You are on page 1of 3

PHI THUẾ QUAN:

1. Quota:

- Khái niệm: Quota (Cô ta) là hạn ngạch về số lượng (hoặc giá trị) mặt hàng do
Nhà nước ấn định được phép xuất hoặc nhập khẩu qua thị trường trong thời hạn
nhất định. Biện pháp này áp dụng đối với một số mặt hàng có tầm quan trọng đặc
biệt với nền kinh tế trong nước.

- Ví dụ: Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch đối với pho-mát nhập khẩu theo đó chỉ các
công ty thương mại được cho cấp phép mới được tham gia nhập hàng và hàng năm
chỉ được phân bổ một khối lượng pho-mát nhập khẩu tối đa nhất định.

2. Anti Dumping:
- Khái niệm: Chống bán phá giá là tổng hợp những biện pháp cách thức nhằm
chống lại các hành vi bán phá giá vào thị trường của một nước hay vùng lãnh thổ.
Khi các hành vi bán phá giá thực hiện gây thiệt hại cho các nước nhập khẩu thì tất
yếu sẽ có các biện pháp mà nước nhập khẩu đặt ra nhằm ngăn cản sự vi phạm đó.
Trong rất nhiều cách thức đó thì việc áp dụng các quy định pháp luật luôn là biện
pháp được đặt ra và rất hiệu quả, đặc biệt là các biện pháp thuế quan luôn là chế
tài thường áp dụng đối với các mặt hàng được cho là bán phá giá. Nhìn chung, để
đảm bảo nền sản xuất trong nước phát triển bền vững các nước luôn tìm cách thức
nhất định nhằm chống bán phá giá và việc hình thành các cam kết đa phương là
hướng ưu tiên lựa chọn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày nay.
- Ví dụ: Tại Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành pháp lệnh chống
bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/10/2004
quy định các biện pháp cụ thể mà chính phủ Việt Nam có thể áp dụng khi có hành
i bán phá giá từ phía đối tác nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Pháp lệnh này
căn bản tuân thủ các quy định tại Điều 6 Hiệp định GATT và Hiệp định chống phá
giá của WTO. Theo đó, hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài bị coi là bán phá giá
khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hóa đó được bán với giá thấp hơn giá thông
thường. Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường
nội địa của nước (vùng lãnh thổ ) xuất khẩu hoặc có hàng hóa tương tự được bán
trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối
lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của
hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau :
• Giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự của nước (vùng lãnh thổ ) xuất
khẩu đang được bản trên thị trường một nước thứ ba trong điều kiện thương mại
thông thường .
• Giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở
mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của
nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ 3.
3. Dumping:
- Khái niệm: Phá giá là việc bán sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp hơn giá thông
thường của nó, mà trong hầu hết các trường hợp là giá tại thị trường nội địa của
nhà xuất khẩu. Các biện pháp chống phá giá là những biện pháp mà nhà nước
nhập khẩu áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm
được bán phá giá tại thị trường nước này. Một biện pháp thượng được áp dụng
nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá “không công bằng” của những sản
phẩm này.
- Ví dụ: Như tăng chi phí xuất khẩu cho mặt hàng bán phá giá hoặc giới hạn số
lượng hàng hóa quốc gia sẽ nhập khẩu.
4. Export Subsidies:
- Khái niệm: Trợ cấp xuất khẩu (export subsidy) là khoản trợ cấp hoặc ưu đãi mà
chính phủ áp dụng cho các công ty trong nước để tạo điều kiện cho họ giảm giá
hàng xuất khẩu của mình. Mặc dù việc sử dụng rộng rãi trợ cấp xuất khẩu của một
nước có thể làm tăng xuất khẩu của nó và hỗ trợ cho cán cân thanh toán, nhưng
những khoản trợ cấp như thế bị Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan coi là
chính sách buôn bán không công bằng và thường dẫn đến hành vi trả đũa của các
nước khác.
- Ví dụ: Hỗ trợ dựa trên kết quả xuất khẩu; các hình thức miễn hoặc giảm thuế dựa
trên tỷ lệ xuất khẩu, các chương trình thưởng xuất khẩu; hỗ trợ vận chuyển hoặc
chi phí vận chuyển thấp hơn cho vận chuyển hàng xuất khẩu so với vận chuyển
hàng tiêu dùng nội địa; miễn hoặc hoàn phí, lệ phí nhập khẩu đối với nguyên liệu
nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu…

5. Yêu cầu kỹ thuật:


- Khái niệm: Yêu cầu Kỹ thuật được định nghĩa là quá trình xác định, lập tài liệu và
duy trì các yêu cầu. Môn học này bao gồm tất cả các kỹ thuật, phương pháp và thủ
tục liên quan đến việc xác định và quản lý các nhu cầu của người dùng liên quan
đến hệ thống đang được nghiên cứu. Nói chung, Kỹ thuật Yêu cầu là một tập hợp
các hoạt động liên quan đến việc xác định và truyền đạt mục đích của một hệ
thống hoặc phần mềm và bối cảnh mà nó sẽ được sử dụng.
- Ví dụ: ứng dụng mới sẽ cung cấp cho chúng tôi danh sách cuối cùng của tất cả
người dùng được kết nối. Đó là một phần của yêu cầu chức năng. Nếu yêu cầu nói
rằng hệ thống sẽ chỉ hoạt động trên hệ thống Windows và Linux, thì đó sẽ là một
phần của các yêu cầu phi chức năng.
6. Vệ sinh:
- Khái niệm: Vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ cho bản thân và môi
trường xung quanh nhằm phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe.
- Ví dụ: Tắm nhằm loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn, đánh răng, cạo râu, rửa tay, đi vệ
sinh đúng chỗ và ăn mặc sạch sẽ

7. Bao bì nhãn hiệu:


- Khái niệm: Bao bì nhãn hiệu là một điểm tiếp xúc thương hiệu (brand
touchpoints), giúp thu hút sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng, góp phần hỗ trợ
quá trình truyền thông, nâng cao nhận thức thương hiệu, thậm chí giúp doanh
nghiệp tự bảo vệ thương hiệu trong một số trường hợp.
- Ví dụ: Đặc trưng Bao bì nhã hiệu là hình thức biểu hiện bên ngoài của sản phẩm,
hình ảnh vị thế của doanh nghiệp. Bao bì nhãn hiệu thể hiện hình ảnh của doanh
nghiệp ( tính pháp lý). Như bao bì nhãn hiệu Apple thành công bắt nguồn từ bao bì
tối giảnApple đã biến bao bì trở thành một hình thức nghệ thuật hấp dẫn và trực
quan.

You might also like