở rộng thị trường
và thu hút đầu tư.

Việt Nam có sáng kiến xây dựng hành lang kinh tế Đông Tây

Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một sáng kiến được nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị
Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng lần thứ tám tổ chức tại Manila nhằm thúc
đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam.
Hành lang này chính thức thông tuyến vào ngày 20 tháng 12 năm 2006

You might also like