You are on page 1of 61

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3
I. VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ..................... 3
CỦA ASEAN
1. Lịch sử hình thành ............................................................................. 3
2. Các thành viên ................................................................................... 3
3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 5
4. Các mốc thời gian quan trọng trong sự hình thành và .................. 6
phát triển của ASEAN
5. Mục tiêu và nguyên tăc hoạt động .................................................. 8
II. CÁC CHUONG TRÌNH HỢP TAC KINH TẾ CỦA ASEAN.......... 10
1. Hợp tác trong lĩnh vực thƣơng mại .................................................. 10
2. Hợp tác trong lĩnh vực đầu tƣ ........................................................... 11
3. Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ ......................................................... 11
4. Hợp tác ngoại khối ............................................................................. 11
5. Cộng đồng kinh tế ASEAN................................................................ 11
III. CHƢƠNG TRÌNH CEPT VÀ AITGA: ................................................ 12
1. Hiệp định về chƣơng trình thuế quan ƣu đãi có hiệu .................. 12
lực chung CEPT
2. Hiêp dịnh về Thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) .............. 13
IV. CỘNG ĐỒNG ASEAN VÀ 3 TRỤ CỘT.......................................... 15
1. Cộng đồng Chính trị An ninh (APSC)................................ 15
2. Cộng đồng Kinh tế (AEC).................................................... 16
3. Cộng đồng văn hóa xã hội (ASCC)..................................... 17
4. Cộng đồng ASEAN và EU có gì giống và khác................ 17
V. CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỢP TÁC CỦA ASEANS VỚI .............. 19
CÁC KHỐI VÀ KHU VỰC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI:
1. Hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) .......... 19
2. Hợp tác kinh tế ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) ............... 24
3. Hợp tác kinh tế ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ................. 28
4. Hợp tác kinh tế ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) ........................ 31
5. Hợp tác kinh tế ASEAN - Australia.Newzealand .............. 32
6. Họp tác kinh tế ASEAN – Hong Kong .............................. 37
7. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) ...................................... 38
8. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu.............................. 40
vực (RCEP)
VI. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH THƢƠNG MẠI GIỮA .................... 41
VIỆT NAM VÀ ASEAN

Page 1
VII. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ....................... 51
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Cơ hội ............................................................................................ 51
2. Thách thức..................................................................................... 57

Page 2
LỜI MỞ ĐẦU:
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt
là ASEAN) là tổ chức liên Chính phủ đƣợc thành lập vào 8/8/1967 tại Băng Cốc, Thái
Lan. ASEAN là khu vực với hơn 659 triệu dân, chiếm gần 8,59% dân số thế giới với
nền kinh tế của các nƣớc thành viên đang trên đà phát triển mạnh mẽ, là thị trƣờng có
tiềm năng phát triển kinh tế to lớn. Vào ngày 22/11/2015, trong khuôn khổ Hội nghị
Cấp cao ASEAN lần thứ 27 diễn ra tại Ma-lai-xi-a, Lãnh đạo của 10 quốc gia thành
viên ASEAN đã đặt bút ký văn kiện lịch sử Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN.
Đây là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập ASEAN, phản ánh sự lớn
mạnh của ASEAN sau 48 năm hình thành và phát triển vƣơn lên trở thành một cộng
đồng liên kết chặt chẽ trên cả 3 trụ cột là: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội,
với vị thế ngày càng cao ở cả khu vực và thế giới. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng
thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 mang tên “Vững vàng cùng tiến bƣớc”,
hƣớng tới một Cộng đồng hòa bình, ổn định và cùng chia sẻ sự phồn vinh và trách
nhiệm xã hội; hiện thực hóa một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hƣớng đến
ngƣời dân và lấy ngƣời dân làm trung tâm. Chính vì những lý do đó, nhóm chúng em
thực hiện tiểu luận về Cộng đồng ASEAN nhằm có những góc nhìn rõ hơn về nền
kinh tế khu vực cũng nhƣ những Hiệp định kinh tế liên quan để phục vụ tốt hơn cho
việc học tập bộ môn Thƣơng mại quốc tế. Nhằm thực hiện tốt bài tiểu luận, Nhóm có
tham khảo từ những nguồn nhƣ Cổng thông tin Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan,
Trung tâm WTO Việt Nam,… và một số nguồn thông tin khác.

Page 3
I. Vài nét về sự hình thành phát triển của ASEAN

1. Lịch sử hình thành:


ASEAN - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đƣợc thành lập ngày 8/8/1967 tại
Băng-cốc, Thái Lan với 5 thành viên sáng lập In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin,
Xin-ga-po và Thái Lan bằng việc ký kết bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc).

Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam đƣợc kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên
của Hiệp hội lên thành sáu nƣớc. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của
ASEAN vào ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ
chức tại Brunây Đaruxalam. Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên thứ
tám và thứ chín của Hiệp hội. Căm-pu-chia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, hiện thực
hóa ý tƣởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

2. Các thành viên

Nguồn: http://gepcnews.com/en/article/institution/asean.html

Diện tích: 4,46 triệu km², chiếm 3% tổng diện tích đất của Trái Đất,

Dân số: khoảng 600 triệu ngƣời, chiếm 8,8% dân số thế giới. (Năm 2010)

Page 4
Nguồn: World Bank (2018)

Năm 2010, tổng GDP danh nghĩa của ASEAN đạt 1,8 nghìn tỷ USD. Nếu ASEAN là
một thực thể duy nhất thì quốc gia đó sẽ xếp hạng 10 trong số các nền kinh tế lớn nhất
trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây
Ban Nha, Brazil, Anh, và Ý. Dự kiến đến năm 2030, thực thể này sẽ đứng thứ 4 thế
giới.

Page 5
3. Cơ cấu tổ chức

 Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất
của hiệp hội, họp chính thức 1 năm/lần.

 Hội đồng Điều phối ASEAN (ASEAN Coordinating Council): gồm các Bộ trƣởng
Ngoại giao ASEAN xem xét theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

 Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Councils): gồm Hội đồng
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, và Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội
ASEAN.

 Các Hội nghị Bộ trƣởng chuyên ngành (ASEAN Sectoral Ministerial Bodies): các
Hội nghị Bộ trƣởng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực hợp tác.

 Tổng Thƣ ký ASEAN và Ban thƣ ký ASEAN (Secretary-General of


ASEAN/ASEAN Secretariat): cơ quan thƣờng trực nhất của ASEAN, có nhiệm vụ
triển khai thực thi các quyết định, thỏa thuận của ASEAN; đệ trình báo cáo hàng năm
về các hoạt động của ASEAN lên Hội nghị Cấp cao ASEAN.
 Ủy ban Đại diện thƣờng trực bên cạnh ASEAN (Committee Of Permanent
Representatives to ASEAN)

 Ban thƣ ký ASEAN quốc gia (ASEAN National Secretariats): là đầu mối điều
phối và phối hợp hoạt động hợp tác ASEAN trong phạm vi mỗi quốc gia.

 Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR): có nhiệm vụ thúc đẩy
nhận thức về quyền con ngƣời trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, và tăng cƣờng
hợp tác giữa chính phủ các nƣớc thành viên ASEAN với mục tiêu bảo vệ các quyền
con ngƣời.
 Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation): có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng thƣ ký ASEAN và
hợp tác với các cơ quan liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng Cộng đồng
ASEAN.

4. Các mốc thời gian quan trọng trong sự hình thành và phát triển:

 Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đƣợc thành lập trên cơ
sở Tuyên bố Băng-cốc - một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

 Năm 1971: ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập
(ZOPFAN), đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa
bình, tự do và trung lập.

Page 6
 Năm 1976: ASEAN ra đời Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC) và
Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali) nhằm đẩy mạnh hợp tác và thúc
đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

 Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cƣờng hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), tạo khuôn khổ căn bản cho hợp tác
ASEAN trên sáu lĩnh vực, bao gồm: thƣơng mại và công nghiệp; khoáng sản và năng
lƣợng; tài chính và ngân hàng; lƣơng thực, nông và lâm nghiệp; giao thông vận tải và
bƣu chính - viễn thông cũng nhƣ đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác kinh tế-
thƣơng mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau này.

 Năm 1994: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đƣợc thành lập: Hợp tác về chính trị-an
ninh trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác cũng ngày càng đƣợc củng cố và
phát triển.

 Năm 1995 ký kết Hiệp ƣớc về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân
(SEANWFZ) tại Băng-cốc nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ năm.

 Tháng 7.1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.

 Tháng 12/1997 ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 hƣớng tới mục tiêu xây
dựng một tập hợp hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, sống trong hòa bình, ổn định và
thịnh vƣợng, gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ đối tác năng động và một
cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau.

 Năm 1999: Campuchia chính thức gia nhập ASEAN, đƣa ASEAN trở thành một tổ
chức khu vực gồm 10 thành viên Ðông-Nam Á.

 Năm 2002: ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC)

 Năm 2003: Thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II: ASEAN đã ra Tuyên bố
Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), chính thức hóa việc thực hiện
ý tƣởng về 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng
Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội (ASCC).

 Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) đƣợc tổ chức tại Kuala Lumpur
(Malaysia) tháng 12/2005, với sự tham gia của nguyên thủ các nƣớc thành viên
ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

 11/2007: Hiến chƣơng ASEAN đƣợc ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 13, tạo tƣ cách pháp nhân cho ASEAN là một tổ chức hợp tác
khu vực; đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế để gia tăng liên kết
và hợp tác ASEAN.

Page 7
 Năm 2009: Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) đƣợc thành lập.

 Năm 2010: tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo
ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), đề ra các biện
pháp cụ thể thực hiện kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và ngƣời dân.

 Năm 2011: Thông qua “Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các
quốc gia toàn cầu.” Tuyên bố khẳng định quyết tâm cũng nhƣ cam kết của các nƣớc
ASEAN xây dựng lập trƣờng, quan điểm chung trong việc hợp tác ứng phó với các
vấn đề toàn cầu; nâng cao vai trò và tiếng nói của ASEAN tại các cơ chế quốc tế nhƣ
WTO, UN, APEC…

 Năm 2015: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur, các nhà lãnh
đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào
ngày 31/12.

 Ngày 31.12.2015: Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời. Mở ra sự khởi đầu của một
giai đoạn phát triển mới của hiệp hội.

5. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động:


Mục tiêu của ASEAN đƣợc quy định trong tuyên bố Băng-cốc (Tuyên bố của Hội
nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN - 8/8/1967) và đƣợc bổ sung trong Hiến chƣơng
ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN (15/12/2009). Nhìn chung,
ASEAN hoạt động nhằm vào các mục tiêu chủ yếu sau:

 Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cƣờng hơn nữa các giá trị
hƣớng tới hòa bình trong khu vực, duy trì Đông Nam Á là một khu vực phi vũ khí hạt
nhân;

 Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính;

 Tạo ra thị trƣờng chung, thống nhất, liên kết về kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thƣơng
mại và đầu tƣ, cụ thể là tự do về di chuyển hang hóa, lao động và vốn;

 Tăng cƣờng dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân
quyền và các quyền tự do cơ bản;

 Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trƣờng khu vực, bảo tồn di sản văn
hóa…

 Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN nhƣ là động lực chủ chốt trong
quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh
bạch và thu nạp.

Page 8
Các nguyên tắc cơ bản của ASEAN đƣợc quy định trong Hiến chƣơng ASEAN (gồm
13 nguyên tắc) bao gồm các nội dung: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm lƣợc hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải
quyết hòa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… và
bổ sung thêm một số nguyên tắc nhƣ: Tăng cƣờng tham vấn về những vấn đề có ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hoạt
động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nƣớc thành viên đe dọa đến chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nƣớc thành viên khác…

Cụ thể trong Điều 2 Hiến chƣơng nêu rõ các nguyên tắc ASEAN và các Quốc gia
Thành viên hoạt động cần tuân thủ nhƣ:

 Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất
cả các Quốc gia thành viên;

 Không xâm lƣợc, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dƣới
bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; Giải quyết các tranh chấp bằng biện
pháp hòa bình;

 Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

 Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công
bằng xã hội;

 Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng
lãnh thổ của một nƣớc, Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của
ngƣời dân ASEAN;

 Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội với bên ngoài.

Đồng thời ASEAN hoạt động theo 3 phƣơng thức sau:

 Phương thức ra quyết định: Tham vấn và Đồng thuận (consultation & concensus) –
Mọi vấn đề của ASEAN đều phải tham vấn tất cả các nƣớc thành viên ASEAN và
quyết định chỉ đƣợc thông qua khi tất cả các nƣớc thành viên đều nhất trí hoặc không
phản đối. Phƣơng thức này đã đƣợc áp dụng lâu dài và trở thành một nguyên tắc “bất
thành văn” đƣợc các nƣớc tôn trọng.
 Nguyên tắc trong quan hệ với các đối tác: trong triển khai quan hệ đối ngoại của
ASEAN, các quốc gia Thành viên sẽ phối hợp và nỗ lực xây dựng lập trƣờng chung
cũng nhƣ tiến hành các hoạt động chung trên cơ sở thống nhất và đoàn kết, tuân thủ
các mục tiêu và nguyên tắc đề ra trong Hiến chƣơng (theo Điều 41 Hiến chƣơng
ASEAN).

Page 9
 Tiệm tiến và thoải mái với tất cả các bên: hợp tác khu vực phải đƣợc tiến hành từng
bƣớc, bảo đảm phù hợp với lợi ích, khả năng của các nƣớc và tất cả đều có thể tham
gia, đóng góp, không thành viên nào bị “bỏ lại”. Điều này xuất phát từ thực tế rất đa
dạng ở khu vực; các nƣớc khác nhau về chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển,
điều kiện văn hóa, lịch sử...

II. Các chƣơng trình hợp tác về kinh tế của ASEAN


1. Hợp tác trong lĩnh vực thƣơng mại:

Thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định thƣơng mại
tự do (FTA) đa phƣơng giữa các nƣớc trong khối ASEAN. Hiệp định đƣợc kí kết vào
năm 1992 tại Singapore. AFTA đƣợc thi hành dựa trên Hiệp định về thuế quan ƣu đãi
(gọi tắt là CEPT). Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%,
loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ
tục hải quan giữa các nƣớc.

2. Hợp tác trong lĩnh vực đầu tƣ:


Ngày 15/12/1995 tại Thái Lan, Hội nghị Thƣợng đỉnh lần thứ 5 của ASEAN đã quyết
định thành lập Khu vực đầu tƣ ASEAN (ASEAN Investment Area - gọi tắt là AIA),
nhằm tăng cƣờng thu hút vốn và khả năng cạnh tranh để khuyến khích đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài vào khu vực ASEAN, nơi có nguồn lao động trẻ, rẻ và dồi dào. Thông qua
AIA, ASEAN đã đạt đƣợc đáng kể những thành tựu trong lĩnh vực đầu tƣ. Sau nhiều
nỗ lực thực thi Khu vực đầu tƣ ASEAN và Hiệp định Đầu tƣ toàn diện ASEAN
(ACIA), trong năm 2017, các nƣớc ASEAN đã hoàn tất việc ký kết Nghị định thƣ thứ
hai sửa đổi ACIA và tiến tới sớm hoàn thành ký kết Nghị định thƣ thứ ba sửa đổi Hiệp
định này để tăng cƣờng luồng đầu tƣ trong khu vực Đông Nam Á.
3. Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ:

Cộng đồng kinh tế ASEAN luôn chú trọng đến tự do hóa thƣơng mại dịch vụ. Quá
trình tự do hóa thƣơng mại dịch vụ giữa các nƣớc ASEAN đƣợc thực hiện trong
khuôn khổ của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), ký kết vào năm 1995
nhằm bổ sung tự do hóa thƣơng mại dịch vụ cho AFTA. AFAS dựa trên những
nguyên tắc của Hiệp định chung về Thƣơng mại dịch vụ (GATS) nhƣng loại bỏ nhiều
hơn các hạn chế đối với thƣơng mại dịch vụ. Hiện nay, các nƣớc ASEAN đang đặt
mục tiêu sẽ hoàn tất đàm phán và ký kết Nghị định thƣ thực hiện Gói cam kết dịch vụ
thứ 10 thuộc Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS-10) trong năm 2018.

4. Hợp tác ngoại khối:

Tới thời điểm hiện tại, ASEAN đã ký kết và thực hiện 6 hiệp định thƣơng mại tự do
(FTA) bao gồm: FTA nội khối ASEAN (AFTA); và 5 FTA giữa ASEAN với các đối
tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Page 10
Vào tháng 11 năm 2017, các nƣớc ASEAN cũng đã ký kết Hiệp định thƣơng mại tự
do ASEAN-Hồng Công, Trung Quốc và Hiệp định đầu tƣ ASEAN-Hồng Công, Trung
Quốc. Ngoài ra, hiện tại các nƣớc thành viên ASEAN cũng đang đàm phán Hiệp định
Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 6 nƣớc đối tác: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand nhằm đạt đƣợc một hiệp định
FTA toàn diện.
5. Cộng đồng kinh tế ASEAN:

 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 mục tiêu của Cộng đồng ASEAN.
AEC là mục tiêu liên kết kinh tế khu vực cuối cùng của ASEAN trong “tầm nhìn
ASEAN 2020”. AEC đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những nội dung
cơ bản, trụ cột vềhợp tác kinh tế trong khuôn khổ ASEAN. Nội dung hợp tác chủ yếu
trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN gồm:
 Tự do hóa thƣơng mại hàng hóa: Năm 2009. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại
Thái Lan đã thông qua Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) để thay thế
CEPT và đã có hiệu lực từ 17/5/2010. Hiệp định hƣớng tới sự lƣu chuyển tự do của
hàng hóa trong ASEAN nhƣ một trong những công cụ chính để xây dựng thị trƣờng
và cơ sở sản xuất chung hƣớng tới hội nhập kinh tế sâu sắc.
 Tự do hóa thƣơng mại dịch vụ và di chuyển lao động lành nghề: Hoàn thành Hiệp
định khung ASEAN về thƣơng mại dịch vụ (AFAS) đồng thời bổ sung nội dung di
chuyển lao động có tay nghề thông qua việc tạo thuận lợi hơn trong cấp visa, giấy
phép hành nghề; tăng cƣờng hợp tác trong khuôn khổ mạng lƣới các trƣờng đại học
ASEAN; xây dựng các kỹ năng, tiêu chuẩn nghề nghiệp cơ bản.
 Tự do hóa đầu tƣ và lƣu chuyển vốn: tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái
Lan, ASEAN đã ký Hiệp định đầu tƣ toàndiện ASEAN (ACIA) để thay thế Hiệp định
AIA và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ (IGA).
 Thu hẹp khoảng cách phát triển: thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) nhằm
giúp đỡ các nƣớc ASEAN – 4 (Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia) thu hẹp khoảng
cách phát triển với các nƣớc ASEAN–6 và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu
vực thông qua các chƣơng trình và dự án là Hệ thống ƣu đãi hội nhập ASEAN (AISP),
kế hoạch thực hiện IAI và Lộ trình hội nhập ASEAN (RAI).

III. CHƢƠNG TRÌNH CEPT VÀ AITGA:


1. Hiệp định về chƣơng trình thuế quan ƣu đãi có hiệu lực chung CEPT
a. Nội dung
 Hiệp định CEPT qui định việc cắt giảm thuế quan đối với việc mua bán giữa
các nƣớc trong khu vực Đông Nam á. Hiệp định CEPT đƣợc ký bởi các nƣớc
thành viên trong khối ASEAN nhằm thiết lập mối quan hệ buôn bán tự do

Page 11
trong khối ASEAN (AFTA) với mục tiêu giảm thuế nhập khẩu trên hầu hết
hàng hoá buôn bán giữa các nƣớc thành viên xuống mức tối thiểu từ 0-5%.
b. Điều kiện áp dụng:
 Về xuất xứ hàng hóa:
Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nƣớc xuất khẩu và
nƣớc nhập khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn
20%.Sản phẩm đó phải có chƣơng trình cắt giảm thuế đƣợc Hội đồng AFTA
thông qua. Hàng hoá phải đƣợc nhập khẩu trực tiếp vào nƣớc thành viên từ một
trong 9 quốc gia thành viên. Hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ
xuất xứ hay tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hoá nhập khẩu, cụ thể ít nhất có 40%
nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá phải có nguồn gốc từ quốc gia nhập
khẩu.
 Vận chuyển trực tiếp: Đi trực tiếp từ nƣớc sản xuất đến nƣớc xuất khẩu
 Có giấy chứng nhận xuất xứ:
Ngƣời nhập khẩu phải nộp giấy chứng nhận hàng hóa Form D cho cơ quan Hải
quan nƣớc nhập khẩu và các tài liệu khác theo qui định.
2. Hiệp định về thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Hiệp định ATIGA đƣợc kí kết vào ngày 26/02/2009 tại Thái Lan và có hiệu lực từ
ngày 17/05/2010, tiền thân là Hiệp định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT/AFTA) kí kết năm 1992.
a. Nội dung:
 Các nƣớc ASEAN phải dành cho nhau mức ƣu đãi tƣơng đƣơng hoặc thuận lợi
hơn mức ƣu đãi dành cho các nƣớc đối tác.
 ATIGA hƣớng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế
quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch...
 Lộ trình cắt giảm thuế: Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nƣớc ASEAN-6
(Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thƣờng ngắn
hơn các nƣớc còn lại – nhóm CLMV bao gồm các nƣớc Campuchia, Lào,
Myanmar, Việt Nam.
Ví dụ: Đối với các tất cả các sản phẩm thuộc lộ trình cắt giảm A (Sch-A) trong
Biểu cam kết thuế quan thì:
+ Các nƣớc ASEAN-6: đến năm 2010 phải xóa bỏ thuế quan toàn bộ

+ Các nƣớc CLMV: đến năm 2015 mới phải xóa bỏ thuế quan và còn
đƣợc linh hoạt 7% số dòng thuế (các nƣớc đƣợc quyền tự lựa chọn các
sản phẩm đƣa vào danh mục 7% này) đến năm 2018 mới phải xóa bỏ thuế
quan.

 Đa số các sản phẩm trong biểu thuế quan sẽ đƣợc các nƣớc xóa bỏ hoặc giảm
thuế xuống còn dƣới 5%, trừ một số sản phẩm nhạy cảm nhƣ: các sản phẩm

Page 12
nông nghiệp chƣa chế biến, các sản phẩm nhạy cảm nhƣ súng đạn, thuốc nổ,
rác thải….

b. Điều kiện để hàng hóa đƣợc hƣởng thuế suất ATIGA:

 Về quê tắc xác định xuất xứ:


Hàng hóa đƣợc nhập khẩu vào lãnh thổ của một nƣớc thành viên từ một nƣớc
thành viên khác thì đƣợc xem là có xuất xứ và có đủ điều kiện để đƣợc hƣởng
ƣu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng đủ một trong các qui định về xuất
xứ sau:
+ Có xuất xứ thuần túy hoặc đƣợc sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một
nƣớc thành viên xuất khẩu.
+ Không có xuất xứ thuần túy hoặc không đƣợc sản xuất toàn bộ tại lãnh
thổ của một nƣớc thành viên xuất khẩu nhƣng đáp ứng một số qui định
về hàm lƣợng giá trị khu vực, NVL,.. Nƣớc thành viên cho phép ngƣời
xuất khẩu đƣợc quyết định sử dụng một trong hai tiêu chí sau đây để xác
định xuất xứ hàng hóa:
(1) Hàm lƣợng giá trị khu vực (RVC) của hàng hóa không dƣới 40%;
(2) NVL không có xuất xứ phải trải qua chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số
(CTC).

Page 13
Khi qui tắc cụ thể mặt hàng qui định một hàm lƣợng RVC nhất định thì việc tính toán
dựa trên công thức sau:

(a) Phương pháp trực tiếp


c. i. Chi r.
k. Chi m. Chi
phí
d. phí phí s.
nguyê o. Chi
nhân phân q. Lợi
e. n vậtj. + l. + n. + phí p. + t.
công bổ nhuận
liệu khác
f. trực trực u. X
ASEA
tiếp tiếp 100
g. N
%
h. RVC =v. Giá FOB

(b) Phương pháp gián tiếp


w. cc.
bb. Giá trị của nguyên vật
x. z. Giá FOB aa. - liệu, phụ tùng hoặc hàng
dd.
hoá không có xuất xứ
y. RVC = ee. x 100 %

Giá FOB

 Vận chuyển trực tiếp: Đi trực tiếp từ nƣớc sản xuất đến nƣớc xuất khẩu. Không
tham gia giao dịch và thêm các công đoạn chế biến tại nƣớc quá cảnh.
 Phải có giấy chứng nhận xuất xứ
 Ngƣời nhập khẩu phải nộp giấy chứng nhận hàng hóa Form D cho cơ quan Hải
quan nƣớc nhập khẩu và các tài liệu khác theo qui định.

Page 14
IV. Cộng đồng ASEANS 3 trụ cột:
1. Cộng đồng Chính trị An ninh (APSC):
 Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) nhằm mục tiêu là tạo dựng một môi
trƣờng hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực ĐNA thông qua việc nâng hợp
tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây
dựng của các đối tác bên ngoài; không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung.
 Kế hoạch hành động xây dựng APSC (đƣợc thông qua tại Cấp cao ASEAN-10,
tháng 11/2004) đã khẳng định lại các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội và
đề ra 6 lĩnh vực (thành tố) hợp tác chính gồm: (i) Hợp tác chính trị; (ii) Xây dựng và
chia sẻ chuẩn mực ứng xử; (iii) Ngăn ngừa xung đột; (iv) Giải quyết xung đột; (v)
Kiến tạo hòa bình sau xung đột; và (vi) Cơ chế thực hiện. Kèm theo đó là danh mục
75 hoạt động cụ thể để xây dựng APSC. Tuy nhiên, Kế hoạch Hành động về APSC
cũng nhƣ VAP không quy định mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện đối với các hoạt
động thuộc 6 thành tố nói trên. Kế hoạch tổng thể về APSC mà ASEAN đang soạn
thảo sẽ tập trung vào khía cạnh này, cụ thể hóa các hoạt động hợp tác về chính trị -
an ninh.

Page 15
2. Cộng đồng Kinh tế (AEC):
 Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trƣờng chung duy
nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lƣu chuyển tự do của hàng hóa, dịch
vụ, đầu tƣ, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự
thịnh vƣợng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tƣ – kinh doanh từ bên
ngoài.
 Đến năm 2015, ASEAN sẽ trở thành :
(i) một thị trƣờng duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có
sự lƣu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, vốn và lao động có
tay nghề ;

Page 16
(ii) Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao;
(iii) Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả
Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); (iv) Một khu vực ASEAN hội nhập
đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, ASEAN nhất trí đề ra Cơ
chế thực hiện và Lộ trình chiến lƣợc thực hiện Kế hoạch tổng thể.

3. Cộng đồng Văn hóa Xã hội (ASCC):

 Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC) với mục tiêu là phục vụ và nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của ngƣời dân ASEAN, sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình
đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trƣờng, tác động của toàn cầu hóa và
cách mạng khoa học công nghệ.
 Chƣơng trình hành động Viên chăn (VAP) và KHHĐ về ASCC đã xác định 4 lĩnh vực
hợp tác (thành tố) chính là : (i) Tạo dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc; (ii) Giải
quyết những tác động xã hội của hội nhập kinh tế; (iii) Phát triển môi trƣờng bền
vững; (iv) Nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN. Hàng loạt biện pháp/hoạt động cụ
thể đã đƣợc đề ra trong từng lĩnh vực hợp tác này.

4. Cộng đồng ASEANs và EU có gì gi ống và khác:

 Cộng đồng ASEAN và EU có những điểm giống và khác sau

Page 17
+ Giống: Là một tổ chức gồm nhiều nƣớc với mục tiêu cùng hợp tác, phát triển
và duy trì hòa bình trong khu vực và thế giới.
+ Khác:

5. Nội dung 6. EU 7. ASEAN

8. Lịch sử ra đời 9. Ra đời năm 1951. Là một tổ10. Ra đời năm 1967. Là một tổ
chức siêu quốc gia có quyền chức liên chính phủ gồm
lực bao trùm lên chủ quyền nhiều quốc gia trong cùng
các nƣớc thành viên. khu vực hợp tác cùng phát
triển.

11. Mục tiêu 12. Đầu tiên là liên kết về kinh


13. Liên kết về kinh tế, văn hóa.
tế, sau đố mới chuyển sang
chính trị, xã hội.

14. Nguyên tắc hội nhập 15. Đƣợc xây dựng trên nguyên 16. Đƣợc xây dựng trên nguyên
tắc liên bang, dựa trên thể tắc hợp bang, với thể chế
chế chặt chẽ, lỏng lẽo. Với nguyên tắc
đồng thuận không can thiệp
nội bộ nhau.

17. Các nƣớc thành viên 18. Tuy các quốc gia châu Âu 19. Các nƣớc thành viên
cũng có bản sắc phong phú ASEAN rất khác nhau về
và đa dạng về nhiều mặt, lịch sử, nguồn gốc dân tộc
song lại khá gần gũi về mặt và sắc tộc, về văn hóa, ngôn
sắc tộc, lịch sử, tôn giáo và ngữ, tôn giáo, thể chế chính
văn hóa, có thể chế chính trị trị và trình độ phát triển
cơ bản giống nhau và không kinh tế. Các nƣớc ASEAN
chênh lệch nhau nhiều về đôi khi có quan tâm, ƣu tiên
trình độ phát triển. an ninh và kinh tế khác
nhau.

20. Điểm xuất phát 21. Cao 22. Thấp

23. Chế độ chính trị 24. Tập trung các nƣớc theo
25. Theo nhiêu chế độ chính trị
CNTB khác nhau (CNTB và
CNXH)

Page 18
V. CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỢP TÁC CỦA ASEANS VỚI CÁC KHỐI VÀ
KHU VỰC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI:
1. Hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA):
a. Vài nét về Hiệp định ACFTA:
 Sau khi hiệp định chung về ASEAN+3 bao gồm ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc
cùng với Nhật Bản ra đời, đã tạo tiền đề cho mối quan hệ giữa ASEAN và Trung
Quốc ngày đƣợc tăng cƣờng và phát triển mạnh mẽ. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh
ASEAN+3 lần thứ 3 vào tháng 11/2001, lãnh đạo các nƣớc ASEAN và trung quốc đã
phê chuẩn đề xuất về một hiệp định hợp tác kinh tế khung và thiết lập một khu vực
mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 10 năm và xác định 5 lĩnh vực ƣu
tiên hợp tác là nông nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, đầu tƣ hỗ trợ và phát
triển lƣu vực sông Mê Kông và các lĩnh vực khác nhƣ đầu tƣ, năng lƣợng, giao thông,
văn hóa, y tế công cộng, du lịch và môi trƣờng. Vào ngày 4/11/2002, Hiệp định khung
về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc chính thức đƣợc ký kết tại
Phnom Pênh, Campuchia. Và kể từ ngày 1/1/2010, Hiệp định này chính thức có hiệu
lực. Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thƣ sửa đổi Hiệp định
khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về Hàng
hóa, Dịch vụ và Đầu tƣ. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016.
 ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán và ký kết Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa
ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2004, Hiệp định dịch vụ ASEAN-Trung Quốc
vào năm 2007 và Hiệp định đầu tƣ ASEAN-Trung Quốc năm 2009. Nội dung chính
của ACFTA là qui định về tự do hóa thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ và
hoạt động đầu tƣ, cam kết cắt giảm và xóa bỏ 90% số dòng thuế quan, trong đó 10%
số dòng thuế quan sẽ đƣợc thực hiện ngay cùng với “ chƣơng trình thu hoạch sớm”
(ESH). Theo đó để đạt thuế suất bằng 0% là vào năm 2010 cho ASEAN-6 và Trung
Quốc, cho CLMV vào năm 2015. Chƣơng trình thu hoach sớm tực hiện cắt giảm thuế
từ 2004-2006 đối với các thành viên ASEAN cũ và từ 2004-2008 đối với Việt Nam,
Lào, Myanma đến năm 2009 và Campuchia đến năm 2010.
 Về Thương mại hàng hóa:
+ Đối với Hàng hoá:
Theo quy định của ACFTA, lộ trình tự do hóa thuế quan của các nƣớc
ASEAN-Trung Quốc đƣợc chia thành 4 loại danh mục hàng hóa, bao gồm:
danh mục loại trừ hoàn toàn, danh mục thu hoạch sớm, danh mục nhạy cảm và
danh mục thông thƣờng. Trong quá trình đàm phán ACFTA chia làm 2 khối
nƣớc, khối thứ nhất sẽ thực hiện tự do hóa nhanh hơn bao gồm ASEAN 6 và
Trung Quốc, trong khi khối thứ 2 bao gồm ASEAN 4 (CLMV) sẽ tiến hành tự
do hóa với thời giam chậm hơn. Hiệp định về Thƣơng mại hàng hóa chính thức
có hiệu lực vào tháng 7/2005
+ Đối với Danh mục loại trừ hoàn toàn:

Page 19
Đây là danh mục các nƣớc không cam kết tự do hoá thƣơng mại. Theo quy định
của WTO và Hiệp định khung, danh mục này bao gồm các nhóm mặt hàng ảnh
hƣởng đến an ninh quốc gia, quốc phòng, đạo đức xã hội, môi trƣờng, sức khoẻ
con ngƣời và động thực vật, và các sản phẩm có giá trị cổ học. Các nƣớc thành
viên sẽ tự xác định những mặt hàng cụ thể thuộc phạm vi các nhóm mặt hàng
nêu trên để đƣa vào Danh mục GEL và sẽ không cam kết cắt giảm thuế nhập
khẩu. Hiện nay Việt Nam đang nghiên cứu và chuẩn bị cung cấp cho các nƣớc
danh mục loại trừ hoàn toàn trong ACFTA
+ Đối với Danh mục Thu hoạch sớm:
ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất đàm phán danh mục này cùng với nội dung
Hiệp định khung. Hiện nay đã có 4 nƣớc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong
nƣớc và đã triển khai thực hiện EHP: Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Việt
Nam. Danh mục Thu hoạch sớm của Việt Nam bao gồm các mặt hàng nông sản
và thủy sản thuộc phân loại hàng hóa từ Chƣơng 1 đến Chƣơng 8 của Biểu thuế
nhập khẩu. Danh mục Thu hoạch sớm đƣợc thực hiện tự do hoá thƣơng mại
sớm hơn các danh mục khác. Nội dung chi tiết về danh mục này và Chƣơng
trình Thu hoạch sớm sẽ đƣợc trình bày cụ thể hơn ở phần sau.
+ Đối với Danh mục nhạy cảm:
Là danh mục các nƣớc cần có thêm thời gian để bảo hộ sản xuất trong nƣớc.
Danh mục này có lộ trình tự do hóa chậm hơn và linh hoạt hơn so với danh
mục EHP và danh mục thông thƣờng. Danh mục này không có lộ trình cắt giảm
cụ thể, chỉ quy định mức thuế suất cuối cùng (lớn hơn 0%) và đạt đƣợc ở thời
điểm sau 2012/2015. Mỗi nƣớc sẽ đƣợc quyền lựa chọn mặt hàng để đƣa vào
Danh mục nhạy cảm, tùy vào yêu cầu bảo hộ của nƣớc mình, nhƣng phải dƣới
một mức trần mà các nƣớc thoả thuận.
+ Đối với Danh mục thông thƣờng:
Danh mục thông thƣờng bao gồm các mặt hàng còn lại trừ các mặt hàng thuộc
các danh mục nêu trên. Hiện nay, về cơ bản các nƣớc ASEAN 6 và Trung Quốc
đã thống nhất đƣợc về mô hình giảm thuế. Theo quy định của Hiệp định khung,
các nƣớc CLMV sẽ đƣợc hƣởng sự đối xử đặc biệt và khác biệt khi tham gia
giảm thuế trong ACFTA và sẽ giảm tất cả các dòng thuế về 0% vào năm 2015
(các nƣớc ASEAN 6 là 2010).
+ Đối với Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Hiệp định ACFTA yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu E. Ngoài các
tiêu chí nhƣ WO, CTC hoặc tiêu chí cụ thể mặt hàng; đối với tiêu chí RVC
trong ACFTA, C/O mẫu E chỉ đƣợc cấp khi hàng hóa phải đạt tối thiểu RVC
40% . Nếu hàng hóa là nguyên liệu, bán thành phẩm đƣợc sử dụng cho quá
trình sản xuất tiếp theo để tạo ra thành phẩm, trị giá của nguyên liệu, bán thành
phẩm đó sẽ đƣợc cộng gộp 100% để tính xuất xứ cho thành phẩm cuối cùng.

Page 20
 Về Thương mại Dịch vụ:
Hiệp định thƣơng mại dịch vụ giữa các nƣớc thành viên ASEAN và Trung Quốc
vào ngày 14 tháng 1 năm 2007 là hiệp định thứ 2 phái sinh theo hiệp định khung
202. Mục đích của hiệp định này là tự do hóa và xóa bỏ đáng kể các biện pháp
phân biệt thƣơng mại dịch vụ giữa các bên trong ngành dịch vụ. Với việc áp
dụng Hiệp Định GATS cộng (GATS Plus), mức độ cam kết tự do hóa Hội nhập
nền kinh tế toàn cầu Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2011 99 cao hơn rất
nhiều so với mức độ cam kết của các nƣớc tham gia vào hiệp định GATS của
WTO. ASEAN và Trung Quốc đã tiến tới vòng đàm phán thứ hai vào năm 2008
nhằm mục đích thúc đẩy đáng kể gói cam kết thứ nhất. Gói cam kết thứ 2 theo
hiệp định thƣơng mại dịch vụ đã đƣợc ký kết bên lề hội nghị thƣợng đỉnh
ASEAN – Trung quốc lần thứ 14 vào tháng 11 năm 2011. Và gói cam kết thứ 3
đã và đang đƣợc các bên xúc tiến đàm phán.
 Về Đầu tư:
Để thúc đẩy và nâng cao lợi thế của dòng vốn đầu tƣ, ASEAN và Trung quốc
cũng ký kết một hiệp định đầu tƣ vào tháng 8 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan.
Hiệp định này có hiệu lực vào tháng 1 năm 2010 sẽ góp phần tạo dựng môi
trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho các nhà đầu tƣ từ ASEAN và Trung Quốc. Hiệp
định này hỗ trợ các vấn đề chính về bảo hộ để đảm bảo điều kiện đầu tƣ công
bằng, minh bạch cho nhà đầu tƣ, đồng thời áp dụng các biện pháp chống phân
biệt trong nƣớc, chống hạn chế đầu tƣ và bồi thƣờng thiệt hại. Hiệp định này
cũng bao gồm các điều khoản cho phép chuyển giá và chuyển lợi nhuận theo
bất kỳ loại tiền tệ nào và cung cấp cho nhà đầu tƣ các nguồn lực để giải quyết
các vấn đề tranh chấp liên quan đến họ.

b. Việt Nam và lộ trình hợp tác với ACFTA:


(i) Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan trong ACFTA
- Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10
năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Số dòng thuế còn lại Việt Nam
cam kết cắt giảm về từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020. Để thực hiện cam
kết của Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ 166/2014/TT-BTC ngày
14/11/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt
để thực hiện Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) giai
đoạn 2015-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
- Từ 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 3691 dòng thuế xuống 0% so với năm
2014 (nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 7983 dòng, chiếm 84,11% tổng biểu), tập
trung vào các nhóm mặt hàng: chất dẻo & chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất & các sản
phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh
kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, sản phẩm dệt may, và 1
số sản phẩm sắt thép. Thuế suất 2016, 2017 giữ nguyên so với năm 2015.

Page 21
- Từ 1/1/2018, có thêm 588 dòng thuế cắt giảm xuống 0% nâng số dòng thuế
cắt giảm về 0% lên 8571 dòng, chiếm 90,3% tổng biểu, gồm một số mặt hàng chế
phẩm từ thịt, chế phẩm từ rau quả, ngũ cốc, động cơ điện, hàng gia dụng, hóa chất,
linh kiện phụ tùng ô tô, vật liệu xây dựng, nhựa, cao su, giấy…
- Đến năm 2020, có khoảng 475 dòng thuế nhạy cảm đƣợc cắt giảm xuống 5%
gồm các sản phẩm sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao su,
gốm sứ, giấy, xi măng, nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế phẩm nông
nghiệp đã qua chế biến; một số dòng xe tải và xe chuyên dụng ...
- Những dòng duy trì thuế suất cao hoặc không cam kết cắt giảm thuế quan
gồm 456 dòng thuế, gồm: trứng gia cầm, đƣờng, thuốc lá, động cơ, phƣơng tiện vận
tải (ô tô, xe máy trừ xe tải 6-10 tấn), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt
hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.

(ii) Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế quan dành cho Việt Nam
- Trung Quốc cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế vào năm
2011. Số dòng thuế nhạy cảm còn lại, Trung Quốc cam kết cắt giảm về 5% đến 50%
vào cuối lộ trình là năm 2018.
- Đến năm 2015, Trung Quốc có 7845 dòng thuế cắt giảm về 0%, chiếm tỷ lệ
95,35% tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam.
Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc dành cho ASEAN giai đoạn 2015-
2017 là 0,73%/năm và năm 2018 là 0,56%/năm.
- Một số mặt hàng Trung Quốc còn duy trì thuế suất gồm ngũ cốc và các sản
phẩm từ ngũ cốc; cà phê, chè, gia vị; xăng dầu; phân bón các loại; nhựa nguyên liệu;
vải may mặc; nguyên liệu dệt may, da giày; động cơ, máy móc thiết bị; ô tô, động cơ,
bộ phận phụ tùng của ô tô; đồ nội thất..

Page 22
Bảng 1. Biểu thuế suất ƣu đãi dành cho Việt Nam trong ACFTA:

Thuế suất ƣu đãi trong ACFTA (không muộn hơn 1 tháng 1)


X = Thuế suất
MFN áp dụng
2005* 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015

X>= 60% 60 50 40 30 25 15 10 0

45% <=X<60% 40 35 35 30 25 15 10 0

35% <=X<45% 35 30 30 25 20 15 5 0

30% <=X<35% 30 25 25 20 17 10 5 0

25% <=X<30% 25 20 20 15 15 10 5 0

20% <=X<25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0

15% <=X<20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0

10% <=X<15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0

7% <=X<10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0

5% <=X<7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0

X<5% Giữ nguyên 0

Nguồn: www.trungtamwto.vn

Page 23
2. Hợp tác kinh tế ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA):
a. Vài nét về Hiệp định AKFTA:
 ASEAN và Hàn Quốc luôn là những đối tác thƣơng mại lớn của nhau khi ASEAN
là đối tác thƣơng mại lớn thứ hai của Hàn Quốc trong khi Hàn Quốc là đối tác
thƣơng mại lớn thứ năm của ASEAN. Chính vì vậy, những ngƣời đứng đầu của hai
bên đã nỗ lực xúc tiến các chƣơng trình hợp tác nhằm tăng cƣờng, phát triển mối
quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa 2 khu vực. Kết quả của tiến trình xúc
tiến này là sự ra đời của HIệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa
ASEAN và Hàn Quốc vào ngày 13/12/2005 nhằm tiến tới thiết lập Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (viết tắt là AKFTA) trƣớc năm 2008 (linh hoạt tới
năm 2010) đối với Hàn Quốc, năm 2010 (linh hoạt tới năm 2012) đối với Brunei,
Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore và Thái Lan, năm 2016 đối với Việt
Nam và năm 2018 đối với Campuchia, Lào và Myanma.
 Về Thương mại hàng hóa:
+ Hiệp định cụ thể đầu tiên đƣợc hai bên thống nhất là Hiệp định Thƣơng
mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG), ký kết ngày 24 tháng 8 năm
2006. Hiệp định này quy định các thỏa thuận thƣơng mại hàng hóa ƣu đãi
giữa 10 Quốc gia Thành viên ASEAN và Hàn Quốc, trong đó quan trọng
nhất là cam kết cắt giảm và xóa bỏ thuế suất đối với tất cả các dòng thuế
trong một giai đoạn nhất định. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Hàn
Quốc và ASEAN-5 (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và
Xinh-ga-po) đã xóa bỏ thuế của gần 90% các mặt hàng trong Lộ trình
Thông thƣờng. Các thành viên mới hơn của ASEAN là Việt Nam, Cam-pu-
chia, Lào, Mi-an-ma, sẽ có thời gian dài hơn để cắt giảm và xóa bỏ thuế
quan. Đối với Việt Nam, ít nhất 50% các dòng thuế trong Lộ trình Thông
thƣờng sẽ có thuế suất từ 0-5% trƣớc ngày 1 tháng 1 năm 2013 và đối với
Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma là trƣớc ngày 1 tháng 1 năm 2015. Đến năm
2016, Việt Nam sẽ phải đƣa 90% số dòng thuế về mức 0-5% và đạt mức tự
do hóa hoàn toàn vào năm 2017. Thời hạn tƣơng tự cho Cam-pu-chia, Lào,
Mi-an-ma sẽ là 90% vào năm 2018 và tự do hóa hoàn toàn vào năm 2020.
Thái Lan, do tham gia Hiệp định AKTIG muộn hơn – năm 2007, sẽ có lộ
trình cắt giảm thuế khác. Thuế suất đối với các sản phẩm trong Lộ trình
Thông thƣờng sẽ đƣợc cắt giảm theo từng giai đoạn và xóa bỏ vào nâm
2016 hoặc 2017. Với việc ký kết và thực hiện Hiệp định AKTIG, quan hệ
thƣơng mại giữa ASEAN và Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng.Năm
2009, Hàn Quốc là đối tác thƣơng mại lớn thứ năm của ASEAN với tổng
giá trị thƣơng mại lên tới 74,7 tỷ đô la Mỹ.Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ
Hàn Quốc vào ASEAN là 1,4 tỷ đô la Mỹ.

Page 24
+ Đối với Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Hiệp định AKFTA sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu AK và chỉ
đƣợc cấp khi hàm lƣợng giá trị hàng hóa của khu vực đạt tỷ lệ tối thiểu 40%
RVC(40) hoặc đạt tiêu chuẩn CTH. Đối với cộng gộp trong AKFTA, chỉ
khi nào sản phẩm (nguyên liệu hoặc hàng hóa) đáp ứng tiêu chí RVC tối
thiểu (35% hoặc 40% hoặc 45% tùy từng mặt hàng) thì mới đƣợc xem xét
cộng gộp và khi đó là cộng 100% trị giá FOB của nguyên liệu/ bán thành
phẩm vào quá trình sản xuất tiếp theo để tạo ra thành phẩm.

 Về Thương mại Dịch vụ:


Hiệp định Thƣơng mại Dịch vụ ASEAN – Hàn Quốc (AKTIS) đƣợc ký
ngày 21 tháng 11 năm 2007, tạo nền tảng để tiếp tục mở cửa thị trƣờng dịch
vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ của ASEAN và Hàn Quốc. Xây dựng trên
cơ sở các cam kết theo Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ (GATS)
của WTO, trong Hiệp định AKTIS, cả ASEAN và Hàn Quốc đều cam kết
sâu rộng hơn thông qua việc bổ sung các ngành/phân ngành mới nhƣ kinh
doanh, xây dựng, giáo dục, dịch vụ viễn thông, môi trƣờng, dịch vụ du lịch
và dịch vụ giao thông vận tải.
 Về Đầu tư:
Hiệp định Đầu tƣ ASEAN – Hàn Quốc (AK-AI) đƣợc ký kết ngày 2 tháng 6
năm 2009 nhằm tạo lập một môi trƣờng minh bạch, thuận lợi và ổn định
hơn cho các nhà đầu tƣ và nguồn vốn từ ASEAN và Hàn Quốc. Nội dung
chính của Hiệp định AK-AI tập trung vào các yếu tố bảo hộ đầu tƣ nhƣ điều
khoản về đối xử công bằng, bảo vệ đầy đủ và an toàn cho nguồn đầu tƣ;
chuyển giao quỹ liên quan đến nguồn đầu tƣ; và đền bù trong trƣờng hợp
quốc hữu hóa đối với nguồn đầu tƣ. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9
năm 2009. Tuy nhiên, hiện nay, ASEAN và Hàn Quốc vẫn tiếp tục thảo
luận nhằm hoàn thiện các nội dung hợp tác dự kiến, trong đó có vấn đề xây
dựng các cam kết mở cửa thị trƣờng hoặc lộ trình loại bỏ các bảo lƣu.
Trong vòng năm năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, ASEAN và Hàn
Quốc sẽ thảo luận và hoàn thành những nội dung này.
 Về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp:
Hiệp định về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp ASEAN – Hàn Quốc, ký ngày
13 tháng 12 năm 2005, đƣa ra cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát
sinh giữa các Bên trong quá trình triển khai hoặc áp dụng các Hiệp định nói
trên, kể cả Hiệp định khung.

b. Việt Nam và lộ trình hợp tác với AKFTA:


(i) Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam:

Page 25
Trong Hiệp định AKFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối
với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng
thuế còn lại sẽ: (i) giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm
2021), và (ii) cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên
thuế suất MFN.
Để thực hiện cam kết, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số
167/2014/TT-BTC ngày 15/11/2014 và Thông tƣ số 44/2015/TT-BTC
ngày 30/3/2015 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt của Việt
Nam thực hiện AKFTA giai đoạn 2015-2018. Từ năm 2015, Việt Nam
xóa bỏ thuế quan đối với 7366 dòng thuế (chiếm 77,6% tổng số dòng
thuế) tập trung vào một số sản phẩm thuộc các nhóm: sản phẩm nông
nghiệp, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may, thủy sản, giấy, hóa chất,
sản phẩm từ sắt thép và kim loại cơ bản, … Đến năm 2018, tổng số
dòng thuế phải xóa bỏ thuế quan là 8184 (chiếm khoảng 86% tổng số
dòng thuế).
Lộ trình cắt giảm cuối cùng của Hiệp định AKFTA là năm 2021. Ngoài
các dòng thuế đã đƣợc xóa bỏ thuế quan vào năm 2018, dự kiến khoảng
620 dòng thuế sẽ đƣợc giảm thuế về 5% (tập trung vào một số nhóm
nhƣ điện tử, cơ khí, sắt thép và kim loại cơ bản, sản phẩm hóa dầu, phụ
tùng máy móc, một số mặt hàng ô tô đặc chủng và chuyên dụng…);
những mặt hàng còn lại không cam kết hoặc duy trì thuế suất cao (50%
gồm ô tô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp, đồ điện
gia dụng, sắt thép, điện tử, rƣợu, thuốc lá, xăng dầu….

(ii) Cam kết của Hàn Quốc dành cho Việt Nam
Về cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Hàn Quốc dành cho Việt Nam,
Hàn Quốc đã hoàn tất việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong
Hiệp định AKFTA từ năm 2010. Theo đó, tính đến nay, 90,9% hàng hóa
của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ đƣợc hƣởng thuế suất
0% nếu có chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Các nhóm mặt hàng Hàn Quốc
không cam kết hoặc chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu vào cuối lộ trình (năm
2021) chủ yếu gồm: một số loại thủy sản (tôm, cua, cá đông lạnh, đóng
hộp), nông sản (chế phẩm từ sữa, mật ong, tỏi, gừng, đậu đỏ, khoai
lang), hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp nhƣ dệt may, sả

Page 26
Bảng 2. Biểu Thuế suất ƣu đãi đặc biệt AKFTA dành cho Việt Nam
Thuế suất ƣu đãi đặc biệt AKFTA

X = thuế (ở thời điểm không muộn hơn ngày 1/1 của)


suất MFN
cơ sở
2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015 2016

60 50 40 30 20 15 10 0
X > 60%

40% < X 45 40 35 25 20 15 10 0
< 60%

35% < X 35 30 30 20 15 10 0-5 0


< 40%

30% < X 30 30 25 20 15 10 0-5 0


< 35%

25% < X 25 25 20 20 10 7 0-5 0


< 30%

20% < X 20 20 15 15 10 7 0-5 0


< 25%

15% < X 15 15 15 10 7 5 0-5 0


< 20%

10% < X 10 10 10 8 5 0-5 0-5 0


< 15%

7% < X < 7 7 7 7 5 0-5 0-5 0


10%

5% < X < 5 5 5 5 5 0-5 0 0


7%
0
X < 5% Giữ nguyên

Nguồn: www.trungtamwto.vn

Page 27
3. Hợp tác kinh tế ASEAN VÀ Nhật Bản:

a. Vài nét về mối quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản:

ASEAN và Nhật Bản ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP) vào tháng
4/2008 và Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. AJCEP bao gồm các
cam kết về thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ và hợp tác kinh tế. Nhật Bản hiện là
đối tác thƣơng mại lớn thứ ba của ASEAN và là nhà đầu tƣ trực tiếp lớn thứ hai vào
ASEAN. Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thƣơng mại hàng
hóa, dịch vụ, đầu tƣ và hợp tác kinh tế. Hiệp định AJCEP cũng sẽ tăng cƣờng các
quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản và tạo ra một thị trƣờng lớn hơn, hiệu quả
hơn với nhiều cơ hội hơn trong khu vực.

Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1/12/2008. Đến tháng 7 năm 2009, các nƣớc
Brunei, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản đã
thông qua Hiệp định AJCEP.

Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản có cách tiếp cận hoàn toàn
khác so với đàm với trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc,
ASEAN-Hàn Quốc, đó là đƣợc kết hợp giữa đàm phán song phƣơng và đàm phán đa
phƣơng. Việt Nam cùng với các nƣớc ASEAN 6 đã tiến hành đàm phán với Nhật Bản
trong cả hai khuôn khổ: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản
(AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). Một số nét chính
khi Nhật Bản thúc đẩy việc đàm phán trên cả hai kênh này:

– Tiến tới thành lập một khu vực mậu dịch tự do với ASEAN với mục tiêu biến
ASEAN thành một khu vực sản xuất chung của Nhật Bản, tạo chuỗi liên kết
các khu vực sản xuất của Nhật Bản giữa các nƣớc ASEAN.

– Tiến hành đàm phán để đạt đƣợc lợi ích ở từng lĩnh vực cụ thể.

– Tự do hoá 90% kim ngạch trong vòng 10 năm (kim ngạch nhập khẩu từ Nhật
Bản năm 2006).

– Nhật Bản loại trừ các mặt hàng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông
nghiệp.

Đối với Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định AJCEP, áp dụng
giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu AJ. Về tiêu chí chung trong chứng nhận xuất xứ,
tƣơng tự Hiệp định AKFTA, Hiệp định AJCEP cũng áp dụng tỷ lệ RCV tối thiểu là
40% hoặc tiêu chí CTH. Về cộng gộp, chỉ khi nào sản phẩm (nguyên liệu hoặc hàng
hóa) đáp ứng tiêu chí RVC tối thiểu (40%) thì mới đƣợc xem xét cộng gộp và khi đó
là cộng 100% trị giá FOB của nguyên liệu/ bán thành phẩm vào quá trình sản xuất tiếp
theo để tạo ra thành phẩm

Page 28
b. Việt Nam và lộ trình hợp tác với Hiệp định AJCEP:

Lộ trinh cắt giảm thuế của Việt Nam bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2025.
Các mặt hàng đƣợc cắt giảm xuống 0% vào các thời điểm 2018, 2023 và 2024. Về
diện mặt hàng, các mặt hàng đƣợc xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công
nghiệp.

(i) Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam:

 Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 8231 dòng thuế (chiếm 88.6% tổng
Biểu) trong vòng 16 năm, gần 100 dòng thuế cắt giảm xuống 5% và khoảng 10%
số dòng thuế còn lại cắt giảm một phần thuế suất hoặc không cam kết. Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tƣ số 24/2015/BTC-TT ngày 14/2/2015 ban hành Biểu
thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện AJCEP giai đoạn 2015-
2018. Năm 2015, có 2874 số dòng thuế có thuế suất 0% (tƣơng đƣơng với 30%
tổng biểu thuế).

 Năm 2018, Việt Nam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế, tập trung
vào các nhóm mặt hàng nhƣ chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên
phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dƣợc.

 Đến năm 2025, Việt Nam cam kết xóa bỏ thêm 26,4% số dòng thuế, nâng tổng số
dòng thuế về 0% lên 88,6% tổng biểu. Những mặt hàng không cam kết cắt giảm,
thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành gồm các mặt
hàng ô tô nguyên chiếc, phụ tùng linh kiện, đồ điện gia dụng, sắt thép, máy móc
thiết bị…

(ii) Cam kết cắt giảm thuế của Nhật Bản cho Việt Nam

 Tính tới thời điểm ngày 1/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng
các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2019, sẽ có thêm 338 dòng thuế
nông nghiệp khác sẽ đƣợc xóa bỏ thuế. Đối với các mặt hàng công nghiệp của Việt
Nam, phần lớn đƣợc hƣơng thuế suất 0% ngay khi Hiệp dịnh có hiệu lực nhƣ linh
kiện điện tử, máy móc, thiết bị, điện thoại, máy vi tính, đồ điện gia dụng, sản phẩm
nhựa, giấy...

 Đến cuối lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với
96,45% tổng số các dòng thuế đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, tập
trung chủ yếu ở các nhóm nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh
kiện điện tử..

Page 29
Bảng 3. Bảng phân tán số dòng thuế xóa bỏ thuế quan theo ngành của Việt Nam
theo Hiệp định AJCEP

Ngành 2008 2018 2025

1. Nông nghiệp 127 505 1.129

2. Cá và sản phẩm cá 6 8 157

3. Dầu khí 0 1 9

4. Gỗ và sản phẩm gỗ 86 291 502

5. Dệt may 18 631 893

6. Da và cao su 23 153 238

7. Kim loại 273 640 845

8. Hoá chất 640 1.171 1.376

9. Thiết bị vận tải 85 186 235

10. Máy móc cơ khí 220 553 725

11. Máy và thiết bị điện 709 1.075 1.261

12. Khoáng sản 48 262 350

13. Hàng chế tạo khác 233 370 601

Tổng 2.468 5.846 8.321

Nguồn: www.trungtamwto.vn

Page 30
4. Hợp tác kinh tế ASEAN - Ấn Độ (AIFTA):

a. Vài nét về mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ:

 Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ đƣợc ký kết ngày
08/10/2003 và tạo tiền đề cho sự đàm phán và ký kết hiệp định về thƣơng mại,
dịch vụ và đầu tƣ giữa hai bên. Đến ngày 13/08/2009, Hiệp định về thƣơng mại
hàng hóa giữa ASEAN và Ấn Độ đƣợc ký kết và có hiệu lực vào ngày
1/01/2010. Hiệp định về Đầu tƣ và Dịch vụ giữa ASEAN và Ấn Độ đƣợc ký
lần lƣợt vào ngày 12/11/2014 và 13/11/2014 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2015.

 Hiệp định về thƣơng mại hàng hóa giữa ASEAN và Ấn Độ (AIFTA) là cấu
thành quan trọng nhất trong số các Hiệp định/văn kiện nói trên, Hiệp định gồm
24 điều với nội dung chính là thiết lập lộ trình cam kết giảm thuế đã đƣợc các
nƣớc ASEAN và Ấn Độ thống nhất. Ngoài ra, AIFTA cũng quy định về quy
tắc xuất xứ, thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp, các biện pháp phi quan
thuế, minh bạch hoá, chính sách, rà soát, sửa đổi cam kết, biện pháp tự vệ,
ngoại lệ. Bên cạnh đó, nhân dịp ký kết Hiệp định AIFTA, ngày 25 tháng 10
năm 2009, Ấn Độ cũng đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng đầy
đủ (MES). Theo Hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế đƣợc chia theo 5 danh mục
có tiến độ và mức độ giảm thuế khác nhau, bao gồm Danh mục giảm thuế
thông thƣờng (NT), Danh mục nhạy cảm (SL), Danh mục nhạy cảm cao (HSL),
Danh mục các sản phẩm đặc biệt và Danh mục loại trừ (EL). Với tƣ cách là
nƣớc thành viên mới của ASEAN (CLMV), ta đƣợc cắt giảm thuế theo lộ trình
dài hơn 05 năm so với các nƣớc ASEAN và Ấn Độ.

Đối với Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, AIFTA áp dụng tỷ lệ hàm
lƣợng giá trị khu vực của hàng hóa yêu cầu RVC đạt tối thiểu 35% hoặc đạt
CTSH đối với tiêu chí chung. AIFTA không quy định về cộng gộp từng phần,
vì vậy đối với tiêu chí RVC, chỉ khi nào sản phẩm (nguyên liệu hoặc hàng hóa)
đáp ứng tiêu chí RVC tối thiểu (35% ) thì mới đƣợc xem xét cộng gộp và khi
đó là cộng 100% trị giá FOB của nguyên liệu/ bán thành phẩm vào quá trình
sản xuất tiếp theo để tạo ra thành phẩm.

 Hiệp định về Đầu tƣ và Dịch vụ giữa ASEAN và Ấn Độ đã mở ra những cơ hội


đầu tƣ đối với các doanh nghiệp khi thiết lập cơ chế đầu tƣ cạnh tranh, tự do
hóa thƣơng mại dịch vụ

b. Lộ trình hợp tác của Việt Nam đối với Hiệp định hợp tác kinh tế
toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ:

(i) Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam:

Page 31
Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình là năm 2021 (71%
số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021), 10% số dòng thuế còn lại chỉ
cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024), danh mục loại trừ gồm 468 dòng HS 6 số
(chiếm khoảng 10% số dòng thuế).

Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế NK ƣu đãi đặc biệt ASEAN-Ấn Độ giai đoạn
2015-2018 kèm theo Thông tƣ số 169/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 có hiệu lực từ
ngày 01/01/2015.

Năm 2015-2018 có 1170 dòng có mức thuế suất là 0%, chiếm 12,3% tổng số
dòng thuế, trong đó chỉ có 8 dòng thuế ƣu đãi hơn so với thuế suất MFN hiện hành.

Việt Nam sẽ kết thúc thực hiện lộ trình cam kết xóa bỏ/cắt giảm thuế vào 2024
với tỷ lệ xóa bỏ 70% số dòng thuế, tập trung vào nhóm chè, cà phê, cao su, rau củ quả,
giày dép, Hàng gia dụng, thuỷ sản, Hoá chất, Kim loại, sắt thép, khoáng sản, Máy
móc, thiết bị, vật liệu xây dựng.

Diện mặt hàng không cam kết (30% số dòng thuế) gồm: trứng, đƣờng, muối, xăng
dầu, phân bón, nhựa, cao su, kim loại quý, sắt thép, máy móc, thiết bị điện, ô tô, xe
máy, thiết bị phụ tùng, và các mặt hàng an ninh quốc phòng (pháo hoa, súng, thuốc
phiện,...).

(ii) Cam kết Ấn Độ dành cho Việt Nam

Ấn Độ cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào 2016 (71% số dòng thuế vào
2013, và thêm 9% số dòng thuế vào 2016), 10% số dòng thuế hoàn thành cắt giảm
một phần thuế suất vào 2019, danh mục loại trừ chiếm khoảng 10% số dòng thuế. Mặt
hàng Ấn Độ cam kết xóa bỏ thuế quan gồm động vật sống, thịt, cá, sữa, rau quả, dầu
mỡ, bánh kẹo, nƣớc hoa quả, hóa chất, mỹ phẩm, nguyên phụ liệu dệt may, sản phẩm
dệt may, kim loại, sắt thép, máy móc, thiết bị điện, đồng hồ, ...

5. Hợp tác kinh tế ASEAN – AUSTRALIA.NEWZEALAND (AANZFTA)

a. Vài nét về Hiệp định AANZFTA giữa ASEAN và Australia,


Newzealand:

 Ngày 27/2/2009, ASEAN và Australia, NewZeland đã ký Hiệp định thành lập Khu
vực thƣơng mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA). Hiệp định
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
 Đây là thỏa thuận thƣơng mại toàn diện nhất mà ASEAN tham gia từ trƣớc đến
nay, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa và dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính
và viễn thông), đầu tƣ, thƣơng mại điện tử, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ,

Page 32
chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế. AANZFTA cũng là thỏa thuận liên khu
vực đầu tiên của ASEAN, và là Hiệp định thƣơng mại tự do đầu tiên mà Australia
và New Zealand cùng tham gia đàm phán. Mục tiêu của Hiệp định nhằm từng
bƣớc tự do hóa và tạo thuận lợi cho thƣơng mại hàng hóa giữa các bên thông qua,
nhƣng không hạn chế xóa bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong
hầu hết thƣơng mại hàng hóa giữa các bên; Từng bƣớc tự do hóa thƣơng mại dịch
vụ giữa các bên, với phạm vi ngành đáng kể; Tạo thuận lợi, thúc đẩy và tăng
cƣờng cơ hội đầu tƣ giữa các bên thông qua việc phát triển hơn nữa môi trƣờng
đầu tƣ thuận lợi; Thành lập một khuôn khổ hợp tác nhằm tăng cƣờng, đa dạng hóa
và đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ và kinh tế giữa các bên; Dành đối xử đặc
biệt và khác biệt đối với các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là đối với các
quốc gia thành viên mới, để tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế hiệu quả hơn nữa.
 FTA này không chỉ bao gồm nội dung về thƣơng mại hàng hóa và thƣơng mại dịch
vụ mà còn bao gồm quy định về nguồn gốc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh và kiểm
dịch (SPS), rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại (TBT), thƣơng mại điện tử, di
chuyển thể nhân, đầu tƣ và các thủ tục đánh giá tiêu chuẩn, thủ tục hải quan, tự vệ,
giải quyết tranh chấp, cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ cùng với một số cam kết
về hợp tác kinh tế. AANZFTA là hiệp định tự do thƣơng mại toàn diện đầu tiên mà
ASEAN ký với một đối tác đối thoại. Đây cũng là hiệp định duy nhất có các cam
kết ở cả 3 lĩnh vực: hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ.

 Về Thương mại hàng hóa:

Hiệp định AANZFTA chia lộ trình cắt giảm thuế quan thành 3 nhóm nƣớc
theo cấp độ giảm thuế từ nhanh đến chậm, Nhóm 1: Úc và New Zealand,
Nhóm 2: ASEAN-6 (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin,
Brunei), Nhóm 3: CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Danh
mục giảm thuế gồm: Danh mục thông thƣờng (NT) với các dòng thuế đƣợc
cắt giảm xuống 0% trong 10 năm, chiếm 90% tổng số dòng thuế, còn lại là
Danh mục nhạy cảm (ST) chiếm 10% số dòng thuế, trong đó 6% thuộc
danh mục nhạy cảm thƣờng (ST1) và 4% thuộc danh mục nhạy cảm cao
(ST2). Trong số 4% số dòng thuế thuộc ST2 có 1% đƣợc loại trừ khỏi nghĩa
vụ cắt giảm/xóa bỏ thuế quan.
Trên thực tế, các nƣớc Úc, New Zealand và ASEAN-6 đã cam kết số dòng
thuế thuộc danh mục NT lớn hơn mức 90% (96-98%).

Hiệp định AANZFTA về Thƣơng mại hàng hóa còn bao gồm các quy định
về xuất xứ hàng hóa, bao gồm các tiêu chí về xuất xứ thuần túy, hàm lƣợng
giá trị khu vực 40%, tiêu chí chuyển đổi nhóm và tiêu chí các mặt hàng cụ
thể. Về thủ tục hải quan, Hiệp định AANZFTA tạo thuận lợi thƣơng mại
thông qua đẩy mạnh hợp tác, đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải quan,

Page 33
trong đó đặc biệt quan tâm đến thực hiện cơ chế hải quan một cửa, sử dụng
công nghệ điện tử trong thông quan và phân loại hàng hóa trƣớc khi cập
cảng. Quy định về kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn và quy trình đánh
giá sự phù hợp đƣợc quy định tại Chƣơng 5 và Chƣơng 6 với các quy định
chủ yếu về nâng cao tính minh bạch, khuyến khích trao đổi trong việc áp
dụng các thủ tục và quy định liên quan cũng nhƣ tăng cƣờng hợp tác giữa
các cơ quan kiểm dịch động thực vật của các bên.

 Về Thương mại Dịch vụ:

Các bên thống nhất sẽ từng bƣớc tự do hóa các rào cản thƣơng mại dịch vụ
và cho phép nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận thị trƣờng thuận lợi hơn. Đặc
biệt, đây là hiệp định với đối tác đối thoại đầu tiên mà ASEAN cam kết tạo
thuận lợi cho việc di chuyển của các thể nhân tham gia các hoạt động
thƣơng mại và đầu tƣ trong khu vực.

 Về đầu tư:

Bao gồm các quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, đối xử quốc gia,
đối xử tối huệ quốc… đặc biệt là quy định của nguyên tắc dành đối xử đặc
biệt và khác biệt cho các nƣớc thành viên mới của ASEAN (nhóm các nƣớc
CLMV). Theo đó các bên sẽ dành đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nƣớc
này thông qua hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin cho nhà đầu tƣ của
CLMV… và cho phép các nƣớc này đƣa ra cam kết phù hợp với mức độ
phát triển của họ.

Page 34
Bảng 4. Lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết trong Hiệp định AANZFTA

Lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết trong Hiệp định AANZFTA

2005 Tổng số Năm hoàn


2010 2013
Nƣớc Thuế cơ dòng thuế thành cắt
(%) (%)
sở (%) cắt giảm giảm thuế

Úc 47,6 96,4 96,5 100,0 2020

Brunei 68,0 75,7 90,0 98,9 2020

Myanmar 3,7 3,6 3,6 85,2 2024

Campuchia 4,7 4,7 4,7 88,0 2024

Indonesia 21,2 58,0 85,0 93,2 2025

Lào 0,0 0,0 0,0 88,0 2023

Malaysia 57,7 67,7 90,9 96,3 2020

New Zealand 58,6 84,7 90,3 100,0 2020

Philippin 3,9 60,3 91,0 94,6 2020

Singapore 99,9 100,0 100,0 100,0 2009

Thái Lan 7,1 73,0 87,2 99,0 2020

Việt Nam 29,3 29,0 29,0 89,8 2020

Nguồn: Australia Government, Department of Foreign Affairs and Trade (2010),


ASEAN-Australia-NewZealand Free Trade Agreement, Revised 17 August 2010.

Page 35
b. Lộ trình hợp tác của Việt Nam đối với AANZFTA:

(i) Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam:

Lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam cam kết trong AANZFTA là đến năm
2022 với tỷ lệ xóa bỏ thuế quan là 92% số dòng thuế, 8% số dòng thuế còn lại đƣợc
cắt giảm theo lộ trình riêng hoặc đƣợc giữ nguyên thuế suất.

Để thực hiện cam kết, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 168/2014/TT-
BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập
khẩu ƣu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thƣơng mại hàng hóa
ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn 2015-2018. Thông tƣ này có hiệu lực từ ngày
01/01/2015.

Năm 2015, có 2.666 dòng thuế đƣợc xóa bỏ thuế quan (chiếm 28,1% biểu thuế), tập
trung vào nhóm các mặt hàng: Ngũ cốc; Gỗ; Rau quả; Thủy sản; Bông các loại, chất
dẻo nguyên liệu; Gốm, sứ; Nguyên liệu dƣợc phẩm; Nguyên phụ liệu dệt, may, da,
giày; Than đá; Hóa chất...

Năm 2018, có 8.127 dòng thuế đƣợc xóa bỏ thuế quan (chiếm 86% biểu thuế), tập
trung vào nhóm các mặt hàng: Bánh, kẹo; Dƣợc phẩm; Giấy; Gỗ Hàng may mặc và đồ
phụ trợ may mặc; Hóa chất; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; Máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện; Ngô; Nguyên phụ liệu dƣợc phẩm...

Lộ trình giảm và xóa bỏ thuế quan cuối cùng trong AANZFTA là năm 2022 với 8.669
dòng thuế đƣợc xóa bỏ thuế quan (chiếm 92% biểu thuế), bao gồm các nhóm hàng
đƣợc xóa bỏ thuế quan từ năm 2018 nêu trên và các nhóm hàng: chăn nuôi; dƣợc
phẩm; đƣờng; gạo; gỗ, giấy; hóa chất; mỹ phẩm; điện gia dụng; rau quả; sắt thép và
sữa. Ngoài ra, có 513 dòng thuế sẽ về 5%, tập trung vào nhóm hàng nhƣ: chất dẻo
nguyên liệu; dƣợc phẩm; giấy các loại; khí đốt hóa lỏng; linh kiện, phụ tùng ô tô; máy
móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; ô tô nguyên chiếc các loại; phôi thép; cao su; sản
phẩm từ dầu mỏ khác; sắt thép.

Các mặt hàng nhƣ hoa quả (cam, quýt); rƣợu bia, xì gà, dầu mỏ, lá thuốc lá, một số
sản phẩm sắt, thép, xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa... sẽ không phải xóa bỏ
thuế quan mà có lộ trình cắt giảm riêng với năm kết thúc 2020/2022.

(ii) Cam kết cắt giảm thuế của Úc và Niu Di lân dành cho Việt Nam:

Năm 2015, Úc xóa bỏ thuế quan khoảng 97% dòng thuế (trong đó có 0,4%
dòng thuế đƣợc cắt giảm về 0% so với năm 2014, chủ yếu là các mặt hàng dệt may).
Các dòng thuế còn lại hiện Úc chƣa đƣợc xóa bỏ thuế quan đều ở mức thuế suất thấp

Page 36
(từ dƣới 10%), chủ yếu đối với một số mặt hàng nhƣ: măng tre, chỉ phẫu thuật, gỗ và
sản phẩm gỗ, ván sợi, thảm, áo khoác, chăn, sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ sắt
thép, vải các loại...

Năm 2015, Niu Di lân cam kết xóa bỏ thuế quan khoảng 91%, hiện còn duy trì
thuế suất thấp (dƣới 10%) đối với các mặt hàng thuộc nhóm: Bánh, kẹo & sản phẩm
từ ngũ cốc, chất dẻo nguyên liệu, dầu mỡ động thực vật, gỗ và sản phẩm gỗ, hóa chất,
linh kiện, phụ tùng ô tô, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện, hóa chất, cao su...

Đến cuối lộ trình năm 2022, Úc và Niu Di lân sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với
các mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN

6. Hợp tác kinh tế GIỮA ASEAN VÀ HỒNG KONG:

a. Vài nét về mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Hồng Kong:

Sau 3 năm nỗ lực đàm phán giữa Bộ trƣởng các nƣớc ASEAN và Chính quyền Hồng
Kong, hai bên đã tiến hành kí kết Hiệp định Thƣơng mại tự do và tăng cƣờng đầu tƣ
với Hồng Kong (Trung Quốc) vào ngày 12/11/2017 và dự kiến có hiệu lực vào ngày
01/ 01/2019.

Hiệp định này bao hàm toàn diện các lĩnh vực từ thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại
dịch vụ, đầu tƣ, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, công cụ giải quyết tranh chấp và các lĩnh
vực liên quan khác. Hiệp định đƣợc kỳ vọng sẽ cải thiện luật pháp, phát triển mở cửa
thị trƣờng và đối xử công bằng, bình đẳng trong thƣơng mại và đầu tƣ, đồng thời đem
lại nhiều cơ hội kinh doanh, đầu tƣ và hợp tác giữa Hồng Kông và ASEAN

ASEAN và Hong Kong đã bắt đầu tiến trình đàm phán Hiệp định Thƣơng mại Tự do
và Hiệp định đầu tƣ song phƣơng từ tháng 7/2014 và kết thúc đàm phán vào tháng
9/2017.

Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN- Hong Kong (AHKFTA) bao gồm các nội
dung về thƣơng mại hàng hóa và các vấn đề liên quan nhƣ thuế quan, quy định về
nguồn gốc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, các thủ tục hải quan và tạo điều kiện
thƣơng mại, các biện pháp thƣơng mại, các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, và
các biện pháp vệ sinh an toàn. Bên cạnh đó, AHKFTA còn có một chƣơng về Hợp tác
Kinh tế và Kỹ thuật (ECOTECH) đƣợc thực hiện thông qua một Chƣơng trình làm
việc ECOTECH.

Trong khi đó, Hiệp định Đầu tƣ ASEAN-Hong Kong (AHKIA) bao gồm các quy định
về thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ, quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, các vấn đề
liên ngành và thể chế, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, và các lĩnh vực khác mà hai bên
cùng quan tâm.

Page 37
ASEAN là đối tác thƣơng mại hàng hóa lớn thứ 2 của Hong Kong trong năm 2016 và
là đối tác thƣơng mại dịch vụ lớn thứ 4 trong năm 2015. Hong Kong là đối tác thƣơng
mại lớn thứ 6 của ASEAN năm 2016, với tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song
phƣơng đạt 107 tỷ USD, chiếm hơn 4% tổng kim ngạch thƣơng mại của ASEAN cùng
năm.

Tổng dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) của Hong Kong vào ASEAN năm
2016 đạt 9,6 tỷ USD, chiếm 9,9% tổng FDI vào ASEAN.

b. Lộ trình hợp tác của Việt Nam đối với AHKFTA:

Theo Bộ Tài chính, cam kết thuế với Hồng Kông tại AHKFTA có nhiều điểm tƣơng
đồng với cam kết đang thực hiện cùng Trung Quốc tại Hiệp định thƣơng mại hàng hoá
ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), giúp giảm bớt các trƣờng hợp vận dụng ACFTA
trƣớc đây khi hàng hóa từ Hồng Kông không đáp ứng đủ điều kiện về thuế NK. Việc
ký kết và thực hiện Hiệp định ASEAN – Hồng Kông giúp việc quản lý hàng hóa NK
theo nguồn gốc xuất xứ của hải quan diễn ra đƣợc thuận lợi.

Về tổng thể, Việt Nam dành cho Hồng Kông mức mở cửa thị trƣờng hàng hóa chiếm
khoảng 72% số dòng thuế, tƣơng đƣơng kim ngạch NK giá trị khoảng 658,7 triệu
USD. Thống kê cho thấy, NK từ thị trƣờng Hồng Kông có sự tăng trƣởng tƣơng đối
cao trong giá trị NK trong 2 năm gần đây (năm 2016 và 2017). Năm 2017 giá trị NK
tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016, từ khoảng 1,495 tỷ USD lên 1,660 tỷ USD.
Những mặt hàng NK chính từ Hồng Kông (có giá trị từ 30 triệu USD trở lên) tập trung
vào các nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da giày (khoảng 400 triệu USD); máy
móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; phế liệu sắt thép; điện thoại các loại và linh kiện;
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và hàng hóa khác.

Theo Bộ Tài chính, dự kiến trong giai đoạn từ năm 2019 - 2022, mức thuế suất trung
bình tại AHKFTA giảm từ 6,97% năm 2019 xuống 4,98% vào năm 2022. Trong đó,
mức thay đổi thuế suất trung bình lớn nhất diễn ra trong năm 2021 (với mức giảm từ
6,52% năm 2020 xuống 4,98% trong năm 2021), tƣơng ứng với mức giảm 63,8 tỷ
đồng số thu thuế NK

7. Diễn đàn hợp tác Á – ÂU (ASEM):

a. Vài nét về ASEM:

 Diễn đàn hợp tác Á – Âu (Asia-Europe Meeting - gọi tắt là ASEM) chính thức ra
đời vào tháng 3/1996 theo sáng kiến của Singapore và Pháp và dƣới sự ủng hộ tích
cực của ASEAN. Đây là diễn đàn đối thoại phi chính thức giữa các Nguyên thủ và
Ngƣời đứng đầu Chính phủ của các nƣớc thành viên. ASEM là diễn đàn lớn quan
trọng nhất của châu á và âu nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân

Page 38
2 châu lục cũng nhƣ tăng cƣờng sự hợp tác toàn diện đối với 3 trụ cột chính: đối
thoại chính trị, hợp tác kinh tế - chính trị và hợp tác trên các lĩnh vực khác.

 ASEM ban đầu bao gồm 15 nƣớc thành viên: Liên minh châu Âu (Bỉ, Đan Mạch,
Pháp, Phần Lan, Đức, áo, Hy Lạp, Aixơlen, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua, Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh) và 7 nƣớc ASEAN (Brunây, Inđônêxia,
Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan, Việt Nam), cùng với ba nƣớc Đông Bắc á
(Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và Ủy ban châu Âu nhƣng sau nhiều lần mở
rộng, hiện nay ASEM bao gồm 53 nƣớc (gồm 22 Á và 31 Âu), trong đó có 4 nƣớc
là thành viên thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và 12 nƣớc là thành
viên của G20.

 ASEM hiện có vị thế và tiềm năng phát triển rất lớn khi khối đại diện cho 60% dân
số thế giới và đóng góp hơn 55% thƣơng mại, 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu..
Vì vậy mục tiêu của Diễn đàn hợp tác Á – Âu là tạo dựng "một mối quan hệ đối
tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trƣởng mạnh mẽ hơn" và “tạo ra sự hiểu
biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các
đối tác bình đẳng”, “duy trì và tăng cƣờng hòa bình và ổn định cũng nhƣ phát huy
các điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững”. Cơ chế hoạt
động của ASEM gồm Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao, 10 kênh
Hội nghị Bộ trƣởng chuyên ngành điều phối hoạt động trong các lĩnh vực, và Hội
nghị Quan chức cao cấp (SOM). Bộ máy giúp việc có bốn điều phối viên, gồm 2
thành viên châu Á và 2 thành viên châu Âu. ASEM chƣa thể chế hoá và không có
Ban Thƣ ký thƣờng trực

ASEM hoạt động dựa theo “Khuôn khổ Hợp tác Á – Âu 2000” (AECF 2000), thông
qua tại Cấp cao ASEM 2, tháng 4/1998 và Cấp cao ASEM 3, tháng 10/2000, trên
nguyên tắc:

(i) Đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi
(ii) ASEM là một tiến trình mở và tiệm tiến, không chính thức nên không nhất
thiết phải thể chế hóa.
(iii) Quyết định trên cơ sở đồng thuận chứ không ký kết hay bỏ phiếu.
(iv) Tăng cƣờng nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trình đối thoại
và tiến tới hợp tác trong việc xác định các ƣu tiên cho các hoạt động phối hợp và
hỗ trợ lẫn nhau.
(v) Triển khai cả 3 lĩnh vực hợp tác chủ yếu với sự thúc đẩy đồng đều - tăng cƣờng
đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy tới hợp tác trong các lĩnh vực
khác.
(vi) Việc mở rộng thành viên đƣợc thực hiện trên cơ sở nhất trí chung của các Vị
đứng đầu Nhà nƣớc và Chính phủ.

Page 39
b. Việt Nam và ASEM:

Là một trong những nƣớc đầu tiên tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu, đến nay Việt
Nam vẫn đóng một vai trò quan trọng của diễn đàn khi trở thành một thành viên tích
cực tham gia các hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng
đối với các nƣớc thành viên khi đóng góp đề xuất 24 sáng kiến và đồng bảo trợ 27
sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phƣơng, doanh nghiệp và ngƣời dân
nhƣ văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, biến đổi
khí hậu, khoa học - công nghệ, du lịch, kinh tế, tăng trƣởng xanh, an sinh xã hội, phát
triển bao trùm, kinh tế số…

Việt Nam là một trong những nƣớc đi đầu khởi xƣớng và duy trì cơ chế hợp tác đầu
tiên trong ASEM về quản lý nguồn nƣớc là “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững”,
trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nƣớc ven sông Mekong - Danube, góp phần
nâng hợp tác tiểu vùng Mekong lên tầm liên khu vực.

Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ đề xuất hai sáng kiến mới của Việt Nam về
“Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế - xã hội tại châu Á và
châu Âu” và “Hội thảo ASEM về thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0” dự kiến diễn ra tại Việt Nam trong năm 2019

8. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP):

RCEP là một hiệp định thƣơng mại tự do đa phƣơng giống nhƣ Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Tuy nhiên, RCEP có phạm vi bao phủ lớn hơn, bao
gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và 10 nƣớc thành
viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 16 quốc gia này chiếm gần một
nửa dân số thế giới và khoảng 30% GDP toàn cầu, trong đó có 7 quốc gia Singapore,
Malaysia, Việt Nam, Brunei, Nhật Bản, Úc và New Zealand đồng thời là thành viên
của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng gồm 11 quốc
gia hay còn gọi là TPP-11 (CPTPP) dự kiến có hiệu lực vào ngày 30/12.
RCEP khác với các hiệp định thƣơng mại đa phƣơng khác ở chỗ chỉ bao gồm các
quốc gia Châu Á – Thái Bình Dƣơng. RCEP không đƣa ra các quy định chặt chẽ nhƣ
TPP-11 về thƣơng mại tự do và cũng không thiết lập những luật định chặt chẽ với các
phƣơng diện nhƣ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trƣờng và các chính sách doanh
nghiệp nhà nƣớc
Hiệp định RCEP bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013 nhƣng đến nay các bên vẫn chƣa
đạt đƣợc những đồng thuận trong các vấn đề liên quan đến xóa bỏ thuế quan. Các bên
đang nỗ lực tiến hành đàm phán và dự kiến hoàn tất đàm phán trong năm 2019.

Page 40
VI. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ
ASEAN:

- Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN kể từ năm 1995. Từ đó
đến nay, Việt Nam luôn là một nƣớc hoạt động tích cực, và đạt đƣợc
những thành tựu đáng kể, trong đó, mối quan hệ thƣơng mại giữa Việt
Nam và các nƣớc trong khu vực ASEAN đã có những bƣớc phát triển
mạnh mẽ và đạt đƣợc những thành tựu to lớn.

- Vào những năm gần đây, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
là khu vực thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa lớn thứ tƣ của Việt Nam khi
chỉ xếp sau EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo thống kê của Tổng cục
Hải quan, tổng trị giá trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các nƣớc
ASEAN trong năm 2017 đạt 49,53 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2016
và chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc.

Biểu đồ 1: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thƣơng
mại giữa Việt Nam và ASEAN các năm 2011-2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam
sang thị trƣờng khu vực ASEAN trong năm 2017, đạt mức 21,51 tỷ

Page 41
USD, tỷ lệ tăng trƣởng so với năm 2016 đạt mức 23,9%, và chiếm
10,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Nguyên nhân chính giải
thích cho việc kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng ASEAN tăng mạnh
là do trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng tăng cao nhƣ: điện thoại
các loại & linh kiện tăng 948 triệu USD, sắt thép các loại tăng 722 triệu
USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 488 triệu USD, dầu
thô tăng 378 triệu USD, hàng dệt may tăng 181 triệu USD. Chỉ tính
riêng 5 nhóm hàng này đã đóng góp gần 2,72 tỷ USD, chiếm gần 70%
trong phần kim ngạch tăng thêm của xuất khẩu sang thị trƣờng ASEAN
năm nay.

 Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: trong các năm trƣớc đây, hàng hoá mà
các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu có xuất xứ từ ASEAN chủ yếu là
những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào, máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất nhƣ: xăng dầu các loại; nguyên phụ liệu dệt may da giày; chất dẻo
nguyên liệu, hóa chất, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng... Tuy nhiên,
trong vài năm trở lại đây, Việt Nam nhập thêm một số mặt hàng phục vụ gia
công sản xuất xuất khẩu và hàng tiêu dùng nhƣ: máy vi tính, sản phẩm điện tử
& linh kiện; điện thoại các loại & linh kiện; ô tô nguyên chiếc…

 ASEAN là đối tác lớn thứ hai (sau Trung Quốc) xuất khẩu hàng hoá có xuất xứ
ASEAN sang Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhiều nhóm hàng đƣợc nhập
khẩu từ thị trƣờng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
Việt Nam bao gồm: xăng dầu, dầu thô, giấy các loại, chất dẻo nguyên liệu, dầu
mỡ động thực vật, gỗ & sản phẩm gỗ …

Page 42
 Bảng 5: Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của
Việt Nam sang thị trƣờng ASEAN trong năm 2017

Tốc độ Tỷ Tỷ
Kim ngạch
Stt Mặt hàng c hủ yếu tăng/giảm trọng trọng
(TriệuUSD)
(%) 1 (%) 2 (%)

1 Điện thoại các loại & linh kiện 3.214 41,9 14,9 7,1

Máy vi tính sản phẩm điện tử & 2.532 23,9 9,8


2
linh kiện 11,8

3 Sắt thép các loại 1.713 72,8 8,0 54,4

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ 1.573 11,6 12,3


4
tùng 7,3

5 Phƣơng tiện vận tải & phụ tùng 1.083 15,8 5,0 15,5

6 Hàng dệt may 887 25,7 4,1 3,4

7 Dầu thô 716 111,5 3,3 27,2

8 Xăng dầu 632 12,0 2,9 61,0

9 Hàng thủy sản 608 17,6 2,8 7,3

Thủy tinh & các sản phẩm thủy 573 15,1 55,7
10
tinh 2,7

11 Hàng hóa khác 7.978 12,5 37,1 9,9

Tổng cộng 21.510 23,9 100,0 10,1

 Nguồn: Tổng cục Hải quan

 Ghi chú: 1. Tốc độ tăng/giảm là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó năm 2017 so
với năm 2016

 2. Tỷ trọng 1 là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN

 3. Tỷ trọng 2 là tỷ trọng trị giá xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam sang
ASEAN so với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đó của cả nước sang tất cả các
thị trường

Page 43
 Bảng 6: Kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt
Nam có xuất xứ từ ASEAN trong năm 2017

Kim ngạch Tốc độ Tỷ Tỷ


Stt Mặt hàng chủ yếu (Triệu tăng/giảm trọng trọng
USD) (%) 1 (%) 2 (%)

1 Xăng dầu các loại 4.356 25,1 15,5 63,4

Máy vi tính sản phẩm điện tử & 5,8


2
linh kiện 3.192 11,4 8,5

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ 16,6


3
tùng 2.204 7,9 6,5

4 Chất dẻo nguyên liệu 1.346 17,3 4,8 18,4

5 Hàng điện gia dụng & linh kiện 1.122 -6,4 4,0 65,2

6 Ô tô nguyên chiếc các loại 998 44,4 3,6 44,6

7 Hóa chất 984 38,9 3,5 24,1

8 Hàng rau quả 936 98,6 3,3 60,5

9 Nguyên phụ liệu dệt may da giày 954 9,3 3,4 4,6

10 Kim loại thƣờng khác 851 46,2 3,0 15,7

11 Hàng hóa khác 11.080 10,8 39,5 12,4

Tổng cộng 28.021 16,4 100,0 13,3

 Nguồn: Tổng cục Hải quan


 Ghi chú: 1.Tốc độ tăng/giảm là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó năm 2017 so
với năm 2016
 2. Tỷ trọng 1 là tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của từng mặt hàng trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN
 3. Tỷ trọng 2 là tỷ trọng trị giá nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam từ ASEAN
so với kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng đó của cả nước từ tất cả các thị
trường.

Page 44
 Về các đối tác trong nội khối ASEAN: Trong năm vừa qua, Thái Lan tiếp tục
là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam, đạt 15,11 tỷ USD, chiếm 30,5%
trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với cả khối ASEAN. Tiếp
theo là Malaixia đạt 10,07 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 20,3%), Singapore đạt 8,26
tỷ USD (chiếm tỷ trọng 16,7%), Inđônêxia đạt 6,5 tỷ USD (tỷ trọng 13,1%);
Campuchia đạt 3,8 tỷ USD (tỷ trọng 7,7%), Philippin đạt gần 4 tỷ USD (tỷ
trọng 8,1%), Lào đạt 892 triệu USD (tỷ trọng 1,8%), Mianma đạt 828 triệu
USD (tỷ trọng 1,7%), và Brunây đạt 73 triệu USD (tỷ trọng 0,1%). (Chi tiết
tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ trọng xuất khẩu, nhập
khẩu trong Bảng và Biều đồ)

 Bảng 7: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
với các nƣớc ASEAN trong năm 2017

Kim ngạch (Triệu USD) Tốc độ tăng giảm (%)


Thị
Stt Xuất Xuất
trƣờng Xuất Nhập Xuất Nhập
nhập nhập
khẩu khẩu khẩu khẩu
khẩu khẩu

1 Brunây 22 52 73 7,6 -26,7 -19,1

2 Campuchia 2.776 1.021 3.797 26,2 40,7 29,8

3 Inđônêxia 2.864 3.640 6.503 9,4 21,7 16,0

4 Lào 525 368 893 9,8 6,6 8,4

5 Malaixia 4.209 5.860 10.069 25,9 13,3 18,3

6 Mianma 703 125 828 52,3 44,0 51,0

7 Philippin 2.835 1.159 3.994 27,7 9,3 21,8

8 Singapore 2.961 5.301 8.263 23,0 11,3 15,2

9 Thái Lan 4.616 10.495 15.111 27,7 18,6 21,2

 Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 45
 Biểu đồ dƣới cho thấy các nƣớc: Thái Lan, Singapore và Malaixia là 3 đối tác
thƣơng mại lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ASEAN, với tỷ
trọng lần lƣợt là 21,5%; 19,6% và 13,8%.

 Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng
ASEAN trong năm 2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 Trong nội khối ASEAN, Biểu đồ dƣới cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam
nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất có xuất xứ từ Thái Lan và Singapore với tỷ
trọng chiếm 37,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN;
tiếp theo là Malaixia (20,9%), Singapore (18,9%),... .

Page 46
 Biểu đồ 3: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam các hàng hóa có
xuất xứ từ ASEAN trong năm 2017

 Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: trong các năm trƣớc đây, hàng hoá mà các
doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu có xuất xứ từ ASEAN chủ yếu là những mặt
hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhƣ: xăng
dầu các loại; nguyên phụ liệu dệt may da giày; chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy
móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng... Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, Việt Nam
nhập thêm một số mặt hàng phục vụ gia công sản xuất xuất khẩu và hàng tiêu dùng
nhƣ: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; điện thoại các loại & linh kiện; ô tô
nguyên chiếc…
ASEAN là đối tác lớn thứ hai (sau Trung Quốc) xuất khẩu hàng hoá có xuất xứ
ASEAN sang Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhiều nhóm hàng đƣợc nhập khẩu từ
thị trƣờng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam bao
gồm: xăng dầu, dầu thô, giấy các loại, chất dẻo nguyên liệu, dầu mỡ động thực vật,
gỗ & sản phẩm gỗ …

Page 47
Bảng 8: Kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam
có xuất xứ từ ASEAN trong năm 2017

Kim ngạch Tốc độ Tỷ Tỷ


Stt Mặt hàng chủ yếu (Triệu tăng/giảm trọng trọng
USD) (%) 1 (%) 2 (%)

1 Xăng dầu các loại 4.356 25,1 15,5 63,4

Máy vi tính sản phẩm điện tử & 5,8


2
linh kiện 3.192 11,4 8,5

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ 16,6


3
tùng 2.204 7,9 6,5

4 Chất dẻo nguyên liệu 1.346 17,3 4,8 18,4

5 Hàng điện gia dụng & linh kiện 1.122 -6,4 4,0 65,2

6 Ô tô nguyên chiếc các loại 998 44,4 3,6 44,6

7 Hóa chất 984 38,9 3,5 24,1

8 Hàng rau quả 936 98,6 3,3 60,5

9 Nguyên phụ liệu dệt may da giày 954 9,3 3,4 4,6

10 Kim loại thƣờng khác 851 46,2 3,0 15,7

11 Hàng hóa khác 11.080 10,8 39,5 12,4

Tổng cộng 28.021 16,4 100,0 13,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Ghi chú: 1.Tốc độ tăng/giảm là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó năm 2017 so với
năm 2016
2. Tỷ trọng 1 là tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của từng mặt hàng trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN
3. Tỷ trọng 2 là tỷ trọng trị giá nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam từ ASEAN so với
kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng đó của cả nước từ tất cả các thị trường.

Page 48
Về các đối tác trong nội khối ASEAN: Trong năm vừa qua, Thái Lan tiếp tục là đối
tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam, đạt 15,11 tỷ USD, chiếm 30,5% trong tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với cả khối ASEAN. Tiếp theo là Malaixia
đạt 10,07 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 20,3%), Singapore đạt 8,26 tỷ USD (chiếm tỷ trọng
16,7%), Inđônêxia đạt 6,5 tỷ USD (tỷ trọng 13,1%); Campuchia đạt 3,8 tỷ USD (tỷ
trọng 7,7%), Philippin đạt gần 4 tỷ USD (tỷ trọng 8,1%), Lào đạt 892 triệu USD (tỷ
trọng 1,8%), Mianma đạt 828 triệu USD (tỷ trọng 1,7%), và Brunây đạt 73 triệu USD
(tỷ trọng 0,1%).
Bảng 9: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với
các nƣớc ASEAN trong năm 2017

Kim ngạch (Triệu USD) Tốc độ tăng giảm (%)

Thị
Stt Xuất Xuất
trƣờng Xuất Nhập Xuất Nhập
nhập nhập
khẩu khẩu khẩu khẩu
khẩu khẩu

1 Brunây 22 52 73 7,6 -26,7 -19,1

2 Campuchia 2.776 1.021 3.797 26,2 40,7 29,8

3 Inđônêxia 2.864 3.640 6.503 9,4 21,7 16,0

4 Lào 525 368 893 9,8 6,6 8,4

5 Malaixia 4.209 5.860 10.069 25,9 13,3 18,3

6 Mianma 703 125 828 52,3 44,0 51,0

7 Philippin 2.835 1.159 3.994 27,7 9,3 21,8

8 Singapore 2.961 5.301 8.263 23,0 11,3 15,2

9 Thái Lan 4.616 10.495 15.111 27,7 18,6 21,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Biểu đồ dƣới cho thấy các nƣớc: Thái Lan, Singapore và Malaixia là 3 đối tác thƣơng
mại lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ASEAN, với tỷ trọng lần lƣợt là
21,5%; 19,6% và 13,8%.

Page 49
Biểu đồ 4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng ASEAN
trong năm 2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong nội khối ASEAN, Biểu đồ dƣới cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nhập
khẩu hàng hóa nhiều nhất có xuất xứ từ Thái Lan và Singapore với tỷ trọng chiếm
37,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN; tiếp theo là
Malaixia (20,9%), Singapore (18,9%),... .

Page 50
Biểu đồ 5: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam các hàng hóa có xuất xứ
từ ASEAN trong năm 2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan

VII. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM

Có thể nói ASEANs là bàn đạp vững chắc giúp cho quá trình hội nhập khu vực và thế
giới của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Sau hơn 20 năm gia nhập ASEANs, Việt Nam
đã và đang đứng trƣớc những thời cơ to lớn để có thể mở rộng không gian hợp tác với
các nƣớc trên thế giới nói chung và các nƣớc ASEAN nói riêng nhƣng cũng đồng thời
phải đối mặt với những thách thức không nhỏ mà các quốc gia ASEANs mang lại.

1. Cơ hội:
- Với hàng loạt các hiệp định đƣợc ký kết trên mọi phƣơng diện kinh tế - chính trị
- xã hội nhƣ Hiệp định thƣơng mại tự do hàng hóa (ATIGA), Hiệp định khung
ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định đầu tƣ toàn diện ASEAN (ACIA) và
nhiều chính sách, thỏa thuận khác, Việt Nam dần khẳng định vị trí ngày càng
quan trọng trong ASEANs.
Page 51
Đầu tiên, đối với Việt Nam cùng với xuất khẩu, FDI đang là động lực thúc đẩy nền
kinh tế, nhờ các hiệp định thƣơng mại tự do đƣợc kí kết, các dòng vốn từ nƣớc ngoài
(FDI) đầu tƣ vào Việt Nam ngày càng lớn.

Bảng 10: Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ ASEAN vào Việt Nam

Sources
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Country

Total
8.000 7.519 8.368 8.900 9.200 11.800 12.600
Countries

ASEAN 1,300,88 1517,34 1262,55 2,078,59 1,547,08 2,153,46 2,306,61

Tỷ lệ (%) 16,26 20,18 15,09 23,35 16,82 18,25 18,31

Nguồn: https://data.aseanstats.org/fdi_by_country.php

Kể từ khi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu lực vào năm 1988 đến nay đã tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Theo
báo cáo của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, lũy kế đến ngày 20/9/2017, cả nƣớc có 24.199 dự
án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 310,19 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ƣớc đạt
167,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong tổng số 126 quốc gia
và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam thì đầu tƣ ASEAN chiếm vị trí đáng kể và dao
động từ 16-18,3% trong tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam và tỷ lệ
này của năm 2016 là 18,31%

Page 52
Từ đó, số liệu của cục thống kê cho thấy, trong số các quốc gia ASEAN đầu tƣ vào
Việt Nam phải kể đến Singapore, Malaysia và Thái Lan. Tính lũy kế qua các năm,
Singapore dẫn đầu trong khu vực ASEAN đầu tƣ vào Việt Nam cả số dự án và vồn
đầu tƣ. Đến hết năm 2016, Singapore có tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 38.255,4 triệu
USD, chiếm 63,78% tổng vốn đầu tƣ trực tiếp từ ASEAN vào Việt Nam và chiếm
13% trong tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam; tiếp theo là Malaysia
đầu tƣ vào Việt Nam 543 dự án với tổng vốn đăng kí đạt 11.966,5 triệu USD, chiếm
19,95%; Thái Lan đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đăng kí đạt 7.799,7 triệu USD,
chiếm 13,%; Brunei với tổng vốn đăng kí đạt 432,1 triệu USD, chiếm 2,29%. Một số
ít dự án còn lại là của Indonesia, Lào và Campuchia. Ví dụ: Hiện tại, Mapletree của
Singapore đang thi công Dự án Saigon South Place, một dự án phức hợp rộng 4,4 ha
tại quận 7 (TP HCM). Khi hoàn tất, Saigon South Place sẽ bao gồm tháp văn phòng
loại A, khu tháp căn hộ dịch vụ và căn hộ chung cƣ nhà ở, trung tâm thƣơng mại và
mua sắm đang vận hành SC VivoCity và Hàng loạt tên tuổi lớn của quốc đảo này đã
có những dự án lớn tại Việt Nam, nhƣ Banyan Tree với dự án Khu du lịch Laguna
Lăng Cô có tổng vốn 875 triệu USD; VinaCapital với dự án Nam Hội An, vốn đầu
tƣ 4 tỷ USD. Qua đó ta thấy, việc đầu tƣ của các nƣớc chƣa thật đồng đều, vì vậy
chính phủ cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tƣ, kinh doanh, ban
hành các ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ ASEAN vào một số lĩnh vực, đồng thời chú
trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và có chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút
vốn đầu tƣ.

Page 53
Thứ hai, mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2017, ASEAN là thị trƣờng xuất
khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và
Trung Quốc

Biểu đồ 6: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại
giữa Việt Nam và ASEAN qua các năm 2011 – 2017

Nguồn: Tổng cục hải quan

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trƣờng
ASEAN đạt 21,51 tỷ USD, tăng mạnh 23,9% so với 1 năm trƣớc đó và chiếm 10.1%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Nguyên nhân cho việc tăng mạnh này là do
giá trị hàng xuất khẩu của một số nhóm hàng tăng cao nhƣ điện thoại và các linh kiện
tăng 948 triệu USD, sắt thép các loại tăng 722 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện
tử và linh kiện tăng 488 triệu USD, dầu thô tăng 378 triệu USD và hàng dệt may tăng
181 triệu USD. Có thể thấy rằng, chỉ 5 nhóm hàng này đã đóng góp gần 2,72 tỷ USD,
chiếm gần 70% trong phần kim ngạch tăng thêm của xuất khẩu sang thị trƣờng
ASEAN năm nay.

Ở chiều ngƣợc lại, tổng trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu có
xuất xứ từ thị trƣờng này là 28,02 tỷ USD, tăng 16,4% và chiếm tới 13,3% tổng kim
ngạch nhập khẩu cả nƣớc từ tất cả các thị trƣờng trên thế giới. Nguyên nhân của việc
tăng này là do nhập khẩu các mặt hàng chủ lực tăng nhƣ xăng dầu các loại tăng 873
triệu USD, hàng rau quả tăng 464 triệu USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng
tăng 313 triệu USD, ô tô nguyên chiếc các loại tăng 307 triệu USD, hàng rau quả tăng
464 triệu USD, kim loại thƣờng tăng 269 triệu USD, than đá tăng 258 triệu USD…

Page 54
Về cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam và ASEAN, theo số liệu của Tổng cục Hải
quan, từ 2011 – 2017 mức thâm hụt cán cân thƣơng mại luôn thuộc về phía Việt Nam.
Năm 2017, mức thâm hụt này là 6,51 tỷ USD (giảm nhẹ so với mức thâm hụt trị giá
6,7 tỷ USD trong năm 2016), bằng 30,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trƣờng này.

Biều đồ 7: Cán cân thƣơng mại của các nƣớc ASEAN với Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thái Lan là thị trƣờng có thặng dƣ cán cân thƣơng mại (xuất siêu với Việt Nam) lớn
nhất trong thƣơng mại với Việt Nam trong số các thành viên ASEAN, với mức thâm
hụt báo cáo là 5,88 tỷ USD; tiếp theo là Singapore với 2,34 tỷ USD, Malaixia với 1,65
tỷ USD,…Trong khi đó ở chiều ngƣợc lại, Campuchia và Philippin là 2 thị trƣờng mà
Việt Nam có thặng dƣ thƣơng mại lớn nhất, lần lƣợt đạt 1,76 tỷ USD và gần 1,68 tỷ
USD… Vì vậy, để cân bằng các cân thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN,
trƣớc mắt cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng hàng hóa nhập khẩu và sử
dụng hiệu quả hơn các rào cản kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu: rà soát, ban hành các
quy định chặt chẽ về hóa chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong bảo quản hàng
thực phẩm… Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trƣờng, cân đối cung cầu
các mặt hàng cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất
lƣợng công tác dự báo, cảnh báo xu hƣớng giá cả và thị trƣờng thế giới trong bối cảnh
thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giải pháp bình ổn thị trƣờng, cân
đối cung cầu hiệu quả. Đối với giải pháp dài hạn, cần tập trung phát triển các sản
phẩm có lợi thế cạnh tranh để thay thế hàng nhập khẩu; khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân
vào các ngành lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và hoàn thiện hoặc ban hành các tiêu

Page 55
chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng nói chung cũng nhƣ đối với
hàng hóa nhập khẩu, trƣớc mắt là đối với những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu
lớn, có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ
môi trƣờng.

Thứ ba, mở rộng thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ. Với thị trƣờng 600 triệu dân, GDP
đạt 2.551 tỉ USD 2016 và dự kiến là trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới và năm
2030, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một thị trƣờng tiềm năng để các doanh
nghiệp Việt Nam mở rộng thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ. Để hội nhập mạnh mẽ hơn
nữa vào nền kinh tế toàn cầu, hình thành một thị trƣờng chung là điều hết sức quan
trọng và AEC là nơi mà các doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi giá trị của khu
vực. Đây là một thị trƣờng không hề nhỏ. Một số cam kết trong ACE tập trung nhiều
vào tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ,... và cắt giảm về thuế quan trong AEC là khá cao
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt. Thế nhƣng, đáng tiếc doanh nhiệp Việt
Nam xuất khẩu vào ASEAN hiện thấp nhất so với các nƣớc khác trong khu vực.
Trong 100% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chỉ có 9,8% vào thị trƣờng ASEAN.
Nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN cũng thấp nhất (13,7%) so với các khối khác (so
với các hiệp định thƣơng mại tự do khác). Khi thị trƣờng chung mở ra nhiều cơ hội
kinh doanh, hợp tác, liên kết, đầu tƣ và tạo năng lực cạnh tranh; đồng thời cũng tạo
thách thức cho doanh nghiệp, các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nƣớc làm sao cho
DN Việt ngày càng lớn mạnh hơn. Một thách thức khác là DN hiểu biết về AEC và
khả năng tận dụng ƣu đãi thuế quan. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang rất thiếu thông
tin về AEC.

Thứ tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi các Hiệp định thƣơng mại tự do bắt đầu có
lực, Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc của nó, đây cũng là lúc các doanh nghiệp
nƣớc ngoài đầu tƣ ồ ạt vào Việt Nam, các doanh nghiêp trong nƣớc phải đối mặt với
nhiều đối thử cạnh tranh hơn nữa, khó khăn lại càng khó khăn. Tuy nhiên, đây có thể
đƣợc coi là một cơ hội để giúp doanh nghiệp Việt thay đổi, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm, dịch vụ, đầu tƣ máy móc thiêt bị hiện đại,… nếu họ không muốn bị bỏ lại trong
cuộc đua tranh giành thị trƣờng khốc liệt nhƣ hiện nay. Năm 2014, khi tỷ phú ngƣời
Thái Lan mua lại Metro Cash & Carry sau đó đổi tên thành MM Mega Market và trở
thành đối thủ đáng gờm của Coopmart trong thị trƣờng ngành bán lẻ ở nƣớc ta cùng
nhiều đối thủ mạnh khác. Điều này bắt buộc Coopmart phải thay đổi chính mình, phải
có những chiến lƣợc cụ thể bức phá để đứng vững trong cuộc đua này, dƣới sự hỗ trợ
lớn từ phía nhà nƣớc họ đã nhanh chóng tăng nhanh số lƣợng các chi nhánh và luôn
hiện diện ở những nơi đông dân cƣ. Bên cạnh đó, Coopmart còn hợp tác với NTMC
FairPrice của Singapore để học hỏi công nghệ và kinh nghiệm của họ. Nhờ vậy,
Coopmart đã không ngừng cải thiện chất lƣợng phục vụ, hiện đại hóa các quy trình
vận hành và có những bƣớc đi khá thành công nhƣ hiện nay. Việc nƣớc ta ngày càng
mở cửa hội nhập với thế giới sẽ làm cho nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ các quốc

Page 56
gia ASEAN vào Việt Nam làm việc, cạnh tranh với nguồn lực trong nƣớc. Vì thế, để
có thể có một công việc tốt thì buộc nguồn nhân lực trong nƣớc phải phát triển tay
nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi học hỏi nhiều kiến thức mới. Có thể
thấy rằng Tiếng Anh là điều bắt buộc nếu một ngƣời nào đó muốn có một vị trí cao,
mức lƣơng cao hơn, hội nhập khiến cho môi trƣờng làm việc của chúng ta đa văn hóa,
đa ngôn ngữ hơn, nên có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh là điều không thể thiếu.

2. Thách thức:

Nƣớc ta đang đứng trƣớc những ngƣỡng cửa hội nhập lớn với hàng loạt Hiệp định
thƣơng mại tự do, nhƣng những thách thức mà các Hiệp định thƣơng mại tự do mang
lại cũng không hề nhỏ.

Đầu tiên, thị trƣờng sẽ trở nên cạnh tranh gay gắt. Tất cả mọi mặt đều có sự cạnh
tranh, khi các hiệp định thƣơng mại tự do có hiệu lực, các dòng thuế đánh vào hàng
nhập khẩu sẽ giảm mạnh thậm chí có những loại hàng giảm xuống còn 0% vì thế hàng
nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn, tăng tính cạnh tranh hơn so với các mặt hàng trong nƣớc
và đây cũng chính là một bất lợi lớn về phía ta, khi các sản phẩm trong nƣớc tuy có
thể cạnh tranh về giá nhƣng về chất lƣợng thì chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn trong
việc nâng cao, cải tiến chất lƣợng sản phẩm. Sự việc hãng taxi truyền thống Vinasun
kiện hãng taxi công nghệ Grab cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực giao
thông vận tải. Vào tháng 2/2014, Grab đã chính thức có mặt tại Việt Nam với tên gọi
là GrabTaxi, sau 2 năm hoạt động Grab đã cho ra mắt Grabike, Grabcar và gần đây là
Grabfood,…Khi đó thì Vinasun vẫn đang rất thành công trong lĩnh vực này, tuy nhiên
khi mà thế giới bƣớc vào thời đại công nghệ 4.0, công nghệ có mặt ở mọi nơi, mọi
khía cạnh của cuộc sống, thì việc kinh doanh theo cách truyền thống sẽ dần bị đào
thải. Lợi nhuận của VinaSun giảm mạnh trong năm 2017 từ 312 tỷ VNĐ năm 2016
xuống chỉ còn 190 tỷ VNĐ giảm 40%, đó là chƣa kể thất thoát vô hình là giá trị cổ
phiếu bốc hơi 50% giá trị so với năm trƣớc. Bên cạnh đó tính cạnh tranh trong thị
trƣờng nhân lực sẽ rất cao, trong khi mức độ sẵn sàng của GDNN Việt Nam còn
chậm. Cạnh tranh giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới trong việc cung cấp nguồn
lao động chất lƣợng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp phải
đƣợc cải thiện đáng kể theo hƣớng tiếp cận đƣợc các chuẩn của khu vực và thế giới
nhằm tăng cƣờng khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nƣớc
khác. Cạnh tranh về nhân lực chất lƣợng cao sẽ diễn ra mạnh mẽ trên bình diện thế
giới, khu vực và quốc gia. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nƣớc đòi
hỏi ngƣời lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trƣờng
quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trƣờng lao động xác định. Theo các
chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng; thái độ và tâm
lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nƣớc ASEAN của lao động Việt Nam
là chƣa cao.

Page 57
Thứ hai, năng lực yếu kém của doanh nghiệp cũng là một thách thức lớn mà chúng ta
cần phải khắc phục. Với gần 100% hàng hóa đƣợc tự do lƣu chuyển khi mà Cộng
đồng Kinh tế ASEAN đƣợc thành lập và mở ra một thị trƣờng chung rộng lớn, nhiều
doanh nghiệp trong nƣớc vẫn đang loay hoay tìm đƣờng vào ASEAN. Tại hội thảo
Thị trƣờng ASEAN: lối đi nào cho doanh nghiệp Việt diễn ra vào tháng 10/2018 tại
Tp.HCM, các chuyên gia nhìn nhận, khó khăn xuất phát từ các vấn đề nội tại của
doanh nghiệp, trong khi thủ tục xuất khẩu vào AEC hầu nhƣ không gặp vƣớng mắc.
Theo một khảo sát của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực
hiện năm 2017 về mức độ nhận thức hiểu biết của các doanh nghiệp về AEC, khoảng
50% doanh nghiệp đƣợc khảo sát cho rằng, có hiểu biết về AEC, nhƣng đa phần dừng
lại ở mức độ “hiểu”, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp “hiểu rõ” rất ít. Thực tế, nhiều doanh
nghiệp không biết phải bắt đầu từ đâu để vào đƣợc thị trƣờng tiềm năng rộng lớn này.
Chẳng hạn, tại hội thảo, đại diện cho 4 doanh nghiệp ở Sóc Trăng bày tỏ mong muốn
xuất khẩu sản phẩm khô đóng gói vào ASEAN, nhƣng không biết phải bắt đầu từ đâu
và làm nhƣ thế nào. Một số doanh nghiệp khác muốn biết ASEAN có những thị
trƣờng ngách nào tiềm năng để tham gia cung ứng sản phẩm. Điều này cho thấy, tâm
thế của nhiều doanh nghiệp vẫn đang thụ động và loay hoay trƣớc cơ hội lớn từ hội
nhập. Ở nƣớc ta với hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ mà một doanh nghiệp vừa và
nhỏ sẽ khó có đủ năng lực, kĩ thuật, công nghệ, tài chính và cả nguồn nhân lực để triển
khai các hợp đồng kĩnh doanh quốc tế, chiếm lĩnh thị trƣờng. Vì thế, đây sẽ là một
thách thức không nhỏ cho Nhà nƣớc để làm sao có thể hỗ trợ tốt nhất cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba, công tác quản lý yếu kém của Nhà nƣớc cũng góp phần tạo ra những ra khó
khăn trong quá trình hội nhập của nƣớc ta. Quá trình hội nhập và phát triển của nền
kinh tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và các
vấn đề về môi trƣờng toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi mỗi quốc gia cần
có sự chủ động để tiếp nhận và thích ứng, trong đó vai trò của Nhà nƣớc là cực kì
quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập, tuy nhiên ở nƣớc ta vẫn còn những
hạn chế cần khắc phục. Vấn đề về thủ tục pháp lý vẫn còn rất rƣờm rà, thủ tục hành
chính mang tính hình thức vẫn tiếp diễn là bởi, tại Việt Nam, nhiều bộ ngành vẫn chƣa
sẵn sàng thực hiện những thay đổi căn bản về điều này. Điển hình là quy định về hồ
sơ khai hải quan chƣa đƣợc đơn giản hóa, Cụ thể, trong hồ sơ xuất khẩu, Hải quan
luôn yều cầu phải nộp hợp đồng ngoại thƣơng vì Khoản 1 Điều 7 Nghị Định
154/2005/NĐ-CP quy định khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thì
ngƣời khai hải quan phải nộp hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị
pháp lý tƣơng đƣơng hợp đồng. Quy định này gây phiền hà cho doanh nghiệp, tốn
nhiều giấy tờ, thời gian và tiền bạc, trong khi Nhà nƣớc đang chủ trƣơng khuyến khích
xuất khẩu, nên đa số hàng hóa xuất khẩu đều có thuế suất là 0%. Do đó, yêu cầu nộp
hợp đồng đối với hàng xuất khẩu là không cần thiết, trừ một số trƣờng hợp nhất định
cần nộp hợp đồng nhƣ hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu

Page 58
cầu thanh khoản và hàng hóa quản lý dựa trên yếu tố hợp đồng. Trong khi chuẩn mực
3.16 phụ lục tổng quát Công ƣớc Kyoto quy định: “Cơ quan hải quan chỉ yêu cầu
những chứng từ cần thiết cho việc kiểm tra thƣơng vụ và để bảo đảm rằng những yêu
cầu đối với việc thi hành Luật Hải quan đã đƣợc tuân thủ”. Điều này cho thấy thủ tục
hải quan của ta còn rƣờm rà, phức tạp so với chuẩn mực quốc tế. Từ những quy định
về thủ tục hành chính rƣờm rà, chƣa hợp lý đã cho thấy rõ về nên quản lý hành chính
vẫn còn lạc hậu. Cuối cùng là năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với thế giới, dƣới
đây là bảng kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam:

Từ kết quả đó này cho thấy cao nhất là và y tế với 81 điểm và thấp nhất là năng lực
đổi mới sáng tạo 33 điểm, kế đến là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông với

Page 59
43 điểm và thể chế 50 điểm, điều này cho thấy việc ứng dụng những công nghệ vào
công việc, vào quản lý vẫn còn nhiều yếu kém, điểm đối mới sáng tạo vẫn còn rất thấp
là do nên nền quản lý hành chính lạc hậu chƣa có nhiều đổi mới, chƣa ứng dụng công
nghệ nhiều vào quản lý nền kinh tế vĩ mô.

Page 60
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Trang thông tin điện tử Trung tâm WTO Việt Nam: www.trungtamwto.vn

Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính Quốc gia

Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tạp chí tài chính

Thời báo tài chính

Tạp chí công thƣơng

Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Báo diễn đàn Doanh nghiệp

Báo điện tử Cafef

Tài liệu tham khảo trên LMS của cô Võ Thanh Thu

Page 61

You might also like