You are on page 1of 7

Nội dung ôn tập:

I. Cấu trúc đề thi


Trắc nghiệm: 6 điểm (20-24 câu lựa chọn đáp án đúng nhất)
Tự luận: 4 điểm (1 câu lý thuyết, 1 câu mở)
II. Câu hỏi ôn tập
Trắc nghiệm: ôn theo đề cương chi tiết
Tự luận: cung cấp danh sách câu hỏi ôn tập
Câu hỏi lý thuyết: yêu cầu phân tích
1. Khái niệm nền kinh tế thế giới và các đặc điểm của nền kinh tế thế giới
Nền KTTG là tổng thể nền KT của các QG trên trái đất có mqh hữu cơ và tác động qua lại lẫn
nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ KTQT của chúng.
Cơ sở hình thành nền KTTG:
- Phân công lao động quốc tế
- Các quan hệ kinh tế thế giới
- Sự phát triển của cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
Đặc điểm nền KTTG
- Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các QG ngày càng tăng: các QG ngày càng tham gia sâu hơn
vào các hoạt động thương mại, điện tử,.... làm cho sự phụ thuộc giữa các QG tăng lên
đáng kể. Đặc biệt là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng KTCT ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
phát triển kinh tế của các nước hay tac động ĐÔ-MI-NÔ
- Các hoạt động thương mại, đầu tư ngày càng tăng: hoạt động trao đổi thương mại toàn
cầu (Xuất nhập khẩu, đầu tư FDI, ODA...) với tốc độ gia tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng
của GDP. Cùng với sự tăng lên của thương mại hàng hóa hữu hình thì ngày nay TMQT
diễn ra mạnh mẽ với các hàng hóa vô hình đó là quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng
hóa.
- Yêu cầu về phát triển “xanh”: nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm không gây ô nhiễm môi
trường, các sản phẩm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường: giảm thiểu việc sử dụng
túi nilon, sử dụng gạch không nung trong xây dựng giảm thiểu tác động gây hiệu ứng nhà
kính…
- Nguy cơ khủng hoảng kinh tế, CT, toàn cầu hóa ngày càng tăng: tính trạng nhập cư tăng
-> văn hóa truyền thống bị ảnh hưởng và dễ bị hòa tan với nền văn hóa nước khác…

2. Khái niệm phân công LĐ quốc tế và giải thích mô hình chuỗi giá trị
* khái niệm:
PCLĐQT là phân công lao động xã hội vượt qua khỏi biên giới quốc gia do sự phát triển mạnh
mẽ của lực lượng sản xuất. Là hình thức phân chia lao động giữa các quốc gia trên phạm vi dựa
trên nền sản xuất đặc thù của từng quốc gia.
Các hình thức PCLĐQT bao gồm:
- Chuyên môn hóa quốc tế
- Hợp tác sản xuất quốc tế
* Mô hình chuỗi cung ứng
3. Khái niệm thương mại quốc tế và các loại hình hoạt động thương mại quốc tế
- TMQT là toàn bộ những hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa một quốc gia với
các nền kinh tế còn lại trên thế giới, trên nguyên tắc ngang giá, lấy tiền tệ làm đơn vị thanh toán,
mang lại lợi ích cho các bên.
- Các hoạt động của thương mại quốc tế:
 Trao đổi hay còn gọi là xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình như máy móc, trang thiết bị,..
 XNK hàng hóa vô hình: dịch vụ vận tải, bảo hiểm, hàng không, bí quyết công nghệ, sáng
chế, phát minh,..
 Hoạt động tái xuất chuyển khẩu
 Chuyển khẩu không chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
 Xuất, nhập khẩu tại chỗ

4. Chính sách TMQT và các công cụ điều tiết hoạt động TMQT
Chính sách TMQT là hệ thống các công cụ, biện pháp mà nhà nước sd để điều chỉnh các hoạt
động TMQT của một quốc gia trong 1 thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trong
chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia đó
Các công cụ điều tiết hoạt động TMQT
Công cụ thuế quan : gồm biểu thuế nhập khẩu, biểu thuế xuất khẩu và thuế quá cảnh
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa di chuyển qua biên giới của một quốc gia hoặc lãnh thổ hải
quan (lãnh thổ hải quan không đồng nhất quốc gia)
Công cụ phi thuế quan: gồm các biện pháp hành chính, đòn bẩy kinh té và các biện pháp kĩ thuật.
Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, có liên quan ảnh hưởng đến sự
luân chuyển hàng hóa giữa các nước và được dùng để thực thi chính sách TMQT của một quốc
gia.
Trong đó các biện pháp hạn chế nhập khẩu: hạn ngạch, những hạn chế xuất khẩu tự nguyện,
những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nhóm biện pháp hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu: trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá hàng hóa, bán phá
giá hối đoái
5. Chính sách TMQT và phân tích hai xu hướng CSTM nổi bật hiện nay
Chính sách TMQT là hệ thống các công cụ, biện pháp mà nhà nước sd để điều chỉnh các hoạt
động TMQT của một quốc gia trong 1 thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trong
chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia đó
Tự do hóa thương mại Bảo hộ mậu dịch
Khái niệm TDHTM được thể hiện thông qua việc Nhà nước SD các công cụ của chính
giảm tối thiểu hàng rào thuế quan và sách TMQT nhằm bảo vệ các DN
phi thuế quan nhằm tạo điều kiện trong nước trước sự cạnh tranh gay
thuận lợi cho việc phát triển TMQT gắt của doanh nghiệp nước ngoài
Ưu điểm - Làm thị trường nội địa phong phú - Làm giảm sức cạnh tranh của hàng
hàng hóa hơn về số lượng và chất hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho
lượng, người tiêu dùng có lợi. sản xuất hàng hóa trong nước
- Mở rộng sản xuất - Tăng sản xuất trong nước
- Tiếp thu KH – CN - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà
- Nâng cao sức cạnh tranh DN trong nước thông qua thuế quan.
nước - Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhược điểm - Giảm nguồn thu từ thuế - Giảm sức cạnh tranh trong nước ->
- Tăng sức ép cho doanh nghiệp trong nguy cơ phá sản vì phải chịu áp lực
nước -> đóng cửa cạnh tranh trên thị trường thế giới và
- khó quản lý hàng hóa SNK sản xuất chậm chạp
- nền KT bị phụ thuộc và chịu cú sốc - Người tiêu dùng bị thiệt vì hàng
bên ngoài hóa kém đa dạng
- Không tiếp thu CN mới

6. Khái niệm FDI và nhân tố thu hút FDI


Khái niệm- Là hđ đầu tư dài hạn của các TCKT, cá nhân nước ngoài.
- Thiết lập cơ sở SXKD tại 1 quốc gia khác
- Tự mình thực hiện hoặc kết hợp với cá nhân/ TCKT của nước sở tại
- Góp vốn: Bằng tiền hoặc tài sản FDI

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
- Nhóm nhân tố về kinh tế:
 Quy mô thị trường: đông dân hay ít để xây dựng thị trường tiềm năng
 Lợi nhuận: là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư
 Chi phí: tối giản ở mức thấp nhất
- Nhóm nhân tố về môi trường kinh doanh:
 tài nguyên thiên nhiên: sự dồi dào về NVL với giá rẻ cũng là yếu tố thu hút FDI
 vị trí địa lý: giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển
 cơ chế chính sách: cơ chế minh bạch, ít tham nhũng cũng giúp thu hút FDI
- Nhóm nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng:
 cơ sở hạ tầng kinh tế: hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (đường bộ, đường sắt hàng không,
điện nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) đều là mong muốn của
các nhà đầu tư
 cơ sở hạ tầng xã hội: y tế, giáo dục
 hệ thống chính trị
7. Khái niệm FPI và đặc điểm của FPI
Khái niệm FPI: Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, cố
phần, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các
định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu

Đặc điểm:
- FPI là hđ đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua mua bán chứng khoán hoặc những tài sản có
giá khác => Nhà đầu tư k có quyền can thiệp vào hđ của công ty ko tgia vào quản lý, điều hành
DN, đơn vị phát hành.
- Tốc độ luân chuyển vốn cao => gia tăng các rủi ro vĩ mô đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận
đầu tư, ảnh hưởng đến sx kd và cán cân thanh toán.
- Yêu cầu đối với hệ thống tài chính – ngân hàng
- FPI có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt
động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, xác lập giá thị trường của cổ phiếu niêm yết 1
cách chuyên nghiệp
- FPI có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau nên các nước đang và kém phát
triển cần phải khắc phục hệ thống tài chính – ngân hàng,
8. Khái niệm công nghệ và các phương thức chuyển giao công nghệ
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi nguyên liệu thành sp – luật chuyển giao CN
Chuyển giao CN là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sd một phần hoặc toàn bộ công nghệ
từ bên có quyền chuyển giao CN sang bên nhận CN
Đối tượng chuyển giao:
- bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật về CN được chuyển giao, Giải pháp hợp lý hóa sx, đổi mới
CN, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa – trade mark
Phương thức chuyển giao CN
- FDI
- Chìa khóa trao tay
- Mua thiết bị
- HĐ cấp phép
- Qua các TCQT & viện trợ chính phủ
9. Khái niệm tỷ giá và tác động của tỷ giá đến các quan hệ kinh tế quốc tế
Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền của 1 QG này dưới dạng đồng tiền của 1
QG khác. Hay giá của một đơn vị tiền tệ nước này đc biểu thị nằng một số đơn vị tiền tệ của
nước khác
Tỷ giá thường gồm 2 phần: đồng tiền đứng trước là đồng yết giá, sau là động định giá
Ký hiệu của tỷ giá: sd mã tiền tệ quốc tế gồm 3 ký tự VD: GBP/USD, CHF/CAD
Tác động của Tỷ giá đến các QHKTQT
- Ảnh hưởng XNK:
Khi đồng ngoại tệ tăng giá, nội tệ giảm thì hàng hóa nước đó có giá giảm trên thị trường quốc tế.
Từ giá cạnh tranh sẽ kích thích được xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.
Ví dụ: T8,T9/2015 và T1/2016 TQ phá giá đồng CNY => đồng CNY mất giá
Giá cả hàng hóa TQ rẻ hơn
Thúc đẩy TQ xuất khẩu sang các nước khác
Theo nguồn số liệu TCTK:
NK VN tăng trg 2014 – 2015 từ 32,3 lên 39 tỷ usd.
XK thủy sản VN giảm 2014 – 2015 từ 7,64 còn 6,72 tỷ usd
- Ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài:
Khi ngoại tệ tăng và nội tệ giảm thì kích thích đầu tư nước ngoài vào trong nước và hạn chế đầu
tư trong nước ra nước ngoài trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Ví dụ: Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) cho biết, trong các tháng 1-11/2015, Trung Quốc đã
tiếp nhận 114 tỷ USD vốn đầu tư vào lĩnh vực phi tài chính, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước
đó.
- Ảnh hưởng tới nợ nước ngoài:
Đồng tiền quốc gia mất giá làm tăng số nợ quốc gia.
- Ảnh hưởng tới dịch vụ thu ngoại tệ:
Ngoại tệ tăng, nội tệ giảm khuyến khích khách du lịch tới nước giảm giá đồng nội tệ vì họ có thể
tiêu dùng nhiều hơn các loại hàng hóa và dịch vụ.
Ngược lại người dân quốc gia giảm giá đồng tiền sẽ hạn chế đi du lịch hơn vì chi phí trở nên đắt
đỏ hơn.
Ví dụ: Theo số liệu của TCTK: Tới năm 2015, chỉ có 1,7 triệu lượt khách Trung Quốc tới Việt
Nam, giảm hơn 200.000 người so với 2014.
- Thị trường tài chính ( Tới các nước yếu hơn)
Áp lực tỷ giá
TT chứng khoán chao đảo: TTCK VN chao đảo khi TQ phá giá CNY
10. Khái niệm thị trường ngoại hối và các đặc điểm của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra hoạt động mua bán trao đổi ngoại tệ và
các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ)
Đặc điểm:
- Tính chất quốc tế thể hiện ở
+ Đối tượng hàng hóa : ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ.
+ Mục đích giao dịch thường phục vụ cho các hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế.
=> Đặc điểm này còn được thể hiện rõ nét hơn khi hiện nay toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu,
đòi hỏi sự liên thông giữa các thị trường ngoại hối toàn cầu cũng như sự phối hợp điều hành tỉ
giá của các ngân hàng trung ương giữa các nước với nhau., sự phụ thuộc lẫn nhau trong chính
sách tiền tệ giữa các nước và các nhóm nước trên thế giới.
- Thị trường 24/24 ( thị trường không ngủ- có thể hiểu do chênh lệch múi giờ)
- Đối tượng kinh doanh chủ yếu là USD và EUR. Lớn nhất là USD chiếm 42% do sức mạnh
kinh tế từ Mĩ và các nước EU.
- Khối lượng giao dịch tập trung chcủ yếu ở thị trường Liên ngân hàng
- Thị trường hối đoái có tính nhạy cảm cao (Biến động liên tục)
11. Khái niệm liên kết kinh tế quốc tế, giải thích 5 loại hình liên kết kinh tế quốc tế, cho ví
dụ
* khái niệm
Liên kết kinh tế quốc tế: là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia trong một hệ
thống kinh tế thống nhất với các mối quan hệ kinh tế được sắp xếp trong một trật tự nhất định
trên cơ sở thỏa thuận giữa các thành viên
5 loại hình liên kết kinh tế quốc tế, cho ví dụ:
- Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Các nước thành viên thực hiện xóa bỏ rào cản trong
quan hệ thương mại hàng hóa dịch vụ trong nội bộ khối.Tuy nhiên các nước vẫn có
quyền độc lập tự chủ của mình (Ví dụ: NAFTA, AFTA,…).
- Liên minh thuế quan: Các nước thành viên thực hiện xóa bỏ các rào cản trong quan hệ
thương mại nội bộ khối. Đồng thời, xây dựng cơ chế hải quan thống nhất cho nước thành
viên, biểu thuế quan thống nhất cho các nước ngoài liên kết (Ví dụ: Liên minh thuế quan
giữa ba nước LBN, Belarus và Kazakhstan (2010)).
- Thị trường chung: Các nước thành viên thực hiện xóa bỏ các rào cản trong quan hệ TM
hàng hóa, dịch vụ, di chuyển lao động, vốn trong nội bộ khối. Áp dụng chính sách TM
chung cho các nước ngoài khối (Ví dụ: LM châu Âu EEC sau 1992).
- Liên minh tiền tệ: Các nước thành viên thực hiện xóa bỏ các rào cản trong quan hệ TM
hàng hóa, dịch vụ, di chuyển lao động, vốn trong nội bộ khối. Áp dụng chính sách TM
chung cho các nước ngoài khối. Các thành viên còn phải cùng thực hiện một chính sách
tiên tệ thống nhất, phát hành đồng tiền tập thể cho liên minh.
 Thống nhất giao dịch tiền tệ giữa các nước thành viên
 Thống nhất đồng dự trữ
 Phát hành đồng tiền tập thể
 Thành lập 1 NHTW của liên minh
 Xây dựng quỹ tiền tệ chung
( Ví dụ: Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Eurozone).
- Liên minh kinh tế: Các nước thành viên thực hiện xóa bỏ các rào cản trong quan hệ TM
hàng hóa, dịch vụ, di chuyển lao động, vốn trong nội bộ khối, áp dụng chính sách TM
chung đối với các nước ngoại khối. LMKT thực hiện hài hòa các chính sách kinh tế, tiền
tệ, tài chính mà ko bị chia cắt lãnh thổ nên đây là hình thức phát triển cao nhất của Liên
kết Quốc tế (Ví dụ: EU).

You might also like