You are on page 1of 14

KHÁM PHÁ ASEAN

NHÓM 1

[COMPANY NAME]
[Company address]
GIỚI THIỆU CHUNG
1.Lịch sử hình thành và phát triển:
+) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan.
+) Với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan .
- Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam.
- Ngày28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội.
- Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma.
- Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN,
=>Hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

1
2. Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản:
a) Mục tiêu

b) Nguyên tắc

3. Những định hướng phát triển trong giai đoạn tới:

- Về định hướng chung trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ tiếp tục coi trọng và nâng cao hiệu quả hợp tác ASEAN, tích cực
thúc đẩy hình thành Cộng đồng ASEAN trên cơ sở
- Bên cạnh đó, các Bộ/Ngành của ta sẽ tiếp tục có sự quan tâm và đầu tư thích đáng về nhân lực, xây dựng năng lực và
dành nguồn tài chính ổn định, hợp lý cho các hoạt động tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam, nhất là đề xuất và triển
khai những sáng kiến mà ta có những thế mạnh và lợi ích trực tiếp.
- Là một bộ phận hữu cơ, không tách rời của ASEAN, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành và phát triển cùng ASEAN cùng
hướng tới một Cộng đồng ASEAN liên kết chặt chẽ, tự cường, giàu bản sắc, hướng tới nhân dân, có quan hệ đối ngoại rộng
mở, có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng, là động lực thúc đẩy hợp tác và là trung tâm kết nối các mối liên kết khu vực ở
nhiều tầng nấc khác nhau trong một kiến trúc khu vực đang định hình, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực

II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VỆT NAM TRONG ASEAN:

1. Cơ hội:

2
- Việt Nam sẽ có cơ hội dễ dàng tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua đó mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt
hàng xuất khẩu; ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá đầu vào nhập khẩu, từ đó, góp phần cải cách quản lý, dịch chuyển cơ
cấu kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
- Từ trước tới nay, ASEAN luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Tính đến 9 tháng đầu năm 2015, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với thị trường ASEAN đạt 31,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đã
xuất khẩu hàng hóa sang khu vực thị trường ASEAN đạt trị giá 13,7 tỷ USD và chiếm 11,4% kim ngạch xuất khẩu của cả
nước ra thế giới. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu xấp xỉ 17,6 tỷ USD hàng hóa có xuất xứ từ
các nước ASEAN, chiếm 14,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ tất cả các thị trường. Tính đến tháng 9 năm
2015, ASEAN đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu và là thị trường
nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
- Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường thu hút FDI cũng như mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước ASEAN và cơ hội kinh
doanh từ bên ngoài; tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học-công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần
nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi lớn nhờ phát huy hiệu quả từ quy mô để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất,
dẫn tới giá cả hàng hóa cạnh tranh. Điều mong đợi hơn cả là việc AEC có thể tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh
nghiệp ASEAN, đóng góp vào tăng trưởng và thịnh vượng chung của khu vực.
- Người tiêu dùng ASEAN sẽ có nhiều lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ với giá cả thấp và chất lượng cao hơn. Thương mại
và đầu tư nội khối có cơ hội phát triển nhanh chóng.
- Việc thực hiện các cam kết trong ASEAN tạo nền tảng để Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối
tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, cũng như tham gia sâu rộng hơn vào các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế,
qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.
- Ngoài ra, tham gia hợp tác kinh tế ASEAN tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh; tạo cơ hội để
Việt Nam tiếp tục thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng (từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang mặt hàng
có chất lượng cao); nâng cao năng lực và hiệu quả của nguồn nhân lực Việt Nam….

2. Thách thức:

- Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là môi trường cạnh tranh gay gắt hơn do hội nhập kinh tế khu vực mang lại, đặc
biệt khi các quốc gia thành viên có đặc điểm sản xuất khá giống nhau, có những thế mạnh chung trong nhiều lĩnh vực.
Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn cần được cải thiện nhiều hơn nữa, liên quan đến nhiều nguyên nhân
như hạn chế về hạ tầng, bao gồm cả các yếu tố hạ tầng cứng (đường sá, cảng biển, năng lượng,…) và hạ tầng mềm (hệ
thống pháp lý, bộ máy hành chính…), hạn chế về nguồn nhân lực, tốc độ điều chỉnh cơ cấu kinh tế để lợi ích tăng trưởng
kinh tế được phân bổ đồng đều hơn, hạn chế về nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân trong việc ứng
xử với quá trình hội nhập kinh tế.
- Ngoài ra, việc tuân thủ luật chơi chung và thực hiện các cam kết, thỏa thuận chung của ASEAN và giữa ASEAN với các
nước đối tác, đòi hỏi đầu tư nguồn lực và điều chỉnh chính sách, pháp luật phù hợp.

III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỀ VIỆC LÀM VỚI THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP:

1. Cơ hội:

- Trong đấu tranh cách mạng Đảng, Bác Hồ đã giành cho thanh niên những đánh giá rất có ý nghĩa và quan trọng khẳng
định vị trí, vai trò của thanh niên. Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục thể hiện niềm tin
sâu sắc vào thế hệ thanh niên Việt Nam, là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VII nêu rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành
công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt
Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào thanh niên”. Và Nghị quyết về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” được thông qua tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX tiếp tục khẳng định: “Thanh niên là
rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước, hội nhập quốc tế và
xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

3
- Khẳng định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, lực lượng xung kích đi đầu, trong nhiều năm qua, Nhà nước ta luôn
luôn tăng cường công tác quản lý thanh niên. Việc Nhà nước ban hành và triển khai thực hiện Luật Thanh niên
(28/11/2005), Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2020 và nhiều chính sách khác như: nâng cao trình độ học vấn, tay
nghê, dạy nghề cho thanh niên, các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế…
vừa thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của nhà nước vào thanh niên vừa là cơ hội để thanh niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng
thành.
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường với mục tiêu tạo nền
tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; sự phát triển nhanh chóng của khoa học,
công nghệ và nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập rộng rãi hiện nay là cơ hội, môi trường thuận lợi để
thanh niên Việt Nam thể hiện và khẳng định tài năng, trí tuệ, bản lĩnh tuổi trẻ, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam. Trong những năm
qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, sự quan tâm của các cấp các ngành Đoàn đã không ngừng lớn
mạnh và trương thành. Những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên: năng động, sáng tạo, bản lĩnh, trí tuệ cùng với truyền
thống quý báu của Đoàn là điều kiện thuận lợi để Đoàn tiếp tục tập hợp, đoàn kết thanh niên vào tổ chức tạo nên lớp thanh
niên “vừa hồng vừa chuyên” sớm thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình.

2. Thách thức:

- Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, mau lẹ và khó lường đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho sự phát triển của đất
nước, là những thách thức cơ bản đối với thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức là cơ hội
để thanh niên thể hiện tài năng, cống hiến cho đất nước. Nhưng yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp này đang tạo ra nhiều thức
đối với bộ phận thanh niên không có lý tưởng sống, trình độ học vấn thấp, năng lực chuyên môn yếu, thiếu sự sáng tạo.
- Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa có những thuận lợi vừa có những thách thức, khó khăn đối với thanh niên. Điều quan
trọng là mỗi đoàn viên thanh niên phải cố gắng nỗ lực, rèn luyện, có bản lĩnh, năng lực, trình độ để chớp lấy thời cơ, vượt
qua thách thức để khẳng đinh bản thân, tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của đất nước, xứng đáng với niềm tin tưởng của
Đảng, Nhà nước và dân tộc.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO ASEAN (THAM GIA VÀO AEC):

- Nhằm tiếp tục phát triển, đẩy mạnh và xây dựng 1 khu vực hòa bình, thịnh vượng, Việt Nam đã đặt ra các phương châm
như sau:
i) Tham gia hợp tác ASEAN theo tinh thần thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển, chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập.
ii) Giữ vững độc lập, chủ quyền, đảm bảo lợi ích quốc gia, kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung của Hiệp hội.
iii) Hợp tác ASEAN đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của của Thủ tướng Chính phủ, với sự tham gia và phối hợp
chặt chẽ của các Bộ/Ngành trong và ngoài nước có liên quan.
iv) Kết hợp chặt chẽ giữa hợp tác đa phương và hợp tác song phương, trong khi tham gia hợp tác ASEAN ta đồng thời thúc
đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa ta và các nước trong ASEAN cũng như các đối tác của ASEAN, nhất là các nước
láng giềng và các nước lớn.
v) Tham gia hợp tác ASEAN với phương châm“tích cực, chủ động và có trách nhiệm

PHỤ LỤC (PHẦN 1)


1)Lịch sử hình thành và phát triển

Tên gọi: Đông Nam Á được người phương Tây sử dụng từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Xét trên phương diện lịch
sử – văn hoá thì Đông Nam Á thời cổ đại là một khu vực thống nhất về văn hoá. Cư dân khu vực này từ hàng ngàn năm
trước đã cùng chia sẻ với nhau một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước và một nền văn hoá xóm làng với sự đan
xen giữa văn hoá núi, đồng bằng và biển.

4
Do vị trí địa lý thuận lợi và giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên khu vực Đông Nam Á đã trở thành nơi hội tụ của nhiều
nền văn hoá, đối tượng chinh phục và nô dịch thuộc địa của ngoại bang. Trước hết, đó là sự xâm nhập của nền văn hoá
Trung Hoa, Ấn Độ, Arập và sau này từ thế kỷ XVII là châu Âu. Thế nhưng chính nhờ có sự tương đồng và gần gũi về văn
hoá , truyền thống ngoại xâm và tinh thần hợp tác bạn bè, các dân tộc Đông Nam Á không những bảo vệ được cốt lõi nền
văn hoá sở hữu bản địa của mình mà còn có thể tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hoá khác. Trên cơ sở đó các
dân tộc Đông Nam Á lần lượt dành được độc lập từ ách nô dịch và thuộc địa của ngoại bang, đặt nền tảng cho sự hợp tác
và liên kết khu vực.

Một cột mốc rõ rệt được đánh dấu trong lịch sử Đông Nam Á là sự kiện thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á:
ngày8-8-1967 tại Bangkok (thủ đô Thái Lan), tuyên bố Bangkok được ký kết, tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của
ASEAN. ASEAN bao gồm 10 nước trong vùng Đông Nam Á là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái
Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. ASEAN hiện nay có dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng gần 600 tỷ
USD/năm. Đây cũng là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và là nơi
thu hút nhiều nguồn vốn FDI.

Mục tiêu chính của ASEAN được ghi rõ trong tuyên bố Bangkok là thông qua những nỗ lực chung trên tinh thần hợp tác,
bình đẳng, cùng có lợi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá ở mỗi nước, củng cố hào bình,
ổn định ở mỗi quốc gia thành viên, khu vực và trên thế giới.

Chương trình hành động của ASEAN gồm có các chương trình lớn về hợp tác kinh tế, tự do hoá thương mại, dịch vụ và
đầu tư trong khu vực đang được thực hiện như xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN(ASEAN Free Trade Area-
AFTA), khu vực đầu tư AIA, chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN- AICO, hợp tác hải quan ASEAN. Các nước trong
khu vực cùng nhau đẩy nhanh hơn tốc độ thực hiện khu vực mậu dịch tự do AFTA để thúc đẩy thương mại trong nội bộ
khu vực, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài. Với ASEAN 6 (Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái
Lan và Brunei) mức giảm thuế nhập khẩu CEPT từ 0-5% đạt được vào năm 2002, với Việt Nam vào năm 2006 , còn Lào
và Myanmar vào năm 2008. Mức 0% với ASEAN 6 vào năm 2010 con với các thành viên mới là 2015.

Như vậy với mục tiêu ban đầu là giữ gìn ổn định và an ninh trong khu vực, lúc đầu Hiệp hội được xem như là khối mang
màu sắc chính trị là chủ yếu , đến nay sự hợp tác giữa các thành viên trong ASEAN ngày càng khăng khít và toàn diện.

2) Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động

* Mục tiêu của ASEAN:


“Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh
thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;”
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước
trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;
- Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa
học kỹ thuật và hành chính;
- Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên
môn, kỹ thuật và hành chính;
5
- Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể
cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng
cao mức sống của nhân dân;
- Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á;
- Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm
các cách thức nhằm đạt đuợc một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.

* Nguyên tắc hoạt động của ASEAN:


- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
- Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật
pháp quốc tế;
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
- Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và
áp đặt từ bên ngoài;
- Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
- Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
- Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;
- Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên
đã tham gia;
- Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một
Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;
- Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị
chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
- Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng
thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử
- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các
cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế
do thị trường thúc đẩy.

KHÁM PHÁ ASEAN


1. Singapore

6
N yonya Kebaya B a ju K e b a y a S a r is
Đ iể m n ổ i b ậ t là k h i n h ậ p c ư v à o B a ju K e b a y a c ó k iể u d á n g g iố n g Ở S in g a p o r e n h ữ n g n g ư ờ i g ố c Ấ n Đ ộ
S in g a p o r e , h ọ v ẫ n c ò n lư u g iữ t r a n g v ớ i B a ju K u r u n g , b a o g ồ m c h iế c t h ư ờ n g m ặ c S a r is t r o n g n h ữ n g d ịp
p h ụ c N y o n y a K e b a y a c ủ a t ổ ti ê n v á y d à i v à m ộ t c h iế c á o d à i. q u a n trọ n g . T ra n g p h ụ c tru y ề n th ố n g
m ìn h . D ầ n r à N y o n y a K e b a y a t r ở N h ư n g k iể u d á n g á o d à i t r o n g n à y c ó k iể u d á n g v ô c ù n g c ầ u k ỳ v à
th à n h q u ố c p h ụ c c ủ a n g ư ờ i tra n g p h ụ c tru y ề n th ố n g củ a m à u sắ c sặ c sỡ . T ra n g p h ụ c th ư ờ n g
S in g a p o r e . T h e o c á c n h à n g h iê n c ứ u , S in g a p o r e đ ư ợ c t r a n g t r í c ô n g đ ư ợ c m a y b ằ n g t a y t ừ lụ a c a o c ấ p
“ N o n y a ” là m ộ t t ừ M ã L a i c ổ đ ư ợ c s ử p h u h ơ n . Á o đ ư ợ c tra n g trí h o ặ c v ả i c o tt o n n h ằ m g iữ s ự t h o á n g
d ụ n g đ ể t h ể h iệ n s ự t ô n k ín h v à n iề m t h ê m h o a v ă n n h ằ m t ô n lê n v ẻ m á t n h ấ t đ ịn h . Đ ể là m b ộ t r a n g p h ụ c
yêu m ến dành cho ngư ờ i phụ nữ có vị e lệ , n h u m ì c h o n g ư ờ i c o n g á i. th ê m cầ u kỳ và sa n g trọ n g n g ư ờ i ta
t r í c a o t r o n g x ã h ộ i. V ì v ậ y , c h o đ ế n Á o n à y cò n đ ư ợ c m a y ô m sá t c ò n k h o á c t h ê m n h ữ n g c h iế c á o
tậ n n g à y n a y y p h ụ c N y o n y a K e b a y a v à n g ư ờ i m ặ c th ư ờ n g m ặ c c h o à n g m ỏ n g c ó m à u s ắ c lấ p lá n h
v ẫ n lu ô n t ô n v in h s ự q u ý p h á i, s a n g t h ê m b ê n t r o n g lớ p á o ló t . C ò n tư ơ n g tự . C á c b ộ tra n g p h ụ c tru y ề n
trọ n g củ a n h ữ n g n g ư ờ i p h ụ n ữ Á v á y c ủ a tra n g p h ụ c n à y c ó d ạ n g t h ố n g đ ã g ó p p h ầ n t ô n v in h s ứ c h ú t
Đ ông . yonya Kebaya gồm váy và m ột g iố n g v ớ i x à r ô n g v à đ ư ợ c c ủ a v ă n h ó a " đ ả o q u ố c S ư T ử " .   
c h iế c á o d à i. T r o n g đ ó á o đ ư ợ c t r a n g tra n g trí cầ u k ỳ h ơ n v á y củ a
trí cầ u k ỳ m a y ô m sá t n g ư ờ i đ ể tô n B a ju K u r u n g . V á y đ ư ợ c m a y
d á n g c ủ a n g ư ờ i p h ụ n ữ S in g a p o r e . b ằ n g v ả i h o a v ă n k iể u b a ti k .
T h ô n g th ư ờ n g b ộ tra n g p h ụ c n à y
đ ư ợ c m a y b ằn g ta y rấ t c ầ u k ỳ và tỉ
m ỉ, đ ư ợ c m ặ c t r o n g n h ữ n g d ịp t r a n g
t r ọ n g n h ư c ư ớ i x in , lễ h ộ i… N g à y n a y ,
N y o n y a K e b a y a đ ư ợ c g iớ i t r ẻ c á c h
tâ n k h i k ế t h ợ p á o v ớ i q u ầ n b ò h o ặ c
ch â n v á y n g ắ n đ ể sử d ụ n g rộ n g rã i
h ơ n tro n g c u ộ c số n g h à n g n g à y n h ư
đ i d ạ o p h ố h a y tớ i c ô n g sở .

2. Malaysia

7
Baju Kurung là tên của bộ trang phục truyền thống của Malaysia nữ theo đạo hồi ở đây. Bộ trang phục này gồm có một
chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến ngang hông hoặc đầu
gối. Thông thường, khi mặc Baju Kurung, người phụ nữ Malaysia sẽ choàng khăn vắt qua vai hoặc có khi trùm lên đầu.
Người dân Malaysia thường mặc trang phục truyền thống vào các dịp như Tết, lễ Hari Raya, đám cưới hay các sự kiện
trọng đại. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên Đán và lễ Hari Raya là dịp lễ rất quan trọng đối với người dân theo đạo Hồi được
diễn ra vào tháng 8. Cả hai dịp này đều là những lễ hội truyền thống lớn nhất của Malaysia, do đó người dân thường mặc
những bộ trang phục truyền thống để thể hiện sự tôn kính.
Trang phục truyền thống của Malaysia thường rất kín đáo, lịch sự và đa phần đều không để lộ phần tay, chân. Bởi ở đất
nước này, văn hóa của người Hồi giáo ăn sâu vào tiềm thức văn hóa cũng như phong tục tập quán của những người dân.
3. Thái Lan

Trang phục truyền thống của Thái Lan được gọi là chut thai (tiếng Thái:ชุดไทย), có nghĩa đen là "trang phục Thái".
Trang phục truyền thống Thái Lan được may khá thoải mái, màu sắc đa dạng, tinh tế, vừa đem lại sự dễ chịu khi mặc, vừa
tạo nên nét thanh lịch cuốn hút lạ thường. Trang phục truyền thống của quốc gia này thường được may bằng lụa, không chỉ
dành cho phụ nữ mà còn có cả cho nam giới.
Trang phục truyền thống Thái Lan có nhiều loại trong đó có 3 loại phổ biến nhất được dùng cho tới tận bây giờ là Thái
Chakkri, Thai Borompiman và Thái Siwalai
8
Thai Chakkri tạo nên sự thanh lịch và sang trọng cho phụ nữ Thái Lan. Trang phục này gồm một chiếc váy dài quấn quanh
người và một chiếc khăn dệt để vắt qua vai. Vừa kín đáo vừa hờ hững, Thai Chakkri giúp tôn nên nét đẹp hiện đại của
người phụ nữ.
Trong khi đó, Thai Borompiman có phần “kín cổng cao tường” và giản dị hơn Thai Chakkri. Thai Borompiman được thiết
kế với áo dài tay, chân váy cùng tông màu, dài hết chân.
Thai Siwalai cũng là trang phục đem lại sự sang trọng và quý phái cho nữ giới, thường được mặc trong những dịp quan
trọng. Thai Siwalai cũng rất đa dạng về màu sắc, có thiết kế áo dài tay, chân váy dài và thêm chiếc khăn vắt qua vai tạo nên
sự nữ tính.
Về nam giới, trang phục truyền thống không được đa dạng và nhiều kiểu mẫu mã như của phụ nữ. Điểm đặc biệt trong
trang phục truyền thống của nam giới Thái Lan là phá khảo, vừa có sự ứng dụng lại có tính thẩm mỹ. Đàn ông có thể sử
dụng phá khảo để đóng khổ khi tắm, dùng trong sinh hoạt thường ngày, đánh cá...

4. Indonesia

Kebaya là sự kết hợp giữa áo-trang phục truyền thống có nguồn gốc từ Indonesia và được mặc bởi phụ nữ ở Indonesia,
Malaysia, Brunei, Myanmar, Singapore, miền nam Thái Lan, và phần phía Nam của Philippines. Trước đây nó thường
được làm từ chất liệu mỏng như lụa. Ngày nay còn được làm bằng nylon hoặc polyester. Trên đó được trang trí bằng thổ
cẩm hoặc hình hoa thêu.
Kebaya gồm một chiếc áo ôm sát cơ thể, cổ áo trước mở rộng, tay áo dài, kèm theo đó là những họa tiết hoa lá được in
hoặc dệt trên vải. Kebaya truyền thống còn có một dải vải choàng stagen bằng chất liệu batik khoác lên áo. Áo được buộc

9
bằng trâm cài đầu - kerongsang. Thông thường, Kebaya được mặc với váy kain - một dải vải gồm nhiều nếp xếp li sống
động quấn quanh phần cơ thể từ eo xuống dưới.
Kebaya là trang phục truyền thống của Indonesia, mặc dù chính xác hơn nó được sử dụng phổ biến là ở Java, Sunda và Bali

5. Việt Nam

Từ ngàn xưa, áo dài được xem là trang phục truyền thống của Người Việt Nam, được đông đảo người Việt ở mọi lứa tuổi
ưa chuộng và mặc không những đi học đi làm mà còn được mặc trong những sự kiện đặc biệt. Cũng giống như lịch sử phát
triển của dân tộc Việt Nam, tà áo dài đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước và có sự thay đổi rất nhiều so với những ngày
đầu tiên xuất hiện nhưng vẫn luôn giữ được nét đặc trưng riêng của một nét đẹp rất Việt Nam
Áo dài được cho là xuất hiện đầu tiên vào những năm 38-42 SCN. Trong giai đoạn này, áo dài thường được gắn liền với
hình ảnh Hai Bà Trưng mặc ra chiến trường, đánh giặt Hán giành độc lập cho nước nhà
6. Myanmar

Người Myanmar có trang phục dành riêng chon nam và nữ. Trang phục truyền thống của nam giới là Longchy (là một loại
quần và rông may kín quần vào chín giữa) kết hợp hài hòa với áo sơ mi hoặc áo Taipon
Còn trang phục dành cho nữ giới là Thummy, gần giống với váy Lào hoặc Thái. Longchy và Thummy khá đơn giản, đều
gồm miếng vải trơn hoặc caro khoảng 2m dành cho nam và loại vải màu sắc, hoa văn dành cho nữ miếng vải được quấn
ngang hông thay cho quần hoặc váy (thường dài đến mắt cá chân). Người dân Myanmar không cầu kỳ trong cách ăn mặc
cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

7. Lào

10
Các cô gái ở Lào thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu của hóa lá tự nhiên của núi rừng quê mình. Tuy
là thế, nhưng kiểu áo, kiểu quần họ cũng lựa chọn sao cho tiện lợi, cho phù hợp với mùa, với hoàn cảnh cụ thế,
Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường
được dệt công phu ở chân.
Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh – phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có
một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.
Khi người phụ nữ mặc Sinh người ta sẽ quấn chiếc khăn cùng màu ngang qua phần trên cơ thể họ tăng thêm phần duyên
dáng. Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có
nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

8. Campuchia

Sampot được biết đến là trang phục truyền thống Campuchia mang tính chất biểu trung cho dân tộc.
Có niên đại từ thời Funan, Sampot từ lâu đã trở thành một di sản quý báu với từng người dân xứ sở
chùa Tháp.

Sampot có thiết kế là một miếng vải lớn, quấn quanh phần dưới cơ thể người mặc. Nó thường được làm từ
vải lụa nhuộm theo các tông màu cơ bản như vàng, xanh lá cây, đỏ, đen,… Bên cạnh đó nó cũng có thể trang
trí thêm bằng đá quý hoặc thêu hình sang trọng. Khi mặc Sampot, người dân Campuchia để mặc nguyên như
11
vậy hoặc gấp và biến tấu theo nhiều cách khác nhau để thêm phần ấn tượng đẹp mắt.
Nếu Sarong được xem như một bộ thường phục thì Sampot lại là lựa chọn của người dân Campuchia vào dịp
lễ hội hay các sự kiện trang trọng. Hiện nay, để phù hợp với thị hiếu số đông, trang phục Sampot cũng được
biến tấu theo nhiều phong cách khác nhau. Nhưng nhìn chung nó vẫn đảm bảo những ý nghĩa gắn liền với
truyền thống dân tộc.

9. Brunei
Trang phục truyền thống của người Brunei khá giống với người Malaysia với trang phục đào Hồi che kín thân và khăn
chùm đầu giúp giấu tóc

10. Philippines
Trang phục truyền thống đặc thù của nam giới ở quốc gia nghìn đảo có tên là barongs: áo sơ mi tay dài, làm từ chất
liệu nhẹ, mềm, không thắt cà vạt. Barongs thường được may kiểu cách bởi các họa tiết hình họa miêu tả thiên nhiên và
nguồn năng lượng mặt trời.
Chiếc áo sơ mi dành cho nam có ống tay dài và bên sườn có đường xẻ tà chạy dọc từ phần hông xuống đùi.
Nữ giới Philippines cũng mặc áo barongs nhưng nó lại bị hồ cứng khá nặng, phần ống tay áo thiết kế kiểu hình cánh
bướm và kèm theo một chiếc váy dài.

12
MỤC LỤC

I. Giới thiệu chung ………………………………………………………………….. 1


1. Lịch sử hình thành và phát triển ………………………………………………... 1
2. Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản ………………………………………………….. 2
II. Khám phá ASEAN ……………………………………………………………….. 3
1. Singapore …………………………………………………………………….......... 3
2. Malaysia …………………………………………………………………………….4
3. Thái Lan …………………………………………………………………………... 4
4. Indonesia …………………………………………………………………………... 5
5. Việt Nam …………………………………………………………………………… 6
6. Myanmar …………………………………………………………………………… 6
7. Lào …………………………………………………………………………………. 7
8. Campuchia ………………………………………………………………………… 7
9. Brunei ……………………………………………………………………………… 8
10. Philippines ………………………………………………………………….............. 8

13

You might also like