You are on page 1of 8

Tổng quan về thương mại quốc tế

Khái niệm và vai trò của thương mại quốc tế


- Vai trò của thương mại quốc tế
 Đối với doanh nghiệp
o Thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
o Tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa
dạng hoá các hoạt động kinh doanh
o Nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh
nghiệp ở thị trường quốc tế và thị trường trong nước, điều
tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Đối với nền kinh tế quốc dân
o Phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế
o Mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế và uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khái niệm, nội dung, chức năng của thương mại quốc tế
Khái niệm
 Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các
quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo
nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên*
 Có ba góc độ để nghiên cứu kinh doanh quốc tế:
o Góc nhìn thứ nhất nhìn nhận hoạt động thương mại trên
quan điểm toàn cầu
o Góc nhìn thứ hai dựa trên lợi ích và quan điểm của từng
quốc gia
o Góc nhìn cuối cùng gắn với hoạt động kinh doanh quốc tế
của các công ty
 Nội dung của hoạt động thương mại quốc tế
o Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình
o Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công
o Tái xuất khẩu và chuyển khẩu
o Xuất khẩu tại chỗ
 Chức năng của thương mại quốc tế: 2 chức năng
o Làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân trong nước
o Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân

Các học thuyết thương mại cổ điển


- Chủ nghĩa trọng thương
 Luận điểm chính của học thuyết chủ nghĩa trọng thương cho rằng:
vàng và bạc là những trụ cột chính của sự thịnh vượng quốc gia
và vô cùng cần thiết cho một nền thương mại vững mạnh
 Thứ nhất, các quốc gia sẽ thu được nhiều lợi ích nhất khi duy trì
thặng dư mậu dịch, nghĩa là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
 Thứ hai, học thuyết trọng thương ủng hộ sự can thiệp của chính
phủ nhằm đạt được thặng dư trong cán cân thương mại.
 Thứ ba, chủ nghĩa trọng thương coi thương mại quốc tế là một trò
chơi có tổng lợi ích bằng không (zero sum game) – một quốc gia
chỉ có thể có lợi mậu dịch dựa trên sự hi sinh của một quốc gia
khác.
- Lợi thế tuyệt đối
 Theo Smith, một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm
nếu có thể sản xuất và bán sản phẩm đó với chi phí thấp hơn so
với bất kỳ quốc gia nào khác.- Các quốc gia nên chuyên môn hóa
trong sản xuất những hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối và sau
đó trao đổi chúng lấy những hàng hóa khác được sản xuất tại
các quốc gia khác.
- Lợi thế so sánh
 Mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng mà
mình có thể sản xuất tương đối hiệu quả hơn so với những mặt
hàng khác (mặt hàng ít bất lợi hơn so với mặt hàng khác đối với
quốc gia không có lợi thế tuyệt đối ở sản phẩm nào), sau đó trao
đổi thương mại và các quốc gia cùng thu lợi- Học thuyết lợi thế
so sánh của David Ricardo đã chỉ ra rằng thương mại quốc tế
mang lại lợi ích kinh tế cho tất cả các nước tham gia, là luận cứ
sắc bén cho những ai ủng hộ thương mại tự do.
- Học thuyết Heckscher – Ohlin
 Theo lý thuyết lợi thế so sánh thì mỗi quốc gia thực hiện chuyên
môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có thể sản xuất có hiệu quả
hơn một cách tương đối so với các mặt hàng khác.
 Lý thuyết Heckscher - Ohlin cho rằng một nước thực hiện chuyên
môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nào sử dụng nhiều yếu
tố sản xuất dồi dào nhất, chứ không phải mặt hàng mà nước đó
có thể sản xuất với năng suất cao nhất.
 Nguồn gốc dẫn đến lợi thế so sánh là sự khác biệt giữa các quốc
gia về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất - những yếu tố cần
thiết cho quá trình sản xuất như đất đai, lao động và vốn.
- Học thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm: 4 giai đoạn
 Một công ty sẽ khởi đầu bằng cách xuất khẩu sản phẩm của
mình sau đó tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài khi sản phẩm
trải qua các giai đoạn vòng đời của nó.
 Giai đoạn sản phẩm mới
o Công ty phát minh sẽ chỉ sản xuất sản phẩm mới với số
lượng nhỏ và chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước, cuối
giai đoạn sản phẩm mới, mặt hàng mới này bắt đầu được
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
 Giai đoạn tăng trưởng
o Sự tồn tại và những lợi ích của sản phẩm mới trên thị trường
trong và ngoài nước mới được bắt đầu nhận thức một cách
đầy đủ. Gần cuối giai đoạn tăng trưởng, quá trình sản xuất có
thể được bắt đầu tổ chức ở nước ngoài.
 Giai đoạn chín muồi
o Công nghệ sản xuất ngày càng trở nên phổ biến, xuất khẩu
chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh số bán, sản
xuất được mở rộng sang các nước khác
 Giai đoạn suy thoái
o Khi công nghệ trở nên chuẩn hóa, nước phát minh mất đi lợi
thế cạnh tranh dựa trên công nghệ. Trong giai đoạn suy thoái,
sản xuất ở nước phát minh cũng có thể chấm dứt hoàn toàn.

Các học thuyết thương mại hiện đại


- Lý thuyết mới về thương mại mới: 2 khía cạnh
 Thứ nhất, thông qua tác động lên lợi thế theo quy mô, thương
mại có thể làm gia tăng mức độ đa dạng của các hàng hóa cung
cấp cho người tiêu dùng và giảm bớt chi phí bình quân trên một
đơn vị sản phẩm.
 Thứ hai, trong những ngành sản xuất, khi mà sản lượng đầu ra
đòi hỏi lợi thế theo quy mô, thì ngành đó phải có một tỷ trọng nhu
cầu đáng kể trong tổng cầu thế giới
- Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia: 4 nhóm yếu tố
 Điều kiện về các yếu tố sản xuất
o Nhóm các yếu tố cơ bản
o Nhóm các yếu tố tiên tiến.
 Điều kiện cầu
 Các ngành phụ trợ và các ngành liên quan
 Chiến lược, cơ cấu tổ chức và cạnh tranh giữa các công ty
 Hạn chế
o Thuyết nhấn mạnh vai trò của cầu trong nước đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, nhấn
mạnh vai trò của ngành hỗ trợ.
o Thuyết chưa đề cập được các yếu tố chi phối đến khả năng
cạnh tranh quốc gia một cách toàn diện, do không đưa ra
được các yếu tố quốc tế vào mô hình

Chính sách thương mại quốc tế


- Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống những quan điểm, mục
tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng
để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong
một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.

- Lý do can thiệp của chính phủ vào thương mại


 Lý do chính trị
o Bảo vệ nhân quyền
o Thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại
o Bảo vệ người tiêu dùng
o Biện pháp trả đũa
o An ninh quốc gia
o Bảo vệ việc làm trong nước
 Lý do kinh tế
o Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ
o Theo đuổi chính sách thương mại chiến lược
 Lý do văn hoá
o Bảo vệ bản sắc và truyền thống dân tộc
- Các công cụ chủ yếu của của chính sách thương mại quốc tế
 Thuế quan (Tariff)
o Thuế quan nhập khẩu
Là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo
đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa nhập
khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc
nhận được
 Thuế tuyệt đối
Là thuế áp dụng dưới dạng một mức phí cố định cho mỗi
đơn vị hàng hóa được nhập khẩu
 Thuế theo giá trị
Llà thuế được áp dụng dưới dạng tỉ lệ phần trăm trên giá trị
của hàng hóa được nhập khẩu.
 Hai lý do chính khiến các quốc gia đóng thuế nhập khẩu.
 Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước
 Việc đánh thuế tạo ra nguồn thu cho ngân sách của chính
phủ.
 Tác động của thuế nhập khẩu
 Hỗ trợ cho nhà sản xuất và chống lại người tiêu dùng
 Hạn chế hiệu quả chung của nền kinh tế thế giới
o Thuế xuất khẩu: 2 mục tiêu
 Tăng thu cho chính phủ
 Giảm xuất khẩu từ một khu vực
 Hạn ngạch (Quota)
o Hạn ngạch xuất khẩu
o Hạn ngạch nhập khẩu
 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường,
an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về
vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động và thực vật
tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với các
máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ
 Trợ cấp xuất khẩu
Công cụ dùng để nâng đỡ hoạt động xuất khẩu
 Chính sách chống bán phá giá: ba phương thức tính giá trị
thông thường của sản phẩm
o Dựa trên giá của sản phẩm đó tại thị trường nội địa của nước
xuất khẩu (Chủ yếu)
o Căn cứ vào giá bán của nước xuất khẩu tại một nước khác
o Tính theo kiểu tổng hợp giá thành sản xuất, các chi phí có
liên quan cùng với lợi nhuận tối thiểu của nhà sản xuất và
xuất khẩu
 Phá giá tiền tệ
Thông qua các thủ thuật tác động vào tỷ giá hối đoái làm
cho đồng tiền nội tệ mất giá so với một, một nhóm hoặc tất cả
các đồng tiền ngoại tệ để hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn khi tính
bằng ngoại tệ
 Một số biện pháp khác
o Hệ thống thuế nội địa
o Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái
o Độc quyền mua bán
o Quy định về chứng thư khi làm thủ tục xuất – nhập khẩu
o Thưởng xuất khẩu
o Đặt cọc nhập khẩu

Tổng quan về đầu tư quốc tế

Khái niệm và phân loại đầu tư quốc tế


- Khái niệm
Đầu tư quốc tế là một hình thức của di chuyển quốc tế về vốn,
trong đó vốn được đi chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để
thực hiện hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên
tham gia.- Đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa
các quốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất.
- Nguyên nhân của đầu tư quốc tế
 Do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia
 Do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia
- Tác động của đầu tư quốc tế
 Đối với nước chủ đầu tư
 Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Đầu tư gián tiếp nước ngoài


- Khái niệm và đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài
 Khái niệm
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển
vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn không
trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn.
 Đặc điểm
o Được cung cấp bởi các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các
tổ chức phi chính phủ (NGO) và tư nhân
o Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành
hoạt động của đối tượng đầu tư.
o Chủ đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận thông qua lãi suất
cho vay hoặc lợi tức cổ phần
 Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
o Hình thức: viện trợ có hoàn lại và viện trợ không hoàn lại, vay
ưu đãi hoặc không ưu đãi, mua cổ phiếu hoặc trái phiếu.
o Hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu là hình thức đầu tư của tư
nhân.
o Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
 Lợi thế và bất lợi của đầu tư gián tiếp nước ngoài
o Lợi thế
 Tiếp nhận vốn đầu tư hoàn toàn chủ động, vốn đầu tư được
phân bố hợp lí
 Phân tán rủi ro kinh doanh trong những người mua cổ phiếu,
trái phiếu
 Chủ đầu tư nước ngoài ít chịu rủi ro
o Bất lợi
 Chủ đầu tư nước ngoài ít chịu rủi ro
 Hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ, kỹ thuật
 Phạm vi đầu tư bị hạn chế
 Hiệu quả sử dụng vốn không cao
 Các nước tiếp nhận vốn đầu tư dễ bị các chủ đầu tư nước
ngoài trói buộc vào vòng ảnh hưởng chính trị của họ.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
o Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức
của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là
người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.-
Nguồn vốn: FDI được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của
các công ty
o Đặc điểm
 Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu
vào vốn pháp định
 Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư phụ thuộc vào
mức độ đóng góp vốn.
 Nếu góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ
đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
 FDI được xây dựng thông qua việc xây dựng doanh nghiệp
mới
 Các hình thức của đầu tư nước ngoài
o Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh
doanh
o Doanh nghiệp liên doanh
o Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
 Lợi thế và bất lợi của đầu tư trực tiếp nước ngoài
o Đối với nước chủ đầu tư
o Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Các học thuyết về đầu tư quốc tế


- Học thuyết lợi nhuận cận biên
Luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước
có lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai
nước bằng nhau). Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi
nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với
trước khi đầu tư.

- Lý thuyết về quyền lực thị trường


FDI tồn tại do những hành vi đặc biệt của độc quyền nhóm trên
phạm vi quốc tế như phản ứng độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế
bên trong do quy mô sản xuất và sự liên kết đầu tư nước ngoài theo
chiều dọc.

- Lý thuyết đàn nhạn bay của Akamatsu: 3 giai đoạn


(1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu
trong nước
(1) sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu
trong nước
(3) sản xuất để xuất khẩu, FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối
mặt với sự thay đổi về lợi thế tương đối

- Lý thuyết thị trường không hoàn hảo: 2 loại yếu tố


Thị trường hoàn hảo là thị trường có khả năng đáp ứng đầy đủ
và thuận lợi mọi nhu cầu của người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất có
thể.Lý thuyết thị trường không hoàn hảo cho rằng một khi trên thị
trường xuất hiện các yếu tố không hoàn hảo làm cho hoạt động kinh
doanh kém hiệu quả đi
 Các rào cản thương mại
 Kiến thức đặc biệt

- Lý thuyết chiết trung (Eclectic theory) hay mô hình OLI


Lý thuyết chiết trung cho rằng các công ty sẽ thực hiện đầu tư
trực tiếp nước ngoài khi hội tụ đủ ba lợi thế. Đó là các lợi thế về sở
hữu, lợi thế về khu vực/địa điểm và lợi thế về nội hóa,

Sự can thiệp của chính phủ đối với FDI


- Nguyên nhân can thiệp FDI của các quốc gia
 Từ phía các quốc gia nhận đầu tư
 Hai nguyên nhân giải thích lý do chính phủ các quốc gia lại can
thiệu đối với FDI là cán cân thanh toán và huy động các nguồn
lực cùng những lợi ích bên ngoài.
 Từ phía các quốc gia đi đầu tư
- Các biện pháp chính phủ thường sử dụng để can thiệp vào hoạt
động FDI
 Đối với các nước tiếp nhận FDI
o Các biện pháp nhằm hạn chế FDI
 Những hạn chế sở hữu
 Đưa ra những yêu cầu về nội dung hoạt động
o Các biện pháp khuyến khích FDI
 Đối với các quốc gia đi đầu tư
o Các biện pháp hạn chế FDI
 Áp dụng mức thuế suất đánh vào thu nhập tại nước ngoài
của công ty cao hơn mức thuế suất đánh vào thu nhập
trong nước.
 Áp dụng việc xử phạt, thậm chí nghiêm cấm các công ty
trong nước đầu tư vào một quốc gia cụ thể.
 Quy định các biện pháp hành chính phức tạp và không
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc vận dụng
các quy định cũng khá chặt chẽ.
o Các biện pháp khuyến khích FDI
 Đứng ra bảo hiểm các rủi ro cho các dự án đầu tư tại nước
ngoài
 Cho các công ty vay vốn để mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
 Miễn thuế cho các công ty quốc tế đã chịu thuế lợi nhuận
thu được tại nước ngoài hay đưa ra những ưu đãi thuế đặc
biệt.
 Hỗ trợ các ngân hàng trong nước mở cái chi nhánh, đại
diện hay phòng giao dịch tại các quốc gia khác.
 Tiến hành các hoạt động gây áp lực chính trị đối với các
quốc gia khác nhằm buộc những quốc gia ấy nới lỏng
những hạn chế về đầu tư.

You might also like