You are on page 1of 21

BUỔI 1 (08/08)

- TMQT là hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước với nhau.
- Hoạt động thương mại quốc tế không nhất thiết phải diễn ra bên ngoài quốc gia, có thể diễn ra
trong phạm vi 1 quốc gia (lãnh thổ hành chính của 1 quốc gia) nếu đối tượng mua bán vượt qua biên
giới hải quan của quốc gia đó.
- CSTMQT là các quan điểm, nguyên tắc, kế hoạch chiến lược của nhà nước đề ra để điều tiết nền
kinh tế của mỗi quốc gia để 1 quốc gia đạt được những mục tiêu phát triển về mặt kinh tế. Đây là sản
phẩm của chủ quan, nên sẽ khác nhau ở từng thời kì, tùy vào quan điểm, mục tiêu của chính phủ và
bối cảnh của kinh tế thế giới.

BUỔI 2 (10/08)
- Tiểu luận: lên trade policy review xem và lên intracen đọc market access map.

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
● Khái niệm Thương mại quốc tế: hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới
quốc gia. Bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu. Thông thường trong lĩnh vực
TMQT thì xem xét xuất khẩu và nhập khẩu mainly.
● Có 4 phương thức cung cấp dịch vụ trong 1 quốc gia theo WTO:
+ Cross-border trade (Thương mại qua biên giới): 1 hoạt động dịch vụ di chuyển từ nước này sang
nước khác. Người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ ở yên trong nước, còn chỉ có dịch vụ mới di
chuyển nhờ phương tiện khoa học kĩ thuật công nghệ. 1 số loại hình: dịch vụ internet, xem phim, nghe
nhạc, công ty tư vấn,...
+ Consumption Abroad (Tiêu dùng ngoài lãnh thổ): người tiêu dùng di chuyển sang nước ngoài để
tiêu dùng được dịch vụ. Người cung cấp dịch vụ ở yên trong nước của họ. 1 số loại hình: bệnh viện, đi
du học,...
+ Commercial Presence (Thương mại hiện diện): người cung cấp dịch vụ di chuyển đến nước của
người tiêu dùng với tư cách 1 tổ chức, 1 công ty.
+ Presence of natural persons: người cung cấp dịch vụ di chuyển đến nước của người tiêu dùng với
tư cách 1 cá nhân.
- Để phân biệt xuất hay nhập khẩu thì người ta dựa vào dòng tiền. Dòng vào là xuất khẩu, dòng ra là
nhập khẩu. Việt Nam xuất siêu (xuất khẩu > nhập khẩu) trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Nhưng
thương mại dịch vụ thì Việt Nam nhập siêu (vd như Google, Youtube,...).
- Nhập khẩu mang lại lợi ích nhiều hơn đối với 1 quốc gia. Vì khi xuất khẩu, ta thu về đồng ngoại tệ để
nhập hàng hóa nước ngoài (xuất khẩu là lấy ngoại tệ để nhập khẩu). Xuất khẩu mở rộng sx, tạo công
ăn việc làm, mở rộng sx nhưng không thể đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- TMQT được xem là 1 phương pháp sản xuất gián tiếp ra sản phẩm và quốc gia đó cần.
VD: nước ta có dầu thô, và chúng ta tiêu dùng xăng dầu. Để từ dầu thô sang xăng dầu thì cần phải có
công nghệ sản xuất. VN có thể tự lọc dầu trong nước từ năm 2009. Sản xuất trong nước hiện nay vẫn
chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Ta xuất khẩu dầu thô để thu về ngoại tệ và dùng ngoại tệ để
nhập khẩu xăng dầu (sản xuất gián tiếp).
- Ưu điểm: không đòi hỏi kĩ thuật cao và đầu vào đầu ra không cần liên quan đến nhau, có thể đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng. Một nước mạnh về nông nghiệp có thể tiêu dùng được sản phẩm của công
nghiệp là nhờ sản xuất gián tiếp.
Ngoại thương
- Chủ thể: 2 nước khác nhau
- Giá cả: ngoại tệ, nhưng có thể dùng nội tệ của 1 trong 2 nước, chỉ áp dụng trong 1 phạm vi hẹp
- Di chuyển hàng hóa
- Pháp luật điều chỉnh: được chọn luật trong nước, luật nước ngoài, luật ở nước thứ 3

● Điều kiện để TMQT ra đời và phát triển:


+ Có nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ: nền kinh tế sản xuất ra hàng hóa để buôn bán trao đổi, sản xuất
thật nhiều để mang đi bán, là tiền đề quan trọng để phát triển TMQT. Sự xuất hiện của tiền tệ thúc
đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp, người hay đi
mua bán.
+ Sự ra đời của nhà nước: để có biên giới, phân định cho sự phát triển của TMQT. Sự phân công lao
động quốc tế: chuyên môn hóa (học chương sau)

● Chức năng và nhiệm vụ của Ngoại Thương: (đọc sách nha huhu)
- Chức năng của Ngoại Thương:
+ Với tư cách là một lĩnh vực trong nền kinh tế: lưu thông hàng hóa giữa thị trường trong nước và thị
trường nước ngoài.
+ Với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất:
Thứ nhất, tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước
Thứ hai, chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và
tích lũy.
Thứ ba, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản
xuất, kinh doanh.
- Nhiệm vụ của Ngoại Thương:
+ Căn cứ xác định chức năng:
a. Chức năng của ngoại thương: lưu thông đối ngoại, nhiệm vụ phải xoay quanh việc phục vụ cho
yêu cầu phát triển kinh tế trong nước.
b. Đặc điểm kinh tế - xã hội cơ bản của nước ta đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động của
ngoại thương.
Thứ nhất, nước ta đang trong quá trình từ một nền sản xuất nhỏ phổ biến đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Thứ hai, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế có nhiều thành phần tham gia như quốc doanh, tư
nhân… và hợp tác giữa các thành phần đó.
c. Bối cảnh quốc tế:
Thứ nhất, từ năm 1991, nguồn vay nước ngoài giảm mạnh, nợ nước ngoài tăng.
Thứ hai, Việt Nam thực hiện đường mở cửa và hội nhập với bên ngoài đúng vào thời kỳ mà thế
giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
d. Một căn cứ khác để xác định nhiệm vụ ngoại thương là những nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh
tế trong thời kỳ kế hoạch:
Ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, đưa đất nước ra khỏi tình trạng
một nước nghèo và kém phát triển.
+ Nhiệm vụ của ngoại thương:
a. Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước.
b. Góp phần giải quyết những vấn đề đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước: Vốn, việc làm,
công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả.
c. Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương.

● Mối quan hệ giữa NT và các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế: (đọc sách nha huhu)
→ Phân tích tính 2 chiều (tác động qua lại) và tính 2 mặt (tác động tích cực và tiêu cực, đối với tác
động tiêu cực thì nên có thêm chính sách, ví dụ minh họa)

BUỔI 3 (15/08)
● Khái niệm Chính sách thương mại quốc tế: CSTMQT là các quan điểm, nguyên tắc, kế hoạch chiến
lược của nhà nước đề ra để điều tiết và quản lý nền kinh tế của mỗi quốc gia để 1 quốc gia đạt được
những mục tiêu phát triển về mặt kinh tế. Đây là sản phẩm của chủ quan, nên sẽ khác nhau ở từng
thời kì, tùy vào quan điểm, mục tiêu của chính phủ và bối cảnh của kinh tế thế giới.
● Các thành phần của chính sách thương mại quốc tế:
Bao gồm 2 loại chính sách là chính sách khuyến khích (thúc đẩy) và chính sách quản lí (hạn chế).
- Chính sách xuất khẩu: nên khuyến khích xuất khẩu
+ Khuyến khích xuất khẩu: bao gồm Hỗ trợ xuất khẩu, Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, Phát triển thị
trường xuất khẩu.
● Hỗ trợ xuất khẩu:
● Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu:
- Cơ cấu xuất khẩu là tổng thể những bộ phận giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và
hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các vùng, các quốc gia.
- Cơ cấu gồm cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường.
- Cần định hướng khi chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu thì tăng dần hàm lượng mặt hàng có giá
trị chế biến cao (công nghiệp) và giảm dần các dạng tài nguyên thiên nhiên (nông nghiệp,
khoáng sản) ⇒ Muốn xuất khẩu phải tập trung phát triển thị trường, máy móc, công nghệ,
quy trình chế biến trong nước.
● Phát triển thị trường xuất khẩu: mở rộng thị trường, phát triển thêm thị trường mới Việt Nam
xuất khẩu được sang 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.

+ Quản lý xuất khẩu:


- Chính sách nhập khẩu: nên quản lý nhập khẩu vì bắt nguồn từ đặc thù nền kinh tế Việt Nam (đã
từng thâm hụt cán cân thương mại trong quá khứ, nợ nước ngoài), hạn chế chi tiêu ngoại tệ, xử lý
ngoại hối, giảm thâm hụt ngân sách và bảo vệ sản xuất trong nước (những nền doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ có cơ hội cạnh tranh trong nước) → mang tính ổn định và bền vững. Bảo vệ sản xuất trong
nước là nhiệm vụ quan trọng trong điều tiết thương mại quốc gia.
+ Khuyến khích nhập khẩu:
+ Quản lý nhập khẩu: Bao gồm thuế quan và phi thuế quan

● Tổ chức thương mại thế giới (WTO):


- WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh
(Maroc) ngày 15/4/1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.
- Việt Nam là thành viên thứ 150, gia nhập năm 2007.
- WTO điều phối hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia, bao gồm:
+ GATT: Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan (General Agreement on Tariffs and Trade).
+ GATS: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services).
+ TRIMs: Hiệp định TRIMs (The Agreement on Trade-Related Investment Measures) hay còn gọi là
Hiệp định các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại được áp dụng cho các trường hợp
đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có các quy định gây ảnh hưởng đến trao đổi hàng hóa.
+ TRIPs: (The Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights). Hiệp định
TRIPS là các Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, những
phát minh được tạo ra do sự sáng tạo từ trí óc của con người. Đây là một thỏa thuận pháp lý quốc
tế giữa tất cả các quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). VD: Jollibees,
Watson,…
- Các principles của WTO:
+ Most Favored Nation (MFN): Chống phân biệt đối xử tại biên giới (đối xử các nước bình bằng
nhau, vô điều kiện).
+ National Treatment (NT): Chống phân biệt đối xử sau biên giới (giữa hàng sản xuất trong nước
và hàng nhập khẩu, không được ưu đãi hàng nào hơn, không được phân biệt chính sách áp dụng
cho từng mặt hàng).
+ Reciprocity: nguyên tắc có qua có lại.
+ Freer trade: thúc đẩy thương mại tự do, khuyến khích các nước ký chính sách mở cửa thương
mại cao hơn (FTA - Free Trade Agreement -> không cần áp dụng nguyên tắc MFN của WTO).
+ Promoting fair competition: có thể áp dụng biện pháp trả đũa với những hành vi cạnh tranh
không công bằng → Trade Remedy: biện pháp phòng ngự thương mại tạm thời.
- WTO Framework:

● Cơ chế kinh tế: (đọc sách huhu)


Có 3 loại cơ chế kinh tế:
- Cơ chế kế hoạch hóa tập trung (chỉ huy): Triều Tiên.
- Cơ chế thị trường: Mỹ, EU, Nhật Bản → mức độ mở cao nhất.
- Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước (nền kinh tế hỗn hợp).
Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường áp dụng định hướng xã hội chủ nghĩa.

● Bức tranh kinh tế Thế giới và Việt Nam: (đọc sách huhu)
BUỔI 4 (18/08)
CHƯƠNG 2:
LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
● Các lý thuyết cổ điển về TMQT: (đọc sách huhu)
1. Quan điểm của các học giả trọng thương:
- Bối cảnh ra đời: thế kỷ 16 - 18. Giai đoạn này là giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan
rã và CNTB ra đời (thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy).
- Quan điểm xuất phát: Sự phồn vinh của một quốc gia được đo bằng lượng tài sản mà quốc gia
đó cất giữ, thường được tính bằng vàng. Một nước càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có,
còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ mà thôi.
- Nội dung: xuất khẩu nhiều, nhập khẩu ít → thặng dư cán cân thương mại.
+ Đối với xuất khẩu: giá trị xuất khẩu phải càng nhiều càng hay: số lượng hàng hóa xuất khẩu
nhiều và xuất khẩu những hàng hóa có giá trị cao ưu tiên hơn hàng hóa có giá trị thấp → đánh
giá thấp việc xuất khẩu nguyên liệu và số sử dụng nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi đem
xuất khẩu thành phẩm.
+ Đối với nhập khẩu: giữ nhập khẩu ở mức độ tối thiểu, dành ưu tiên cho nhập khẩu nguyên liệu
so với thành phẩm. Hạn chế hoặc cấm nhập khẩu thành phẩm, nhất là hàng xa xỉ.
+ Khuyến khích chở hàng bằng tàu của nước mình (vừa bán được hàng, vừa tiết kiệm được cước
phí vận tải, phí bảo hiểm).
+ Đối với Chính phủ: khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua trợ cấp, hạn chế nhập khẩu
bằng các công cụ bảo hộ mậu dịch. Buôn bán được thực hiện với các công ty độc quyền của
Nhà nước.
+ Không coi chiến tranh là 1 giải pháp để phát triển 1 quốc gia mà chú trọng vào ngoại thương
để tạo ra vàng bạc. Đây là giai đoạn tích lũy vàng nguyên thủy (thời kỳ đầu) cho Anh và 1 số
nước ở Châu Âu. Đây chính là lý thuyết giúp hàn gắn Châu Âu khỏi chiến tranh. Thế giới lúc này
xảy ra hiện tượng vàng chảy 1 chiều (về nước Anh). Nước Anh là cái nôi của ngành hàng hải và
bảo hiểm thế giới. Trong thời kì này, do trữ lượng vàng của nước Anh lớn nhất nên khi vừa xuất
hiện tiền giấy và tỷ giá hối đoái thì 1 pound = 3 dollars.
- Ví dụ minh họa:
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm:
Sự gia tăng lượng vàng bạc (mức cung tiền) trong nền kinh tế sẽ có tác dụng kích thích hoạt
động sản xuất.
+ Nhược điểm:
Vàng bạc là hình thức của cải duy nhất → thương mại là một “trò chơi” có tổng lợi ích bằng 0 →
không khuyến khích các quốc gia nhập khẩu.
Lợi nhuận có được là do trao đổi không ngang giá.
Nhà nước bảo hộ mậu dịch chặt chẽ.

2. Quan điểm của Adam Smith: (Lợi thế tuyệt đối)


- Bối cảnh ra đời: vào thế kỷ 18
- Quan điểm xuất phát: Sự giàu có của một nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số hàng hóa và dịch vụ
có sẵn ở nước đó.
- Nội dung: Một quốc gia được coi là có Lợi thế tuyệt đối ở một mặt hàng so với quốc gia khác khi
quốc gia đó có thể sản xuất ra sản phẩm đó với số lượng nhiều hơn trong điều kiện sử dụng cùng
một đơn vị nguồn lực.
Ví dụ:

Sản lượng VN Japan Tổng

Gạo 6 4 10

Vải 2 3 5
1. Xác định lợi thế tuyệt đối

Sản lượng VN Japan Tổng

Gạo 6 4 10

Vải 2 3 5

2. Chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối và tham gia trao đổi trong TMQT
để đổi lấy mặt hàng mà nước đó có bất lợi thế tuyệt đối:

Sản lượng VN Japan Tổng

Gạo 6+6 0 12

Vải 0 3+3 6
3. TM > 0
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: nền móng của kinh tế học, GDP vẫn là 1 chỉ số quan trọng để đo mức độ tăng trưởng
kinh tế của 1 quốc gia; giải thích lợi ích, nguồn gốc của TMQT. Chứng minh 1 luận điểm quan trọng
là thương mại là trò chơi có tổng dương.
+ Nhược điểm: phạm vi áp dụng tương đối hẹp, chỉ áp dụng được khi 2 nước mỗi nước có 1 lợi thế
tương đối trong 1 mặt hàng. Mô hình này không giải thích được mối quan hệ giữa 2 quốc gia lớn
(có lợi thế trong nhiều mặt hàng) và bé (không có lợi thế trong mặt hàng nào).
3. Quan điểm của David Ricardo: (Lợi thế so sánh)
- Bối cảnh ra đời:
- Quan điểm xuất phát: Sự khác biệt về chi phí sản xuất 1 cách tương đối
- Nội dung: Một quốc gia có lợi thế so sánh ở một mặt hàng khi sản xuất ra mặt hàng đó với chi phí
thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia khác (trong tương quan so với mặt hàng khác).
+ Có lợi thế tuyệt đối nhưng không có lợi thế so sánh thì có thế có lợi ích từ TMQT không? Không
vì lợi thế so sánh là nền tảng để xác định nên chuyên môn hóa mặt hàng nào.
+ Áp dụng chuyên môn hóa không hoàn toàn.
+ Không xác định được lợi thế so sánh khi 2 tỉ lệ tương quan bằng nhau. Lúc này, TMQT vẫn diễn
ra nhưng sẽ phụ thuộc vào lợi thế khác chứ không phụ thuộc và lợi thế so sánh nữa.
Ví dụ:

Sản lượng VN Japan Tổng

Gạo 6 8 14

Vải 2 3 5
1. Xác định lợi thế so sánh: So sánh tương đối: 6/8 > 2/3 → VN có lợi thế sản xuất gạo
2. Chuyên môn hóa không hoàn toàn đối với nước lớn và nước bé thì được quyền chuyên môn hóa
hoàn toàn:

Sản lượng VN Japan Tổng

Gạo 6+6 8-6 = 2 = ¼ (còn ¾ 14


chuyển sang vải)

Vải 0 3 + 3 x 3/4 5,25


- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: đúng về mặt tư duy, phương pháp luận
+ Nhược điểm: Tính thực tiễn kém, phạm vi ứng dụng quá hẹp, thế giới có rất nhiều quốc gia, có
hơn 10 nghìn dòng hàng đang được mua bán trên thế giới
→ Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) của Bela Balassa:
Hệ số RCA là đại lượng so sánh giữa tỷ trọng xuất khẩu một mặt hàng của một quốc gia so với tỷ
trọng của mặt hàng đó trong mậu dịch toàn cầu → chỉ ra khả năng XK của một QG về một sản
phẩm xác định trong mối tương quan với mức XK thế giới của sản phẩm đó.
- Hệ số RCA < 1 là mặt hàng bị bất lợi thế so sánh thể hiện. Hệ số RCA >= là 1 mặt hàng có lợi thế so
sánh thể hiện. Hệ số RCA > 4 là rất cao. Diễn biến như thế nào qua các năm và nguyên nhân tại sao
lại như vậy. 1 số nguyên nhân cơ bản nằm trong lý thuyết HO.
4. Quan điểm của J.Stuart Mill: (Lý thuyết về giá trị quốc tế, mối tương quan của cầu)
- Quan điểm xuất phát: Sự giàu có của một nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số hàng hóa và dịch vụ
có sẵn ở nước đó.
- Nội dung:
+ Giới hạn tỷ lệ trao đổi mậu dịch chính là những tỷ lệ trao đổi trong nước, tuỳ ở năng suất tương
đối của mỗi quốc gia.
+ Trong giới hạn này, tỷ lệ mậu dịch thực sự tuỳ thuộc vào số cầu của mỗi nước đối với sản
phẩm của nước khác.
+ Tỷ lệ trao đổi này sẽ ổn định khi xuất khẩu của một quốc gia vừa đủ để trang trải số nhập khẩu
của quốc gia đó.
+ Yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ trao đổi thực tế của 1 mặt hàng là cầu. Một nước xuất khẩu chỉ nên
xuất khẩu 1 lượng bằng với nhu cầu nhập khẩu của nước đối tác. Thông thường, sẽ có lợi hơn cho
nước có ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường thế giới.
+ Tỉ lệ trao đổi quốc tế được giới hạn bởi tỉ lệ trao đổi trong nước.
Ví dụ:

Sản lượng VN Japan Tổng

Gạo 6 8 14

Vải 2 3 5
Câu hỏi: 1 tấn gạo có thể trao đổi bằng tối thiểu, tối đa là bao nhiêu vải?
Ở VN: 1 tấn gạo = 2/6m vải → khi xuất khẩu thì VN chỉ sẵn sàng bán ở mức giá 2/6m vải trở lên.
Ở NB: 1 tấn gạo = 3/8m vải → khi nhập khẩu thì NB chỉ sẵn sàng mua ở mức giá 3/8m vải trở xuống.
→ Tỉ lệ trao đổi của gạo VN phải lớn hơn tỉ lệ trao đổi gạo lấy vải tại Việt Nam và nhỏ hơn tỉ lệ trao
đổi gạo lấy vải ở Nhật Bản.
- Ưu, nhược điểm: giải thích về mặt phương pháp luận tốt nhưng không có tính thực tiễn.
5. TMQT và chi phí cơ hội:
- Nội dung:
+ Trường hợp chi phí cơ hội tăng dần:
Các quốc gia, đặc điệt là quốc gia lớn, không nên chuyên môn hóa hoàn toàn. Một yếu tố SX có
thể được sử dụng rất có hiệu quả trong SX một MH nhất định nhưng tỏ ra kém hiệu quả hoặc hoàn
toàn không có hiệu quả trong SX MH khác.
→ Chi phí cơ hội tăng dần → chuyên môn hóa không hoàn toàn.
- Ưu, nhược điểm:
BUỔI 5 (22/08)
6. Quan điểm của Heckscher-Ohlin: (Lý thuyết về sự ưu đãi các yếu tố)
- Nội dung: xác định lợi thế so sánh
+ Không phụ thuộc vào sự khác biệt về chi phí sản xuất một cách tương đối mà còn phụ thuộc vào
sự ưu đãi các yếu tố.
+ Một QG nên chuyên môn hóa SX và XK mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố SX mà QG đó dồi dào và NK
MH sử dụng nhiều yếu tố SX mà QG đó khan hiếm.
+ 2 yếu tố SX được xem xét: lao động SX (giờ công lao động) và vốn SX (tiền, đất đai...)
+ Những hàng hóa mà việc SX ra chúng cần nhiều yếu tố dư thừa và cần ít yếu tố khan hiếm sẽ được
XK để đổi lấy những hàng hóa mà việc SX ra chúng cần các yếu tố SX với tỷ lệ ngược lại
→ Các yếu tố SX dư thừa được XK và các yếu tố SX khan hiếm được NK
→ Các nước XK hàng hóa thâm dụng yếu tố SX mà nước đó dồi dào và NK hàng hóa thâm dụng yếu
tố SX mà QG đó khan hiếm.
+ Khái niệm hàm lượng các yếu tố: MH X được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) LĐ nếu tỷ
lệ giữa lượng LĐ và các yếu tố khác (vốn) sử dụng để SX ra một đơn vị MH đó lớn hơn tỷ lệ tương
ứng các yếu tố đó để SX ra một đơn vị MH Y khác.
Khái niệm về sự dồi dào các yếu tố: QG A được coi là dồi dào tương đối về LĐ nếu tỷ lệ giữa lượng
LĐ và các yếu tố SX khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của QG khác.
Ví dụ:

Sản lượng Gạo Vải

L/K 2/1 1/3


- L/K: 2/1 > 1/3 → gạo thâm dụng lao động, vải thâm dụng vốn. Dồi dào yếu tố nào thì chuyên môn
hóa cái đó.

Sản lượng VN NB

L/K 97/280 126/5000


- Giả sử lực lượng lao động là số dân của nước đó; vốn được đo lường là hệ số đầu tư, bằng luôn
GDP của một nền kinh tế
- 97/280 > 126/5000: VN dồi dào về lao động một cách tương đối so với NB → giá lao động rẻ
hơn NB 1 cách tương đối. Giá lao động được đo lường bằng thu nhập bình quân đầu người. Hệ số
vốn của 1 quốc gia được đo lường bằng lãi suất (NB có lãi suất âm, bắt đầu bằng số 0, người gửi
tiền phải trả thêm phí gửi tiền, số phí phải trả lớn hơn lãi suất nhận về của người gửi tiền).
- Ví dụ minh họa:
- Ưu, nhược điểm:
7. Quan điểm của C. Mác về ngoại thương:
- Nguyên tắc chi phối ngoại thương là bình đẳng, cùng có lợi.
- Sự hình thành và phát triển của ngoại thương là tất yếu khách quan của phương thức sản xuất,
hưng thịnh trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
8. Nhận xét về các giả thuyết
- Toàn dụng lao động (100% lực lượng lao động có công ăn việc làm, which is rất khó xảy ra).
- Mục tiêu duy nhất là hiệu quả (còn cả phúc lợi xã hội nữa, nhưng chưa được mention tới ở đây).
- Không xét đến chi phí vận chuyển.
- Tính linh động của tài nguyên trong nước và phi linh động giữa các nước (vốn có thể di chuyển từ
nước ngày sang nước khác mà).
- Không xem xét đến thương mại dịch vụ.

BUỔI 6 (24/08)
1. Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô: (Economies of scale)
- Nội dung:
+ Nếu sản xuất với quy mô càng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng
giảm, làm gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
→ Lợi thế chi phí có được nhờ vào quy mô sản xuất hoặc quy mô hoạt động, với chi phí trên
mỗi đơn vị đầu ra thường giảm đi khi quy mô tăng trong điều kiện chi phí cố định không
đổi.
→ Áp dụng trong TMQT: cung > cầu vì sản xuất ra rất nhiều (cắt giảm chi phí và tăng quy mô sản
xuất).
+ Đối với việc áp dụng chính sách chiết khấu, cả người bán (cắt giảm chi phí) và người mua (mua
được với giá rẻ hơn) đều có lợi.
2. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của SP:
- Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được SX tại nước phát minh và
được XK đi các nước khác. Tuy nhiên, công nghệ có tính lan tỏa. Khi quy trình SX được tiêu chuẩn
hóa thì SX có xu hướng dịch chuyển sang các nước có lợi thế lao động. Kết quả rất có thể là sản
phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó.
- Để bảo vệ lợi ích cho nhà nước phát minh, nhà nước phải bảo vệ bản quyền của nhà sản xuất.
- Ưu điểm: Đưa vào được nhiều yếu tố cho phép lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch
chuyển dần các hoạt động công nghiệp của các nước tiên phong về công nghệ, trước tiên là đến
các nước "bắt chước sớm" sau đó đến các nước "bắt chước muộn”.
3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia:
4 yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh của 1 quốc gia. Mô hình này được gọi là mô hình kim cương
vì nó có thuộc tính liên kết bền vững

- Nằm ngang là 2 yếu tố nền tảng, nằm dọc là 2 yếu tố động.


- Môi trường cạnh tranh là yếu tố quan trọng, cần được tự do cạnh tranh. Là do chính sách của
chính phủ.
- Chiến lược và cơ cấu: rất quan trọng nhưng không học trong môn này.
- Lợi thế cạnh tranh quốc gia được đánh giá trên lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng. Việt Nam
còn yếu về yếu tố hàng dọc.
- 2 yếu tố bên ngoài: Chính phủ và Cơ hội. Có ý nghĩa quan trọng vì chính phủ có thể tác động vào
các yếu tố trên; cơ hội cho từng ngành hàng ở từng thời kì, môi trường khác biệt.

Nền kinh tế mở: Pd = Pw (giá trong nước = giá thế giới)


Quy mô nhỏ: Cung/cầu nhỏ → không ảnh hưởng đến giá và cung cầu thế giới, về mặt lý thuyết thì
không ảnh hưởng đến giá trong nước được luôn vì mình không thể ảnh hưởng đến giá thế giới. Nếu
cung/cầu trong nước có sự biến động, số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ thay đổi.

BUỔI 7 (29/08)
1. Mục đích và vai trò của nhập khẩu:
- Nhập khẩu là gì: là hoạt động mua hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước.
- Nhập khẩu để:
+ Bổ sung, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế.
+ Chuyên môn hóa, sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế.
+ Hướng đến quá trình phát triển bền vững của một quốc gia, đạt được đến trạng thái cân bằng
giữa xuất và nhập khẩu.
+ Thực hiện các vấn đề về mở cửa thị trường, công cụ nhập khẩu là công cụ rõ nét thể hiện chính
sách thương mại tự do,... của một quốc gia so với quốc tế.
- VN tập trung vào mảng quản lý nhập khẩu.
- Vai trò của nhập khẩu:
+ NK tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH đất nước
(của các quốc gia đi sau).
+ NK giúp bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân
đối và ổn định. NK bổ sung là loại hình NK quan trọng hơn và mang tính tất yếu trong tất cả các nền
kinh tế. NK thay thế là 1 sự lựa chọn.
+ NK góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người dân. Giúp điểm tiêu dùng nằm ngoài
đường giới hạn khả năng sản xuất. Khi VN mở cửa kinh tế, chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú
hơn.
+ NK có vai trò tích cực đến thúc đẩy XK.
2. Nguyên tắc cơ bản và chính sách nhập khẩu:
Nguyên tắc cơ bản:
- Sử dụng vốn NK tiết kiệm, hợp lí đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- NK thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện của VN.
- Bảo vệ và thúc đẩy SX trong nước phát triển, tăng XK.
Nguyên tắc chung: WTO Framework, những nguyên tắc trong FTA, BTA

3. Các công cụ quản lí, điều hành NK:


Chia thành 2 nhóm cơ bản:
❖ Nhóm biện pháp thuế quan (Tariff Measures)
❖ Nhóm biện pháp Phi Thuế quan (Non-Tariff Measures – NTM)
Nhóm biện pháp thuế quan (Tariff Measures)
- Thuế quan (thuế XNK) là loại thuế gián thu đánh lên HH mậu dịch và phi mậu dịch khi di chuyển
qua biên giới hải quan hoặc lãnh thổ hải quan hoặc khu phi thuế quan của một quốc gia, bao gồm 2
loại thuế chính là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Ngoài ra, còn có thuế quá cảnh, chuyển khẩu,
thuế NK bổ sung (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ), thuế theo hạn ngạch
thuế quan

BUỔI 8 (31/08)
Tác động của thuế quan:
- Đối với nền kinh tế mở quy mô nhỏ:
Tại E, giá cân bằng và sản lượng cân bằng, chưa có ngoại thương.
Có ngoại thương nhưng không có chính sách thuế quan: Pd = Pw < Pe. Tại Pw (cung ở Q1 và cầu ở
Q2) → thiệt hại sản xuất trong nước, giá thị trường thấp → thu hẹp sản xuất, mất công ăn việc làm,
không phát triển sản xuất,... hàng loạt lí do làm hại đến nền kinh tế.
Có ngoại thương và áp dụng các chính sách thuế quan: Pt là giá sau thuế. Pt = Pw x (1 + thuế). Tại
Pt, NK = Q4 - Q3.
A,b,c,d nhìn ở góc độ thặng dư tiêu dùng thì người tiêu dùng gánh chịu hết. Nhìn theo góc độ thặng
dư của nhà sản xuất, dưới đường cung trên đường giá là chi phí.

Miền giá trị Ai trả Ai hưởng Phát triển xã hội

a Người tiêu dùng vì Nhà sản xuất Những nhà sản xuất miền a là
họ mua ở Q4 những nhà sản xuất hiệu quả,
(miền giá trị tăng phần a là lợi nhuận tăng thêm của
thêm) họ, tác động xã hội là tích cực vì
có thêm tiền mở rộng quy mô sản
xuất, nâng cao phúc lợi cho người
lao động, đóng đủ thuế thu nhập
doanh nghiệp.

b Phần b này là chi phí sản xuất,


những nhà sản xuất không hiệu
quả/kém hiệu quả, bán được bao
nhiêu thì chi phí sản xuất là bấy
nhiêu. Phần tiền người tiêu dùng
trả thêm cho doanh nghiệp bù
vào sự yếu kém của doanh nghiệp.
Không có lợi → tác động bảo hộ
của chính sách thuế quan. Mức độ
bảo hộ càng cao thì chi phí của
biện pháp thuế/chính sách thuế
càng lớn.

c Ngân sách nhà nước Tiền đóng thuế đi vào ngân sách
là điều tốt, phục vụ lại cho sự
phát triển của xã hội

d Tổn thất ròng (Deadweight loss), người Không nha huhu


tiêu dùng thiệt hại về mặt nhu cầu nhưng
không ai hưởng cả. Chính phủ có thể
giảm tổn thất ròng bằng cách phát triển
các sản phẩm thay thế. Doanh nghiệp có
thể buôn lậu hàng trốn thuế, gian lận
thương mại.

a+c > b+d → cân nhắc áp dụng chính sách thuế


b và d max khi Pe = Pt, c biến mất → tác động tiêu cực
Hàm ý mặt chính sách: thuế suất cần phải đánh tối ưu, tại đó T (doanh thu thuế) đạt giá trị lớn nhất.
Tác động bảo hộ ở miền b: 2 loại bảo hộ
- Bảo hộ danh nghĩa: quan trọng đối với người tiêu dùng, bằng thuế suất phần trăm của thuế nhập
khẩu.
- Bảo hộ thực: quan trọng đối với nhà sản xuất và nhà nước, được tính bằng nhiều góc độ đo lường
khác nhau.
- Bảo hộ hiệu quả: so sánh giữa nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất trong nước. Đánh
thuế thành phẩm cao, nguyên liệu thấp thì làm tăng EPR → khuyến khích sản xuất.
EPR < NPR : thiếu về thuế. Do gian lận thương mại, và hàng tồn kho (dự báo kém, nhập về quá so với
cầu). Chính phủ có thể tăng thuế, thắt chặt vấn đề kê khai giá.
EPR > NPR: thừa về thuế. Do vấn đề về độc quyền trên thị trường 1 cách tương đối. Chính phủ có thể
tăng thuế.
Đề giữa kì:
- Tính hệ số RCA và phân tích kết quả RCA (cao, thấp, tăng giảm với cái gì, nguyên nhân). Lưu ý về
chính sách thương mại quốc tế, xem xét các khía cạnh về đầu tư, có được đầu tư, thu hút tốt hay
không.
- Viết về trade policy review, bình luận trong 5 nước về tariff trong tương quan so sánh với Mỹ, EU,
Nhật Bản và Trung Quốc. Quan tâm đến nhập của mình và xuất thì vướng gì với thuế của họ, đối mặt
với những gì. Không thi non-tariff measures.
BUỔI 9 (05/09)
BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN

Non-tariff measures Non-tariff barriers

Khái niệm Là biện pháp quản lí của nhà nước, Chính sách quy định về xuất nhập
có tác động, thay đổi số lượng khẩu của 1 nước không liên quan
hoặc giá cả của mặt hàng được đến quy định của WTO. Là 1 bộ
mua bán hoặc cả hai, trực tiếp phận của biện pháp phi thuế quan.
hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến cung Rào cản phi thuế quan là các biện
cầu của thị trường trong nước. pháp phi thuế quan được áp dụng
vượt quá mức cần thiết, có sự
phân biệt đối xử, gây cản trở đáng
kể. Nếu nước đối tác cảm thấy bị
thiệt hại quá nhiều vì các rào cản
phi thuế quan thì có quyền khiếu
nại, khiếu kiện.
- Hàng rào phi thuế quan phổ biến
nhất là Hiệp định TBT (các rào cản
kĩ thuật trong nhóm sản phẩm phi
nông nghiệp) và hiệp định SPS
(các rào cản về vệ sinh dịch tễ
trong nhóm sản phẩm nông
nghiệp).

WTO khuyến khích thuế hóa các biện pháp phi thuế quan: chuyển sang các biện pháp đánh thuế.
WTO chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp lệ, còn không cấm phi thuế quan. Do thuế có
xu hướng giảm dần nên các nước tăng cường áp dụng các biện pháp phi thuế quan để thay thế cho
các biện pháp thuế quan không được sử dụng hoặc bị giảm dần.

Non-tariff measures Tariff measures

Ưu điểm - Phong phú, đa dạng, hơn 300 - Rõ ràng, dễ dự đoán


biện pháp trên thế giới.
- Đáp ứng được nhiều mục tiêu hơn
cùng lúc vì cùng 1 mặt hàng có thể
quy định được nhiều biện pháp phi
thuế quan, không giới hạn, trong khi
đó, đánh thuế cho 1 mặt hàng chỉ
đánh thuế được 1 lần thôi.
- Do không có sự thống nhất giữa
các nước với nhau và không có sự
can thiệp của WTO nên không có sự
hạn chế, cắt giảm, dỡ bỏ, được áp
dụng nhiều hơn căn cứ vào ký kết
gia nhập của quốc gia đó. → hệ
quả là các nước gia nhập WTO.
trước năm 1995 được áp dụng
những biện pháp mà VN không
được áp dụng

Nhược điểm - Mức độ pháp lý thấp, cơ chế


trong WTO không rõ ràng, khó dự
đoán, khó có thể ước lượng được,
chính phủ mỗi nước có thể điều
chỉnh.
- Không tạo ra nguồn thu ngân sách
nhà nước, không thu mà chỉ chi, gây
tốn kém về mặt tài chính.
- Bóp méo thị trường, thương mại

Quan điểm - Khuyến khích các quốc gia thuế -


WTO hóa các biện pháp phi thuế quan

1. Các biện pháp hạn chế định lượng: là các biện pháp WTO hạn chế nhiều nhất trong các biện
pháp phi thuế quan.
- Cấm xuất/nhập khẩu: gây tổn hại đến thương mại quốc tế nhiều nhất. Các nước muốn gia nhập
WTO phải có 1 cái list các mặt hàng cho phép cấm xuất/nhập khẩu. Cấm nhập khẩu thường là vũ
khí, hóa chất nguy hiểm, loại động thực vật quý hiếm, văn hóa phẩm có ảnh hưởng tiêu cực, đồ
second hand. Cấm trong điều kiện thông thường, tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt thì cần
phải có 1 giấy phép đặc biệt của Bộ chủ quản hoặc thủ tướng chính phủ
- Hạn ngạch xuất/nhập khẩu: do hạn chế của WTO, hầu hết các nước gia nhập đời sau không được
áp dụng hạn ngạch xuất/nhập khẩu trừ một số trường hợp nhất định.
- Giấy phép xuất/nhập khẩu: phổ biến nhất. 2 loại giấy phép nhập khẩu tự động (cứ xin là cấp,
không hạn chế, ràng buộc) và không tự động. Giấy phép nhập khẩu không tự động (có điều kiện) có
tác dụng cản trở, áp dụng cho những hàng hóa kèm theo 1 số điều kiện, tùy điều kiện từng loại hàng
hóa đó tên gì. Một số mặt hàng cần giấy phép nhập khẩu không tự động là khẩu trang, xăng dầu,
thuốc men điều trị bệnh, máy in tiền.

2. Các biện pháp tương đương thuế quan:


- Xác định trị giá hải quan
- Quy định giá bán tối đa/tối thiểu
- Biến phí, phụ phí

3. Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp:


- Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: được mở khá nhiều, thương nhân, tiêu chuẩn cao, Ở nươc snayf
mua được hàng nước khác.
- Đầu mối nhập khẩu.
4. Các biện pháp kĩ thuật:
- TBT áp dụng đến những sản phẩm có trải qua quy trình chế biến công nghiệp.
- SPS: động thực vật
→ áp dụng khác nhau giữa các nước khác nhau. Có vấn đề là quy trình công nhận đạt chuẩn như thế
nào → một mặt hàng đạt chuẩn ở quốc gia này có thể không đạt tiêu chuẩn của nước khác.
- Nhãn mác hàng hóa
- Quy định về môi trường;

5. Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài:


- Tỉ lệ nội địa hóa
- Tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc
- Gắn với triển nguồn nguyên liệu trong nước

6. Các biện pháp quản lí nhập khẩu thông qua dịch vụ:
7. Biện pháp quản lí hành chính:
- Đặt cọc nhập khẩu: thường áp dụng ngành hàng thực phẩm, vì cần phải kiểm định trước khi nhập
khẩu
- Hàng đổi hàng: khuyến khích nhưng không áp dụng
- Thủ tục Hải quan: áp dụng nhiều, gây nên hiện tượng quang liêu. Thế giới thì ít hơn
- Mua sắm chính phủ: hay nhưng không có thời gian học. Kí thì có hiệu lực, không kí thì thôi. Khi
chính phủ mua sắm thì tổ chức công khai đấu thầu minh bạch
- Quy tắc xuất xứ: rất quan trọng để được hưởng các thuế suất ưu đãi đặc biệt từ FTA.

8. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời:


- Các biện pháp chống bán giá phá.
- Các biện pháp chống trợ cấp.
- Các biện pháp tự vệ
→ áp dụng trong phạm vi hẹp, mang tính phân biệt đối xử cao, vừa mang màu sắc kinh tế, vừa mang
màu sắc chính trị, có xu hướng áp dụng càng ngày càng tăng

- Chính sách bảo hộ mậu dịch:


CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU
- Xuất khẩu là gì? Là hoạt động bán hoặc cung hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia.
- Vai trò (Slides):
- Chính sách xuất khẩu: -
- Mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển XK: thường trong vài chục năm, có goal không quá
tham vọng, trung bình.
- Chính sách chuyển dịch cơ cấu XK:
+ Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu. Có 1 số vùng chuyên canh.
Ví dụ ngành hàng quần áo, may mặc, chúng ta thường nhập khẩu vải → có quy hoạch trồng cây
bông vải nhưng không thành công.
+ Chính sách phát triển các ngành sản xuất và xuất khẩu: ngành điện tử. Nhóm hàng điện thoại là
ngành có kim ngạch xuất khẩu tại VN ở thời điểm hiện tại. Chính phủ có những biện pháp ưu đãi để
phát triển những ngành sản xuất chuyên về xuất khẩu. Một nhóm ngành khác VN đang cố gắng phát
triển là ngành công nghiệp đóng tàu.
+ Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: tăng xuất khẩu sản phẩm có đặc điểm chế
biến, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Giảm XK những mặt hàng liên
quan đến tài nguyên thiên nhiên, nông, lâm, thủy hải sản.

- Thị trường trọng điểm: có kim ngạch xuất khẩu cao, giá xuất khẩu tốt. Những nền kinh tế có cơ
cấu phát triển khác với VN thì thường sẽ là thị trường trọng điểm, thường là các nước phát triển.
Tuy nhiên họ đòi hỏi mình nhiều, nên đôi khi hàng VN gặp khó khăn.
- Thị trường truyền thống: có lịch sử làm ăn lâu đời với VN, thị trường các nước XHCN và các nước
gần VN. Tuy nhiên, là những nước phát triển giống mình, cơ cấu kinh tế giống mình → mình sx được
thì họ cũng sản xuất được → giá cả không cao lắm, ở mức trung bình hoặc trung bình khác thôi.
Điển hình là trung quốc
- Thị trường tiềm năng: thị trường có nhu cầu nhập, có sự kahcs biệt về mặt kinh tế với việt nam. Có
thể là vì chưa thâm nhập thị trường được hoặc giá chưa đủ tốt để thu hút các doanh nghiệp Việt
Nam. Ví dụ như là Châu Phi, Tây Bắc Á, Trung Á. Đơn hàng không ổn định, không xuất được. → cố
gắng xúc tiến thị trường tiềm năng này

- Nhóm chính sách và biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu XK
- Tài chính nhằm khuyến khích SX, thúc đẩy XK
- Các biện pháp liên quan đến thể chế và xúc tiến XK

Nhóm 1: mang tính chiến lược, giải quyết vấn đề phát triển hàng hóa đạt yêu cầu xuất khẩu đủ lớn.
Nhóm 1.1. Xây dựng mặt hàng chủ lực
- Phân loại hàng XK chủ lực:
+ Chủ lực: hội tủ đủ 3 yếu tố: thị trường tiêu thụ tương đối lớn và ổn định; VN có lợi thế so sánh với
chi phí thấp; kim ngạch xuất khẩu cao, từ 5% trở lên, thường chỉ có 10-12 mặt hàng. Không nên đầu
tư ít quá (dưới 5 mặt hàng)
+ Quan trọng: quan trọng đối với sự phát triển của 1 vùng, 1 địa phương trong nền kinh tế, thường liên
quan đến những ngành về nông nghiệp: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, lá trà (mang tính nhạy cảm,
liên quan đến đời sống của bà con vùng cao. Những mặt hàng mang tính nhạy cảm gọi là hàng chủ
yếu.
+ Thứ yếu: xuất khẩu không cao, có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tương lai.
- Quá trình hình thành: 2 cách tiếp cận
+ Truyền thống: thụ động của cơ quan nhà nước, nhà nước xem thử có mặt hàng nào hội tụ đủ 3 yếu
tố rồi biến nó thành mặt hàng chủ lực. Dựa trên thành tích của ngành hàng xuất khẩu đó để phát
triển nó lên.
Ưu điểm: xác suất chọn đúng là cao
Nhược điểm: hiệu quả kinh tế không cao. Nhu cầu sẽ bảo hòa khi đẩy mạnh phát triển ở quy mô lớn.
+ Tiếp cận mới: có 1 ngành hàng mới trên thị trường, dự kiến vấn đề tiêu thụ có xu hướng tăng, chênh
lệch giá thị trường với gia thế giới lớn, dự kiến về demand (dung lượng cầu) chứ không phải need
(cầu). VN đã từng thử cách này những không thành công lắm, là rau, củ, quả vì điều kiện sản xuất
của VN tốt, có nhu cầu thị trường thế giới có, giá cao, đánh giá triển vọng thị trường xán lạn nhưng
không đạt được kì vọng. Lí do là vì phương pháp canh tác, sử dụng quá nhiều loại hóa chất; khâu
bảo quản sau thu hoạch kém
Nhược điểm: nếu không thành công thì tổn thất rất lớn, chính phủ không thể tự trồng, tự sản xuất và
xuất khẩu

You might also like