You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM 5

Chủ đề 3: Phân tích lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi nước. Việt
Nam phải làm gì để tận hưởng được lợi ích đó?

Giảng viên: GS.TS Đỗ Đức Bình


Lớp: Hội nhập kinh tế quốc tế (121)_02
Tên thành viên: 1. Đặng Thị Hoài Anh (11196511)
2. Nguyễn Thị Thêu (11194888)
3. Nguyễn Ngọc Băng Trinh (11195480)
4. Nguyễn Thị Tình (11195131)
5. Trịnh Thị Minh Huế (11192156)
6. Phan Thị Trà My (11193520)

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1


I. Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế 2
1. Khái niệm 2
2. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế 3
2.1. Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế 3
2.2. Nội dung của hội nhập 3
II/ Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia 3
1. Tạo điều kiện cải cách trong nước 3
2. Mở rộng thị trường, thúc đẩy Thương mại & Đầu tư và các quan hệ 4
KTQT khác, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
3. Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, 5
nguồn tín dụng & đối tác quốc tế
4. Hội nhập tạo cơ hội cho các cá nhân thụ hưởng sản phẩm, hàng hóa, dịch 6
vụ
5. Giúp bổ sung giá trị và tiến bộ văn hóa, văn minh thế giới, làm giàu văn 6
hóa dân tộc và tiến bộ xã hội
6. Giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực quốc tế để tập trung cho phát 7
triển kinh tế; tăng khả năng phối hợp nguồn lực các nước vào giải quyết các
vấn đề chung của khu vực và toàn cầu
7. Giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực quốc tế để tập trung cho phát 8
triển kinh tế; tăng khả năng phối hợp nguồn lực các nước vào giải quyết các
vấn đề chung của khu vực và toàn cầu
III/ Việt Nam cần phải làm gì để có thể tận dụng các lợi ích hội nhập kinh tế
quốc tế?
1. Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở 8
cửa đến nay
2. Nhà nước cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập KTQT? 10
3. Doanh nghiệp
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực
lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi
toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư
bản dẫn tới hình thành nèn kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc
gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và
của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức
kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA,…và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do
toàn cầu hóa đem lại.
Theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam đã và đang cố gắng chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ
nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay
cũng như sau này. Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được
vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm
quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển
kinh tế. Với những lợi ích to lớn mà hội nhập mang lại như vậy, Việt Nam cần có
những chính sách hiệu quả để có thể tận dụng tốt nhất thời cơ này.
Bài viết dưới đây với chủ đề: “Phân tích lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối
với mỗi nước. Việt Nam phải làm gì để tận hưởng được lợi ích đó?” sẽ gồm 3 phần
chính:
1. Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế
2. Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia
3. Việt Nam cần phải làm gì để có thể tận dụng các lợi ích hội nhập kinh tế quốc tế?

1
NỘI DUNG

I. Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế


1. Khái niệm
Hội nhập kinh tế được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong từng thời kỳ
và theo từng nền kinh tế. Theo Maksimova, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình
phát triển mối quan hệ phân chia lao động sâu sắc và ổn định giữa các nền kinh tế
quốc gia. Còn Marer và Montias đã chỉ ra rằng hội nhập kinh tế được đánh đồng với sự
phân công lao động ở các khu vực địa lý.
Wilfred J. Ethier (1995) định nghĩa hội nhập kinh tế quốc tế “là việc cắt giảm
các rào cản đối với các giao dịch kinh tế của các công dân ở các quốc gia khác nhau”.
Theo businessdictionary.com, hội nhập kinh tế quốc tế là “việc loại bỏ các rào cản
thuế quan và phi thuế quan với các luồng di chuyển hàng hóa, dịch vụ và yếu tố sản
xuất giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực khác nhau của một quốc gia”.
Balassa (1961) đề xuất một khái niệm và được chấp nhận rộng rãi trong giới học
thuật. Theo quan điểm của ông, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu với tư cách là quá
trình và một trạng thái. Với tư cách là quá trình, hội nhập kinh tế quốc tế hướng tới các
biện pháp được tạo ra nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh tế thuộc
các quốc gia khác nhau. Với tư cách là một trạng thái, hội nhập kinh tế quốc tế được
coi là sự biến mất của các hình thức khác nhau của việc phân biệt đối xử giữa các nền
kinh tế quốc gia.
Dựa vào thực tế nói trên, hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều cách hiểu khác nhau.
Tuy nhiên có thể tóm gọn lại hội nhập kinh tế gồm một số nội dung điển hình:
- Là quá trình loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với các luồng di
chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia hoặc giữa các khu
vực khác nhau của một quốc gia.
- Là việc loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác
nhau.
- Là sự kết hợp giữa các nền kinh tế khác nhau dẫn đến hình thành một khu vực kinh tế
rộng lớn hơn.
- Quá trình đó sẽ dẫn đến các nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn nhưng phụ thuộc lẫn
nhau.

2
2. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế
2.1. Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế
Bất kì một quốc gia nào khi tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng
như trên thế giới đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc của các tổ chức đó nói riêng
và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung:
Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của hội nhập:
- Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia, tiếp cận thị trường các nước
- Cạnh tranh công bằng, áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết
- Dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển
- Đối với từng tổ chức có nguyên tắc cụ thể riêng biệt
2.2. Nội dung của hội nhập
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện
thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư:
- Về thương mại hàng hoá: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như
QUOTA, giấy phép xuất khẩu,… biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần
theo lịch trình thoả thuận.
- Về thương mại dịch vụ: các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn phương
thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh,
hiện diện.
- Về thị trường đầu tư: không áp dụng với đầu tư nước ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa
hoá, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận ngoại tệ, khuyến khích tự do hoá đầu
tư.

II/ Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia
1. Tạo điều kiện cải cách trong nước
Tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng thì càng đòi hỏi các quốc gia phải hoàn
thiện hệ thống pháp luật kinh theo thông lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch
các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện; thúc
đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách đồng bộ hơn, có
hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình,
tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế
quản lý ngày càng minh bạch hơn. Trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan
hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu. Hiện nay Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại
giao hầu hết với các nước trên thế giới, đồng thời cũng là thành viên của các tổ chức
lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO, APEC… Chính vì thế Việt Nam có thể cải cách

3
chính sách luật pháp,.. theo thông lệ quốc tế và tạo điều kiện để đổi mới cải cách
ngành công nghiệp, nông nghiệp.

2. Mở rộng thị trường, thúc đẩy Thương mại & Đầu tư và các quan hệ KTQT
khác, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Xét về mở rộng thị trường, thúc đẩy Thương mại & Đầu tư và các quan hệ KTQT
khác
Nội dung của hội nhập là mở rộng thị trường cho nhau, vì vậy việc gia nhập các
tổ chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng, từ đó đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng
hóa. Ngoài ra, mở rộng thị trường còn giúp doanh nghiệp các nước cọ xát hơn nữa với
thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời
khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế.
Vì vậy, mở rộng, phát triển thị trường nước ngoài là tất yếu khách quan, cần thiết trong
bối cảnh hiện nay và tương lai, đặc biệt khi Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng vào khu
vực và toàn cầu cũng như nỗ lực hạn chế sự phụ thuộc về xuất nhập khẩu vào một số
quốc gia nhất định.
+) Nhờ Hội nhập từ năm 1986 đến nay chúng ta đã quan hệ ngoại giao với trên 180
quốc gia và vùng lãnh thổ
+) Về mặt thương mại, chúng ta đã tham gia buôn bán với trên 230 và vùng lãnh thổ.
Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan
và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị
trường thế giới. Chỉ tính trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang các nước thành viên tăng đáng kể. Kim ngạch xuất nhập khẩu VN-
ASEAN tăng trung bình 15,3% hàng năm. Khi xuất khẩu tăng kéo theo số lượng việc
làm được tạo ra sẽ nhiều hơn. Như vậy sẽ có tác động tốt, tạo ra nhiều việc làm cũng
như tăng thu nhập của người lao động.
+) Về đầu tư, trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tham
gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta mở rộng điều này sẽ hấp
dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài
nguyên sẵn có của nước ta ra làm sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới
với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước huy động và sử
dụng vốn có hiệu quả.
Viện trợ phát triển (ODA): Tiến hành bình thường hóa các quan hệ tài chính của Việt
Nam, các nước tài trợ và các chủ thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ năm 1992 đã
đem lại những kết quả đáng khích lệ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và phát

4
triển hệ thống cơ sở hạ tầng…ODA vào Việt Nam đứng số một là Nhật Bản, tiếp đến
là EU (Đan Mạch,…), Hàn Quốc, Trung Quốc,… là những nước rất nổi tiếng về ODA.
- Xét về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán
cân thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, của các doanh
nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế các quốc gia.
Trước năm 1986, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên về
đất đai, khí hậu,…nhưng có rất nhiều người dân Việt Nam còn rất đói, không đủ ăn do
hậu quả chiến tranh đưa lại, chưa có cách mạng khoa học công nghệ tốt vào lĩnh vực
đồng ruộng nên năng suất lao động trong nông nghiệp rất thấp nên chúng ta vẫn nhập
khẩu lương thực của nước ngoài.
Từ khi đổi mới năm 1986, nhờ khoa học công nghệ của nước ngoài, đưa công nghiệp
tác động vào nông nghiệp làm cho tăng trưởng tăng lên và đầu năm 1987 chúng ta đã
xuất khẩu gạo, lương thực. Và đến nay có những năm chúng ta xuất khẩu trên 7 triệu
tấn gạo.
Cùng với đó, công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên
tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng
mạnh, riêng năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280
tỷ USD.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Không có hội nhập, không có khoa học công
nghệ trên thế giới thì ko có tăng trưởng phát triển kinh tế.

3. Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,
nguồn tín dụng & đối tác quốc tế
Việc hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia mở rộng quan hệ hợp tác với
các nước trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua các hiệp định tự do song
phương và đa phương. Khi có nhiều nước bên ngoài đến đầu tư sẽ giúp các doanh
nghiệp nội địa tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn cũng như công nghệ hiện đại, từ
đó tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để
các nước mở rộng và hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ cũng sử
dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước nội địa ra làm sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường khu vực và thế giới. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước huy
động và sử dụng vốn có hiệu quả.

5
Đơn cử khi nói đến Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã đi đàm phán, tham gia
vào tất cả các định chế kinh tế quốc tế, các hiệp định. Cho tới nay, Việt Nam đã, đang
và sẽ tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 15 hiệp định đã được
ký kết, 14/15 hiệp định này đã có hiệu lực. Bên cạnh đó, có những hiệp định Việt Nam
tự đàm phán và ký như Hiệp định giữa Việt Nam - Chile, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt
Nam -Trung Quốc,… Nhờ việc ký kết các hiệp định này, Việt Nam và đặc biệt các
doanh nghiệp trong nước có cơ hội để tiếp cận thị trường ngày càng đa dạng, phong
phú, tiếp cận nguồn tài chính tiền tệ, tín dụng và lao động quốc tế ngày càng đa dạng
và chất lượng. Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được kỹ thuật công nghệ
tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH.

4. Hội nhập tạo cơ hội cho các cá nhân thụ hưởng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan
và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa, dịch vụ. Các quốc gia dần mở cửa thị
trường cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài thâm nhập. Điều này tạo cơ hội để các cá
nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã
và chất lượng với giá cạnh tranh. Các quốc gia ngày càng quan tâm hơn đến nguồn gốc,
quy tắc xuất sứ, vệ sinh dịch tễ, …. đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng và
bảo vệ môi trường
Khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng châu Âu nhập khẩu vào Việt
Nam được giảm giá như: ô tô, thịt bò, bơ, sữa…Theo hiệp định, Việt Nam cam kết
xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi có hiệu lực với 48.5% số dòng thuế, tương đương
64.5% kim ngạch xuất khẩu từ EU. Và sau 10 năm là khoảng 99,8% kim ngạch nhập
khẩu từ EU. Như vậy, có thể thấy các sản phẩm châu Âu sẽ xuất hiện nhiều hơn ở Việt
Nam với giá cả giảm đáng kể. Đây là tin vui cho người tiêu dùng trong nước.

5. Giúp bổ sung giá trị và tiến bộ văn hóa, văn minh thế giới, làm giàu văn hóa
dân tộc và tiến bộ xã hội
Các nước đã thúc đẩy và tạo ra những tiền đề vô cùng mạnh và rộng để văn hóa các
nước hội nhập với khu vực và thế giới:
Những thay đổi mạnh mẽ về tư duy. Một số nước trước đây vẫn còn tư duy lạc
hậu thì giờ đây đã thay đổi về nhận thức xã hội, các quan niệm, khái niệm về tự do tôn
giáo, nhân quyền, dân chủ, phát triển con người, phát triển bền vững, tự do văn hóa,
báo chí, sáng tác… Điều này không chỉ có tác dụng đánh thức tư duy, nhận thức mới

6
về sứ mệnh của văn hóa mà còn khắc phục được sự phiến diện, thiên lệch hoặc tầm
nhìn hạn hẹp khi xác định vai trò của văn hóa trong phát triển.
Hội nhập ở Việt Nam đã thúc đẩy và tạo ra những tiền đề vô cùng mạnh và rộng
để văn hóa Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.
Người dân tự do về tôn giáo, nhân quyền dân chủ, suy nghĩ thoáng và thoải mái hơn
nhiều so với thời kì phong kiến trước đây là gò bó, có suy nghĩ tư duy cổ hủ lạc hậu.
Những động lực mới để văn hóa phát triển đa dạng :
Xuất hiện nhiều loại hình, trong đó có cả những thiết chế văn hóa mới. Các sản phẩm
văn hóa không chỉ góp phần quan trọng tạo không khí dân chủ, cởi mở hơn, dân trí
được nâng cao, tính năng động sáng tạo, tự chủ mà còn phát huy tính tích cực xã hội
của con người, hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người.
Đạt được Thành tựu trong đối ngoại văn hóa: Các nước có thể dễ dàng quảng bá
văn hóa nước mình thông qua thu hút khách du lịch quốc tế.
Có thể thấy rằng kết quả đem lại là hàng loạt các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của
Việt Nam đã đề n được với bạn bè quốc tế, đem lại sự ngạc nhiên thán phục của thế
giới về tính độc đáo, đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Hàng loạt các di sản văn hóa
Việt Nam đã được ghi danh, xếp hạng là di sản văn hóa của nhân loại như: Vịnh Hạ
Long (Quảng Ninh); Quan họ (Bắc Ninh), Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế… và gần
đây nhất là “thực hành tín ngưỡng Tam phủ”…

6. Giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực quốc tế để tập trung cho phát triển
kinh tế; tăng khả năng phối hợp nguồn lực các nước vào giải quyết các vấn đề
chung của khu vực và toàn cầu
Hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực bao gồm chính trị, an ninh, quốc phòng
có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng đã đóng góp
thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên 3 khía cạnh:
Một là, tăng cường tin cậy chính trị và đan xen lợi ích giữa các nước với nhau,đặc biệt
là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện trong khu vực và toàn cầu.
Ví dụ: Việt Nam đã chủ động tích cực, tham gia có trách nhiệm, cũng như phối hợp
với các đối tác trong nhiều vấn đề trọng yếu và trên các diễn đàn ở các cấp độ khu vực,
liên khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn
khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng
(ADMM+), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Liên hợp quốc... để cùng phát huy sức
mạnh chung, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và
trên thế giới.

7
Hai là, các quốc gia đã chủ động đảm đương và tích cực đóng góp cho hòa bình, ổn
định, phát triển ở khu vực và toàn cầu.
Có thể thấy rằng, điểm rất mới trong thời gian qua là những đóng góp của Việt Nam
cho Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Từ tham gia, cử đơn lẻ từng sỹ quan,
chúng ta đã điều động cả đơn vị Bệnh viện dã chiến cấp hai với 63 người. Từ đó, ta đã
khẳng định được vai trò rất quan trọng của đối ngoại quốc phòng, an ninh của Việt
Nam và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, đóng góp tích cực vào việc duy
trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời góp phần tranh thủ các
nguồn lực bên ngoài cho việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Ba là, các nước tăng khả năng phối hợp các nguồn lực vào giải quyết các vấn đề chung
của khu vực và toàn cầu.
Đơn cử như trong vấn đề tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc,
việc giải quyết vụ tranh chấp này không chỉ có mỗi Việt Nam tham gia vào mà còn có
1 số nước khác trên thế giới cùng tham gia như Mỹ, Philippin để duy trì hòa bình trên
biển Đông.

7.Một số lợi ích khác


Bên cạnh các lợi ích kể trên, hội nhập kinh tế quốc tế còn mang lại nhiều lợi ích
quan trọng khác như:
+ Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cải thiện môi trường kinh doanh;
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và DN; làm tăng khả năng thu hút
FDI;…
+ Tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình khu vực
và quốc tế để có chính sách phù hợp.
+Tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xã hội mở, dân chủ và nhà
nước pháp quyền,…
+Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình 1 vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới,
giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hòa bình ổn định và phát triển.

III/ Việt Nam cần phải làm gì để có thể tận dụng các lợi ích hội nhập kinh tế quốc
tế?
1. Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở cửa
đến nay
Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã mở đầu cho tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của

8
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là sự kiện đánh dấu bước hội nhập toàn diện của
Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
Trên nền tảng đó, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động trong đàm
phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác. Tính đến tháng
04/2019, Việt Nam đã tham gia thiết lập 16 Hiệp định thương mại tự do với 56 quốc
gia và nền kinh tế trên thế giới.
Tính đến tháng 04/2019, Việt Nam đã tham gia thiết lập 16 Hiệp định thương
mại tự do với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, bao gồm: AFTA (đối tác
ASEAN) có hiệu lực từ năm 1993; ACFTA (đối tác ASEAN, Trung Quốc), có hiệu
lực từ năm 2003; AKFTA (đối tác ASEAN, Hàn Quốc), có hiệu lực từ năm 2007;
AJCEP (đối tác ASEAN, Nhật Bản), có hiệu lực từ năm 2008; VJEPA (đối tác Việt
Nam, Nhật Bản), có hiệu lực từ năm 2009; AIFTA (đối tác ASEAN, Ấn Độ), có hiệu
lực từ năm 2010; AANZFTA (đối tác ASEAN, Úc, New Zealand), có hiệu lực từ năm
2010; VCFTA (đối tác Việt Nam, Chi Lê), có hiệu lực từ năm 2014; VKFTA (đối tác
Việt Nam, Hàn Quốc), có hiệu lực từ năm 2015; Việt Nam - EAEU FTA (đối tác Việt
Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan), có hiệu lực từ năm 2016;
CPTPP (Tiền thân là TPP) (đối tác Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New
Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia), có hiệu lực từ ngày 30/12/2018,
có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019.
FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực: AHKFTA (đối tác ASEAN, Hồng Kông
(Trung Quốc)), ký tháng 11/2017; AHKFTA (đối tác ASEAN, Hồng Kông (Trung
Quốc), ký tháng 11/2017.
Kết thúc đàm phán nhưng chưa kí: EVFTA (đối tác Việt Nam, EU (28 thành
viên), Kết thúc đàm phán tháng 2/2016.
FTA đang đàm phán: RCEP (đối tác ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ, Úc, New Zealand), Khởi động đàm phán tháng 3/2013; Việt Nam - EFTA
FTA (đối tác Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein), Khởi động
đàm phán tháng 5/2012; Việt Nam - Israel FTA (đối tác Việt Nam, Israel) Khởi động
đàm phán tháng 12/2015.
Trong 16 Hiệp định thương mại tự do, có 6 FTA thế hệ mới là Hiệp định Việt
Nam - EU và Hiệp định CPTPP (tiền thân là TPP). Đây là các FTA thế hệ mới với
diện cam kết rộng và mức cam kết sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại
hàng hóa. Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham
gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác như mua sắm Chính phủ, lao động, môi
trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư… Có thể kể đến các FTA “thế
hệ mới” như: FTA Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư

9
xuyên Đại Tây Dương (TTIP); các FTA ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa Kỳ
(AUSFTA)…
Như vậy, sau hơn 3 thập kỉ mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã
và đang từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế theo
các thang bậc: Từ hẹp đến rộng về đối tác và lĩnh vực cam kết, từ thấp tới cao về mức
độ cam kết. Về hội nhập đa phương, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Phát triển Á Châu, Quỹ Tiền tệ thế giới,
Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh
và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu
vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Về hội nhập song
phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh
thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các
nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có các nước
trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác
chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết
lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha.

2. Nhà nước cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập KTQT?
• Thực hiện các điều chỉnh chiến lược cần thiết phù hợp với bối cảnh mới của phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế
• Hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo hành lang pháp lý an toàn & môi trường cạnh
tranh bình đẳng cho mọi DN
Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội đã có hàng loạt cải cách mạnh mẽ trong sửa
đổi, bổ sung chính sách pháp luật về đầu tư kinh doanh. Cụ thể, có rất nhiều Luật như
Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các luật chuyên ngành về đất đai, tín dụng, thuế, hải
quan, lao động, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… đã sửa đổi theo hướng bảo vệ
tài sản của nhà đầu tư, thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, chống hình
sự hóa các quan hệ kinh tế.
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp như: Nghị quyết số 02/NQ-CP (trước đây là các Nghị
quyết số 19) về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
đến năm 2020; Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 về cắt giảm chi phí cho
doanh nghiệp, Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 về giải pháp khuyến khích, thúc

10
đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững… cùng nhiều
chương trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp về khoa học công nghệ, thị
trường, nguồn nhân lực…
Các biện pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu
tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Do đó, trong dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), đã có
những quy định về bảo đảm đầu tư khi có sự thay đổi của pháp luật. Bao gồm: Bảo
đảm quyền sở hữu tài sản, bảo đảm chuyển tài sản và lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu
tư ra nước ngoài, bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, bảo đảm đầu tư
đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.
• Cải cách hành chính mạnh mẽ, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại,
đề cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm
chất, ý thức phục vụ; kỷ cương nghiêm minh (TÌNH)
• Thực sự quan tâm phát triển nguồn nhân lực; cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo
dục, đào tạo
Việt Nam từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động
giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên; trình độ của người lao động nói riêng và của
cả nền kinh tế Việt Nam nói chung còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn
nhất khi đối diện với cuộc CMCN 4.0 và việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Nguồn
nhân lực đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, nhưng nguồn nhân lực chất lượng
cao luôn thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu. Vì vậy cần
có những giải pháp để tận dụng các lợi ích của hội nhập KTQT:
- Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm thích nghi với tình hình hội nhập trên thế giới.
Học tập chính là phương pháp quan trọng để tăng kiến thức, cải thiện khả năng nguồn
nhân lực. Chính vì vậy, cần đổi mới toàn diện về hệ thống kiến thức và phương pháp
đào tạo; Lấy người học làm trung tâm, đào tạo nhằm hướng tới phát huy năng lực làm
việc, tính sáng tạo của người lao động; Giảng dạy lý thuyết đi kèm với thực hành thực
tế để phát triển các kỹ năng mềm của người lao động, tăng tính thích ứng, thích nghi
với môi trường làm việc thực tế. Các cơ sở giáo dục cần phát triển hơn nữa vào các
ngành nghề chất lượng cao: như lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng,
vật liệu mới, công nghệ sinh học... để giúp người lao động có thể làm chủ khi cuộc
cách mạng số hóa bùng nổ như hiện nay.
- Tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các cơ sở đào tạo phải tự tạo ra thay đổi chương trình
đào tạo theo nhu cầu thị trường
- Nhà nước cần phải hoàn thiện thể chế chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra
những cơ chế tốt để giúp các doanh nghiệp với nhà trường có quan hệ để đào tạo đúng
và phù hợp, gần sát nhất với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, cần nâng cao chất

11
lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục, gắn đào tạo kiến thức với thực tập, thực hành
nghề tại các cơ sở doanh nghiệp.
- Chú trọng phát triển các định chế trung gian, các cơ chế an sinh, bảo hiểm xã hội cho
người lao động để từ đó thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại,
hiệu quả để từ đó thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại hiệu quá và hội
nhập với thị trường khu vực và thế giới
• Tiếp tục phát triển, nâng cấp và giảm chi phí kết cấu hạ tầng, đặc biệt cho kinh tế
đối ngoại
Về hệ thống hạ tầng giao thông: Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đa dạng các loại
phương tiện nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, mở rộng cơ hội
cạnh tranh cho các DN trong nước, cũng như là giảm được chi phí di chuyển, vận
chuyển hàng hóa thúc đẩy hợp tác làm ăn giữa các doanh nghiệp
Ví dụ: Hệ thống đường cao tốc từ Bắc vào Nam giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được
chi phí vận chuyển, lưu thông, bớt trở ngại về khoảng cách địa lý thúc đẩy hợp tác làm
ăn, kinh tế giữa các bên.
Về hạ tầng thông tin: Phát triển mạnh hệ thống kết nối đa dạng với quốc tế, hình thành
siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế; tăng cường quản lý thông tin trên
mạng Internet, các mạng xã hội và blog cá nhân. Tiếp tục phát triển vệ tinh viễn thông,
đưa vệ tinh Vinasat-2 vào.
• Nâng chất lượng & giảm chi phí các dịch vụ do nhà nước quản lý & do DNNN
độc quyền cung cấp
• Tạo điều kiện cho phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ở nông thôn
Nhà nước tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển
DNNVV nhằm bảo đảm duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư. Tăng cường cơ chế,
chính sách khuyến khích thành lập DN; tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát
triển sản xuất, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không
cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ
công và đơn giản hoá các thủ tục kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực thuế, hải quan; hỗ trợ các DNNVV có nhu cầu tiếp cận với thị trường nước ngoài
để họ hiểu được nhu cầu của khách hàng,...
• Tạo điều kiện cho phát triển các hiệp hội doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào hệ thống thương mại quốc
tế với nhiều chương trình hợp tác đa phương như là thành viên của Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),

12
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như đã ký kết hiệp định thương
mại song phương với rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam cũng
làm chủ rất nhiều mặt hàng có thị phần lớn trên thị trường quốc tế, vậy việc liên kết
doanh nghiệp sẽ là cơ hội tốt nhất cho việc tạo dựng thương hiệu quốc gia đủ chất và
tín để sánh vai trên trường quốc tế.
Vì vậy Chính phủ, các bộ, ban, ngành trong nước cần đưa ra chủ trương, chính
sách để nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò và sức mạnh của
liên kết trong chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia. Từ đó, tạo sự đồng thuận
cũng như khẳng định trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, hiệp hội đối với
phát triển bền vững thương hiệu của ngành hàng và của chính doanh nghiệp thành viên.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là tổ chức quốc gia tập hợp và
đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chủ lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở
Việt Nam. Một trong những mục tiêu hoạt động của VCCI là xây dựng đội ngũ doanh
nhân có trình độ và năng lực vững vàng để tạo nên cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh,
có sức cạnh tranh cao, có tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã hội, liên kết chặt chẽ và
tham gia tích cực vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Họ chính là lực lượng
nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở đó, VCCI chú trọng vào các hoạt động liên kết để phát huy sức mạnh của
cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bằng cách tổ chức nhiều chương trình diễn đàn, hội
thảo...để chia sẻ kinh nghiệm cũng như vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp chung tay,
khai thác thế mạnh của nhau, cùng tạo nên những sản phẩm chất lượng và uy tín để
xây dựng thương hiệu ngành hàng lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường nội địa và đủ sức
cạnh tranh ở thị trường quốc tế. Ngoài ra, VCCI cũng có chương trình phát triển hiệp
hội doanh nghiệp địa phương.
• Phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, phân bổ & sử dụng các
nguồn lực một cách hiệu quả, công bằng
• Tiếp tục một đường lối đối ngoại khôn ngoan, tận dụng & tạo dựng thêm các
kênh hợp tác song phương, đa phương phục vụ lợi ích phát triển của đất nước.
Việt Nam giữ mối quan hệ hòa hữu với các nước trên toàn thế giới, giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình thông qua đàm phán.
Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế như WTO,… để xóa bỏ rào cản thương
mại, tạo điều kiện cho các ngành hàng trong nước phát triển. Hay kí kết các FTA giữa
các nước và khu vực với nhau để có thể tận dụng được những ưu đãi từ các hiệp định
này.

13
Ví dụ: Việt Nam vừa mới ký kết hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại giữa VN và
Liên minh châu Âu) đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước như
các ưu đãi về thuế quan khi DN trong nước xuất khẩu hàng hóa nông sản sang thị
trường EU.
• Thực hiện quyết liệt chủ trương chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ dối trá

3.Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cũng cần có những giải pháp để tận dụng tốt cơ hội mà hội
nhập mang lại, như:
+ Tìm hiểu các vấn đề về phát triển & hội nhập, thường xuyên trau dồi kiến thức, nắm
bắt thông tin (tự học, sử dụng chuyên gia, tư vấn ngoài doanh nghiệp)
+ Đổi mới tư duy kinh doanh phù hợp với bối cảnh mới:
• Từ bỏ tư duy ỷ lại vào bảo hộ & bao cấp, ưu đãi của nhà nước, dựa dẫm vào
quan hệ thân quen
• Từ bỏ những thói quen không phù hợp (chạy chọt, tù mù, làm hàng nhái, hàng
giả…)
• Chấp nhận cạnh tranh & quy luật đào thải của thị trường
• Thay tư duy ngắn hạn bằng chiến lược, tầm nhìn xa
• Thay tư duy “ai thắng ai” bằng “các bên cùng thắng”
• Thay tư duy làm khép kín bằng liên kết, hợp tác, chuyên môn hóa; tham gia
clusters, outsourcing, offshoring
• Coi trọng nghiên cứu thị trường, khách hàng, tiêu thụ sản phẩm; căn cứ vào đó
để xây dựng kế hoạch kinh doanh
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở lợi thế so sánh & theo
hướng nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị
• Biết mình biết người, tạo thế các bên cùng thắng (win-win)
• Tìm đường phát triển và xây dựng lợi thế (hơn là chỉ tìm cách xóa bỏ bất lợi thế),
chú trọng lợi thế động (hơn là lợi thế tĩnh) và tạo thêm giá trị gia tăng
• Không ngừng tự cải thiện, sáng tạo, làm tốt hơn và làm khác hơn những việc
doanh nghiệp đang làm
• Gắn với sự tiến hóa của toàn ngành và vị trí của doanh nghiệp trong ngành
• Thích ứng với sự thay đổi ( thay đổi lợi thế cạnh tranh)
+ Áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh & vị trí trong chuỗi giá trị
• Nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất - kinh doanh là yếu tố quyết
định để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tạo khả năng cho
doanh nghiệp trụ vững & phát triển.

14
GTGT = giá trị doanh nghiệp tạo thêm trong quá trình sản xuất - kinh doanh và đòi
hỏi nỗ lực của cả doanh nghiệp và Nhà nước.
• DNVN thường tập trung vào khâu sản xuất, gia công, lắp ráp, ít chú ý dịch vụà
yếu thế, GTGT & lợi nhuận thấp.
• Cần chuyển hướng mạnh sang cải thiện khâu R&D,
marketing & phân phối, phát triển dịch vụ để tạo thêm
GTGT.
+ Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác, tham gia các liên kết, mạng lưới và
hiệp hội bằng cách chủ động xây dựng các mối liên kết kinh doanh trong & ngoài
nước.

15
KẾT LUẬN

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu, khách quan trong quá
trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, nó không những có mối liên hệ chặt chẽ với tăng
trưởng và phát triển kinh tế mà còn vừa là kết quả, là yếu tố cực kì quan trọng để thúc
đẩy kinh tế - xã hội của đất nước lên một trình độ mới.
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong hội nhập, đã trở
thành quốc gia có vị trí cao trong khu vực, tham gia vào rất nhiều các tổ chức quốc tế
lớn như: WTO, ASEAN,…và tham gia kí kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do
song phương và đa phương với các đối tác trong khu vực và trên thế giới.
Trong quá trình hội nhập, Việt Nam sẽ phải tận dụng mọi lợi thế do hội nhập tạo
ra và hạn chế đến mức thấp nhấp các thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh của
Việt Nam trên các lĩnh vực hoạt động, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ
tầng xã hội, thực hiện các chương trình thích nghi với hội nhập, đổi mới môi trường
kinh doanh, đầu tư thoe hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, pháp lý, tăng cường sự
hợp tác và hỗ trợ giữa chính quyền và doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt
động kinh tế đối ngoại.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/xay-dung-he-thong-ket-cau-ha-tang-dong-bo-
nham-dua-nuoc-ta-co-ban-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-theo-huong-hien-dai-vao-nam-
2020-605932
2. https://text.123docz.net/document/6653765-tieu-luan-kinh-te-hoc-quoc-te-nhung-
tac-dong-cua-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-doi-voi-kinh-te-thuong-mai-viet-nam.htm
3. https://tuoitre.vn/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-la-dong-luc-phat-trien-xa-hoi-
1214575.htm
4. http://baochinhphu.vn/Hoi-nhap/Hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-Mot-diem-sang-trong-
cong-tac-doi-ngoai-nam-2020/418791.vgp

17

You might also like