You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Viện Kế toán – Kiểm toán

TIỂU LUẬN MÔN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN
NAY, NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG VIỆC VIỆT
NAM CẦN LÀM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: Đào Phương Liên


Sinh viên thực hiện: Dương Văn Thường
Mã sinh viên: 11215617
Lớp: Kiểm toán 63A
Lớp học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin (221)_13
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG4
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay 4
Khái niệm và các hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế 4
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay 5
Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế 7
Những lợi ích và cơ hội hội nhập kinh tế mang lại đối với Việt Nam
7
Những tác động tiêu cực và thách thức hội nhập kinh tế quốc tế
đem lại8
Các giải pháp để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế 10
Tăng cường công tác tư tưởng và nâng cao nhận thức 10
Nâng cao năng lực cạnh tranh10
Giải quyết mối quan hệ giữa độc lâp, tự chủ và hội nhập quốc tế
10
Đổi mới sáng tạo công nghệ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phân
tích, dự đoán 11
Những việc sinh viên cần làm để đóng góp vào quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế 10

KẾT LUẬN 12

2
TÀI LIỆU THAM KHẢO13

3
MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh ngày nay, việc hội nhập quốc tế là điều tất yếu và vô cùng cần
thiết đối với các quốc gia trên thế giới nói chung đặc biệt và Việt Nam nói riêng.
Bản chất của thế giới lao động cần có sự gắn kết giữa con người với nhau nên việc
hội nhập quốc tế là một bước phát triển tất yếu của xã hội. Hội nhập được biểu
hiện qua nhiều hình thức, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cùng tham gia các tổ
chức, cơ chế, các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tạo thành một khối lớn mạnh với
sức mạnh tập thể để giải quyết những vấn đề chung của các thành viên cùng hợp
tác. Hội nhập quốc tế chính là sự hội nhập trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong thời kì cách mạng về khoa học và công nghệ, lực lượng sản xuất trên
toàn thế giới đang phát triển vượt bậc từ đó dẫn đến sự tích tụ và tập trung tư bản
của các nước, qua đó hình thành một nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về nền
kinh tế của các quốc gia dẫn tới những thay đổi to lớn trong nền kinh tế chính trị
của các nước, gây ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh tốc độ phát triển
kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
Trong thời kì đổi mới, Việt Nam luôn chủ động và tích cực hội nhập quốc tế,
đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp nâng
tầm nền kinh tế Việt Nam, đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội, từ đó
cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế không chỉ mang lại những cơ hội mà còn có những thách thức to lớn với
nền kinh tế Việt Nam. Nắm rõ được những cơ hội và thách thức này là điều cần
thiết cho quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Vì những lí do trên, em sẽ phân tích đề tài “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam hiện nay, những cơ hội, thách thức và những viêc Việt Nam cần làm để nâng
cao hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Với hiểu biết còn hạn chế em mong
sẽ nhận được những nhận xét của cô để sửa chữa những sai sót và hoàn thiện hơn
bài viết của mình.

4
NỘI DUNG CHI TIẾT

I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN


NAY
1. Khái niệm và các hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế
a. Khái niệm
Trước hết ta cần hiểu rõ hội nhập kinh tế quốc tế là gì. Hiện nay, hội nhập
kinh tế quốc tế có thể được giải thích theo hai cách.
Thứ nhất, hiểu theo nghĩa hẹp thì đây là việc các quốc gia tham gia vào các tổ
chức kinh tế quốc tế và trong khu vực.
Thứ hai, hiểu theo nghĩa rộng hơn thì hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình mở
cửa nên kinh tế và tham gia vào mọi mặt của nền kinh tế thế giới. Điều này đối lập
với việc đóng cửa đất nước, cô lập lại hoặc hạn chế việc giao lưu quốc tế.
Từ hai cách giải thích trên, ta có thể hiểu một cách chung nhất hội nhập kinh
tế quốc tế là quá trình các nước cùng nhau tăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh
tế của các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ nguồn lực và đảm bảo lợi ích của
các bên, đồng thời phải tuân thủ các quy tắc chung đã được đề ra của các chế định
hoặc tổ chức quốc tế.
b. Các hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế
Ngoại thương: Là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia
với nhau thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Hợp tác về sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ: Hợp tác về sản xuất
kinh doanh bao gồm quá trình gia công, xây dựng xí nghiệp chung, chuyên môn
hóa và hợp tác hóa sản xuất quốc tế… Hợp tác về khoa học công nghệ được thực
hiện qua nhiều hình thức như trao đổi tài liệu – kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy
phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ…
Đầu tư quốc tế: Là quá trình đầu tư vốn ra nước ngoài nhằm muc đích sinh
lợi. Bao gồm hai hình thức là đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII)
Xuất khẩu lao động và các hình thức dịch vụ thu ngoại tế, dịch vự quốc tế:
Thông qua hoạt động du lịch quốc tế, Kinh tế cang phát triển, thu nhập của con

5
người tăng lên nên nhu cầu du lịch nước ngoài càng phát triển. Vận tải quốc tế là
hinh fthức chở hàng hóa hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước.
2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
a. Chủ trương, những quan điểm của Đảng trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế
Trong Đại hội lần thứ VI năm 1986, chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế
được đặt ra trên cơ sở đường lối mới và mở của nền kinh tế, trên cơ sở chinh sách,
quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ quốc tế.
Trong đó, chủ trương lớn của Đảng trong hội nhập kinh tế quốc tế là: Độc lập,
tự chủ, rông mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hóa bình, độc lập và phát triển
Những quan điểm chỉ đạo của Đảng trong quá trình hoọi nhập kinh tế quốc tế
bao gồm:
- Phát huy tối đa nội lực quốc gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo vệ
nền độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc,
an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân.
- Có kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hợp lý, vừa phù
hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các
tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia.
- Kết hợp chắt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữu vững
an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp
của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh của đất nước, canh rgiác
với những âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa
bình” đối với nước ta.

b. Quá trình hội nhập kinh tế quốc ta của Việt Nam


Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, VIệt Nam đã từng bước hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước,
tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế

6
Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia trên
thế giới và trong khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại
chủ chốt. Đồng thời nước ta cũng nối lại quan hệ với các nước lớn như Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga…
Về hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu
hết các nước trong tổ chức Liên hiệp quốc và có quan hệ kinh tế - thương mại.
Về hợp tác đa phương và khu vực, VIệt Nam đã có mối quan hệ tích cực với
các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ
tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới,… Bên cạnh đó VIệt Nam còn tham gia các
hiệp định, chương trình như: Hiệp định về thương mại, dịch vụ, chương trình hợp
tác trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp,…
c. Các mốc lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Năm 1995: Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Năm 1996: Tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
Năm 1996: Tham gia diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
Năm 1998: Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC).
Năm 2007: Chính thức trở thành thành viên của Tổ chứ thương mại thế giới
(WTO) sau 11 năm đàm phán gia nhập. Đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập toàn
diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
Năm 2016: Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Binh Dương
(TPP).
d. Các thành tựu Việt Nam đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được
một số thành tựu nhất định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
đát nước.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm. Hàng hóa Việt Nam
tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm
nhiều thị trường mới

7
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI ngày càng tăng hình thành nên những khu
công nghiệp năng động nhất của nền kinh tế, từ đó gia tăng khả năng sản xuất và
xuất khẩu của Việt Nam.
Lượng khách du lịch tăng mạnh qua các năm, giúp nâng tầm vị thế và hình
ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra thêm nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế
nước ta, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đưa quan hệ
của Việt Nam với các nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan trọng đi vào chiều
sâu, ổn định, bền vững, quan hệ với các nước lớn tiếp tục được củng cố và thúc
đẩy hài hòa, tranh thủ được các yếu tố tích cực, hạn chế được những bất đồng để
phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đát nước.

II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM


TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Những lợi ích và cơ hội hội nhập kinh tế mang lại đối với Việt Nam
a. Những lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường thương mại, tạo điều
kiện cho sản xuất trong nước phát triển, phân công lực lượng lao động quốc tế, làm
tăng trường kinh tế nhanh và bền vững.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo đông lực để thúc đẩy cơ cấu kinh tế dịch
chuyển theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả hơn, cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh trong nước, thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Nhờ có hội nhập kinh tế mà đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các
nước, chuyển giao công nghệ kĩ thuật giúp nâng cao năng suất,…
Các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận với thị trường quốc tế, mở rộng
thị trường trao đổi, ngào càng năng động tiếp thu khao học và công nghệ, kỹ năng
quản lý, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh, qua đó cải thiện chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ.
Nhờ mở rộng thị trường, người tiêu dùng ở Việt Nam có nhiều lựa chọn hàng
hóa và dịch vụ khác nhau, người lao động có thêm cơ hội việc làm, từ đó nâng cao
trình dộ, kỹ năng của lực lượng lao động.

8
Tạo tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những gia trị
tinh hoa của thế giới, làm giàu thêm văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
Mở ra khả năng phối hợp với các nước trong khu vực nhằm giải quyết những
vấn đề chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu
quốc tế.
b. Các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Hội nhập
kinh tế quốc tế cũng đóng góp vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với
các đối tác song phương, đa phương đi vào chiều sâu, tạo thế đan xem lợi ích, góp
phân gìn giữ môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước.
Việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới
sẽ tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu
hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu, góp phần tích cực vào quá
trình đổi mới đồng bộ và toàn diện.
Việt Nam có nhiều tài nguyên thiên nhiên, các loại khoáng sản đa dạng và
phong phú với gần 40 chủng loại như dầu mỏ. khí đốt, than đã,… là nguyền
nguyên liệu quan trọng với nhiều ngành công nghiệp đang phát triển.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại cơ hội tham gia chủ động và sau hơn
vào quá trình định hình và cái cách các định chế, cơ chế, cấu trúc khu vực và quốc
tế có lợi cho ta và tạo điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, dân
tộc, lợi ích của các tổ chức, cá nhân trên cả nước.
Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có thiều
cơ hội để phát triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trên thế giới và trong khu vực. Đồng thời, người tiêu dùng có thêm cơ
hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao với mức giá cạnh tranh nhưng vẫn
đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.
2. Những tác động tiêu cực và thách thức hội nhập kinh tế quốc tế đem lại
a. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Bên cạnh những lợi ích thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại nhiều tác
động tiêu cực.

9
Trước hết, hội nhập kinh tế tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữ các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, dẫn tới những khó khăn trong việc phát triển nền kinh tế nước
ta. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền
kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước
những biến đổi về kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy trong quá trình hội nhập sẽ phải
đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, từ đó dẫn tới
nhiều vấn đề nghiêm trọng như cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề
về ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng hơn.
Việc hội nhập và giao lưu văn hóa với nhiều quốc gia khác cũng tiềm ẩn nguy
cơ làm phai nhạt, đánh mất bản sắc dân tộc, làm mất đi những giá trị cốt lõi của
truyền thống dân tộc.
Hội nhập quốc tế cũng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế,
buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,…
b. Những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại không ít thách thức cho nền
kinh tế và nhà nước Việt Nam.
Nước ta chỉ mới đang trên đà phát triển, vì vậy nhiểu chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế còn chưa
được quán triệt đầy đủ và kịp thời đến tất cả các địa phương và cũng chưa được
thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc
Cần phải có nhiều sự đổi mới trong các thể chế, chính sách nhằm năng cao
tính đồng bộ, chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu
cầu đảm bảo về an ninh – quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự và an toàn
xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam còn chưa phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
với quá trình hội nhập các lĩnh vực khác. Đồng thời cũng chă tạo được sự đan xen
chặt chẽ lợi ích chiến lược, lâu dài với các nước đối tác. Việc ứng phó với những
biến động và xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động,
lúng túng và chưa đồng bộ.
Việc giao lưu với các nước lớn trên thế giới cũng tạo ra một số thách thức với
quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và lamg phát sinh nhiều vấn đề phức tạp
trong việc duy trì trật tự, an toàn xã hội.

10
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÔI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
Những cơ hội và thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại có
mối quan hệ qua lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy ta cần có các giải pháp
đúng đắn để qua đó tận dụng tối đa những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế
mang lại, đồng thời xử lý và biến những thách thức trở thành cơ hội để đưa nền
kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới.
1. Tăng cường công tác tư tưởng và nâng cao nhận thức
Đầu tiên, ta phải tăng cường công tác tư tưởng và nâng cao nhận thức của cán
bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về quá trình hội nhập quốc tế nói chung và
hội nhập kinh tế nói riêng. Qua đó nâng cao được hiểu biết và sự đồng thuận của
xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp về các thỏa thuận quốc tế, nắm bắt được các
cơ hôi và có giải pháp đúng đắn để đương đầu với các thách thức mà quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế đem lại.
Hệ thống pháp luật cũng cần được bổ sung và hoàn thiện, đồng thời nâng cao
năng lực thực thi pháp luật. Cần khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện các luật
liên quan trực tiếp đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để đảm bảo phù hợp với
Hiến pháp và các quy tắc của các tổ chức quốc tế.
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và sản phẩm là vô cùng quan trọng. Nếu không đảm bảo được khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm trong nước sẽ dẫn tới nhiều hậu
quả nghiêm trọng như nền kinh tế bị phụ thuộc, từ đó dẫn tới nhiều hẩu quả
nghiêm trọng. Để tránh được điều này ta phải có những chính sách phù hợp để hỗ
trợ doanh nghiệp trong nước một cách hợp lý.
3. Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế
Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là sự nghiệp
của toàn dân tộc. Cần thực hiện quá trình “hội nhập mà không hòa tan”. Xây dựng
một nền kinh tế tự chủ là điều rất cần thiết và là vấn đề sống còn đối với mỗi quốc
gia. Sự phát triển, hưng thịnh của môt quốc gia phải do các doanh nghiệp của chính
quốc gia đó đảm nhiệm thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp nước

11
ngoài. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điểu kiện cơ bản để Việt Nam
thực hiện mục tiêu xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
4. Đổi mới sáng tạo công nghệ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phân tích, dự
báo
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, Việt
Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây chính là
nền tảng để có thể phát triển nền kinh tế và đưa đất nước lên vị trí cao hơn trong
chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời cần nâng cao công tác nghiên cứu, phân tích
và dự đoán để tránh những tác động tiêu cực do các nền kinh tế, chính trị của các
nước trên thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam đang trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, do đó những
biến động trong cục diện kinh tế và chính trị thế giới hiện nay sẽ có những tác
động to lớn và ngay lập tức tới tiền trình hội nhập của đát nước. Để nâng cao hiệu
quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp trên nhằm tận dụng tối đa những cơ hội và vượt qua những thách thức
của hội nhập kinh tế quốc tế.
IV. NHỮNG VIỆC SINH VIÊN CẦN LÀM ĐỂ ĐÓNG GÓP VÀO QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Là một sinh viên kinh tế, bản thân em thấy cần có trách nhiệm đóng góp một phần
cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, đặt biệt là trong thời kì hội nhập kinh tế
quốc tế. Để làm được vậy, học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ của Việt Nam cần:
- Trau dồi kiến thức về kinh tế, chính trị, nâng cao khả năgn nhận thức của
bản thân về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
- Nâng cao trình độ, kiên thức về khoa học công nghệ, kĩ thuật trong bối cảnh
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang dần thay đổi cách nền kinh tế thế giới
vận hành.
- Nhận thức được trách nhiệm và những việc bản thân cần làm để trở thành
một công dân gương mẫu, đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng đất
nước, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
5.

12
KẾT LUẬN

Việc hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng chính là
những thay đổi tất yếu trong quá trình phát triển của Việt Nam. Hiểu rõ các cơ chế,
cũng như nắm rõ những lợi ích, cơ hội và các tác động tiêu cực hay thách thức của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chính là chìa khóa để Việt Nam vươn lên trở
thành một đát nước giàu mạnh, có tiếng nói trong khu vực cũng như trên trường
quốc tế. Để làm được vậy, thực hiện các giải pháp đã nêu một cách đúng đắn, hợp
lí chính là con đường đơn giản và chắc chắn nhất.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Sự Thật)
2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế thế
giới mới
(https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-
cua-viet-nam-trong-boi-canh-cuc-dien-kinh-te-the-gioi-moi-20)
3. Những cơ hội, thách thức về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
(https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/nhung-
co-hoi-thach-thuc-ve-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-o-viet-nam-102.html)
4. Khái quát chung về hôi nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay
(https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/thuong-mai-tai-chinh.aspx?ItemID=5)

14

You might also like