You are on page 1of 14

INTRODUCTION TO BUSINESS

LAW
Các hình thức Kinh doanh quốc tế
1. Thương mại quốc tế (Trade)

2. Cấp phép về Công nghệ & Sở hữu trí tuệ (International


licensing of Technology and Intellectual property)

3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)


Thương mại quốc tế
Bao gồm các hoạt động Xuất & Nhập khẩu hàng hóa & dịch vụ.

Xuất khẩu: sự di chuyển hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia hay
sự cung cấp dịch vụ cho người mua ở nước ngoài.

Nhập khẩu: sự đưa hàng hóa vào lãnh thổ hải quan của 1 quốc
gia hay sự tiếp nhận dịch vụ từ một nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài.
Kiểm soát của Nhà nước đối với Thương mại
Rào cản Thuế quan & Phi thuế quan (Tariffs &
Non-tariffs Barriers

 Thuế quan (Tariffs) : là thuế nhập khẩu đánh trên hàng hóa khi
được đưa vào lãnh thổ hải quan của 1 quốc gia
Thuế quan
Lý do:
Tạo thu nhập cho quốc gia
Bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh từ
nước ngoài
Trả đũa quốc gia khác
Thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hay chính trị quốc gia
Rào cản phi thuế quan
(Non-tariffs Barriers)
 Là những rào cản đối với hoạt động xuất & nhập khẩu mà không
phải là thuế quan

 Thường có dạng là các điều luật hay quy định hành chính

 Hạn ngạch (Quota): hạn chế về số lượng hàng hóa được nhập
khẩu

 Cấm vận (Embargo): sự cấm hoàn toàn hay gần như hoàn toàn
hoạt động thương mại nhằm vào 1 hay nhiều nước.
Rào cản phi thuế quan (tt)
 Tẩy chay (Boycott): sự từ chối thực hiện hoạt động kinh doanh
(thương mại, đầu tư, …) với một số công ty, thường là từ một
quốc gia cụ thể.

 Kiểm soát xuất khẩu (Export controls): sự hạn chế xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ, hay công nghệ cho một hay một nhóm quốc
gia.
Quyền Sở hữu trí tuệ & Hợp đồng Cấp phép quốc tế
(Intellectual Property Rights & International
Licensing Agreements)
 Quyền Sở hữu trí tuệ: được nhà nước cấp cho 1 cá nhân hay
tổ chức quyền được sử dụng về bản quyền (copyright), bằng
sáng chế (patent), hay thương hiệu (trademark) – Tài sản trí
tuệ.

 Bản quyền (Copyright): quyền hợp pháp về tác phẩm nghệ


thuật hay văn học, gồm sách, phần mềm, phim, hay nhạc, hay
tác phẩm như thiết kế của một chip máy tính.
Tài sản trí tuệ

 Bằng sáng chế (Patent) : được nhà nước cấp cho nhà phát
minh bảo đảm cho họ quyền được sản xuất và thương mại
phát minh của họ trong một khoảng thời gian.

 Thương hiệu (Trademark) : bao gồm các quyền hợp pháp đối
với một tên hoặc biểu tượng xác định một công ty hoặc là sản
phẩm
Kiểm soát đầu tư quốc tế

 Yêu cầu về sự tham gia của địa phương (Local participation
requirements): là việc nhà nước cấm một công ty nước ngoài
sở hữu 100% lợi ích của 1 công ty địa phương.

 Hạn chế về việc chuyển lợi nhuận về nước (Restrictions on the
repatriation of profits)

 Chuyển giao công nghệ (Transfer of Technology)


Kiểm soát đầu tư quốc tế

 Quốc hữu hóa (Nationalization): việc chuyển giao các công ty


tư nhân sang quyền sở hữu và kiểm soát của nhà nước

 Chiếm hữu (Expropriation): là sự chiếm đoạt của chính phủ


các tài sản thuộc sở hữu tư nhân
Luật Quốc tế (International Law)

 Định nghĩa: các quy tắc điều chỉnh cách hành xử của các quốc
gia trong mối quan hệ của họ với các quốc gia khác, cách cư
xử của các quốc gia đối với các cá nhân, các quy tắc cho các
tổ chức quốc tế và liên chính phủ.
Luật Quốc tế (International Law)

 Đặc điểm

1. Luật quốc tế bao gồm các quy tắc mà các quốc gia đồng ý
tuân theo.
2. Không có 1 cơ quan toàn cầu nào thực thi luật quốc tế
Nguồn của Luật Quốc tế

Bao gồm:
 Các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế (International Treaties &
Conventions, International Custom )

 Nguyên tắc chung của luật (General Principles of Law) được các quốc gia
văn minh thừa nhận

 Các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn
cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương
tiện để xác định các qui phạm pháp luật

You might also like